1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Hoa hoc 8 Giao an ca nam

177 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức , phương pháp đàm thoại nêu vấn đề áp dụng vào giải các bài tập hóa học D Tiến trình dạy học: I Ổn định lớp: Kiểm tra [r]

Trang 1

Ngày soạn: 22/8/2017

Tiết 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC

A) Mục Tiêu:

1 Kiến thức: - Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng

dụng của chúng Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích Bước đầu HS biết rằng hoá học cóvai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sửdụng chúng trong cuộc sống

2 Kỹ năng: - Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có

hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rènluyện óc tư duy sáng tạo

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án.

- Dụng cụ: Khay nhựa, giá thí nghiệm, ống nghiệm nhỏ, ống hút hóa chất,….

- Hóa chất: Nước cất, Natrihđroxit (NaOH), AxitClohđric (HCl), đinh sắt, Đồng (II) sunphat

2 Học sinh: - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa.

- Cùng với giáo viên chuẩn bị chuẩn bị các hóa chất, dụng cụ trước buổi học

* Phương pháp: - Sử dụng chủ yếu phương pháp thực hành thí nghiệm, trực quan, thuyết

trình

D) Tiến trình dạy học :

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + Ổn định tổ chức lớp học

II) Nêu vấn đề bài mới:

Em cho biết:

+ Chiếc đinh này làm bằng gì? (làm bằng sắt, sắt là chất làm nên chiếc đinh ).

+ Sau một thời gian để chiếc đinh này ngoài không khí thì có hiện tượng gì? (đinh bị

gỉ, sắt bị biến đổi thành chất khác).

+ Nếu không có sắt thì chúng ta có chiếc đinh này không? (không)

GV: Nhờ có sắt ta làm được đinh, chiếc đinh này có thể bị biến đổi, tức là sắt có thể bị biến đổi thành chất khác Và nhờ hóa học mà ta nghiên cứu được những điều trên.

Vậy, hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống của chúng ta? Làm thế nào để học tốt được môn hóa học? Ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu hóa học là gì?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: - Biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát

HS: - Quan sát thí nghiệm:

- Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được,

nhận xét sự thay đổi trong thí nghiệm 1

+ Nhận xét: Xuất hiện có chất mới tạothành, không tan trong nước

+ Thí nghiệm 2: Cho đinh sắt nhỏ vào ốngđựng dung dịch HCl thấy có chất khí tạothành và bay lên quanh đinh sắt

+ Nhận xét: Có chất mới tạo thành, tantrong chất lỏng

*) Tiểu kết: - Khái niệm hóa học

Trang 2

+ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất.

Hoạt động II: Nghiên cứu vai trò của Hoá học trong cuộc sống của chúng ta.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho HS trả lời câu hỏi trong SGK

- Cá nhân trả lời câu hỏi:

- Lấy ví dụ:

+ Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống

của chúng ta?

- HS suy luận rút ra kiến thức

+ Vậy môn hoá học có tầm quan trọng

như thế nào?

VD:

+ Đồ dùng trong nhà: Soong, nồi, ấm

+ Sản phẩm hoá học: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ,phân đạm

+ Sản phẩm hoá học phục vụ gia đình và học tập:Mực, thuốc cảm, bút bi

KL: - Hoá hoc có vai trò rất quan trọng trong cuộcsống của chúng ta

*) Tiểu kết: - Hóa học có vai trò rất lớn, trong cuộc sống hàng ngày , sản xuất …

+ Cuộc sống hàng ngày: Quần áo, thuốc chữa bệnh …

+ Sản xuất: Máy móc, phân bón …

Hoạt động III: Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học?

Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu

hỏi: Em hãy cho biết các bước hoạt động

+ Có 4 bước: Thu thập và tìm kiếm thông tin

-Xử lí thông tin - Vận dụng - Ghi nhớ

- Học tập môn Hoá học như thế nào cho tốt+ Để học tốt môn Hoá học cần:

- Biết làm thí nghiệm

- Có hứng thú say mê, chủ động, sáng tạo

- Nhớ kiến thức một cách chọn lọc thông minh

- Thường xuyên rèn luyện ham thích đọc sách

*) Tiểu kết: - Các phương pháp để học tốt môn hóa học.

+ Thu thập kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng nghi nhớ

+ Biết làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, và vận dụng kiến thức

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội

IV) Cũng cô: - Giáo viên đặt câu hỏi.

+ Em hãy nêu khái niệm về hóa học? cần làm gì để học tốt môn hóa học?

- Hướng cũng cô bài:

+ Hóa học là khoa học, nghiên cứu về chất, sự biến đổi và ứng dụng của chất

+ Để học tốt môn hóa học, cần thực hiện tốt các hoạt động sau

Thu thập và tìm kiếm thông tin - Xử lí thông tin - Vận dụng - Ghi nhớ

* Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Hóa học có vai trò như thế nào, trong đời sống hàng ngày?

- Hướng trả lời: + Hóa học có vai trò rất lớn, trong cuộc sống hàng ngày, sản xuất …

+ Cuộc sống hàng ngày: Quần áo , thuốc chữa bệnh , sách vở …

+ Trong nông nghiệp, công nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, các loại máy móc …vì vậy có hóahọc, con người đã tạo ra nhiều chất theo ý muốn

V) Dặn do: - Các em về nhà tìm hiểu thêm 1số vai trò hóa học trong cuộc sống, từ đó cần có ý

thức bảo vệ các sản phẩm từ hóa học;

- Nghiên cứu trước nội dung bài mới, chương I: Chất, nguyên tử, phân tử, “CHẤT”

Trang 3

Ngày soạn: 22/8/2017

Tiết 2: CHƯƠNG I: CHẤT, NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ

BÀI 2: CHẤT (Tiết 1)

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Phân biệt được vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo), vật liệu và chất.

Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất,các vật thể nhân tạo được hình thành từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp các chất

- Biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra các chất, mỗi chất có những tính chất vật lí vàtính chất hoá học nhất định

2 Kỹ năng: - Biết phân biệt được chất và hỗn hợp, nhận biết được đâu là chất, đâu là vật thể.

3 Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

B) Trọng tâm: - Tính chất của chất.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Dụng cụ: Các đồ dùng hàng ngày, ấm chén, nguồn pin, đèn cồn ….

- Hóa chất: Bột lưu huỳnh , nước, muối ăn, mẫu sắt …

2 Học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài mới.

- Tìm hiểu 1 số vật thể, tạo nên các chất khác nhau (gỗ làm bàn gỗ, nhựa làm cốc nhựa)

- Làm 1 số thí nghiệm đơn giản, nấu nước, quan sát nước đọng trên vung xoong

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, phương pháp thực hành thí

nghiệm, kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Nêu vấn đề bài mới: Theo em chất có ở đâu? Làm thế nào để phân biệt, nhận biết tính chất

của chất?

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu chất có ở đâu?

- Nêu câu hỏi nêu vấn đề: Chất có ở đâu?

+ Em hãy kể một số vật thể mà em biết

xung quanh em

- Đặt câu hỏi:

+ Em hãy phân loại các vật thể trên theo

quá trình hình thành của chúng?

+ Thông báo về một số chất tạo nên vật

thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

- Đặt câu hỏi: Vật thể nhân tạo được làm

từ những vật liệu cụ thể như: Nhôm, sắt,

thép, đồng, nhựa, cao su Em hãy kể

một vài vật thể được làm từ những vật liệu

trên

- Hướng dẫn HS tổng kết thành sơ đồ

- Đặt câu: Qua những ví dụ trên và sơ đồ

em hãy cho biết chất có ở đâu?

+ Một số vật thể: Cây, núi, sông, đá núi, bàn, ghế,sách

- Phân loại theo 2 loại:

+ Vật thể tự nhiên: Cây, núi, sông, đá núi, + Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế, sách,

+ Nồi làm từ nhôm,cửa sổ làm từ thép, dây điệnlàm từ đồng, lốp làm từ cao su

(Vật thể nhân tạo được tạo nên từ những vật liệu,Nhôm, Sắt, Đồng …)

Vật thể tự nhiên, nhân tạo một số chất vật liệuChất hay hỗn hợp chất

- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi như SGK

*) Tiểu kết: - Sự tồn tại của chất.

+ Ở đâu có vật thể ở đó có chất (chất tồn tại trong vật thể, và tạo nên vật thể)

Trang 4

Hoạt động II: Nghiên cứu tính chất của chất

- Nêu câu hỏi:

- Giải thích học sinh rõ: (sgk )

- Lấy câu hỏi để học sinh liên hệ:

+Em hãy lấy ví dụ một số tính chất hoá

học diễn ra ở ngoài đời sống xung quanh

chúng ta

+ Học sinh suy nghĩ lấy ví dụ

- Vậy việc hiểu biết tính chất của chất có

2 Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Giúp phân biệt chất này với chất khác, nhận biếtchất

+ Sự hiểu biết về tính chất của chất, giúp vào quá trình nhận biết các chất, biết cách sử dụng,

áp dụng vào đời sống, sản xuất

* Kết luận T1: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội.

IV) Củng cô T1: - Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Hãy so sánh các tính chất: màu, mùi, vị, tính tan trong nước, tính cháy của các chất, muối ăn,đường, và than

V) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, làm bài tập từ bài 3 đến bài tập 6 SGK trang

11, nghiên cứu phần còn lại của bài;

- Hướng dẫn BT 6 Lấy một cốc nước vôi trong, dùng ống thổi thổi sục vào trong cốc nước vôitrong đó Nếu có xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ trong hơi thở có khí CO2;

- Nghiên cứu tiếp bài " Chất" và cho biết: Tính chất của chất tinh khiết có gì khác tính chất củahỗn hợp?

Trang 5

Ngày soạn: 28/8/2017

Tiết 3: BÀI 2: CHẤT (Tiết 2) A) Mục tiêu.

