Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát,
Trang 1Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368
SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNHCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
A TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
I Khái niệm :
Theo điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 12/12/1997: Chính sáchtiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của nhà nướcnhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhândân
II Mục tiêu :
Mục tiêu chính sách tiền tệ là mục tiêu mà ngân hàng Trung ương hoạchđịnh phải đạt được trong suốt quá trình điều hành chính sách tiền tệ Thôngthường chính sách tiền tệ có hai loại mục tiêu chính: mục tiêu tiền tệ và mụctiêu kinh tế
1 Mục tiêu tiền tệ:
Mục tiêu tiền tệ là một hệ thống các mục tiêu về phương diện tiền tệ cầnđạt được bao gồm điều hòa khối tiền tệ, kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền(MV), bảo vệ giá trị quốc nội và quốc ngoại của đồng tiền bằng cách ổn địnhgiá
Mục tiêu điều hòa khối tiền tệ: là mục tiêu nhằm giữ vững mối quan
hệ cân đối giữa tiền và hàng Nguyên tắc chung để đạt được mục tiêu này là giữnguyên, tăng hay giảm khối lượng tiền tệ tùy theo tình hình các nền kinh tế tăngtrưởng hay suy thóai Thành phần của khối tiền tệ gồm có tiền giấy, tiền cắc doNgân hàng Trung ương phát hành và bút tệ được sáng tạo ra từ ngân hàngthương mại Do vậy để điều hòa khối tiền tệ ngoài việc kiểm sóat việc phát
Trang 2hành, ngân hàng Trung ương còn phải kiểm soát khối dự trữ của ngân hàngthương mại với tổng số tiền gởi mà nó huy động được.
Mục tiêu kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền: việc kiểm soát khốitiền tệ đơn thuần như trên có nhược điểm là không lưu ý đến tốc độ lưu thôngtiền tệ Điều này làm cho việc kiểm sóat giá cả thiếu cơ sở vững chắc vì ngoàiyếu tố khối tiền tệ còn có yếu tố tốc độ lưu thông tiền tệ tác động đến vật giá.Bởi vậy cần thiết phải kiểm soát tổng số thanh toán hay tổng số lượng tiền tệdùng để chi trả trong các cuộc giao dịch và trong khoảng thời gian nhất định
Tuy nhiên, trong một quốc gia nếu như tổng số thanh toán qua ngân hàngchiếm tỷ trọng lớn trên tổng số thanh toán của các tầng lớp dân cư thì việc kiểmsoát này tương đối dễ.Trái lại, nếu việc thanh toán giữa tầng lớp dân cư chủ yếudùng tiền mặt, thực hiện chi trả ngoài ngân hàng, thì việc kiểm soát tổng sốthanh toán bằng tiền rất khó Do vậy, để kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiềnthì vấn đề quan trọng là phải phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng đủmạnh để thu hút dân chúng thực hiện hầu hết các khoản thanh toán qua ngânhàng Trong những năm gần đây, do nỗ lực của hệ thống ngân hàng khôngngừng cải thiện chất lượng dịch vụ thanh toán nên tỷ lệ thanh toán qua ngânhàng so với tổng số thanh toán bằng tiền trong toàn nền kinh tế đã gia tăng đángkể
Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền: Giá trị quốc nội của đồng tiềnchính là sức mua đối nội của nó được đánh giá thông qua giá cả hàng hóa trongnước Do đó, muốn bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền, chính sách tiền tệ phảinhằm vào mục tiêu ổn định vật giá nói chung Mức vật giá gia tăng, sức muađồng tiền giảm từ đó tác hại đến giá trị quốc nội của đồng tiền.Mức vật giágiảm, sức mua đồng tiền tăng điều này có lợi hay hại còn tùy nguyên nhân hayhoàn cảnh dẫn đến sự sụt giảm giá cả Nếu giá cả hàng hóa giảm do năng suấtchung tăng là điều đáng mừng Nhưng nếu vật giá chung giảm do mức cầu trên
Trang 3thị trường giảm lại là điều đáng lo.Vì vật giá giảm sức mua của đồng tiền tuy cótăng nhưng chỉ là tạm thời Nếu quá trình sụt giảm giá cả kéo dài dễ dẫn đếntình trạng suy thoái kinh tế.Tình hình này có thể khiến cho sản xuất lỗ dẫn đếnthu hẹp quy mô sản xuất và thất nghiệp trầm trọng
Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền: Giá trị quốc ngoại của đồngtiền chính là sức mua đối ngoại của nó được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thảnổi Thực chất tỷ giá hối đoái chính là giá cả của đối ngoại của đồng tiền Bởivậy sự biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến sức mua đồng tiền, từ đó tác động íthay nhiều đến hoạt động của nền kinh tế tùy theo mức độ hướng ngoại của nềnkinh tế đó Do vậy,chính sách tiền tệ cũng cần nhắm đến mục tiêu ổn định tỷ giáhối đoái để góp phần vào việc ổn định nền kinh tế nói chung
tư sản xuất và cuối cùng tác động lên tổng sản lượng quốc gia, tức tác động lên
sự tăng trưởng của nền kinh tế Bởi vậy, chính sách tiền tệ phải nhằm vào mụctiêu tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hay giảm khối lượng tiền tệ thíchhợp
Mục tiêu tăng mức nhân dụng: khi gia tăng đầu tư sản xuất và gia tăngsản xuất, các xí nghiệp thu dụng thêm nhiều nhân công Để đạt mục tiêu nàychính sách tiền tệ nhằm vào việc mở rộng và gia tăng khối tiền tệ để vừa làmcho sức tiêu thụ tăng lên, vừa làm cho nhà sản xuất mở rộng đầu tư nhằm thuhút thêm nhân công
Trang 4 Mục tiêu giảm thiểu những thăng trầm chu kỳ kinh tế: Trong kinh tếthị trường, sự phát triển kinh tế thường biến chuyển qua nhiều giai đọan mangtính chất chu kỳ, có lúc tăng trưởng, có lúc ngừng trệ và có lúc suy thoái.Những thăng trầm mang tính chất chu kỳ đó có thể giảm bớt về cường độ hoặcrút ngắn về thời gian nhờ vào một chính sách tiền tệ thích hợp Cụ thể là mởrộng khối tiền tệ trong giai đoạn suy thoái để sớm chuyển sang giai đoạn phụchưng, tiết chế khối tiền tệ thế nào để vừa chống lạm phát vừa không xảy ra tìnhtrạng ngưng trệ và sớm chuyển sang giai đoạn tăng trưởng kinh tế với một tỷ lệlạm phát có thể chấp nhận được
III Công cụ chính sách tiền tệ:
1 Công cụ trực tiếp:
Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông.Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến ở các nước trong thời kỳ hoạt động tàichính được điều tiết chặt chẽ là hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư
nợ tối đa mà NHTW buộc các tổ chức tín dụng phải tôn trọng khi cấp tín dụngcho nền kinh tế Bên cạnh hạn mức tín dụng, NHTW có thể điều tiết trực tiếpcác mục tiêu trung gian thông qua việc ấn định lãi suất hoặc tỷ giá
2 Công cụ gián tiếp:
2.1 Dự trữ bắt buộc
Là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửikhông hưởng lãi tại NHTW Nó được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhấtđịnh trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó Mức dự trữ bắtbuộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tínhchất hoạt động của NHTM
2.2 Chính sách tái chiết khấu
Trang 5Bao gồm các quy định và điều kiện cho vay của NHTW đối với cácNHTM NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giángắn hạn: chủ yếu là tín phiếu kho bạc và thương phiếu.
Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là các hoạt động của NHTW trên thị trường mởthông qua việc mua bán các chứng khoán (giấy tờ có giá) Các hoạt động nàyảnh hưởng trực tiếp đến dự trữ của các NHTM và ảnh hưởng gián tiếp đến cácmức lãi suất Trong tiểu luận này nhóm sẽ nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụthị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
B SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ ĐỂ THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
1 Các nghiệp vụ trên thị trường mở :
Định nghĩa:
Theo Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn do NHTW thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia
Các công cụ tài chính được phép giao dịch trên NVTTM bao gồm cácloại giấy tờ có giá phát hành bằng đồng Việt Nam như: Tín phiếu NHNN, tráiphiếu chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trìnhtrung ương, trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát hành công trái) và trái phiếuchính quyền địa phương do UBND TP.HCM và TP Hà Nội phát hành
Theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán ngắn hạn các loại giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng.
Trang 6Như vậy đã có điểm khác biệt và thay đổi tích cực, giấy tờ có giá được giao dịch không phân biệt giấy tờ có giá ngắn hạn hay dài hạn mà chỉ quy định
về thời gian, tức là các giao dịch đối với giấy tờ có giá diễn ra trong ngắn hạn
đã được gọi là nghiệp vụ thị trường mở.
