Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công an việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát... Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế.
Trang 1MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng lớn đến các biến
số vĩ mô như: công an việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đặc biệt
là các công cụ của nó đang từng bước hình thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ nào, sử dụng nó ra sao ở các giai đoạn cụ thể của nền kinh tế luôn là một vấn đề thường xuyên phải quan tâm theo dõi và giải quyết đối với các nhà hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, các nhà nghiên cứu kinh tế Đặc biệt
là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu về chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế - công bằng xã hội, vì vậy việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất là một vấn đề khó khăn và phức tạp Nhận thấy tầm quan
trọng của vấn đề này nên em quyết định chọn đề tài : “Tìm hiểu việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2015 trở lại đây và
đề xuất ý kiến pháp lý.”
NỘI DUNG
I CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách tiền tệ chống thất nghiệp) Chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng - chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
2 Vị trí chính sách tiền tệ
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền
tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế
Trang 2vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại Đối với Ngân hàng trung ương, việc hoạch định và thực thi chính sách chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn
3 Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế-tài chính vĩ mô của Chính phủ, nó là tổng hòa các phương thức mà Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước
Chính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như: kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được tăng trưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, quy định các mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường hối đoái…
Chính sách tiền tệ một mặt là cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh
tế, mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho Ngân hàng Trung ương
4 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng trung ương Các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó
Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có mục tiêu riêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế…
Mỗi quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mình Nhưng chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu giống nhau Tuy nhiên tùy từng giai đoạn khác nhau và tùy điều kiện thực tế của nền kinh tế để lựa chọn mục tiêu trọng tâm
a Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Trang 3Các nhà kinh tế học cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là các nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao (nền kinh tế thị trường)
Tùy theo quan điểm và góc độ nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học đã đưa ra những khái niệm riêng về lạm phát Tuy nhiên, nhìn chung có thể hiểu: lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theo thời gian
Lạm phát tác động đến nền kinh tế-xã hội theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập, kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng… gây tình trạng khan hiếm hàng hóa giả tạo, giảm sức mua thực tế của hàng hóa dân chúng về hàng hóa tiêu dùng Do đó đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn, gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình
Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trong chừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết Các nhà kinh
tế học còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế Do vậy, cần chấp nhận
sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát được lạm phát,
ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động… Trách nhiệm này thuộc về chính sách tiền tệ của Ngân hang Trung ương
Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ
số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ) Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ
lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại
b Tạo việc làm, giảm thất nghiệp
Như chúng ta đã biệt, ngày nay thất nghiệp là nỗi quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp còn đồng nghĩa với việc giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội Nhưng vấn đề đặt ra phải làm sao xác định được một tỷ lệ thất nghiệp cho phù hợp? Theo các nhà kinh tế, chúng ta phải duy trì tỷ lệ thất nghiệp
Trang 4bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Do vậy trong xã hội luôn có người thất nghiệp tự nhiên, tạo ra cô hội tìm việc làm tốt hơn
Việc làm cho người lao động cũng là mục tiêu của chính sách tiền tệ Chúng
ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hóa thì thất nghiệp là một căn bênh kinh niên Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào việc khuyến khích đầu tư gia tăng sản xuất, việc làm sẽ tăng lên; mặt khác, khi các hoạt động kinh tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu
kỳ để đạt được mức tăng trưởng ổn định
Nhìn tổng quát giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau, đó là:
Khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp
Ngược lại khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế tạo việc làm và khuyến khích tăng trưởng kinh tế thì lại khó kiềm chế được lạm phát
Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh
tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và Nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Bởi lẽ, trong thực tế
có một số người thất nghiệp có lợi cho nền kinh tế Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tôn hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đi tìm việc làm Hoặc một số người lao động tự nguyện rời
bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch… và khi họ quyết định gia nhập trở lại thị trường lao động, họ phải mất một thời gian để tìm đúng công việc mà họ mong muốn Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào
đó Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ
c Tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu vĩ mô của bất kì quốc gia nào Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa là chỉ khuyến khích tăng trưởng kinh tế mà
Trang 5còn thực hiện việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng Điề u này có nghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó Trên cơ sở đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trường hợp cần khuyến khích tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương
sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ, lãi suất giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hóa trên thị trường tăng lên, hàng hóa tồn đọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được, là tiền
đề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội tăng Nếu mức gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì nền kinh tế sẽ thất sự có tăng trưởng
Trường hợp cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương
sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông giảm xuống, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên, đầu tư giảm, dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống Mặt khác khi giảm khối lượng tiền
tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mua sẽ giảm, làm tăng hàng hóa tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy tổng sản phẩm quốc nội giảm
Việc gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được các quốc giá sử dụng công cụ hạn mức tín dụng Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung cấp tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá…
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: từ tăng trưởng kinh tế quá mức, đến kinh tế phát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát cao, từ lạm phát cao dễ rơi vào trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế, một khối lượng tiền tệ cung ứng tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi
từ phục hưng lại csos khả năng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh…
Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hòa được các mục tiêu trên
Trang 6d Ổn định thị trường tài chính
Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm quy mô hoạt động kinh tế Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính
ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của Ngân hàng Trung ương Sự ổn định thị trường tài chính được hỗ trợ bởi sự ổn định của lãi suất, bởi vì sự biến động của lãi suất tạo ra sự bất định lớn cho các định chế tài chính Sự gia tăng lãi suất tạo ra các tổn thất lớn về vốn cho trái phiếu dài hạn
và các khoản cho vay cầm cố, cũng như những tổn thất này có thể làm cho các định chế tài chính nắm giữ sụp đổ
e Ổn định thị trường hối đoái
Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế, ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của chính sách tiền tệ Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước
so với nước ngoài Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hóa với nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn
f Ổn định thị trường lãi suất
Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó khăn trong lập kế hoạch cho tương lai Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng
dự trữ, mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa các mục tiêu, có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ nhau không tách rời Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục têu trên một cách hài hòa thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