1 Kiến thức: - Biết được như thế nào là chất tinh khiết, hợp chất, một chất chỉ khi không trộn

lẫn chất nào mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không

2 Kỹ năng: - Biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng thí nghiệm, quan sát thí nghiệm

nhận xét và đánh giá kết quả đạt được

3 Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có tinh thần học tập cao.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào trong cuộc sống

B) Trọng tâm: Chất tinh khiết.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm

- Dụng cụ: Ông nghiệm nhỏ, 1 đèn cồn, 1 lọ thuỷ tinh, 1nhiệt kế …

- Hóa chất: Muối ăn, nước cất …

2 Học sinh: - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa.

- Cùng với giáo viên đem các dụng cụ, hóa chất lên lớp trước buổi học

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan, thực hành thí nghiệm.

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết chất có ở đâu? Lấy 2 ví dụ về vật thể tự nhiên, 2 ví dụ

vật thể nhân tạo?

III) Nêu vấn đề bài mới: + Theo em chất tinh khiết là chất như thế nào? Làm thế nào để tách

các chất ra khỏi nhau?

IV) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu chất tinh khiết Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- HS h/đ nhóm: quan sát chai nước khoáng và ống nước

cất

- Đặt câu hỏi:

+ Em hãy quan sát thành phần hoá học ghi trong chai

nước khoáng và nước cất nêu sự giống và khác nhau của

chúng?

- Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm (đại diện nhóm)

Giới thiệu: - Nước cất gọi là chất tinh khiết còn nước

khoáng là hỗn hợp

+ Theo em hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì?

- Trả lời câu hỏi theo nhóm

- Đặt câu hỏi học sinh liên hệ thực tế

+ Theo em nước ao, hồ, sông suối là loại nước gì?

+ Cho HS quan sát sơ đồ chưng cất nước trong SGK

- Đặt câu hỏi: + Dựa vào yếu tố nào người ta có thể

chưng cất nước tự nhiên để thu nước tinh khiết

- Cho học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

+ Làm thế nào để khẳng định nước cất là nước tinh

+ Hỗn hợp là hai hay nhiều chấttrộn lẫn với nhau

+ Chất tinh khiết là chất chỉ baogồm một chất tạo thành

2 Chất tinh khiết:

- Dựa vào nhiệt độ bay hơi khácnhau của các chất người ta thuđược nước từ nước tự nhiên

Trang 6

định

- Cho học sinh quan sát hỗn hợp muối ăn và cát

+Làm thế nào ta tách được muối ăn ra khỏi cát ?

- Biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát, nhận xét

- Liên hệ thực tế, quan sát thí nghiệm của giáo viên

- Trả lời câu hỏi:

- Lấy vài giọt dung dịch muối thu được đun cho bay hơi

hết nước

Cho học sinh quan sát chất rắn thu được

(Học sinh cần nắm vững nhiệt độ sôi của nước, và nhiệt

độ sôi của muối)

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi

- Dựa vào tính chất của nước: Sôiở 1000C, nóng chảy ở 00C

+ Chỉ những chất tinh khiết mới

có những tính chất nhất định

3 Tách chất ra khỏi hỗn hợp.

+ Dựa vào độ tan, nhiệt độ khácnhau ta có thể tách các chất rakhỏi hỗn hợp

*)Tiểu kết : - Chất tinh khiết.

+ Hỗn hợp : Là bao gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

+ Chất tinh khiết : Là không có lẫn với chất nào khác (chỉ có duy nhất 1 chất)

+ Tách chất ra khỏi hỗn hợp: Dựa vào tính chất riêng của từng chất trong hỗn hợp (tính chấtvật lí, tính chất hóa học), để tách các chất ra khỏi nhau

Vậy chất tinh khiết là chất chỉ thể hiện tính chất của 1 chất

Hoạt động II: Vận dụng

- Cho học sinh làm bài tập 6 SGK trang

11 theo nhóm

- Nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Cho học sinh làm bài tập 7 SGK

- Cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả

bài tập, rút ra kiến thức

(Học sinh cần phải nắm được các phương

pháp giải các bài tập)

*) Tiểu kết: - Vận dụng.

+ Học sinh vận dụng các kiến thức của chất, để giải các bài toán có liên quan

* Kết luận T2: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội.

V) Củng cô T1: + Chất tinh khiết và chất hỗn hợp, có thành phần và tính chất khác nhau như

thế nào? ví dụ minh họa?

- Hướng củng cô bài:

+ Ví dụ: Dung dịch muối thể hiện tính chất mặncủa muối, trạng thái lỏng của nước

* Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên làm bài tập trắc nghiệm

+ Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

a) Lọc ; b) Chưng cất đun nóng ; c) Bay hơi bằng nhiệt độ cao ; d) Không tách được

Đáp án: c VI) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:

- Bài tập: Làm bài tập 8 SGK trang 11

- Chuẩn bị thực hành:

Trang 7

Ngày soạn : 01/ 9/2017

Tiết 4: Bài 3: THỰC HÀNH SỐ 1:

TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TƯ HỖN HỢPA) Mục tiêu :

1 Kiến thức: - Làm quen với một số dụng cụ, biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng

thí nghiệm

2 Kỹ năng: - Nắm được quy tắc trong phòng thí nghiệm, thực hành so sánh nhiệt độ nóng

chảy của một số chất, biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp

3 Thái độ: - Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng

hái

B) Trọng tâm: Tìm hiểu một số dụng cụ, biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí

nghiệm

5 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án.

- Dụng cụ: Mỗi nhóm: 3 ống nghiệm, 1 đèn cồn, 1 cốc thuỷ tinh, 1 phễu lọc, giấy lọc, đũa thuỷ

tinh, kẹp gỗ

- Hoá chất: Paraphin, lưu huỳnh, muối ăn, cát, nước cất

2 Học sinh: Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa, chuẩn bị

báo cáo thực hành, hoá chất được phân công

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm, trực quan

D) Tiến trình dạy học.

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

- Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm mình

II) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Tìm hiểu quy tắc phòng thí nghiệm Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh tìm hiểu một số dụng cụ, cách

sử dụng chúng trong thí nghiệm

+ Cho học sinh nghiên cứu trang 154-155

SGK để tìm hiểu một số quy tắc an toàn trong

Hoạt động II: Thí nghiệm theo dõi sự nóng chảy của paraphin và lưu huỳnh

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước tiến

+ Quan sát hiện tượng TN: ở nhiệt độ khoảng

420C paraphin bắt đầu nóng chảy

+ Khi nước sôi~1000C lưu huỳnh vẫn chưanóng chảy

Trang 8

- Nhận xét nhiệt độ nóng chảy của 2 chất.

+ Nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh khoảng

1130C nên khi nước sôi nó vẫn chưa nóng

- HS: Các nhóm nêu mục tiêu của thí nghiệm

và các bước tiến hành thí nghiệm

- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước

tiến hành thí nghiệm

+ Các nhóm còn lại bổ sung

+ Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo

hướng dẫn của giáo viên

- Vậy dựa vào độ tan trong nước của một số

chất ta có thể tách các chất ra khỏi nhau, để

tách một muối ra khỏi nước ta có thể cô cạn

dung dịch chứa muối đó

+ Khi hoà hỗn hợp vào nước thì muối tan còncát không tan, lọc kết tủa ta thu được cát vàdung dịch muối

+ Cô cạn dung dịch muối thấy có kết tinh+ đó chính là muối ăn

- Nhận xét: Muối ăn tan trong nước còn cátkhông tan trong nước

+ Nhiệt độ nóng chảy, bay hơi của muối ăncao hơn nước

III) Cũng cô: - Giáo viên cho học sinh viết tường trình thí nghiệm, thu dọn thí nghiệm, lau rửa

dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm.

Về nhà, nghiên cứu kỹ lại bài

- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất

- Nghiên cứu trước bài "Nguyên tử" chuẩn bị cho tiết học sau

Trang 9

Ngày soạn: 05/9/2017

Tiết 5: BÀI 3: NGUYÊN TỬ

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởi các e- mang điện tích âm

- Electron kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất, ghi bằng dấu (-)

- Biết được trong hạt nhân tạo bởi 2 loại hạt: nơtron không mang điện và proton mang điện tíchdương (+) Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân

- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lược nguyên tử

2 Kỹ năng: - Biết được trong nguyên tử số hạt e = số hạt proton (p) Electron luôn luôn

chuyển động và phân thành từng lớp Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết đựơc với nhau

3 Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần học tập cao.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa hoc vào trong cuộc sống

B) Trọng tâm: Hạt nhân nguyên tử.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố: Hiđro, Oxi Natri

2 Học sinh: - Nghiên cứu trước bài.

- Phân tích các hình vẽ ở sgk (Sơ đồ nguyên tử của 1 số nguyên tố: Hiđro, Oxi, Natri)

* Phương pháp: - Phương pháp trực quan (quan sát sơ đồ), kết hợp phương pháp thuyết trình.

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Em hãy nêu cách sử dụng kẹp gỗ nêu cách đun

ống nghiệm?

+ Theo em nguyên tử là gì, Nó có cấu tạo như thế

nào? Để biết điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài

"

Nguyên tử"

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu nguyên tử là gì?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu SGK

+ Em hãy cho biết các chất được cấu tạo như thế

nào?

+ Những hạt nhỏ đó được gọi là nguyên tử, vậy

nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo nhóm

- Cho lớp nhận xét, đánh giá bổ sung và kết luận

+ Các chất được cấu tạo từ những hạt

vô cùng nhỏ, trung hoà về điện (nguyêntử)

+ Nguyên tử có cấu tạo từ hạt nhânmang điện tích dương và lớp vỏ tạo bởicác electron mang điện tích âm

*) Tiểu kết: - Khái niệm về nguyên tử: Là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.