Các nghiệp vụ trên thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở của các ngân hàng trung ương chủ yếu có hailoại: mua bán giấy tờ có giá dài hạn và mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn Ở Mỹ,nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu được thực hiện đối với trái phiếu chính phủdài hạn Ở Việt nam, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, nghiệp vụ thịtrường mở chỉ là việc mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc,chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác
Khi NHTW mua/bán các chứng khoán, nó sẽ làm tăng/giảm ngay lậptức dự trữ của các NHTM, dù người bán là NHTM hay khách hàng của NHTM
Vì thế khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống ngânhàng tăng/giảm xuống, từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
Khi vốn khả dụng của từng ngân hàng cá nhân giảm/tăng do tác độngcủa hoạt động thị trường mở, mức cung vốn trên thị trường tiền tệ liên ngânhàng giảm xuống/tăng lên, trong điều kiện các yếu tố liên quan không đổi, lãisuất thị trường liên ngân hàng tăng lên (hoặc giảm xuống) Thông qua các hoạtđộng arbitrage về lãi suất, ảnh hưởng này được truyền đến các mức lãi suất củacác công cụ thị trường mở và lãi suất thị trường trái phiếu Kết quả là chi phí cơhội đối với người có vốn dư thừa và giá vốn đầu tư đối với người thiếu hụt vốntăng lên/giảm xuống, làm giảm/tăng nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng của xãhội và do đó giảm/tăng sản lượng, giá cả và công ăn việc làm
2 Sử dụng các nghiệp vụ mở thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:
Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ
Trang 7Nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất trong điềuhành chính sách tiền tệ của NHTW bởi vì:
Thứ nhất: Nó là nhân tố quyết định đầu tiên có thể làm thay đổi lãi suấthoặc cơ sở của tiền tệ - nguồn gốc chính làm thay đổi việc cung ứng tiền củaNHTW và trực tiếp tác động đến nguồn dự trữ của các NHTM, từ đó ảnh hưởngđến nguồn cung ứng tín dụng cho nền kinh tế
Khi mục tiêu của NHTW là thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển NHTW sẽ gia tăng tiền tệ trong lưu thông
NHTW sẽ mua vào một lượng chứng khoán nhất định
NHTM hoặc công chúng bán chứng khoán cho nhà nước sẽ làm cho dựtrữ của NHTM tăng lên do:
NHTM nhận được tiền của NHTW về việc mua chứng khoán
Người dân sau khi bán được chứng khoán và chuyển tiền vào tàikhoản tiền gửi của họ tại NHTM
Khi mục tiêu của NHTW là kiềm chế lạm phát, NHTW sẽ giảm bớt khối lượng tiền tệ trong lưu thông
NHTW thực hiện bán chứng khoán ra
NHTM mua chứng khoán sẽ làm giảm dự trữ của mình hoặc công chúngrút tiền từ tài khoản để mua chứng khoán sẽ làm giảm dự trữ của NHTM
Nếu muốn tăng tiền tạm thời thì NHTW sử dụng phương thức mua có kỳ hạn bằng hợp đồng mua lại chứng khoán từ các tổ chức tín dụng.
Nếu muốn giảm tiền tạm thời thì NHTW sử dụng phương thức bán có kỳ hạn bằng các hợp đồng mua lại chứng khoán của NHTM.
=>Việc tăng giảm liên tục hoặc tăng giảm có kỳ hạn sẽ tác động lên khảnăng mở rộng hay thu hẹp tín dụng liên tục hay tạm thời và từ đó tác động đếnlãi suất trên thị trường vốn ngắn hạn
Thứ hai: Nghiệp vụ thị trường mở vừa linh hoạt nhưng vừa chính xác, có
Trang 8thể sử dụng ở bất kỳ quy mô nào.
