1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG môn PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

24 102 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 70,58 KB

Nội dung

Câu 1. Nêu và phân tích các quan điểm tiếp cận trong việc phát triển chương trình giáo dục. Liên hệ với việc phát triển chương trình ở trường Tiểu học của Anh (Chị).Câu 2. So sánh giữa việc phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung với phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh. Cho ví dụ minh hoạ để làm rõ sự so sánh đó.Câu 3: Phân tích những điểm mới của chương trình giáo dục tiểu học trong chương trình phổ thông 2018. Từ đó, đề xuất các biện pháp để phát triển hiệu quả chương trình trong giai đoạn hiện nay.Câu 4: Hãy phân tích về chương trình một môn học hoạt động giáo dục mà ThầyCô đang thực hiện. Từ đó, đề xuất biện pháp phát triển chương trình môn họchoạt động giáo dục đó một cách hiệu quả, khả thi.

Trang 1

Đề cương môn: Phát triển chương trình giáo dục tiểu học

( K1A GDTH- CĐ Giao Thủy)

GV: Nguyễn Thị Xuân Lan

Câu 1 Nêu và phân tích các quan điểm tiếp cận trong việc phát triển chương trình giáo dục Liên hệ với việc phát triển chương trình ở trường Tiểu học của Anh (Chị).

1 Nêu và phân tích các quan điểm tiếp cận trong việc phát triển chương trình giáo dục

Trong lịch sử phát triển giáo dục có 3 cách tiếp cận khác nhau trong việc xâydựng CTĐT: Tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát triển (tiếp cận năng lực) Tại mỗi thời điểm của lịch sử phát triển giáo dục, các quốc gia cũng nhưmỗi nhà trường cần có cách tiếp cận riêng phù hợp với sứ mệnh của riêng mình Vìvậy, các nhà quản lý giáo dục, nhà sư phạm cần hiểu bản chất của từng cách tiếp cận CTĐT

a Cách tiếp c n n i dung: â ô

Theo cách tiếp cận này: CTĐT chỉ là bản phác thảo nội dung đào tạo Đây là cách tiếp cận kinh điển trong việc xây dựng CTĐT, mục tiêu đào tạo chính là nộidung đào tạo, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt nội dung dạy học Như vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ nội dung dạy học

- Ưu điểm: Xác định rõ nội dung dạy học, CTĐT chẳng khác gì mục lục của cuốn sách giáo khoa; dễ dàng truyền thụ tri thức sẵn có của người dạy cho người học

- Hạn chế: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, sự bùng nổ thôngtin như vũ bão, kiến thức gia tăng theo cấp số nhân, cách tiếp cận nội dung CTĐT đào tạo không còn phù hợp vì thiếu thời gian học tập trên lớp, người học trở nên thụ động, khó đánh giá được mức độ nông sâu của kiến thức

b Cách tiếp câ n muc têu: ̣

Vào giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận mục tiêu được sử dụng ở Mỹ Theo cách tiếp cận này, CTĐT phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo Dựa vào mục tiêu đào tạo mà người thiết kế chương trình lựa chọn nội dung, phương pháp và cách thức đánh giá kết quả học tập thích hợp Cách tiếp cận này chú ý đến đầu

ra (out put), chú trọng sản phẩm (những thay đổi về hành vi của người học về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ B.Loom đã xây dựng được mục tiêu về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ Cách tiếp cận này coi đào tạo là công cụ để tạo nên các sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn Mục tiêu đào tạo phải được xâydựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí để đánh giá

Trang 2

hiệu quả của quá trình đào tạo Với cách tiếp cận mục tiêu có thể chuẩn hóa quy trình xây dựng CTĐT cũng như quy trình đào tạo theo một công nghệ nhất định Vìthế, có khái niệm “Công nghệ giáo dục” và CTĐT được xây dựng theo kiểu này gọilà “CTĐT kiểu công nghệ”.