Hoạt động II: Nghiên cứu cấu tạo hạt nhân nguyên tử

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK

- Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi

+Từ đó cho biết cấu tạo hạt nhân nguyên tử?

- Nhận xét, đánh giá, kết luận

Giáo viên cung cấp thông tin: Những nguyên tử

+ Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởicác hạt nơtron(n) không mang điện vàcác hạt proton (p) mang điện tíchdương

+ Hiđro: Số e = số p = 1

Trang 10

cùng loại thì có cùng số p trong hạt nhân

- Vậy trong nguyên tử số hạt e = số hạtp

- Nhận xét: Khối lượng nguyên tử đượccoi là khối lượng hạt nhân

*) Tiểu kết: - Hạt nhân nguyên tử

+ Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt nơtron(n) không mang điện và các hạt proton(p) mang điện tích dương

+ Những nguyên tử cùng loại thì có cùng số p trong hạt nhân (Số e = số p)

+ Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng hạt nhân (Trong ng.tử mn = mp, me <<mn, mp)

Hoạt động III: Nghiên cứu lớp electron (Tham khảo) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Hoạt động nhóm: Thực hiện nhiệm vụ

+ Em có nhận xét gì về sự chuyển động của các (e)

trong nguyên tử

+ Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các electron

quanh hạt nhân và đặc điểm của sự xắp xếp đó

+ Theo em tại sao các hạt e lại quay quanh hạt nhân

mà không bị hút vào nó?

- Cho HS nhận xét và bổ sung

- Nhận xét: + Các (e) luôn chuyển độngquanh hạt nhân rất nhanh

+ Các (e) xếp thành từng lớp quanh hạtnhân, mỗi lớp có một số e nhất định.+ Lớp thứ nhất gần hạt nhân nhất có tối

đa 2 (e) (đạt mức độ bão hòa)+ Lớp thứ hai: Tối đa 8 e (mức độ bãohòa)

*) Tiểu kết : - Lớp electron

+ Được tạo thành từ các (e), các (e) luôn chuyển động quanh hạt nhân rất nhanh

+ Các (e) xếp thành từng lớp quanh hạt nhân, mỗi lớp có một số e nhất định

(Các nguyên tử có thể liên kết với nhau, chính nhờ các (e) ngoài cùng (nếu số electron chưađạt mức độ bão hòa)

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội.

III) Cũng cô: - Giáo viên đặt câu hỏi:

+ Vì sao khối lượng hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng của nguyên tử?

* Hướng củng cô bài:

+ Trong nguyên tử khối lượng các (e) vô cùng nhỏ, (gần bằng 0,0005 lần khối lượng của p)

Vì vậy khối lượng hạt nhân có thể coi bằng khối lượng của nguyên tử (KL p + KL n)

(Khối lượng của p và n có cùng khối lượng gần bằng: 1,6726.10-24 (g))

* Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn vào ý đúng trong

câu sau: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, do nhờ có loại hạt nào?

a ) Electron b) Proton c) Nơtron d) Proton và Nơtron

IV) Dặn do: - Học kỹ lại bài, làm bài tập (1;2;3;4;5 SGK trang 15;16), hướng dẫn học sinh học

bài ở nhà Hướng dẫn bài tập 5:

Trang 11

Ngày soạn: 08/9/2017

Tiết 6: BÀI 4: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Biết được: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng

số proton trong hạt nhân

- Biết kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học; mỗi kí hiệu còn dùng để chỉ mộtnguyên tử của nguyên tố

- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

- HS biết mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C

- HS biết được mỗi nguyên tố hoá học có một nguyên tử khối riêng biệt

- Biết được khối lượng của mỗi nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên

tố phổ biến nhất

2 Kỹ năng: - Biết cách ghi và nhớ được những kí hiệu đã biết ở bài 4, 5 kể cả phần bài tập.

- Biết dựa vào bảng 1 trong SGK (Tr 42) để: Tìm nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố Vàngược lại khi biết nguyên tử khối thì biết tên nguyên tố và KHHH

3 Thái độ: Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới: Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực

vận dụng kiến thức hóa hoc vào trong cuộc sống

B) Trọng tâm: Định nghĩa về nguyên tố hóa học.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Bảng phóng to “1 số nguyên tố hóa học” (bảng 1 trang 42 và bảng hệ thống tuần hoàn)

- Tranh vẽ: “Tỉ lệ % về thành phần khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất”

2 Học sinh: - Nghiên cứu trước bài mới, tìm hiểu trước bảng 42

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + Ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề

- Em hãy cho biết nguyên tử là gì?

+ Những nguyên tử như thế nào thì cùng loại?

+ Cấu tạo nguyên tử?

+ Theo em nguyên tố là gì? Làm thế nào để biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử?

+ Nguyên tố phân bố như thế nào trên vỏ trái đất?

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu nguyên tố hoá học là gì?

- Cho học sinh nghiên cứu SGK

+ Em hãy cho biết nguyên tố hoá hoc là gì?

(Vậy số (p) trong hạt nhân là số đặc trưng cho mỗi

nguyên tố)

Vì mỗi (p) mang một điện tích dương, nên khi biêt số

điện tích hạt nhân ta cũng tính được số (p)

+ Vậy em nào phát biểu lại định nghĩa về nguyên tố

hoá học theo cách khác

- Nghiên cứu SGK trả lời

-Vậy KHHH của nguyên tố được viết như thế nào?

+ Kí hiệu của 1 nguyên tố còn được coi là biểu diễn 1

nguyên tử

+ Vậy em hãy cho biết 2 nguyên tử hiđro, 3 nguyên

1 Định nghĩa:

+ Nguyên tố hoá học là tập hợp nhữngnguyên tử cùng loại, có cùng sốproton trong nguyên tử

+ (Nguyên tố hoá học là tập hợpnhững nguyên tử cùng loại, có cùngđiện tích hạt nhân)

2 Kí hiệu hoá học:

+ Nguyên tố hoá học được kí hiệu baogồm một hoặc hai chữ cái, trong đóchữ cái đầu được quy ước viết bằngchữ in hoa

Trang 12

tử đồng, 7 nguyên tử nhôm được kí hiệu như thế nào? - 2H, 3Cu, 7Al

*) Tiểu kết: - Nguyên tố hoá học là gì?

+ NTHH là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số (p) trong hạt nhân

+ NTHH được kí hiệu bao gồm một hoặc hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu được quy ước viếtbằng chữ in hoa

Hoạt động II: Nghiên cứu có bao nhiêu nguyên tố hoá học? ( HS đọc SGK)

- HS: nghiên cứu SGK

+ Cho biết có bao nhiêu NTHH đã được tìm thấy?

+ Em hãy nhận xét sơ đồ h.1.8 SGK nhận xét sự phân

bố các nguyên tố trên bề mặt trái đất

- Sự phân bố không đều

*) Tiểu kết: - Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?

+ Hiện nay đã có trên 110 nguyên tố hóa học đã được tìm thấy (Có 92 nguyên tố có trong tựnhiên, còn lại do con người tổng hợp nên)

Hoạt động III: Nghiên cứu nguyên tử khối.

- Cho học sinh nghiên cứu SGK

GV: Đặt vấn đề: + Khối lượng nguyên tử của 1

nguyên tố tính bằng gam có giá trị vô cùng nhỏ, không

thể dùng các dụng cụ để cân được Để tiện so sánh các

giá trị khối lượng với nhau người ta dùng một đơn vị

khối lượng gọi là đvC

+ Chúng ta có thể viết Ca = 40 được không?

+ Các giá trị trên là những "Nguyên tử khối" của

nguyên tử?

+ Vậy theo em nguyên tử khối là gì?

+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng 1 trang 42

SGK để tra nguyên tử khối của một số nguyên tố

* Định nghĩa:

+ Quy ước: Lấy 1/12 khối lượngnguyên tử C làm đơn vị cacbon(đvC).+ Từ đó ta có: mC = 12 (đvC),

có thể viết C = 12 đvC (hoặc u)VD: H=1 đvC; Ca = 40 đvC; O= 16đvC

KL: Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

+ Mỗi nguyên tử có một nguyên tửkhối riêng biệt

*) Tiểu kết : - Nguyên tử khối.

+ Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon

+ Quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị cacbon(đvC)

IV) Luyện tập - cũng cô

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho HS làm bài tập 1, 3 SGK trang 20

- Hoạt động cá nhân làm bài tập BT 1:

Vậy X là nguyên tử Silic: Si

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội.

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.

- Bài tập: Làm bài tập 2, 5, 7 SGK trang 20

- Nghiên cứu trước bài “Đơn chất - Hợp chất - Phân tử”

Trang 13

Ngày soạn: 15/9/2017

Tiết 7: LUYỆN TẬP

1 Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thúc về các khái niệm cơ bản: Chất - nguyên tử, nguyên tố

hoá học

2 Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng: Phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp; theo sơ

đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nguyên tử

3 Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Một số bài tập (sgk +sách tham khảo), cũng cố kiến thức đã học

2 Học sinh: - Nghiên cứu lại những nội dung kiến thức đã học, giải hết các bài tập sgk

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức, phương pháp đàm thoại

nêu vấn đề (áp dụng vào giải các bài tập hóa học)

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ

-Hoạt động nhóm:

- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ mối

quan hệ giữa các khái niệm trong SGK

+ Em hãy lấy ví dụ về các vật thể được

tạo nên từ đơn chất, hợp chất?

