Hãy xây dựng chương trình cho một khóa tập huấn bồi dưỡng ( 3 buổi, 15 tiết)I. Phân tích nhu cầuII. MỤC TIÊUIII. NỘI DUNG – MỤC TIÊU CHI TIẾTIV. LỊCH TRÌNH CHUNGVI. LỊCH TRÌNH CHI TIẾTVII. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, CÔNG CỤ DẠY HỌCVIII. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Trang 1Đề tiểu luận: Hãy xây dựng chương trình cho một khóa tập huấn/ bồi
dưỡng ( 3 buổi, 15 tiết)
Trang 2CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ HÀNH CHÍNH VĂN
PHÒNG CHO CHUYÊN VIÊN
Thời lượng: 15 tiết
I Phân tích nhu cầu
Trong quá trình tổ chức hoạt động của một cơ quan, đơn vị, để việc quản lý, điều hành hoạt động đạt hiệu quả, không thể không quan tâm, nghiên cứu các nghiệp vụ cơ bản để vận dụng trong quá trình quản lý Hành chính văn phòng vừa là phương tiện sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động của
cơ quan, đơn vị, vừa là sản phẩm của quá trình đó
Ngoài ra, nhìn vào toàn bộ quy trình quản lý, từ việc ra quyết định quản
lý và tổ chức thực hiện quyết định, cho đến việc kiểm tra, điều hành các quyết định cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra, chúng ta thấy quá trình đó, không có một khâu nào không cần đến văn bản Vì thế, việc nắm rõ về hệ thống văn bản, phân loại văn bản và các quy định của Nhà nước về thể thức của một văn bản sẽ giúp cho người soạn thảo có thể lựa chọn loại hình văn bản phù hợp với mục tiêu của việc ban hành và đảm bảo văn bản được thực thi Bên cạnh
đó việc tổ chức, sắp xếp văn phòng một cách khoa học và việc hình thành thói quen giao tiếp đúng đắn của cán bộ, chuyên viên cũng mang ý nghĩa hết sức quan trọng
Ngày 19 tháng 01 năm 2011 Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư số 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, tạo điều kiện cho sự quản lý thống nhất hệ thống văn bản trong các cơ quan, tổ chức
Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống nói chung Yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác này là phải biết tận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
Trang 3lý hành chính văn phòng để mang lại sự chính xác, hiệu quả cũng như sự chuyên nghiệp
Thực tế tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nhiều chuyên viên chưa từng được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính văn phòng, chưa có những kỹ năng cơ bản quan trọng đối với người làm công tác hành chính, quá trình công tác chủ yếu là làm theo kinh nghiệm Điều đó dẫn đến nhiều sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc Vì vậy để khắc phục những vướng mắc, khó khăn, sai sót và để đạt kết quả tốt hơn cho công tác quản lý hành chính và soạn thảo văn bản, đòi hỏi phải có khóa tập huấn nghiệp vụ hành chính văn phòng cho cán bộ chuyên viên trong trường
II MỤC TIÊU
2.1 Mục tiêu chung
Khóa tập huấn này sẽ giúp cho chuyên viên trong trường được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công tác quản lý hành chính, văn bản Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng công việc, chất lượng hoạt động của nhà trường
2.2 Mục tiêu cụ thể
Sau khóa tập huấn, chuyên viên trong trường sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng sau
* Về kiến thức
- Phân biệt được các chức năng, nhiệm vụ của văn phòng trong cơ quan, tổ chức
- Mô tả được vai trò của văn bản trong hoạt động của các cơ quan tổ chức; nhớ được kí hiệu viết tắt theo quy định của các loại văn bản
- Phân biệt được các loại văn bản, thẩm quyền ký và ban hành
- Giải thích được những yêu cầu cơ bản của việc soạn thảo văn bản và các lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo
Trang 4- Giải thích được yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp, những động tác cần tránh khi giao tiếp trực diện và tiếp khách qua điện thoại
- Chỉ ra được những lỗi thường gặp, những kỹ năng còn yếu trong quá trình giao tiếp tại đơn vị công tác
* Về kỹ năng
- Vận dụng những kiến thức của tổ chức lao động khoa học văn phòng vào cải thiện được văn phòng nơi bản thân đang công tác
- Sử dụng các kiến thức được bồi dưỡng để thiết kế được một văn bản hành chính khi có yêu cầu
- Giao tiếp lịch sự, đúng chuẩn mực trong quá trình làm việc
* Về thái độ
- Hình thành thái độ làm việc nghiêm túc và có tinh thần hợp tác cầu tiến trong quá trình bồi dưỡng
- Hình thành tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác
- Hình thành được thói quen giao tiếp lịch sự, đúng chuẩn mực trong môi trường công sở
* Mục tiêu rèn luyện các kỹ năng khác cho học viên
- Khai thác được thông tin trên mạng Internet
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá
- Thuyết trình
III NỘI DUNG – MỤC TIÊU CHI TIẾT
