Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở Đối với ngân hàng trung ương: Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữ
Trang 1SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ QUỐC GIA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Thực hiện: Nhóm 4 – TCDN Đêm 1
Trang 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ QUỐC GIA
MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH CSTT QUỐC GIA HIỆN NAY
CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Trang 3CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA
1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ
Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia
Theo nghĩa hẹp, CSTT là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng
trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
Công tác xây dựng và điều hành CSTT là trọng tâm hoạt động của một NHTW
Trang 41.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
1.2.1 Mục tiêu tổng quát (mục tiêu cuối cùng)
ổn định giá trị tiền tệ
tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm
1.2.2 Mục tiêu điều hành: bao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt
Trang 51.4 Khái quát về nghiệp vụ TTM
1.4.1 Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở
Đối với ngân hàng trung ương:
Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở, NHTW có thể
mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cung ứng
Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương:
Thông qua thị trường mở, các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn
Đối với nền kinh tế:
Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này Điều này góp phần thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển
Từ đó, tạo điều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế
Trang 61.4.3 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO)
NHTW bán GTCG Dự trữ NH giảm Dự trữ mở rộng cho vay giảm Khối lượng TD giảm Cung tiền giảm
Trang 71.4.3 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở (tt)
Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đến lượt nó, cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạt động arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dài hạn trên thị trường tài chính Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổng cầu AD của nền kinh tế, và
do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định
Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về
loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó Khi giá chứng khoán thay đổi, tỷ
lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tác động đến tổng cầu
AD và sản lượng
Trang 8 Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ
đó làm giảm giá của tín phiếu kho bạc Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang tín phiếu kho bạc Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyển vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do
tỷ suất sinh lời giảm Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống
và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
Trang 91.4.4 Thành viên nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng trung ương
Các đối tác của ngân hàng trung ương
Các ngân hàng thương mại
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm ,…)
Trang 101.4.6 Phương thức giao dịch của TTM
1.4.6.1 Các loại giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở
Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn)
Giao dịch mua bán có kỳ hạn
1.4.6.2 Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở
Đấu thầu khối lượng
Đấu thầu lãi suất
Trang 11CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ
THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH
CSTT QUỐC GIA HIỆN NAY
2 1 Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành CSTT Quốc gia hiện nay
Thời gian từ năm 2000 - tháng 11/2007: nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu triển khai và phát triển tại Việt Nam
Văn bản quy phạm pháp luật mới ở giai đoạn đầu ban hành nên vừa thực hiện, vừa phải điều chỉnh, bổ sung
Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho nghiệp vụ này còn đơn giản, một số thao tác vẫn phải thực hiện bán thủ công
Số lượng thành viên tham gia chưa đông, chủ yếu tập trung vào một số ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và NHTM cổ phần lớn, do lượng nắm giữ GTCG còn ít, khối lượng giao dịch chưa nhiều
Trang 12Thời gian từ năm 2000 - tháng 11/2007 (tt)
Tuy nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ điều hành chính sách hoàn toàn mới và được vận hành lần đầu tiên ở Việt Nam nhưng đã thu hút đông đảo thành viên là các TCTD tham gia
NHTW đã điều hành khá linh hoạt các công cụ CSTT, điều tiết kịp thời cung - cầu vốn trên thị trường tiền tệ và nhu cầu thiếu hụt vốn khả dụng của các NHTM.
Trang 13 Thời gian từ tháng 11/2007 đến nay:
Thông qua công cụ OMO, NHNN đã hút được một lượng tương đối lớn vốn khả dụng dư thừa của các TCTD, đồng thời vẫn điều tiết kịp thời sự thiếu hụt vốn mang tính thời điểm của một số TCTD, đảm bảo duy trì ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất thị trường
Trang 14 Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã”
sau nhiều năm tốc độ lạm phát ở mức “vừa phải” khiến cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam gặp nhiều khó khăn
Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua
vào hơn 7 tỷ USD, tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để “hút" tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82.000 tỷ
Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về
lạm phát vì với một khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế.
Trang 15Thời gian từ tháng 11/2007 đến nay (tt):
Vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 là thời kỳ nền kinh tế trong nước
chịu rất nhiều sự tác động tiêu cực bởi sự bất ổn tài chính của các nước trên thế giới và vấn đề nợ công của khu vực Châu Âu Các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản
Khi đó, NHNN đã thực hiện cung một khối lượng tiền đáng
kể để hỗ trợ các ngân hàng
Trang 16 Thời gian từ tháng 11/2007 đến nay (tt):
Vào 6 tháng đầu năm 2009 và năm 2010, NHNN mua các GTCG
- “bơm” tiền ra là chủ yếu, có thời điểm là 100% trong tổng doanh
số trúng thầu
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2011, NHNN lại “hút” là chủ yếu Có
thể nói, NHNN đã sử dụng linh hoạt, thận trọng, có hiệu quả các công cụ CSTT trong đó có nghiệp vụ thị trường mở, phục vụ tốt mục tiêu điều hành CSTTcủa mình.
Trang 17 2.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
Trong năm 2011 nói riêng và giai đoạn 2008 - 2011 nói chung,
NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả công cụ OMO cùng với các công cụ CSTT khác, bước đầu đã kiềm chế lạm phát
và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT Lượng tiền cung ứng và rút về của thị trường mở có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT.
