1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương bài giảng tổ chức quản lý quá trình dạy học và phát triển chương trình giáo dục

36 682 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Môn học mô tả về những vấn đề cơ bản về Nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức, viên chức; làm rõ đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo; tì

Trang 1

KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO

(Lưu hành nội bộ)

Hưng Yên, 2015 KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT -

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1.1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt

Nam 4

1.1.1 Những quan điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước 4

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam 5

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam 8

1.2 Những vấn đề cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước 11

1.2.1 Khái niệm quản lí hành chính nhà nước 11

1.2.2 Những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCN Việt Nam 14

1.2.3 Nội dung và quy trình chủ yếu của quản lí hành chính Nhà nước 15

1.2.4 Công cụ (phương tiện), hình thức và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước 16

1.3 Những vấn đề cơ bản của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức 20

1.3.1 Luật Cán bộ công chức 20

1.3.2 Luật Viên chức 21

1.4 Tiêu chuẩn, chức danh nghiệp vụ của giáo viên phổ thông 21

Chương 2: ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 2.1 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong Giáo dục và Đào tạo hiện nay 22

2.2 Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới Giáo dục và Đào tạo 24

Trang 3

2.3 Định hướng chiến lược Giáo dục và Đào tạo thời kỳ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo từ 2011 đến 2020 29

Chương 3: LUẬT GIÁO DỤC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 3.1 Luật Giáo dục Việt Nam (2005) 30

3.2 Luật sửa đổi bổ sug một số điều của Luật giáo dục (2009) 30

Chương 4: ĐIỀU LỆ, QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 4.1 Điều lệ trường trung học 31

4.2 Các quy chế, quy định về việc giảng dạy ở bậc THPT 31

4.3 Các quy chế, quy định về thanh tra, kiểm tra ở bậc học THPT 32

4.4 Quy chế công nhận trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia 32

4.5 Quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông (THPT) 32

4.6 Quy chế, quy định về chế độ cho điểm, hệ số các loại điểm kiểm tra và hệ số các môn học 32

Chương 5: THỰC TIỄN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 5.1 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thực tiễn giáo dục đào tạo của địa phương hiện nay 33

5.2 Những quy định, những chỉ đạo về giáo dục đào tạo của địa phương 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 34 PHỤ LỤC

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Học phần Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo dục – Đào tạo là môn học nằm trong chương trình đào tạo giáo viên Môn học trang bị cho sinh viên sư phạm những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước và quản lý Ngành giáo dục đào tạo để khi trở thành giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách của một viên chức của ngành Giáo dục – Đào tạo Đồng thời môn học này cũng giúp ích

cho những người có nhu cầu dự tuyển để trở thành công chức, viên chức

Môn học mô tả về những vấn đề cơ bản về Nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức, viên chức; làm rõ đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo; tìm hiểu nội dung cơ bản của Luật Giáo dục, Điều lệ, qui chế, qui định đối với giáo dục phổ thông; liên hệ thực tiễn, phân tích đánh giá hoạt động giáo dục đào tạo bậc phổ thông ở địa phương

Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, tác giả mong bạn đọc góp ý kiến nhận xét để cuốn tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn

Xin chân thành cám ơn!

TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN

TẬP THỂ TÁC GIẢ

Trang 5

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ

NƯỚC, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

1.1 Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt Nam

1.1.1 Những quan điểm cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

* Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng CSVN, nhà nước và các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo, nhà nước CHXHCN Việt Nam là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền “của dân, do dân và vì dân”, các đoàn thể…đại diện cho các tầng lớp nhân dân xây dựng và quản lý nhà nước tuỳ theo tôn chỉ và mục đích của mình

* Bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam

Bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân

Học xong chương 1, người học có khả năng:

- Xác định được những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và những vấn đề cơ bản trong quản lý hành chình Nhà nước

- Trình bày được những nội dung cơ bản của Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức

- So sánh tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của giáo viên phổ thông hạng I, II, III