1 Tổng quan về văn
phòng
1.1
Chức năng, nhiệm vụ
của văn phòng các cơ
quan, tổ chức
Bậc 1:
- Nêu được khái niệm cơ bản về văn phòng
- Liệt kê được các chức năng, nhiệm vụ của văn phòng
1.2 Tổ chức lao động khoa
Trang 5học công tác văn phòng - Nêu được những nội dung của tổ chức lao
động khoa học văn phòng
Bậc 2:
- Phân biệt được các chức năng, nhiệm vụ của văn phòng trong cơ quan, tổ chức
- Giải thích được ý nghĩa những nội dung của tổ chức lao động khoa học văn phòng
Bậc 3: Căn cứ vào những nội dung của tổ
chức lao động khoa học văn phòng để đánh giá được thực trạng, từ đó đề xuất được những biện pháp để tổ chức lao động khoa học nơi làm việc của mình
2 Soạn thảo và ban hành
văn bản
2.1
Khái niệm, chức năng,
vai trò của văn bản
trong hoạt động của cơ
quan, tổ chức
Bậc 1:
- Nêu được khái niệm, chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Ghi nhớ được kí hiệu viết tắt theo quy định của các loại văn bản
- Liệt kê được những yêu cầu cơ bản về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính: yêu cầu
về mặt nội dung, ngôn ngữ thể thức, kỹ thuật trình bày, thẩm quyền ký và ban hành
- Gọi tên được quy trình 4 bước của việc soạn thảo và ban hành văn bản
Bậc 2:
- Phân biệt được các loại văn bản, thẩm quyền ký và ban hành: Phân biệt giữa văn
2.2 Phân loại văn bản
2.3 Quy trình soạn thảo và
ban hành văn bản
Trang 6bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
- Sơ đồ hóa được hệ thống các văn bản quản
lý nhà nước
- Kể lại được những lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo văn bản
- Diễn giải được các bước của quy trình soạn thảo và ban hành văn bản:
+ Chuẩn bị
+ Lập đề cương, viết bản thảo
+ Trình duyệt, ký ban hành
+ Hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành văn bản
Bậc 3:
- Đánh giá được quy trình soạn thảo và ban hành văn bản tại đơn vị bản thân đang công tác
- Căn cứ vào yêu cầu về nội dung và kỹ thuật soạn thảo văn bản để thiết kế, soạn thảo được một văn bản hành chính theo đúng quy trình
3 Nghiệp vụ giao tiếp
hành chính
3.1 Khái niệm, các phương
tiện giao tiếp
Bậc 1:
- Nêu được khái niệm và các phương tiện giao tiếp: Ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (ánh mắt, ăn mặc trang điểm trang sức, tư thế và động tác, khoảng cách)
3.2 Kỹ năng giao tiếp cơ
bản
3.3 Một số yêu cầu khi tiếp
khách trực diện và tiếp
Trang 7khách qua điện thoại - Gọi tên được 5 kỹ năng giao tiếp cơ bản.
- Mô tả được một số yêu cầu khi tiếp khách trực diện và tiếp khách qua điện thoại
Bậc 2:
- Giải thích được yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp, những động tác cần tránh khi giao tiếp
- Chỉ ra được những lỗi thường gặp, những
kỹ năng còn yếu trong quá trình giao tiếp tại đơn vị công tác
Bậc 3:
- Hình thành được thói quen giao tiếp lịch
sự, đúng chuẩn mực trong môi trường công sở
IV LỊCH TRÌNH CHUNG
Buổi 1 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy
học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá
Tổn g
1
Lý thuyết Chức năng, nhiệm vụ của
văn phòng các cơ quan, tổ chức
1
Xemina Đánh giá về các chức năng,
nhiệm vụ của văn phòng và người làm công tác văn phòng Liên hệ tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2
15 phút (trắc nghiệm)
3
Trang 82 Lý thuyết Tổ chức lao động khoa học
1
Làm việc
nhóm
Đề xuất một số biện pháp
để tổ chức lao động khoa học nơi làm việc của học viên
Buổi 2 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy
học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá
Tổng
2
Lý thuyết - Khái niệm, chức
năng của văn bản trong hoạt động của cơ quan,
tổ chức
- Quy trình soạn thảo
và ban hành văn bản
1 Làm việc
nhóm
Phân loại văn bản
2 15 phút
(tự luận) 3
1
Thực
hành
- Soạn thảo một văn bản theo yêu cầu của giảng viên
1
Xemina Những lỗi thường gặp
trong quá trình soạn thảo văn bản
Buổi 3 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy
học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá
Tổng
Trang 9phương tiện giao tiếp
2 Làm việc
nhóm
Kỹ năng giao tiếp cơ
2
Xemina Một số yêu cầu khi
tiếp khách trực diện và tiếp khách qua điện thoại
4
15 phút (bài tập tình huống)
6
V HỌC LIỆU
1 Tài liệu chính
- Tài liệu khóa bồi dưỡng do giảng viên chuẩn bị
- Nghị định 110/2004/NĐ-CP, 08-4-2004 về công tác văn thư
- Website: hunre.edu.vn
2 Tài liệu tham khảo
- http: //thuvienso.cdspna.edu.vn/tag/bai-giang-quan-tri-van-phong.html
- trithuctre.edu.vn/ky-nang-giao-tiep-va-nghiep-vu-hanh-chinh-van-phong
- http: //tailieu.vn › Kỹ Năng Mềm › Kỹ năng giao tiếp
VI LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
Buổi 1 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh
Tổng
Trang 101
Lý thuyết 1 Văn phòng là gì.