- Ưu điểm: Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết, thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lượng CTĐT; người dạy và người học biết rõ mình phải làm gì trong quá trình dạy học để đạt mục tiêu; xác định rõ hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; dễ dàng cho việc quản lý hoạt động dạy học

- Hạn chế: Sản phẩm đào tạo phải đồng nhất ở đầu ra (out put) trong khi nguyên liệu đầu vào (in put) là những con người rất khác nhau; rèn đúc người học theo một khuôn mẫu nhất định làm người học bị thụ động, thiếu tính sáng tạo…; khả năng tiềm ẩn, nhu cầu, sở thích của cá nhân người học không được quan tâm đúng mức; chỉ dừng lại ở một quá trình học tập mà chưa định hướng rõ ràng

phương hướng phấn đấu trong tương lai của người học

c Cách tiếp cận phát triển:

Với quan điểm: Giáo dục là một quá trình, mức độ làm chủ bản thân tiềm ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa hay nói cách khác, đào tạo theo hướng phát triển (tiếp cận) năng lực của người học Theo Kelly.A.V (1977),

“CTĐT là một quá trình và giáo dục là một sự phát triển” Theo quan điểm này, giáo dục phải phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm chủđược những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp một cách chủ động và sáng tạo Giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục trong suốt cuộc đời mỗi con người, như vậy nó không chỉ được đặc trưng chỉ bằng một mục đích cuối cùng nào

- Ưu điểm: Sản phẩm đào tạo đa dạng, giúp người học thích ứng với cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp; mang tính nhân văn vì cách tiếp cận này chú trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá trị mà mang chương trình mang lại; CTĐT đáp ứng được nhu cầu của người học, quá trình đào tạo giúp người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề Việc xây dựng CTĐT theo môđun cho phép người học với sự giúp đỡ của người dạy có thể tự mình xác định lấy CTĐT cho riêng mình

- Hạn chế: Cách tiếp cận này quá chú trọng đến nhu cầu và sở thích của cá nhân mà ít quan tâm đến lợi ích của cộng đồng Trong thực tế, nhu cầu và sở thích của các cá nhân thường đa dạng và hay thay đổi nên CTĐT khó thỏa mãn

Như vậy, mỗi cách tiếp cận CTĐT có những đặc điểm riêng, có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy, các nhà quản lý và các nhà sư phạm cần hiểu được bản chất của CTĐT để xây dựng cho phù hợp

2 Liên hệ với việc phát triển chương trình ở trường Tiểu học của Anh (Chị).

Trang 3

Việc phát triển chương trình ở trường tiểu học của em có sự kết hợp của pháttriển chương trình theo hướng tiếp cận nội dung và phát triển chương trình theo hướng tiếp cận phát triển năng lực học sinh

a.Ở các khối lớp 2, 3, 4, 5: phát triển chương trình theo hướng tiếp cận nội dung song đã có sự đổi mới về phương pháp giảng dạy, kế hoạch bài dạy theo 4 bước chính (khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng) bước đầu chú ý đến việc phát triển năng lực người học, đổi mới về kiểm tra đánh giá ( giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, phụ huynh đánh giá học sinh), coi trọng sự tiến bộ của học sinh Hình thức tổ chức lớp học đã thay đổi cho phù hợp với giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, dạy qua zalo, qua Zoom…

b Ở khối lớp 1: đã phát triển chương trình theo hướng tiếp cận phát triển năng lực tức là dạy chương trình GDPT 2018

- Chương trình giáo dục Tiểu học ở chương trình GDPT 2018 giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáodục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt

-Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ởlớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt độngtrải nghiệm Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ 1 ( ở lớp 1, lớp 2)

So với chương trình hiện hành TH2000 đang dạy học, ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn

Điểm mới rõ nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải

nghiệm Đó là trải nghiệm ở tiểu học và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở bậcTHCS, THPT Nội dung cơ bản của chương trình này xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân, giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xãhội; giữa học sinh với môi trường; học sinh với nghề nghiệp

Thời lượng giáo dục:

Chương trình Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết học 35 phút, chương trình tiểu học mới dạy học thông qua các hoạt động, thời lượng dạy học từ 2,7 giờ/ngày của chương trình hiện hành nay giảm xuống dạy học còn 1,8 giờ/ngày

- Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và

Trang 4

những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tựđộng hóa của kỹ thuật số

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thínghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng

Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp Tuy nhiên,

dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế

- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầucần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản

lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh

Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập

Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.Việc đánh giá định kỳ

do cơ sở giáo dục tổ chức

Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội

Trang 5

Câu 2 So sánh giữa việc phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung với phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh Cho ví dụ minh hoạ để làm rõ sự so sánh đó.