Trang 182.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (tt)
Qua OMO; NHNN đã điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cho các TCTD nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế
Sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết lãi suất thị trường của NHNN Việt Nam
Trang 19 2.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường mở (tt)
Công tác dự báo vốn khả dụng của NHNN đã có nhiều cải thiện, kết quả dự báo trong kì dự báo là 1 tháng không có nhiều sai lệch
về tổng thể, nhưng trong dự báo biến động hàng ngày còn nhiều sai
số Tuy nhiên, do việc thực hiện chào mua được thực hiện 2 phiên một ngày, nên việc chỉnh sửa sai lệch dự báo được tiến hành nhanh chóng.
Trang 20 2.2 Đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ thị trường
Các chủ thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã tăng lên về
số lượng và đa dạng về loại hình, xuất phát từ nhu cầu vốn khả dụng và các điều kiện tham gia thị trường của các TCTD, cho thấy các TCTD có đủ điều kiện đã tham gia và đều có khả năng trúng thầu Điều này càng khuyến khích các TCTD nắm giữ GTCG và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Trang 21CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG
MỞ ĐỂ ĐIỀU HÀNH CSTT QUỐC GIA
3.1 Những mặt hạn chế trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều hành CSTT Quốc gia:
NHNN còn gặp nhiều khó khăn trong điều hành OMO nhằm kiểm soát lượng tiền cung ứng, bởi:
Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở không mang tính bắt buộc, vì vậy, số lượng thành viên tham gia cũng khiêm tốn
CSTT với mục tiêu vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Do vậy, việc bơm tiền qua nghiệp vụ thị trường mở vẫn phải nằm trong chỉ tiêu lượng tiền cung ứng tăng thêm được Chính phủ phê duyệt Do đó, phần nào làm giảm tính chủ động trong điều hành nghiệp vụ thị trường mở của NHNN VN
Dự báo cung - cầu vốn khả dụng của NHNN đôi khi chưa thật chính xác Sai số trong dự báo thường không đồng đều nên khó khắc phục
Trang 223.1 Những mặt hạn chế trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều hành CSTTQG (tt):
Khả năng hỗ trợ vốn khả dụng chưa đáp ứng được yêu của tất cả các TCTD tham gia thị trường Các TCTD quy mô nhỏ hoặc chưa quan tâm, hoặc điều kiện tham gia thị trường yếu nên không thường xuyên tham gia thị trường.
Do vậy, khi thiếu vốn khả dụng tạm thời họ phải vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng với lãi suất cao, từ đó gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ Còn nhiều bất cập trong việc điều tiết lãi suất OMO.
Trang 233.1 Những mặt hạn chế trong việc sử dụng nghiệp vụ thị
trường mở để điều hành CSTTQG (tt):
Thời gian qua, NHNN đã điều hành linh hoạt lãi suất OMO gắn với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu trong điều hành chính sách tiền tệ Thực tế cho thấy vẫn có thời điểm, NHNN lúng túng trong việc điều tiết lãi suất trên thị trường mở trong mối quan hệ với các loại lãi suất khác
Những năm gần đây và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2011, NHNN thực hiện đấu thầu khối lượng với lãi suất công bố, điều này cũng hạn chế phần nào khả năng cạnh tranh của các TCTD.
Trang 24Nguyên nhân của hạn chế:
Thiếu sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Giấy tờ có giá tham gia thị trưởng mở chưa đa dạng.
Cơ chế điều hành lãi suất còn có những hạn chế nhất định.
Thu thập và xử lý thông tin còn nhiều khó khăn.
Trang 253.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành CSTT quốc gia ở Việt Nam hiện nay
có giá phải cao, phải hấp dẫn để có thể thu hút thành viên tham gia.
Trang 26Hai là: Nên xác định OMO đóng vai trò chủ yếu trong điều tiết tiền tệ của NHNN, được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm đạt mục tiêu CSTT Mặt khác, nghiệp vụ thị trường mở xác định rõ mục tiêu là điều tiết linh hoạt vốn khả dụng cả toàn hệ thống TCTD Muốn thực hiện được yêu cầu này cần phải:
Đảm bảo qui định của nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với thông lệ quốc
tế và điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong từng thời kỳ
Từng bước thử nghiệm việc hình thành lãi suất định hướng để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của nghiệp vụ thị trường mở
Tăng cường sự phối hợp đồng bộ hơn nữa với các công cụ khác của CSTT
để có những ứng phó phù hợp trước diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế
Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận thị trường nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở
Trang 27Ba là: NHNN cần hoàn thiện công tác dự báo hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị
trường mở:
Công tác dự báo hiệu quả phải đảm bảo nguồn số liệu chính xác, đầy đủ
Xây dựng mô hình dự báo, tuy nhiên, việc quyết định mô hình cần có sự tham vấn và có kiểm định để đảm bảo đưa ra kết quả phân tích tốt nhất
Cần phải có đội ngũ chuyên gia đảm nhiệm công tác thống kê, phân tích, xử
lý mô hình và đưa ra kết quả báo cáo ban điều hành phục vụ cho công tác điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở trong ngắn và dài hạn
Trang 28Bốn là: Rà soát lại các lỗ hổng trong hệ thống thông tin của NHNN để tăng
tính bảo mật dữ liệu, từ đó hướng tới chấp nhận hoàn toàn các chữ kí điện tử
Năm là: Phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ giỏi để điều hành thị
trường
Sáu là: Định kỳ nên tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động của các thành viên tham gia thị trường mở