Trang 6

Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nứơc có tính giai cấp, nhà nước quản lí XH bằng pháp luật, theo pháp luật và nêu cao vai trò của pháp chế

Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân: được thể hiện bằng toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế chính sách đến những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước

Các hoạt động này đều thể hiện quan điểm của giai cấp công nhân Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động là thống nhất ( cuộc cách mạng XHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo, sau khi giành chính quyền thì nhân dân lao động trỏ thành người làm chủ đất nước)

Tính nhân dân của nhà nước thể hiện: Nhà nước pháp quyền XHCN thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, cán bộ công chức nhà nước là công bộc của dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân

Tính dân tộc cảu nhà nước thể hiện: Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và con người VN

1.1.2 Những nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động củabộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà những phương hướng mang tính chỉ đạo trong quá trình tổ chức và hoạt động củabộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Hiến pháp

Những nguyên tắc đó là: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng cộng sản lãnh đạo nhà nước; tập trung dân chủ; bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc; pháp chế xã hội chủ nghĩa

* Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

Hiến pháp 1992 quy định "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân"

Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Trang 7

ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước và ở địa phương Ngoài ra nhân dân còn trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước bằng nhiều cách khác nhau như: nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc quản lý nhà nước; tham gia thảo luận Hiến pháp và luật; trực tiếp bầu ra các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, giám sát hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, bãi nhiệm các đại biểu này khi họ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân; bỏ phiếu trưng cầu ý dân về những vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ quyền hạn của nhà nước

* Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với nhà nước

Điều 4 Hiến pháp khẳng định "Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo đối với nhà nước"

Nội dung nguyên tắc đó thể hiện ở việc Đảng định hướng sự phát triển vềtổ chức bộ máy nhà nước, giới thiệu, bồi dưỡng cán bộ ưu tú để nhân dân lựa chọn bầu hoặc để các cơ quan nhà nước đề bạt bổ nhiệm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước;Đảng vạch ra phương hướng xây dựng nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước; Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các đảng viên, các tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước, thông qua công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trongbộ máy nhà nước.Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng mọi tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là một tất yếu khách quan, là sự bảo đảm cho nhà nước ta thực sự là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

* Nguyên tắc tập trung dân chủ

Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định "Quốc hội với Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ" Bản chất của nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của nhà nước, sự trực thuộc, phục tùng của các cơ quan nhà nước cấp dưới trước các cơ quan nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ, tạo điều kiện cho việc phát triển sự sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan nhà nước cấp dưới

Trang 8

Tập trung và dân chủ là hai mặt của một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau Nếu chỉ chú trọng sự tập trung thì dễ dẫn đến chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ, nhưng nếu chỉ chú trọng phát triển dân chủ mà không bảo đảm sự tập trung thì dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, cục bộ địa phương Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc này đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất,bộ máy nhà nướcphải do nhân dân xây dựng nên Nhân dân thông qua bầu cử để lựa chọn những đại biểu xứng đáng, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân

Thứ hai, quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phải thực hiện Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, cấp dưới, địa phương có quyền phản ánh những kiến nghị của mình đối với cấp trên, trung ương, có quyền sáng kiến trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của đơn vị, địa phương

Thứ ba, những vấn đề quan trọng của cơ quan nhà nước phải được đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số

* Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc

Điều 5 Hiến pháp 1992 quy định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trong đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc,

nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống

và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số"

Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động củabộ máy nhà nướcđòi hỏi, tất cả các dân tộc phải có đại diện của mình trong các cơ quan nhà nước đặc biệt trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp Các cơ quan nhà nước phải xuất phát

từ lợi ích của nhân dân, của các dân tộc, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các dân tộc Nhà nước có chính sách ưu tiên giúp đỡ để các dân tộc ít người mau

Trang 9

Bên cạnh đó, nhà nước nghiêm trị những hành vi miệt thị gây chia rẽ, hằn thù giữa các dân tộc cũng như bất cứ hành vi nào lợi dụng chính sách dân tộc để phá hoại