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Vật thể (tự nhiên, vật thể nhân tạo)

Chất

(tạo nên từ nguyên tố hóa học)

Hoạt động II: Bài tập

* Bài tập nhận biết giữa vật thể và chất:

- Nhiều chất trộn lẫnvới nhau

- Tính chất thay đổituỳ thuộc vào thànhphần các chất tronghỗn hợp

- Nhỏ 1 giọt nước vắt từ quả chanh lên mẩu giáyquỳ Nếu mẫu giáy quỳ hoá đỏ thì đó là axit

Trang 14

GV y/c cá nhóm làm BT 5.4-SBT

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm bổ sung cho nhau

Làm bài tập 5 và 6 trang 20 SGK

* BT nâng cao: Nguyên tố hóa học X có

nguyên tử khối bằng 27đvC, có 13 proton

trong hạt nhân Vậy:

A X là nguyên tố Kali (K); điện tích hạt

X = 2 14 = 28 

X là N.tố silic (Si)

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội

III) Củng cô: - Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận

xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Nghiên cứu trước bài “Đơn chất – Hợp chất Phân tử”

Hãy nghiên cứu bài mới và tự trả lời câu hỏi: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?

Trang 15

Ngày soạn: 20/9/2017

Tiết 8: BÀI 5: ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT PHÂN TỬ (Tiết 1)

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Biết được: Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, hợp chất

là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên

2 Kỹ năng: - Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim

3 Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

B) Trọng tâm: Đặc điểm cấu tạo của đơn chất, đặc điểm cấu tạo của hợp chất.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Tranh vẽ phóng to: h1.9 đến h 1.13 và mô hình 1.10 đến h 1.13 /sgk.

- Mẫu vật: 1 mẫu đơn chất đồng (hoặc sắt), 1mẫu hợp chất muối ăn

2 Học sinh: - Ôn lại phần kiến thức về chất “tính chất của chất”

- Nghiên cứu trước nội dung bài mới “Đơn chất và hợp chất - phân tử ”, từ đó biết khai tháckiến thức từ mô hình sgk

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan (quan sát mô hình, tranh vẽ) và

phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại gợi mở

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết nguyên tố hoá học là gì? Nguyên tử khối là gì?

III) Nêu vấn đề bài mới: Theo em đơn chất là gì? Hợp chất là gì?

IV) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu đơn chất

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ SGK

+ Em hãy cho biết đơn chất là gì?

- HS: trả lời câu hỏi theo cá nhân

+ Vậy em hãy lấy ví dụ về những đơn

chất ở tự nhiên mà em biết?

- Cho lớp nhận xét, đánh giá, giáo viên

bổ sung và kết luận

- Dựa vào mô hình 1.10 và 1.11 trong

SGK em hãy cho biết sự khác nhau về

cấu tạo giữa đơn chất kim loại và đơn

chất phi kim

- HS: Nghiên cứu mô hình trả lời

- Cho học sinh nghiên cứu SGK lấy ví

dụ về các đơn chất kim loại và phi kim

- Lấy ví dụ theo yêu cầu của giáo viên

2 Đặc điểm cấu tạo

+ Đơn chất kim loại: Các nguyên tử liên kết vớinhau xắp xếp khít nhau theo trật tự nhất định

+ Đơn chất phi kim: Các nguyên tử của đơn chấtthường liên kết với nhau theo một số nhất định,thường là hai

*) Tiểu kết: - Đơn chất

+ Khái niệm về đơn chất: Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hoá học

+ Đặc điểm cấu tạo: Đơn chất kim loại (Các nguyên tử liên kết với nhau xắp xếp khít nhau…)

và đơn chất phi kim (Các nguyên tử của đơn chất thường liên kết với nhau theo một số nhấtđịnh …)

Hoạt động II: Nghiên cứu Hợp chất là gì?

Trang 16

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ của

muối ăn, nước, đá vôi,

- Học sinh nghiên cứu ví dụ

- Yêu cầu học sinh nhận xét về thành

phần nguyên tố của các hợp chất

+ Từ ví dụ trên em hãy cho biết hợp chất

là gì?

+ Cho học sinh nghiên cứu h1.12- h1.13

SGK nhận xét đặc điểm cấu tạo của các

+ Mỗi hạt muối ăn được tạo nên từ 1 nguyên tử Navới 1 nguyên tử Cl

- Nhận xét: Trong hợp chất nguyên tử của cácnguyên tố kế hợp với nhau theo tỉ lệ nhất định

*) Tiểu kết: - Hợp chất

+ Khái niệm về hợp chất: Hợp chất là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên + Đặc điểm cấu tạo: Hợp chất vô cơ (Trong hợp chất nguyên tử của các nguyên tố kế hợp vớinhau …) và Hợp chất hữu cơ

* Kết luận T1: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội.

V) Củng cô T1: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau.

+ Trong số các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợpchất

a) Kim loại Magie, được tạo nên từ nguyên tố (Mg)

b) AxitClohiđric, được tạo nên từ nguyên tố (H) và (Cl)

- Hướng củng cô bài:

a) Kim loại Magie là đơn chất, vì được tạo nên từ 1 nguyên tố (Mg)

b) AxitClohiđric là hợp chất, vì được tạo nên từ 2 nguyên tố (H) và (Cl)

VI) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.

- Bài tập: Làm bài tập 2 SGK trang 25

- Nghiên cứu trước phần còn lại của bài “Đơn chất và hợp chất- phân tử” Em hãy nghiên cứuphần còn lại của bài học và cho biết phân tử là gì? Phân tử khối là gì?

Trang 17

Ngày soạn : 22/9/2017

Tiết 9: BÀI 5: ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT, PHÂN TỬ (Tiết 2)

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Hiểu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với

nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của một chất Các phân tử của một chất thì đồngnhất với nhau Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon

- Biết được các chất có hạt hợp thành từ phân tử hoặc nguyên tử, biết một chất có thể có batrạng thái (rắn, lỏng, khí)

2 Kỹ năng: - Biết cách tính phân tử khối của một chất.

3 Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Tranh vẽ phóng to: h1.9 đến h 1 14 và mô hình 1.10 đến h 1.14 /sgk.

2 Học sinh: - Ôn lại phần kiến thức về chất “tính chất của chất”.

- Nghiên cứu tiếp theo bài “Đơn chất và hợp chất - phân tử”, từ đó biết khai thác kiến thức từhình sgk

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp thuyết trình

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề

- Nêu câu hỏi:

+ Em hãy cho biết đơn chất là gì?

+ Hợp chất là gì?

-Lấy ví dụ minh hoạ

- Theo em đơn chất khác hợp chất ở điểm nào?

+ Theo em phân tử là gì?

+ Cách tính phân tử khối như thế nào?

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu phân tử

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ SGK

+ Em hãy cho biết phân tử là gì?

(Với đơn chất kim loại nguyên tử là hạt hợp thành và

có vai trò như phân tử)

- Cho HS nghiên cứu SGK

+ Nêu khái niệm phân tử khối (PTK)

+ Vậy theo em làm thế nào để tính được khối lượng

Trang 18

- Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung

*) Tiểu kết: - Phân tử.

+ Phân tử là hạt đại diện cho chất, được tao thành từ một số nguyên tử liên kết với nhau, mangđầy đủ tính chất hoá học của một chất

+ Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon

Hoạt động II: Luyện tập - củng cố.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

- Hoạt động nhóm làm bài tập

- Cho HS làm bài tập 4, 6 SGK trang 26

+ BT4: a Học sinh trả lời được phân tử là gì? nêu

VD: Phân tử nước tạo nên từ 1(O) liênkết với 2(H)

VD: Phân tử khí oxi được tạo nên tử 2nguyên tử O liên kết với nhau

+ PTK: Khí Cacbon đioxit=12+16.2=44+ PTK: Khí Metan =12+4 =16

+PTK: axit Nitric = 1+14+16.3 =63

*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau: Dựa vào dấu hiệu nào sau đây, để phân biệt phân tử củahợp chất với phân tử của đơn chấ

a ) Số loại nguyên tử của nguyên tố có trong phân tử b) Hình dạng của phân tử

c) Số lượng nguyên tử có trong phân tử d) Trật tự các nguyên tử liên kết với nhau

V) Dặn d ò : - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, làm bài tập 5, 7, 8 SGK tr 26.

- Nghiên cứu trước bài "Thực hành: Sự lan toả của chất"

- Chuẩn bị cho thực hành:

+ Mỗi nhóm một bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu đã cho

+ Nghiên cứu kĩ mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm

Trang 19

Ngày soạn : 24/9/2017

Tiết 10: BÀI 7: BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: HS nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của đơn chất và hợp chất phi kim.

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm.

3 Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa hoc vào trong cuộc sống

- Năng lực thao tác thực hành

B) Trọng tâm: Thí nghiệm 1,2; Viết tường trình tại lớp.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm.

- Dụng cụ: - Mỗi nhóm 2 ống nghiệm, 2 cốc thuỷ tinh, 1 đũa thuỷ tinh, 1nút cao su

- Hoá chất: Bông, dung dịch amoniac, thuốc tím, nước cất, giấy quỳ tím.

2 Học sinh: - Nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk, chuẩn bị báo cáo thực hành.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng PP thực hành thí nghiệm, PP trực quan.

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) - Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm mình

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

Hoạt động 1 Đặt vấn đề - Hướng dẫn thực hành.

- GV: hướng dẫn

- HS: Theo dõi và ghi nhớ cách thực hiện

-HS: Theo dõi và ghi nhớ các thao tác thí

nghiệm của GV

+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm

+ Thả mẫu giấy quỳ tím ướt vào đáy ốngnghiệm

+ Tẩm dung dịch NH3 vào bông và đặt vàoống nghiệm

+ Thả chất rắn vào chất lỏng và khuấy đều.+ Thả từ từ từng mẫu chất rắn vào chấtlỏng

Hoạt động 2 Thí nghiệm của HS.

- GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thí nghiệm

- GV: Theo dõi các nhóm thực hành, uốn nắn,

sửa sai cho các nhóm hoàn thành tốt bài thực

hành

- HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV

Bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công

công việc cho các thành viên trong nhóm

Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và

hoá chất chuẩn bị thực hành

- HS: Các nhóm tiến hành thực hành theo

nhóm theo sự hướng dẫn của GV và ghi lại

các kết quả thu được

Thí nghiệm 1: Sự lan toả của amoniac

Sau khi đậy ống nghiệm màu tím chuyểnthành màu xanh dần từ đầu này sang đầukia => amoniac đã lan tỏa trong không khí,tan trong nước và làm xanh quỳ tím

Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của kalipemanganat trong nước

+ Trong cốc (1) sau khi khuấy tan hết, toàn

bộ dung dịch nhuốm màu tím

+ Trong cốc (2) , những chỗ thuốc tím rơixuống tạo thành các vết màu tím, sau đócác vết màu tím sẽ loang dần ra xungquanh

Trang 20

Hoạt động 3 Công việc cuối buổi.

- GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ

sinh phòng thí nghiệm và trả dụng cụ, hoá

chất dư

- HS: Thu dọn hoá chất, trả dụng cụ thực

hành

- GV: Cho HS làm bài thu hoạch dưới sự theo

dõi, hướng dẫn của GV

- HS: Các nhóm tiến hành làm bài thu hoạch

ngay tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV

III) Củng cô: - Giáo viên cho học sinh viết tường trình thí nghiệm, thu dọn thí nghiệm, lau rửa

dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo thí nghiệm.

Về nhà, nghiên cứu kỹ lại bài

- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất

- Nghiên cứu trước bài "Luyện tập 1" chuẩn bị cho tiết học sau

Trang 21

Ngày soạn: 26/9/2017

Tiết 11: BÀI 8: BÀI LUYỆN TẬP 2

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thúc về các khái niệm cơ bản: Chất - đơn chất và hợp chất,

nguyên tử, nguyên tố hoá học và phân tử

- Củng cố: Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơnchất kim loại

2 Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng: Phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp; theo sơ

đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nguyên tử

3 Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới:

1 Giáo viên: - Sách giáo khoa và giáo án

- Bảng phụ: “Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm”

- Một số bài tập (sgk +sách tham khảo), cũng cố kiến thức đã học

2 Học sinh: - Nghiên cứu lại những nội dung kiến thức đã học, giải hết các bài tập sgk

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức, phương pháp đàm thoại

nêu vấn đề (áp dụng vào giải các bài tập hóa học)

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ mối quan

hệ giữa các khái niệm trong SGK

+ Em hãy lấy ví dụ về các vật thể đượctạo

nên từ đơn chất, hợp chất?

HS: Lấy ví dụ: Vật thể (Tự nhiên và nhân

tạo)

Chất: Đơn chất (Kim loại và Phi kim)

Hợp chất (Vô cơ và Hữu cơ)

- Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ

sung

+ Em hãy nêu các khái niệm: Nguyên tử,

nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất,

phân tử, nêu cấu tạo nguyên tử

- Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Vật thể (tự nhiên, vật thể nhân tạo)

Chất

(tạo nên từ nguyên tố hóa học)

Đơn chất Hợp chất

Kim loại Phi kim H/c vô cơ H/c hữu cơ

(Hạt hợp thành là (Hạt hợp thành nguyên tử, phân tử) là phân tử)

Luyện tập:

- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài

tập 1 sgk/30

- Hoạt động nhóm làm bài tập 1

+ Vật thể: Chậu; chất: Nhôm, chất dẻo

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Trang 22

+ Vật thể: Thân cây; chất: Xenlulozơ.

+ Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh

giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Bài toán trên dựa vào những tính chất

- Hoạt động cá nhân làm bài tập 3

- Cho đại diện các nhóm bổ sung, đánh

giá, nhận xét

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội

III) Củng cô: - Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh

lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập: Làm bài tập 4, 5 SGK trang 31

- Nghiên cứu trước bài “Công thức hoá học”

Hãy nghiên cứu bài mới và tự trả lời câu hỏi: Công thức hoá học dùng làm gì?

Cách biểu diễn công thức hoá học của đơn chất và công thức hoá học của hợp chất?

Trang 23

Ngày soạn: 1/10/2017

Tiết 12: BÀI 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC

A Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Hiểu được: Công thức hoá học dùng để biểu diễn một chất, gồm một kí hiệu

hoá học (đơn chất), hay hai, ba kí hiệu hoá học (hợp chất) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kíhiệu

2 Kỹ năng: - Biết cách ghi một công thức hoá học khi cho biết tên kí hiệu hay tên nguyên tố

và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một chất

- Biết công thức hoá học còn chỉ một phân tử chất, trừ đơn chất kim loại

- Từ công thức hoá học xác định nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong mộtphân tử chất và phân tử khối của chất

3 Thái độ: Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Nhớ tên các NTHH, nguyên tử trong CTHH

B) Trọng tâm: Công thức hóa học của đơn chất, công thức hóa học của hợp chất.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2 Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan

D) Tiến trình dạy học:

I Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Theo em phân tử là gì?

Cách tính phân tử khối như thế nào?

+ Công thức hoá học dùng làm gì?

+ Cách viết công thức hoá học như thế

nào?

- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên + Nhận xét, bổ xung cho đúng

- Suy nghĩ, tìm cách trả lời

Hoạt động II: Nghiên cứu công thức hoá học của đơn chất

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Công thức hoá học (CTHH) dùng để

biểu diễn chất

+ Theo em công thức hoá học của đơn

chất được biểu diễn như thế nào?

- Với đơn chất kim loại được cấu tạo từ

những nguyên tử kim loại với nhau, thì

CTHH biểu diễn như thế nào?

- Với phi kim thường được tạo nên tử

phân tử bởi 2 nguyên tử, thì CTHH được

biểu diễn như thế nào?

- Theo em số 2 ở dưới chân oxi có ý

nghĩa gì?

Nêu ra công thức tổng quát chung

- Công thức hoá học của đơn chất + Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá nhân

- CTHH của đơn chất kim loại được biểu diễn bằng

kí hiệu của 1 nguyên tố kim loại đó

CTHH của nhôm là:Al, của đồng là Cu,

+ CTHH của phi kim: Thường có thêm chỉ số ởchân kí hiệu của phi kim

CTHH của khí oxi là: O2

CTHH dạng chung của các chất: Ax Trong đó A là nguyên tố

x là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi (Nếu là đơn chất kim loại, thì x = 1)

*) Tiểu kết : - Công thức hoá học của đơn chất

+ Công thức hóa học của đơn chất, chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố

Trang 24

- Nêu ra công thức tổng quát chung.

+ CTHH của muối ăn sẽ là: NaCl+ CTHH của phân tử cacbonđioxit là: CO2

- CTHH dạng chung của các chất: AxBy.Trong đó A, B, là nguyên tố hoặc nhóm nguyêntử

x, y, là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi

*) Tiểu kết: - Công thức hoá học của hợp chất

+ Công thức hóa học của hợp chất, gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất, kèmtheo chỉ số ở chân

Hoạt động IV: Ý nghĩa của công thức hoá học

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

Hoạt động nhóm nêu ý nghĩa

- Cho h/s nghiên cứu sgk cho biết ý

nghĩa của công thức hoá học

- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung

+ Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ:

Nêu ý nghĩa mà em biết được từ CTHH

sau: H2SO4

- Em hãy tính % khối lượng của S và O

trong CTHH SO2?

- Ý nghĩa của công thức hoá học

+ Mỗi công thức hoá học còn chỉ một phân tử chất,ngoại trừ đơn chất kim loại

- CTHH cho ta biết những yếu tố sau:

+ Nguyên tố nào tạo ra chất

+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo ra chất.+ Phân tử khối của chất

- Phân tử trên được tạo nên bởi 2 H liên kết với1(S) và 4(O) + PTK = 98

*) Tiểu kết: - Ý nghĩa của công thức hoá học.

+ CTHH cho ta biết những yếu tố sau: - Nguyên tố nào tạo ra chất

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo ra chất

- Phân tử khối của chất

* Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội

III) Củng cô: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập sau

+ Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của đơn chất và hợp chất

a) Khí Hiđro, biết trong phân tử có 2 (H)

b) Đồng(II) Sunphat, biết trong phân tử có 1 (Cu) , 1 (S) , 4 (O)

- Hướng củng cô bài

a) Công thức hóa học đơn chất khí Hiđro là H2

Phân tử khối H2 = 2x1 = 2 đv

b) Công thức hóa học hợp chất Đồng(II)Sunphat là CuSO4

Phân tử khối = 64 + 32 + 4x16 = 160 đvC

*) Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm: Cho dãy CTHH sau, những

CTHH nào, thuộc dãy CTHH của hợp chất?

a) H2O, O2, NaCl ; b) HNO3, CO2, Na ; c) HCl, Cl2, Cu ; d) H2S, SO2 , ZnCl2

IV) Dặn do: - Hướng dẫn HS học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập: Làm bài tập 1 đến 4 SGK trang 33- 34

- Nghiên cứu trước bài “Hóa trị” Em hãy nghiên cứu bài mới và cho biết hoá trị là gì? Làm thếnào để tính được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử?

Trang 25

Ngày soạn: 04/10/2017

Tiết 13: BÀI 10: HÓA TRỊ (Tiết 1)

A) Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) biểu thị khả năng

liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử) trong phân tử chất, được xác định theo (H) làm mộtđơn vị và (O) làm hai đơn vị

2 Kỹ năng: - Hiểu và vận dụng được quy tắc hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố

- Biết cách tính hoá trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử khi biết hoá trị của nguyên tốhoặc nhóm nguyên tử kia

3 Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao

4 Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Nhớ tên các NTHH, hoá trị, cách xác định hoá trị

B) Trọng tâm: Cách xác định hóa trị, và vận dụng quy tắc hóa trị.