Bài làm 1

So sánh giữa việc phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung (TCND) với phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh (TCNLHS)

Phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung với phát triển

chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh có những điểm khác biệt rất rõ rệt thể hiện ở 6 điểm sau:

Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:

Chương trình giáo dục theo tiếp cận Chương trình giáo dục theo tiếp cận

Trang 6

nội dung phát triển năng lực

- Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ

năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô

tả không chi tiết và khó có thể quan sát,

đánh giá được

- Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu

làm trọng

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp

1 của trung tâm công nghệ giáo dục của

giáo sư Hồ Ngọc Đại( gọi tắt là Chương

trình Tiếng Việt 1CNGD): Đọc thông

viết thạo, viết đúng chính tả Học sinh

nắm vững cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt và

luật chính tả để viết không sai

- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được.

- Học để sống, học để biết làm.

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Chủ yếu hình thành các kỹ năng đọc - viết- nghe – nói, giảm yêu cầu viết chữ đẹp, chỉ chú trọng mục tiêu viết đúng;

Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù ( năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)

Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội dungchủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà chưa cụthể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào thực tiễnnhư dạy học phát triển năng lực

Thứ hai, về nội dung dạy học:

Chương trình giáo dục theo tiếp cận

nội dung

Chương trình giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực

- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa

học chuyên môn, được quy định chi tiết

trong chương trình

- Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự

phát triển tuần tự của các khái niệm, định

luật, học thuyết khoa học Sách giáo khoa

được trình bày liền mạch thành hệ thống

kiến thức

- Việc quy định cứng nhắc những nội dung

chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính

cập nhật

- Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

- Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động.

- Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện

để người dạy dễ cập nhật tri thức

Trang 7

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

CNGD: Tất cả nội dung kiến thức là thành

tựu về ngữ âm tiếng Việt được đưa vào, vật

liệu đơn giản, dễ làm, tài liệu phát triển có

hệ thống và vững chắc bắt đầu từ tiếng, âm,

vần, từ, câu, đoạn (không làm việc 1 thì

không làm được việc 2 ) Nội dung chi tiết

cho từng tuần từng kì học, không có phần

và điều kiện thực tế địa phương

Bảng so sánh cho thấy nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơbản so với dạy học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vậndụng lý thuyết vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở; Sách giáo khoakhông theo hệ thống kiến thức liền mạch Việc không thành hệ thống nội dung liềnmạch của Sách giáo khoa có thể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khicần thiết

Thứ ba, về phương pháp dạy học (PPDH)

Chương trình giáo dục theo tiếp cận

nội dung

Chương trình giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực

- Người dạy là người truyền thụ tri thức,

học sinh tiếp thu những tri thức được quy

định sẵn

- Người học có phần “thụ động”, ít phản

biện

- Giáo án thường được thiết kế theo trình

tự đường thẳng, chung cho cả lớp

- Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi

kiến thức đã được có sẵn trong sách

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH truyền

thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành,

trực quan…)

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp

- Người dạy chủ yếu là người tổ chức,

hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò.

- Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi

- Giáo án được thiết kế phân nhánh,

có sự phân hóa theo trình độ và năng lực

- Người học có nhiều cơ hội được bày

tỏ ý kiến, tham gia phản biện.

- Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện,

Trang 8

1CNGD : Phương pháp chủ yếu là làm

mẫu, thuyết trình và giảng giải Thiết kế

chi tiết từng việc trong một bài dạy Các

em học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không

phải đi từ chữ rồi trở lại âm như chương

trình GDPT 2000, mà công nghệ giáo dục

đi từ âm đến chữ, tức là đi từ trừu tượng

đến cụ thể Mà học sinh tiểu học đặc điểm

tư duy đi từ cụ thể rồi mới tới trừu tượng

trải nghiệm…) kết hợp PP truyền thống

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học

Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung tâm, sử dụng nhiềuPPDH truyền thống Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách truyền thống là chỉsoạn từng bước theo trình tự kiến thức (theo đường thẳng) bất di bất dịch nhưthường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng không phù hợp với dạy học theonăng lực là cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng HS khác nhau

Qua phần so sánh về PPDH cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học theo pháttriển năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợptruyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động Từ đó pháthuy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học

Thứ tư, về môi trường học tập:

Chương trình giáo dục theo tiếp cận

nội dung

Chương trình giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực

Thường sắp xếp cố định (theo các dãy

bàn), người dạy ở vị trí trung tâm

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt

lớp 1 CNGD: Giáo viên thường đứng ở

trên bục giảng, chỗ học sinh cả lớp đều

nhìn thấy để quan sát cô làm mẫu và

nhắc lại

Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm.