Khi có yêu cầu thay đổi về dự trữ hoặc cơ sở tiền tệ dù ở mức nhỏ nhưthế nào đi nữa, nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể đạt được bằng cách muahay bán một lượng nhỏ chứng khoán và ngược lại
Với tính linh hoạt của nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể sử dụng
nó để nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ bất cứ mức độ nào qua việc mua hoặc bánchứng khoán với số lượng phù hợp
Theo báo cáo của Ban điều hành NVTTM, năm 2006, NHNN đã thựchiện 133 phiên chào bán giấy tờ có giá Tổng doanh số bán ra đạt khoảng87.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với các năm 2005 và 2004 (năm 2004: 950 tỷđồng, năm 2005: 1.800 tỷ đồng) Việc chào bán giấy tờ có giá chủ yếu đượcthực hiện đối với tín phiếu NHNN theo phương thức bán hẳn Cũng trong năm
2006, tổng doanh số giao dịch 2 chiều mua/bán giấy tờ có giá lên tới khoảng124.234 tỷ đồng, tăng khoảng 21% so với năm 2005 và tăng 101% so với năm
2004 Doanh số giao dịch bình quân một phiên khoảng 767 tỷ đồng, tăng 18%
so với năm 2005 và 52% so với năm 2004
Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ về doanh số giao dịch, số lượng tổ chức
Trang 9tín dụng tham gia giao dịch trong năm 2006 cũng tăng lên đáng kể với 19 tổchức, tăng 26% so với năm 2005 (14 tổ chức) Các phiên chào bán có sự thamgia chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhà nước Đối với các phiên chàomua, ngoài sự tham gia của các ngân hàng thương mại nhà nước còn có sự thamgia đặt thầu của một số ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh
và chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2 DIỄN BIẾN THỰC TẾ TRONG NĂM 2007
Trong 6 tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ 7 tỷUSD và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra lưuthông
(Theo TS Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàngthuộc Ngân hàng Nhànước)
Theo một số chuyên gia nhận định số ngoại tệ này được hình thành chủyếu từ đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và kiều hối
Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước phải mua số ngoại tệ đó? PGS.TSNguyễn Văn Lịch, Viện trưởng Viện Thương mại nói: “Cứ cho rằng hàng giữ ởmức như cũ và tiền thì nhiều hơn, đương nhiên, tiền sẽ bị giảm giá Vì lý do engại, Chính phủ đã mua toàn bộ số ngoại tệ này và một lượng nội tệ tươngđương được đưa ra lưu thông”
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Phùng Khắc Kế, cho biết: “Nhàđầu tư nước ngoài đưa tiền vào không phải mục đích mua hàng hoá mà họ muachứng khoán đầu tư vào doanh nghiệp Do nguyên tắc, họ không được dùngtiền ngoại tệ mà phải chuyển đổi ra VND Tuy nhiên, số tiền đó không đi rangoài lưu thông một cách trực tiếp”
Cũng theo ông Phùng Khắc Kế, sau khi đã chuyển đổi thành VND, trong
khi nhà đầu tư chưa sử dụng để mua cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở thông qua các giấy tờ có giá
Trang 10như trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ để hút tiền về Trong trường hợp cần thiết, nếu những giấy tờ có giá của Chính phủ không đủ khả năng hút hết số tiền về thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu, hối phiếu để thu tiền về
Tuy nhiên, nếu sử dụng công cụ tín phiếu, hối phiếu ngân hàng thì số tiềnsau khi hút về hoàn toàn không thể mang đi đầu tư chỗ khác được, mặc dùNgân hàng Nhà nước vẫn phải chịu lỗ để chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã muanhững giấy tờ có giá của ngân hàng
Vào thời điểm tháng 10/2007, khi lạm phát có xu hướng vượt trên hai con số, Ngân hàng nhà nước cũng đã bán ra nhiều giấy tờ có giá để thu hút tiền về Nghiệp vụ bán giấy tờ có giá được NHNN thực hiện liên tục, có ngày giao dịch đến 02 phiên.
3 NHẬN XÉT
Trong 6 tháng qua Nhà nước đã mua vào 7 tỷ USD, một lượng ngoại tệbằng cả 10 năm trước đây Như thế chỉ với riêng việc mua này đã làm tổnglượng cung tiền ít nhất phải thêm hơn 112 ngàn tỷ đồng (đó là chưa tính đến hệ
số nhân, hệ số tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại có thể phát sinhliên quan đến bất cứ sự mua sắm tài sản nào của NHNN, và chưa kể lượng tăngcung tiền khác) Chưa nói đến thâm hụt ngân sách không nhỏ cũng là nhân tố cóthể gây lạm phát Tăng tổng cung tiền là nguyên nhân chủ yếu của lạm phát ởnước ta vì tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng
Có thể thấy về cơ bản lạm phát (ở mọi nơi) chủ yếu là do Nhà nước gây
ra, ở ta cũng vậy Và theo một ý nghĩa nào đấy lạm phát do Nhà nước gây racũng là một loại “thuế” trá hình mà tất cả người dân đều phải chịu, nhưng ngườidân lại nghĩ là do khách quan gây ra