C) Chuẩn bị:

1) Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2) Học sinh: Nghiên cứu trước bài.

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề; vấn đáp.

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Kiểm tra bài cũ: Công thức hoá học dùng làm gì? Nêu ý nghĩa của công thức hoá học? III) Nêu vấn đề bài mới: Hoá trị là gì? Cách tính hoá trị của các nguyên tố như thế nào?

IV) Các hoạt động học tập

Hoạt động I: Hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Hoạt động cá nhân:

- Muốn so sánh thường phải chọn mốc so

sánh, ở đây hiđro có (1e) và (1p)

Nên trong phân tử để so sánh khả năng liên

kết của hiđro với các nguyên tử khác người ta

gán cho hiđro có hoá trị I, rồi tính hoá trị của

các nguyên tố liên kết

- Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

? Theo em người ta tính hoá trị của các

nguyên tố khác theo hiđro như thế nào?

Em hãy lấy ví dụ minh hoạ?

+ Với O có hoá trị II người ta cũng xác định

được hoá trị của các nguyên tố khác khi liên

kết với O

+ Em hãy xác định hoá trị của Na, Mg, Al

trong các phân tử sau: Na2O, MgO, Al2O3?

+ Vậy với CTHH: H3PO4 thì nhóm nguyên tử

PO4 có hoá trị là bao nhiêu?

- Từ các ví dụ trên giáo viên cho học sinh rút

ra khái niệm hoá trị như sgk

+ Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tửhiđro liên kết với nó

VD: Trong phân tử CH4, C có hoá trị IV, Trong phân tử H2O, O có hoá trị II

Na hoá trị I; Mg hoá trị II; Al hoá trị III

+ Có 3 nguyên tử hiđro trong phân tử

H3PO4

Vì nhóm PO4 liên kết với 3H nên nó cũng

có hoá trị III

*) Tiểu kết: - Cách để xác định hóa trị của 1 nguyên tố

+ Cách xác định: Dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó, với nguyên tửnguyên tố đã biết hóa trị (nguyên tử nguyên tố H, nguyên tử nguyên tố O …)

+ Khái niệm về hóa trị: Hóa trị là con số biểu thị về khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tốnày với nguyên tử nguyên tố khác (hoặc nhóm nguyên tử)

Trang 26

Hoạt động II: Nghiên cứu quy tắc hoá trị

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

+ Hoạt động cá nhân:

- Giáo viên lấy một ví dụ cụ thể cho học sinh so sánh

+ Từ công thức phân tử NIIIH3I, biết N có hoá trị III?

Em hãy so sánh tích chỉ số và hoá trị của (N) với tích

chỉ số và hoá trị của hiđro

+) Từ đó em hãy đưa ra quy tắc cho công thức chung

sau: AxBy, với A có hoá trị a, B có hoá trị b

- Em hãy phát biểu thành lời quy tắc trên?

+ Cho cả lớp nhận xét, bổ sung +

Vậy theo em nếu biết công thức hoá học ta có thể biết

đựơc hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong

công thức đó hay không?

- Em hãy tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3, biết

Cl có hoá trị I?

- Quy tắc:

Theo đầu bài ta có: phân tử NIIIH3I 1xIII = 3xI

Vậy tích chỉ số và hoá trị của (N) = tích chỉ

số và hoá trị của (H)

Từ công thức trên ta có: a.x = b.y

- Trong công thức hoá học: Tích chỉ số vàhoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số

và hoá trị của nguyên tố kia (hoặc nhómnguyên tử)

- Vận dụng

+ Gọi hoá trị của Fe là a ta có:

+ Theo quy tắc hoá trị: ax1 = Ix3, vậy a =III Hoá trị của sắt trong hợp chất trên là III

*) Tiểu kết : - Quy tắc hoá trị

+ Trong công thức hoá học: Tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị

của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử)

* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội.

V) Củng cô: - Giáo viên đặt câu hỏi và bài tập sgk.

+ Hóa trị của 1 nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì?

+ Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố, trong các hợp chất sau:

a) KH, H2S b) FeO, SiO2

- Hướng củng cô bài:

+ Hóa trị là con số biểu thị về khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử

nguyên tố khác (hoặc nhóm nguyên tử)

+ Cách xác định hóa trị của các nguyên tố, trong các hợp chất sau:

a) KH suy ra K –H, vậy hóa trị của K = I H2S suy ra H – S – H, vậy hóa trị của S = II

b) FeO suy ra Fe = O, vậy hóa trị của Fe = II; SiO2: O = Si = O, vậy hóa trị của Si = IV

VI) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập: Làm bài tập 1 đến 4 sgk / 37- 38

- Hướng dẫn bài tập 4: a Zn hoá trị II; Cu hoá trị I; Al hoá trị III ; b Fe hoá trị II

- Nghiên cứu phần còn lại của bài "Hóa trị": Làm thế nào để lập được CTHH của hợp chất khi

biết hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử?

Trang 27

Ngày soạn: 05/10/2017

Tiết 14: BÀI 10: HÓA TRỊ (Tiết 2) A) Mục tiêu

1 Kiến thức: - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) biểu thị khả năng

liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử) trong phân tử chất, được xác định theo (H) làm mộtđơn vị và O làm hai đơn vị

2 Kỹ năng: - Biết cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm

nguyên tử trong phân tử chất

3 Thái độ: - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Nhớ tên các NTHH, hoá trị, cách xác định hoá trị

B) Trọng tâm: - Vận dụng quy tắc hóa trị, lập công thức hóa học.

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2 Học sinh: Nghiên cứu trước bài

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề,

hoạt động nhóm

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Nêu vấn đề bài mới: Làm thế nào để lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá

trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử chất đó?

III) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Nghiên cứu lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Cho học sinh nghiên cứu ví dụ trong sgk.

+ Nêu các bước lập công thức hoá học theo

hoá trị

Tích chỉ số và hoá trị của S là gì?

Tích chỉ số và hoá trị của O là gì?

(biết S có hoá trị VI và O có hoá trị II)

- Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung,

+) Chọn x, y phù hợp: Theo tính chất của 2phân số bằng nhau: x = 1; y = 3

+) Vậy công thức tìm được là: SO3

- Đưa ra quy tắc chung (sgk) (Cụ thể xác định qua 5 bước)

*) Tiểu kết : - Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị

+ Viết công thức dưới dạng tổng quát chung AxaByb

+ Áp dụng quy tắc hóa trị ta có : a.x = b.y

chuyển thành tỉ lệ ta có: x/y = b/a = b’/a’

+ Vậy ta có công thức hóa học tìm được là: AbaBab (hoặc Ab’aBa’b )

Hoạt động II : Củng cố - Luyện tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 5

Trang 28

công thức em hãy suy nghĩ và cho biết còn

cách nào khác lập nhanh công thức hoá học

+ Vậy công thức tìm được là: PH3

- Tương tự ta tìm được các công thức: CS2,

Fe2O3, NaOH, CuSO4 , Ca(NO3)2 ,

+ Rút gọn hoá trị của các nguyên tố hoặcnhóm nguyên tử cần lập công thức với nhau.+ Lấy hoá trị đã rút gọn của nguyên tố hoặcnhóm nguyên tử này làm chỉ số của nguyên tốhoặc nhóm nguyên tử kia

- Làm bài tập 6:

+ Giải thích:

CTHH viết sai: MgCl; NaCO3; KOSửa lại: MgCl2; K2O; Na2CO3

* Kết luận: - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội

IV) Cũng cô T1: - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:

+ Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai, hãy sửa lại công thức hóa học sau cho đúng(dựa vào quy tắc hóa trị), biết K = I, Al = III, SO42- = II, NO3- = I

a) K(SO4 )3 b) Al(NO3 )3

- Hướng củng cô bài:

a) K(SO4)3 , sửa lại K2(SO4), vì K = I, SO42- = II

b) Al(NO3)3, đúng vì Al = III , NO3- = I

* Kiểm tra đánh giá: - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm.

+ Biết S = IV, hãy chọn công thức hóa học nào sau đây, phù hợp với quy tắc hóa trị

a) S2O2 b) S2O3 c) SO2 d) SO3

Đáp án: c

V) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập: Làm bài tập 7,8 SGK trang 38

- Hướng dẫn bài tập 7: Công thức phù hợp với hoá trị của Nitơ có hoá trị IV là: NO2

- Nghiên cứu bài “Bài luyện tập 2”

Trang 29

Ngày soạn: 10/10/2017

Tiết 15: BÀI 11: BÀI LUYỆN TẬP 3

A Mục tiêu:

1 Kiến thức: - Củng cố:

+ Cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học; khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị

2 Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng: Tính hoá trị của các nguyên tố; biết đúng hay sai cũng như

lập được công thức hoá học khi biết hoá trị

3 Thái độ: - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao, hăng say xây dựng bài.

4 Năng lực cần hướng tới:

1 Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

2 Học sinh: Nghiên cứu trước bài

* Phương pháp: - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức , phương pháp đàm thoại

nêu vấn đề (áp dụng vào giải các bài tập hóa học)

D) Tiến trình dạy học:

I) Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học

II) Các hoạt động học tập:

Hoạt động I: Kiến thức cần nhớ

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Cho học sinh nghiên cứu SGK

Em hãy cho biết đặc điểm CTHH của

- Cho HS nêu cách xác định hoá trị và

cách lập CTHH khi biết hoá trị

+ Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung

- GV: nhận xét, bổ sung, đánh giá

+ CTHH của đơn chất: Tạo nên từ một NTHH.CTHH của đơn chất kim loại cũng còn biểu diễnmột nguyên tử kim loại đó

CTHH của đơn chất phi kim thường được biểudiễn bằng kí hiệu của phi kim và chỉ số của nó

- CTHH chung của hợp chất: AxBy trong đó A, B,

là kí hiệu của các nguyên tố …, Còn x, y là chỉ số.Mỗi CTHH còn chỉ một phân tử chất trừ đơn chấtkim loại

Nêu khái niêm hoá trị và quy tắc hoá trị

+ Hoá trị của H là I, của O là II

- Nêu cách xác định hoá trị; Lập CTHH

Hoạt động II: Luyện tập

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính

- Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài

tập 1 sgk /41

+ Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh

giá

Giáo viên nhận xét, đánh giá

+ Cho học sinh hoạt động cá nhân làm

bài tập 2 SGK trang 41

+ Trong CTHH: Cu(OH)2 .Gọi a là hóa trị của Cu, b là hóa trị của (OH)

Theo quy tắc hoá trị ta có: a.1 = b.2 chuyển thành tỉ lệ: a/b = 2/1

Trang 30

+ Hoạt động cá nhân làm bài tập 2:

+ Em hãy nêu cách lập nhanh công thức

của hợp chất chứa X và Y?

- Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh

giá

Giáo viên nhận xét, đánh giá

- SiO2 : Si hoá trị IV

- Fe(NO3)3: Fe hoá trị III, NO3 hoá trị I

- XO: Vậy X hoá trị II

- YH3: Vậy Y hoá trị III Gọi chỉ số của X là x, Y

là y ta có: II x = III y

Từ đó rút ra x = 3, y = 2.Vậy phương án đúng là

D

Vì II và III không rút gọn được nên lấy 2 làm chỉ

số của Y và 3 là chỉ số của X ta được: X3Y2

* Kết luận: - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội

III) Củng cô: - giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh

lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội

IV) Dặn do: - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập: Làm bài tập 3,4 SGK trang 41, hướng dẫn bài tập 4 : a KCl có PTK = 74,5 (đvC);BaCl2 có PTK = 208 (đvC); AlCl3 có phân tử khối là 187,5 (đvC)

- Nghiên cứu trước bài, ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết

Trang 31

Ngày soạn: 16/10/2017

Tiết 16: KIỂM TRA 1 TIẾT

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp Từ

nội dung bài 1 đến bài 10

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: Làm bài độc lập, nhanh, chính xác.

3 Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.

4 Năng lực hướng tới:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng tái hiện kiến thức, giải quyết vấn đề

- Biết nguyên tử khối của nguyên tố hóa học.

- Biết KHHH của 1 số nguyên tố hóa học

- Hiểu mỗi kí hiệu hóa học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên

tử của nguyên tố đó.

- Tính NTK

- Tách chất

- Tính số hạt cấu tạo nên NT

-Tính khối lượng của nguyên tử

Sô câu

Sô điểm

Tỉ lệ %

8 2,0 20%

1 0,25 2,5%

2 0,5 5%

1 1,0 10%

Sô câu 12

3,75 điểm 37,5%

Sô câu 2

0,5điểm 5%

3-CTHH –

Hoá trị - Biết CTHH của đơn chất chỉ có 1 KHHH

- Biết CTHH của hợp chất có 2 KHHH trở

lên.

- Biết hóa trị của 1 số nguyên tố và 1 số nhóm nguyên tử.

- Viết được CTHH của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố

và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên 1 phân tử.

3 0,75 7,5%

1 2,0 20%

2 2,0 20%

Số câu 10

5,75 điểm

57,5% Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12 3,0 30%

4

1 ,0 10%

1 2,0 20%

4 1,0 10%

2 2,0 20%

1 1,0 10%

Số câu 23

Số điểm 10 100%

A cU B cu C CU D Cu

Câu 2 Cho CTHH của một số chất: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH Trong đó có:

A 3 đơn chất và 3 hợp chất B 5 đơn chất và 1 hợp chất

Trang 32

C 2 đơn chất và 4 hợp chất D 1 đơn chất và 5 hợp chất.

Câu 3 Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt:

A Electron, Proton B Proton, Nơtron C Nơtron, Electron D Electron, Proton, Nơtron

Câu 4 Phân tử khối của hợp chất CuO là:

Câu 7 Hóa trị của nhóm nguyên tử (SO4)là:

A I B II C III D IV.

Câu 8 Hóa trị của nhôm là:

A I B II C III D IV.

Câu 9: Dãy biểu diễn chất là:

A Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox B Thủy tinh, nước, inox, nhựa

C Thủy tinh, inox, xoong nồi D Cơ thể người, nước, xoong nồi

Câu 10: Nước tự nhiên là

A 1 đơn chất B 1 hỗn hợp C 1 chất tinh khiết D 1 hợp chất

Câu 11: Kí hiệu biểu diễn hai nguyên tử oxi là

A 2O B O2 C O2 D 2O2

Câu 12: 5 nguyên tử X thì nặng bằng nguyên tử Brom X là

Câu 13 Vật thể sau đây là vật thể nhân tạo:

A Cây cối; B Sông suối; C Nhà cửa; D Đất đá

Câu 14: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và

nặng hơn phân tử hiđro 47 lần Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là:

Câu 15: Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số electron và số nơtron

lần lượt là:

A 18 và 17 B 19 và 16 C 16 và 19 D 17 và 18

Câu 16: Nguyên tố hóa học là tập hơp nguyên tử cùng loại có:

A Cùng số nơtron trong hạt nhân B Cùng số proton trong hạt nhân

C Cùng số electron trong hạt nhân D Cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân

Câu 17: Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là:

A Kích thước B Nguyên tử cùng loại hay khác loại

C Hình dạng D Số lượng nguyên tử

Câu 18: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ loại hạt:

A Electron B Nơtron C Proton D Proton và nơtron

Câu 19: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau

đó khuấy kỹ, lọc và cô cạn là:

A Đường và muối B Bột đá vôi và muối ăn C Bột than và bột sắt D Giấm và rượu

Câu 20: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử cacbon Nguyên tử X đó có nguyên tử khối và

kí hiệu hóa học là:

II TỰ LUẬN (5đ):

Câu 1: (1đ) Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Oxi ?

Câu 2: (2 đ) Viết công thức hóa học của axit sunfuric (biết trong phân tử có 2H, 1S, 4O)

Câu 3: (2 đ) a Lập công thức hoá học của hợp chất có phân tử gồm: Fe (II) và Cl (I).

b Tính hóa trị của S trong hợp chất SO2.

* LỚP 8B:

Trang 33

Câu 3 Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo bởi các loại hạt :

A Electron, Proton B Proton, Nơtron

C Nơtron, Electron D Electron, Proton, Nơtron

Câu 4 Phân tử khối của hợp chất CaO là:

Câu 7 Hóa trị của nhóm nguyên tử (NO3)là:

A I. B II C III D IV

Câu 8 Hóa trị của Mg là:

A I B II C III D IV.

Câu 9: Dãy biểu diễn vật thể là:

A Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox B Thủy tinh, nước, inox, nhựa

C Thủy tinh, inox, xoong nồi D Cơ thể người, cốc nhựa, xoong nồi

Câu 10: Khí cacbonic là:

A 1 đơn chất B 1 hỗn hợp C 1 chất tinh khiết D 1 hợp chất

Câu 11: Kí hiệu biểu diễn hai phân tử oxi là

A 2O B O2 C O2 D 2O2

Câu 12: 4 nguyên tử X thì nặng bằng nguyên tử Đồng X là

Câu 13 Vật thể sau đây là vật thể tự nhiên:

A Bàn ghế; B Sông suối; C Nhà cửa; D Bút viết

Câu 14: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 3 nguyên tử O và

nặng hơn phân tử hiđro 40 lần Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là:

Câu 15: Một nguyên tử có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17, số nơtron và số electron

lần lượt là:

A 18 và 17 B 19 và 16 C 16 và 19 D 17 và 18

Câu 16: Nguyên tố hóa học là tập hơp nguyên tử cùng loại có:

A Cùng số nơtron trong hạt nhân B Cùng số proton trong hạt nhân

C Cùng số electron trong hạt nhân D Cùng số proton và số nơtron trong hạt nhân

Câu 17: Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là:

A Kích thước B Nguyên tử cùng loại hay khác loại

C Hình dạng D Số lượng nguyên tử

Câu 18: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau nhờ loại hạt:

A Electron B Nơtron C Proton D Proton và nơtron

Trang 34

Câu 19: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau

đó khuấy kỹ, lọc và cô cạn là:

C Bột than và bột sắt D Giấm và rượu

Câu 20: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử oxi Nguyên tử X đó có nguyên tử khối và kí

hiệu hóa học là:

I TỰ LUẬN (5đ):

Câu 1: (1đ) Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Canxi ?

Câu 2: (2 đ) Viết công thức hóa học của axit sunfurơ (biết trong phân tử có 2H, 1S, 3O) Câu 3: (2 đ)

a Lập công thức hoá học của hợp chất có phân tử gồm: Al (III) và Cl (I).

b Tính hóa trị của N trong hợp chất N2O3.

IV: HƯỚNG DẪN CHẤM:

b hóa trị III

VII KẾT QUẢ: GIỎI: ( % ); TRUNG BÌNH: ( %);

KHÁ: ( %); YẾU, KÉM : ( %)

Trang 35

Ngày soạn: 20/10/2017

Tiết 17: TRẢ BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT

A) Mục tiêu.

1 Kiến thức: Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp.

2 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng: Nhận dạng loại câu hỏi, bài tập

3 Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.