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, nhà nước ta

* Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa" Nguyên tắc này đòi hỏi:

Thứ nhất, nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện Đây là

cơ sở pháp lý hết sức cần thiết để thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước

Thứ hai, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được tiến hành theo đúng pháp luật Tất cả các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật một cách nghiêm túc

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật Bất cứ mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cá nhân nhân, tổ chức nào cũng phải được xử lý ngiêm minh theo đúng quy định của pháp luật

Thứ tư, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật

để nâng cao ý thức pháp luật của mọi công dân để mọi công dân hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tích cực đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam

Căn cứ vào trật tự hình thành cũng như tính chất, vị trí, chức năng của các cơ quan nhà nước, thìbộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nambao gồm bốn hệ thống:

Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại diện, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân trực tiếp bầu ra thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

Trang 10

Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước hay còn gọi là các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc

Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan thuộc Ủ ban nhân dân Chức năng chủ yếu của các cơ quan này là quản lý hành chính nhà nước

Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự các cấp Các cơ quan này có chức năng xét xử

Hệ thống các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự các cấp Các cơ quan này có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện

quyền công tố

Ngoài bốn hệ thống các cơ quan nhà nước nói trên, trongtổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namcòn có Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia (người đứng đầu nhà nước), có chức năng thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại

- QH là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp và lập hiến

Ở nước ta hiện nay, QH chưa hoạt động thường xuyên nên QH lập UBTVQH là

cơ quan thường trực của QH, được giao một số quyền hạn theo qui định

Trang 11

* Chủ tịch nước (CTN)

- CTN là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại

- CTN do QH bầu ra

- CTN kí công bố các văn bản luật pháp và pháp lệnh ( Của UBTVQH), nhưng

có quyền đề nghị xem xét lại pháp lệnh, nếu hai bên không nhất trí thì QH quyết định

- CTN đề nghị QH miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng CP, Chánh án TANDTC, Viện KSNDTC…

Bộ trường và các thành viên khác của CP để QH phê chuẩn

* Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) và Viện kiểm sát nhân dân tối cao

(VKSNDTC) là hệ thống thực hiện quyền tư pháp

Toà án gồm TANDTC, các toà án nhân dân địa phương, toà án quân sự là các

cơ quan xét xử

VKSNDTC kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, các cơ quan ngang

bộ, các cơ quan khác của chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, xã hội, đơn vị vũ trang, thực hiện quyền công tố đảm bảo cho PL được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của VKSND cấp trên

* Cơ quan chính quyền địa phương: HĐND và UBND

HĐND địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương UBND địa phương do HĐND bầu ra là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Trang 12

Các đơn vị hành chính của nước ta được phân định như sau:

- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc TW và các đơn vị tương đương

- Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh Thành phố trực thuộc TW chia thành quận, huyện, thị xã

- Huyện chia thành xã, thị trấn Thị xã chia thành phường, xã Quận chia thành phường

Hiện nay nhiều nơi đã chia xã thành nhiều thôn, có trưởng thôn để giúp UBND

xã quản lí địa bàn Tuy nhiên không được coi đây là cấp chính quyền cơ sở thứ 5

1.2 Những vấn đề cơ bản trong quản lý hành chính Nhà nước

1.2.1 Khái niệm quản lí hành chính nhà nước

Để nắm vững nội hàm của kháI niệm QLHC NN cần tiếp cận theo trình tự sau:

Quản lí: Quản lí được xem xét theo hai góc độ:

Theo góc độ chính trị – xã hội: Quản lí được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lí phù hợp Cơ chế đúng, hợp lí thì xã hội phát triển ngược lại thì xã hội phát triển chậm, rối ren

Theo góc độ hành động: Quản lí được hiểu là chỉ huy điều khiển, điều hành Theo C.Mác thì quản lí ( quản lí xã hội) là chức năng được sinh ra từ tính chất

xã hội hoá lao động Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lí ( con người điều khiển con người) Từ cơ sở lí luận trên, ta có thể định nghĩa:

Trang 13

Quản lí là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình

xã hội và hành vi hoạt động của con người để hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan

Quản lí là một yếu tố không thể thiếu được trong đới sống xã hội Xã hội phát triển càng cao thì vai trò của quản lí càng lớn và nội dung càng phong phú phức tạp

Nền hành chính Nhà nước

Nền hành chính Nhà nước (hành chính công) là tổng thể các cơ chếđược cấu thành bởi 3 cơ chế sau đây:

Một là: Hệ thống quản lý xã hội theo pháp luật bao gồm: Hiến pháp, Luật, Pháp

lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành pháp và quản lý Nhà nước Xây dựng thể chế nền hành chính Nhà nước dân chủ, thực hiện quyền lực Nhà nước thuộc nhân dân, phát huy trí tuệ của dân, phục vụ lợi ích và nguyện vọng của dân, thiết lập kỷ cương Nhà nước, ý thức và trật tự pháp luật, cải cách và hoàn thiện thủ tục hành chính…Xây dựng thể chế quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và tạo ra sự thích nghi về thể chế trong quan hệ đối ngoại, với pháp luật và tập quán quốc tế

Hai là: Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến

cơ sở Quy định thẩm quyền của từng cấp, từng cơ quan, mối quan hệ dọc ngang.Vận dụng tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản

Trang 14

lý theo lãnh thổ Các cơ quan trong hệ thống phải đủ mạnh về uy tín, năng lực và phẩm chất để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước

Ba là: Đội ngũ cán bộ, công chức, chế độ công vụ và quy chế công chức, các

quy định về hệ thống ngạch, bậc, tiêu chuẩn chức danh và hệ thống tiền lương, các quy chế tuyển dụng, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng đãi ngộ …là những cở sở

để nâng cao chất lượng công tác, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động làm căn cứ cho đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức Nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước:

Bộ máy Nhà nước được cấu thành bởi 3 quyền: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, trong đó quyền hành pháp là quyền chấp hành luật (lập quy),

tổ chức thực hiện luật (quản lý hành chính)

Hai quyền này đều tập trung vào chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương, được thực hiện bằng các văn bản quy phạm pháp luật hành chính Bộ máy hành chính Nhà nước còn được gọi là bộ máy quản lý Nhà nước

Hành lang mang tính quyền lực chính trị, còn quản lý hành chính nhà nước là quyền thực thi quyền hành pháp, như vậy quản lý hành chính Nhà nước không phải chỉ là chính trị mà còn là hành chính :

Chính trị: Là thành viên của HĐND do HĐND bầu ra

Quản lý hành chính: Là người đứng đầu về quản lý nành chính Nhà nước

ở địa phương

Trang 15

Từ phân tích trên ta có thể định nghĩa quản lý hành chính Nhà nước như sau:

Quản lý hành chính nhà nước là việc tổ chức thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩng vực đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật

1.2.2 Những tính chất chủ yếu của nền hành chính nhà nước CHXHCN Việt Nam

Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị:

- Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp sự kiên định về nghuyên tắc và chiến lược cách mạng, với sự linh hoạt, sáng tạo trong sách lược, nhạy cảm lắm bắt cái mới của thời đại

- Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, chông chệch hướng XHCN, chống diễn biết hoà bình Đó là ý thức chính trị, tư tưởng đòi hỏi các nhà chính trị phải có

Tính pháp luật:

Tính pháp luật các cơ quan hành chính và công chức phải đảm bảo tính quyền

uy, nghĩa là phải lắm vững quyền lực, sử dụng đúng quyền lực thì mới phát huy tính pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước Với tư cách là quyền lực nhà nước, hành chính nhà nước mang tính cưỡng chế hành chính đòi hỏi mọi tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và công dân phải tuân thủ mệnh lệnh hành chính

Tính thường xuyên ổn định

Nhiệm vụ hành chính nhà nước là phục vụ công vụ và nhân dân Do vậy hoạt động hành chính nhà nước không được làm theo lối “phong trào”, “chiến dịch Đội ngũ công chức phải ổn định và có năng lực, nền hành chính phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế xã hội, phù hợp với xu thế chung của thời đại

Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao:

Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao thể hiện trình độ khoa học của nền hành chính nhà nước là cơ sở để đảo bảo thực hiện mục tiêu chiến lược kế hoạch chính sách chương trình dài hạn

Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Trang 16

Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ đòi hỏi cấp dưới phải phục tùng cấp trên trong việc thực hiện quyết định, chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên, bên cạnh đó còn phải sát dân, sát cơ sở, chủ động, sáng tạo, linh hoạt

1.2.3 Nội dung và quy trình chủ yếu của quản lí hành chính Nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá xã hội theo 11 chương đó là:

(1) Chương trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn (2) Chương trình phát triển công nghiệp

(3) Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng

(4) Chương trình phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái

(5) Chương trình phát triển kinh tế dịch vụ

(6) Chương trình phát triển kinh tế đối ngoại

(7) Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo

(8) Chương trình giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội

(9) Chương trình phát triển các vùng lãnh thổ

(10) Chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi

Trang 17

(11) Chương trình về xoá đói giảm nghèo

- Quản lý hành chính nhà nước về an ninh, quốc phòng

- Quản lý hành chính nhà nước về ngoại giao

- Quản lý hành chính nhà nước về ngân hàng, tài chính ngân sách nhà nước, kế toán, kiểm toán, quản lý tài sản chung thị trường chứng khoán

- Quản lý hành chính nhà nước về khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

- Quản lý hành chính nhà nước về các nguồn nhân lực

- Quản lý hành chính nhà nước về công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về quy chế, chế độ, chính sách về công vụ, công chức nhà nước

- Quản lý hành chính nhà nước và phát triển công nghệ tin học trong hoạt động quản lý hành chính

1.2.4 Công cụ (phương tiện), hình thức và phương pháp quản lý hành chính Nhà nước

* Các công cụ quản lý:

- Công sở: Là trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, là nơi lãnh đạo công chức và nhân viên thực thi công vụ, là nơi giao tiếp đối nội và đối ngoại, là nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào và ban hành các quyết định để giải quyết, xử lý các công việc hàng ngày để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân Công sở phải có tên, có địa chỉ rõ ràng và phải treo quốc kỳ trong những ngày làm việc

- Công vụ: Là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong các cơ quan HCNN

- Công chức: Là người thực hiện công vụ, được bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, được hưởng lương và phụ cấp theo công việc được giao từ ngân sách nhà nước

- Công sản: Là ngân sách, vốn, là kinh phí và các điều kiện, phương tiện vật chất để các hoạt động

Trang 18

- Quyết định quản lý hành chính nhà nước: Các công chức lãnh đạo, những người có thẩm quyền ra quyết định, người ra quyết định phải nhận thức đầy đủ và đúng đắn rằng quyết định quản lý hành chính nhà nước là sự biểu thị ý chí nhà nước,

là kết quả thực thi quyền hành pháp của bộ máy nhà nước Đồng thời phải tôn trọng quy trình công nghệ hành chính của việc ra và tổ chức thực hiện quyết định

* Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

- Hình thức quản lý có 3 hình thức:

+ Ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính: Ra quyết định bằng chữ viết, bằng lời nói, bằng dấu hiệu, ký hiệu, trong đó chữ viết là chủ yếu, là đảm bảo tính pháp lý cao nhất

+ Hội nghị: Hội nghị bàn công việc sẽ có nghị quyết Các nghị quyết hội nghị được thể hiện bằng văn bản pháp quy mới có đầy đủ tính pháp lý

+ Hoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại: như điện thoại, ghi âm, ghi hình, fax, internet…

+ Phương pháp sinh lý học: Để nghiên cứu các điều kiện lao động nhằm tăng lực công tác

+ Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức: Để giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị, pháp luật, nhận biết được việc làm tốt, xấu, thiện, ác…

Ngày đăng: 24/10/2017, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w