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp

1, giáo dục phổ thông 2018: Tùy từng bài dạy, tùy hình thức tổ chức lớp học

mà giáo viên lựa chọn vị trí phù hợp

Môi trường học tập cũng có những điểm khác trong dạy học phát triển năng lực sovới dạy học truyền thống là: người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa…

Trang 9

để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học Lớphọc có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…

- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây

dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ

gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm

đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức

vào thực tiễn

- Người dạy thường được toàn quyền

trong đánh giá

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp

1 CNGD: Chú trọng đánh giá kiến thức

và kĩ năng, đánh giá bằng điểm số, giáo

viên là người đánh giá chính Sản phẩm

đào tạo phải đồng nhất ở đầu ra (out put)

trong khi nguyên liệu đầu vào (in put) là

những con người rất khác nhau; rèn đúc

người học theo một khuôn mẫu nhất định

làm người học bị thụ động

- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả

“đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau.

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức

độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức của HS.

Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong

đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập,

Trang 10

rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Đánh giá của dạy học phát triển năng lực thể hiện rõ mục tiêu cần đạt củađịnh hướng này, đó là sản phẩm “đầu ra” có vận dụng kiến thức đã học vào thựctiễn được hay không, học và có biết làm không? Một điểm đáng lưu ý trong đánhgiá của dạy học phát triển năng lực là người học được tham gia vào quá trình đánhgiá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất rất quan trọng của con người thời

- Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ

- Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc

vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa

- Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm

GD là những con người ít năng động, sáng tạo

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

CNGD: Học sinh đọc thông viết thạo nhưng thiếu

khả năng sáng tạo, chỉ rập khuôn, máy móc theo

những cái có sẵn, quen thuộc Khả năng vận dụng

thực tế thấp

- Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa.

- Phát huy khả năng ứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin.

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Học sinh cũng đọc thông viết thạo, bước đầu hiểu văn bản; Có thể sáng tạo viết bưu thiếp, tự tin nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn hoặc nhóm bạn; kể câu chuyện

Trang 11

đã được đọc được nghe….

Rõ ràng sản phẩm GD của hai mô hình phát triển chương trình GD là rấtkhác nhau Đây chính là vấn đề quan trọng nhất Bất cứ một chiến lược GD, môhình GD nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình GD ra sao

Bài làm 2 ( Câu 2)

So sánh giữa việc phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội

dung (TCND) với phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh (TCNLHS)

Phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung với phát triển

chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực học sinh có những điểm khác biệt rất rõ rệt thể hiện ở 6 điểm sau:

1 Mục tiêu giáo dục:

- Phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung (TCND): Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 của trung tâm công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại (gọi tắt là Chương trình Tiếng Việt 1CNGD): Đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả Học sinh nắm vững cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt

và luật chính tả để viết không sai.

- Phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực (TCNL): Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện đượcmức độ tiến bộ của người học một cách liên tục,

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Chủ yếu hình thành các kỹ năng đọc - viết- nghe – nói, giảm yêu cầu viết chữ đẹp, chỉ chú trọng mục tiêu viết đúng; Phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù ( năng lực ngôn ngữ và năng lực

2 Nội dung giáo dục:

-TCND: Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khóa học chuyên môn, khônggắn với các tình huống thực tiễn Nội dung được quy định chi tiết trong chươngtrình

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 CNGD: Tất cả nội dung kiến thức là thành tựu về ngữ âm tiếng Việt được đưa vào, tài liệu phát triển có hệ

Trang 12

thống bắt đầu từ tiếng, âm, vần, từ, câu, đoạn (không làm việc 1 thì không làm được việc 2 ) Nội dung chi tiết cho từng tuần từng kì học, không có phần tự chọn.

định, gắn với các tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dungchính, không quy định chi tiết ; Sách giáo khoa không theo hệ thống kiến thứcliền mạch Việc không thành hệ thống nội dung liền mạch của Sách giáo khoa cóthể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khi cần thiết

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: SGK được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho GV Vì vậy, ở mỗi hoạt động,

GV có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng

HS và điều kiện thực tế địa phương

-TCNL: Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tíchcực lĩnh hội tri thức Tập trung phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả nănggiao tiếp,…;Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy họctích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành

Ví dụ: Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1, giáo dục phổ thông 2018: Lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học

4 Hình thức dạy học:

-TCND: Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp học

Ví dụ : Chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 CNGD: Giáo viên thường đứng ở trên bục giảng, chỗ học sinh cả lớp đều nhìn thấy để quan sát cô làm mẫu và nhắc lại HS làm việc cá nhân là chủ yếu.

Ngày đăng: 15/11/2021, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w