4 Năng lực cần hướng tới: - Năng lực tự học; Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

b hóa trị III

3 Nhận xét bài làm của học sinh

- Khen, biểu dương những em làm bài tốt

- Nhắc nhở, sửa sai lỗi một số em chưa làm bài tốt

- Chỉ rõ nguyên nhân, hướng khắc phục cho các em

4 KẾT QUẢ: GIỎI: ( % ); TRUNG BÌNH: ( %);

KHÁ: ( %); YẾU, KÉM : ( %)

Trang 37

Ngày soạn: 05/11/2017

Tiết 18: CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

A) MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải thu được:

1 Kiến thức:

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác

- Nhận biết được một số hiện tượng vật lí và hoá học trong cuộc sống

- Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm

- Yêu thích môn học

4 Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

- Năng lực thực hành, giải quyết vấn đề

B) Trọng tâm: Hiện tượng hóa học

C) Chuẩn bị:

1 Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, phông, bảng phụ

- Hóa chất: H2O, bột Fe, bột S, đường

- Dụng cụ: Ông nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp, đèn cồn, bật lửa, thìa thủy tinh, cốc thủy tinh,bát sứ, đũa thủy tinh, ống thủy tinh, kiềng, nam châm, cân, đĩa thủy tinh

2 Học sinh: - Ôn bài chất và đọc trước bài mới.

D) PHƯƠNG PHÁP/KỶ THUẬT DẠY HỌC

- Bàn tay nặn bột; Hoạt động nhóm

E) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I Ổn định tổ chức: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số:

II Kiểm tra bài cũ : (3 phút)

1 Chất có những tính chất nhất định nào? Muốn xác định được tính chất của chất ta làm như

thế nào?

III Bài mới:

a Nội dung bài mới

- Yêu cầu hs đề xuất

thêm tình huống xuất

+ Đun sôi nước

+ Viên nước đá để ngoàikhông khí

+ Đun hỗn hợp Fe và S

1 Tình huông xuất phát:

(1) Hòa tan đườngvào nước

(2) Đun nóng đường

(3) Đun sôi nước

(4) Viên nước đá đểngoài không khí

(5) Đun hỗn hợp Fe

và S

GV:Ghi tìnhhuống lên bảng

Trang 38

thêm câu hỏi thắc mắc

cho tình huống xuất

- Yêu cầu Hs thảo

luận nhóm nêu biểu

tượng ban đầu trong 2

- Treo bảng phụ và trình bày trước lớp

Chất có sự biến đổi:

+ Giữ nguyên là chấtban đầu

+ Tạo thành chấtkhác

Hs có thể trìnhbày bằng lờihoặc đặtcâu hỏi thắc mắc

của các nhóm, yêu cầu

Hs đề xuất giả thuyết

trên cơ sở biểu tượng

đề ra giả thuyết

Chất có sự biến đổi:

(1), (3), (4) Vẫn là chất ban đầu

(2), (5) Tạo thành chất khác

- Thảo luận nhóm, đề xuất phương án nghiên cứu , kiểm chứng giả thuyết:

+ Phương án 1: Tiến hành thí nghiệm: Hòa đường vào nước

+ Phương án 2: Tiến hành thí nghiệm: Đun nóng đường

+ Phương án 3: Tiến hành thí nghiệm: Đun sôi nước

+ Phương án 4: Tiến hành thí nghiệm: Cho viên đá vào cốc thủy tinhkhô

+ Phương án 3: Tiến hành thí nghiệm:

Đun nóng hỗn hợp sắt vàlưu huỳnh

3 Giả thuyết và

phương án kiểm chứng.

a Giả thuyết

Chất có sự biến đổi:

(1), (3), (4) Vẫn là chất ban đầu

(2), (5) Tạo thành chất khác

b Phương án kiểm chứng

Ghi phần giả thuyết

và các phương

án kiểmchứng lên bảng

nghiệm cho việc

nghiên cứu, tìm tòi

- Đề xuất dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí nghiệm cần dùng

+ Hòa đường vào nước, sau đó cô cạn nước đường

4 Thực nghiệm – tìm toi

a Dụng cụ, hóa chất cần dùng

b Hiện tượng và giải thích

- Nếu

Hs nêu hiện tượng hoặc sử

Trang 39

+ Để viên nước đá vào cốc thủy tinh khô

+Trộn hỗn hợp sắt và lưu huỳnh theo tỉ lệ khốilượng 56 : 32 Chia hỗn hợp thành hai phần:

* Đưa nam châm lại gần một phần

* Đun nóng đầu que thủy tinh và cho vào phần hỗn hợp còn lại trong đế sứ Sau đó, cho nam châm lại gần sản phẩm sau khi tiến hành thí nghiệm

- Nhận dụng cụ, hóa chất

- Tiến hành thí nghiệm

- Quan sát nêu hiện tượng, giải thích và kết luận

- Ghi các hiện tượng và giải thích vào nhật kí thực hành

- Nêu câu hỏi thắc mắc

- Lắng nghe.Lập CTHHcủa chất mới

- Hs so sánh với biểu tượng ban đầu, thống nhất rút ra kết luận theo nhóm

c So sánh với biểu tượng ban đầu, thống nhất rút ra kết luận

d Kết luận của cá nhân và nhóm

dụng thuật ngữ chưa đúng thì

Gv chưa cần chỉnh sửa

- Yêu cầu Hs đối

chiếu kết luận của thí

nghiệm với biểu tượng

biến đổi có tạo ra chất

khác là hiện tượng hoá

học

- Thảo luận nhóm đối chiếu với biểu tượng banđầu và rút ra kết luận

- Lắng nghe

- Trả lời:

+ Hiện tượng vật lí làhiện tượng chất biến đổi

mà vẫn giữ nguyên làchất ban đầu

+ Hiện tượng hoá học làhiện tượng chất biến đổi

có tạo ra chất khác

5 Kết luận

- Hiện tượng vật lí làhiện tượng chất biếnđổi mà vẫn giữnguyên là chất banđầu

- Hiện tượng hoá học

là hiện tượng chấtbiến đổi có tạo ra chấtkhác

Cho Hs

tự hoàn thiện kiến thức trên phiếu học tập

và trongvở nhật

kí thực hành

Trang 40

hiện tượng hóa học

với hiện tượng vật lí?

-Trả lời:

+ Giống: Chất có sự biếnđổi

+ Khác: Hiện tượng hóahọc có tạo thành chấtmới

- Dấu hiệu chính để phânbiệt hiện hóa học vớihiện tượng vật lí là cóchất mới tạo thành

IV Củng cố: (5 phút)

- Yêu cầu Hs rút ra kết luận sau khi học bài

- Chiếu một số hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết hiện tượng hóa học, vật lí

+ Diễn biến của phản ứng hóa học

+ Khi nào phản ứng hóa học xảy ra

+ Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

+ Tìm hiểu một số hiện tượng hóa học trong đời sống?

Ngày đăng: 28/11/2021, 13:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

III) Củng cô: -Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
ng cô: -Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội (Trang 14)
- Nghiên cứu mô hình - Nhận xét. - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
ghi ên cứu mô hình - Nhận xét (Trang 16)
- Bảng phụ: “Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm” - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
Bảng ph ụ: “Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm” (Trang 21)
III) Củng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
ng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội (Trang 22)
- Máy tính, máy chiếu, phông, bảng phụ. - Hóa chất:  H2O, bột Fe, bột S, đường. - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
y tính, máy chiếu, phông, bảng phụ. - Hóa chất: H2O, bột Fe, bột S, đường (Trang 37)
- Treo bảng phụ và trình bày trước lớp     - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
reo bảng phụ và trình bày trước lớp (Trang 38)
IV. Củng cố: (5phút) - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
ng cố: (5phút) (Trang 40)
- Chiếu một số hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết hiện tượng hóa học, vật lí. - Tổ chức trò chơi trong 2 phút. - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
hi ếu một số hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết hiện tượng hóa học, vật lí. - Tổ chức trò chơi trong 2 phút (Trang 40)
Dụng cụ: Tranh hình 2.5 phóng to 2. Học sinh :  Nghiên cứu trước bài  - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
u ̣ng cụ: Tranh hình 2.5 phóng to 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài (Trang 41)
3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề: - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề: (Trang 47)
- GV cho hs quan sát hình thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ, hóa chất và hướng dẫn hs. - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
cho hs quan sát hình thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ, hóa chất và hướng dẫn hs (Trang 52)
III) Cũng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội. - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
u ̃ng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội (Trang 60)
II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề: - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
Bảng m ô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề: (Trang 66)
- Phương pháp nghiên cứu: qua hình vẽ, qua quan sát thí nghiệm,... - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
h ương pháp nghiên cứu: qua hình vẽ, qua quan sát thí nghiệm, (Trang 125)
- Bảng phụ: “Sơ đồ hệ thống kiến thức từ bài tính chất ứng dụng Hiđro - điều chế Hiđro và phản ứng thế” - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
Bảng ph ụ: “Sơ đồ hệ thống kiến thức từ bài tính chất ứng dụng Hiđro - điều chế Hiđro và phản ứng thế” (Trang 133)
- Bài soạn, bảng phụ, phiếu học tập - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
i soạn, bảng phụ, phiếu học tập (Trang 137)
GV: Đưa bảng phụ bài tập sau, yêu cầu các nhóm hoàn thành: HS các nhóm thực hiện: - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
a bảng phụ bài tập sau, yêu cầu các nhóm hoàn thành: HS các nhóm thực hiện: (Trang 142)
GV: Đưa bảng phụ bài tập sau, yêu cầu các nhóm hoàn thành: HS các nhóm thực hiện: - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
a bảng phụ bài tập sau, yêu cầu các nhóm hoàn thành: HS các nhóm thực hiện: (Trang 144)
3. Cũng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
3. Cũng cô: -Giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức (chuẩn bị bảng phụ), yêu cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học, giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội (Trang 150)
4. Cũng cô: -Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau: - Hoa hoc 8 Giao an ca nam
4. Cũng cô: -Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau: (Trang 164)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w