5 Các công cụ của chính sách tiền tệ.
Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tiễn của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ
để điều tiết lượng tiền cung ứng Nghĩa là, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông là thiếu hụt hay dư thừa Các công cụ mà Ngân hàng Trung ương thường sử dụng là: Tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường
mở, hạn mức tín dụng, lãi suất và tỷ giá
Trang 75.1 Công cụ tái cấp vốn.
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng Khi cáp một khoản tín dụng cho tổ chức tín dụng một mặt Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các
tổ chức tín dụng tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ
Tùy từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác nhau Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức tái chiết hấu Vì vậy, đối với các quốc gia này, công cụ này được gọi là tái chiết khấu Tại nhiều quốc gia khác, hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu mà còn dưới nhiều hình thức khác nữa, như: Chiết khấu, tái chiết khấu hưởng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ ngắn hạn, cho vay trong thanh toán bù trù, cho vay theo hình thức chỉ định, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng
Ưu điểm
Qua công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế Đối với các tổ chức tín dụng, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thì Ngân hàng Trung ương là chỗ dựa, là cứu tinh của họ Bởi vì, với số tiền Ngân hàng Trung ương cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán
Nhược điểm
Ngân hàng Trung ương không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết Trong trường hợp này, quyền lực của Ngân hàng Trung ương và tổ chức tín dụng
là ngang nhau Ngân hàng Trung ương có quyền cho vay và để khuyến khích vay,
họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống Nhưng tổ chức tín dụng lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu tổ chức tín dụng không vay thì mục đícg điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được
5.2 Công cụ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng Nếu khả năng thanh toán quá lớn (tổ chức tín dụng đang dư thưa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó
Trang 8giảm khối lượng tiền tệ Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng
Ưu điểm
Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng Tạo mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do tổ chức tín dụng thực hiện và nhu vầu tái cấp vốn tại Ngân hàng Trung ương
Tăng cường quyền lực cho Ngân hàng Trung ương vì tùy theo mục đích của chính sách tiền tệ và tùy theo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các tổ chức tín dụng
có trách nhiệm thực hiện
Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng vì nó áp dụng không phân biệt mọi tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống tài chính
Đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng, giúp cho tổ chức tín dụng tránh được rủi ro do mất khả năng thanh toán
Nhược điểm
Mặc dù có thể đạt những thay đổi trong ứng tiền tệ bằng những thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc nhưng lại khá tốn kém về phí quản lý
Việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một tổ chức tín dụng có dự trữ vượt mức thấp
Việc không ngững thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kém ổn định cho các tổ chức tín dụng và làm cho việc quản lý khả năng thanh toán của những tổ chức tín dụng đó khó khăn hơn
5.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua, bán giấy
tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Trung ương, chứng chỉ tiền gửi…) trên thị trường tiền tệ, điều hoa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ, cụ thể:
-Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát
Trang 9-Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh
tế, tăng khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến như Anh,
Mỹ và Thụy Sĩ áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX Cho đến nay đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hòa lưu thông tiền tệ
Ưu điểm
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã thể hiện tính ưu việt của nó so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ:
-Ngân hàng trung ương có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng
-Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏ thế nào, Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện được bằng cách mua, bán một khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán
-Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, Ngân hàng Trung ương có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch
Nhược điểm
Ngân hàng trung ương có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra do nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự hữu hiệu khi nền kinh tế đã phát triển rất cao, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển
5.4 Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế Do vậy có chế tác động của
nó mang tính áp đặt đối với hệ thống tài chính
Qua sử dụng hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các tổ chức tín dụng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh
tế Tránh tình trạng tổng khối lượng tiền tăng qua mức trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng tổ chức tín dụng Trong phần lớn các trường hợp những hạn mức riêng được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống tài chính, tổ chức tín dụng chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế cho vay của các tổ chức tín
Trang 10dụng, nếu tổ chức tín dụng cho vay vượt quá hạn mức tín dụng quy định sẽ bị xử phạt
Ưu điểm
Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu thông Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao Khi đó, nó được Ngân hàng Trung ương sử dụng nếu các công cụ gián tiếp khác tỏ ra kém hiệu quả
Nhược điểm
Công cụ này thiếu linh hoạt và có thể làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng
5.5 Công cụ về lãi suất
Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong ngắn hạn Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và có xu hướng biến động cung-cầu vốn
Lãi suất tái cấp vốn là loại lãi suất mà ở đó Ngân hàng Trung ương áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng trung gian Ở Việt Nam, Ngân hàng Trung ương tái cấp vốn cho các Ngân hàng Thương mại qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn
5.6 Công cụ tỷ giá hối đoái
Là tương quan giữa sức mua đồng tiền nội tệ với đồng tiền ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái vừa là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại lệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước
II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM
1 Những thành tựu chính sách tiền tệ đạt được
Nhìn lại năm 2016 vừa qua, chính sách tiền tệ có nhiều đổi mới, ngành Ngân hàng đã và đang triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành, qua đó