2 Chức năng,
nhiệm vụ của văn phòng các cơ quan,
tổ chức
- Chức năng giúp việc, điều hành
- Chức năng tham mưu tổng hợp
- Chức năng hậu cần, quản trị
- Học viên đọc chương 1 tài liệu khóa bồi dưỡng và phân biệt được các chức năng, nhiệm
vụ của văn phòng
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của văn phòng một số cơ quan tổ chức
3
1
Xemina Đánh giá về các
chức năng, nhiệm
vụ của văn phòng và người làm công tác văn phòng Liên hệ tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Thảo luận chức năng nào của văn phòng là quan trọng nhất
- Liên hệ việc thực hiện các chức năng này tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội
15 phút (trắc nghiệm)
3
Trang 11Lý thuyết Tổ chức lao động
khoa học công tác văn phòng
- Ý nghĩa của việc
tổ chức lao động khoa học công tác văn phòng
- Những nội dung của tổ chức lao động khoa học công tác văn phòng
+ Bố trí nơi làm việc của cán bộ công chức, viên chức
+ Bố trí sắp xếp thiết bị trong văn phòng
+ Cải thiện môi trường làm việc cho công chức, viên chức
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nội dung công tác văn phòng
- Học viên đọc tài liệu, thống kê và phân tích những nội dung của tổ chức lao động khoa học văn phòng
- Liên hệ trong thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện nội dung công tác văn phòng
6
1 Làm việc
nhóm
Đề xuất một số biện pháp để tổ chức lao động khoa
- Đánh giá được thực trạng tổ chức
3
Trang 12học nơi làm việc của học viên
lao động khoa học văn phòng tại nơi làm việc Trên
cơ sở đó đề xuất biện pháp cải thiện
Buổi 2 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy
học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá
Tổng
2 Lý thuyết 1 Khái niệm, chức
năng của văn bản trong hoạt động của cơ quan,
tổ chức
- Khái niệm văn bản
- Chức năng của văn bản:
+ Chức năng thông tin
+ Chức năng quản lý
+ Chức năng pháp lý
2 Quy trình soạn thảo
và ban hành văn bản
- Yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính:
+ 5 yêu cầu về nội dung
- Đọc tài liệu và liệt
kê được các chức năng của văn bản trong hoạt động của
cơ quan tổ chức
- Sơ đồ hóa được quy trình
4 bước của việc soạn thảo
và ban
6
Trang 13+ 4 yêu cầu về ngôn ngữ
+ 12 yêu cầu thể thức + 3 yêu cầu về kỹ thuật trình bày + Yêu cầu về thẩm quyền ký và ban hành
- Quy trình soạn thảo
và ban hành văn bản:
+ Chuẩn bị
+ Lập đề cương, viết bản thảo
+ Trình duyệt, ký ban hành
+ Hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành văn bản
hành văn bản
- Liệt kê
kí hiệu viết tắt theo quy định của các loại văn bản
1 Làm việc
nhóm
1 Phân loại văn bản
2 Sơ đồ hóa hệ thống các văn bản quản lý nhà nước
- Trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào đâu
để phân loại văn bản
- Vẽ sơ đồ
hệ thống các văn bản quản
lý nhà
15 phút (tự luận)
3
Trang 141
Thực
hành
- Soạn thảo một văn bản theo yêu cầu của giảng viên
Sử dụng máy tính
cá nhân soạn thảo văn bản theo mẫu
3
1
Xemina Những lỗi thường gặp
trong quá trình soạn thảo văn bản
Học viên
sẽ liệt kê những lỗi thường gặp trong quá trình soạn thảo văn bản
và nêu cách khắc phục
3
Buổi 3 (5 tiết)
Thời
gian
Hình
thức dạy
học
nghiên cứu
Kiểm tra đánh giá
Tổng
1 Lý thuyết Khái niệm, các
phương tiện giao tiếp:
- Khái niệm giao tiếp
- Các phương tiện giao tiếp:
- Học viên
kể tên các phương tiện giao tiếp cơ
3
Trang 15+ Ngôn ngữ.
+ Phương tiện phi ngôn ngữ: ánh mắt, ăn mặc trang điểm trang sức, tư thế và động tác, khoảng cách
bản
- Phân tích hiệu quả của việc phối hợp các phương tiện này
2
Làm việc
nhóm
Kỹ năng giao tiếp cơ bản:
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng đọc tóm tắt văn bản
Chỉ ra những kỹ năng còn yếu trong quá trình giao tiếp tại công sở
6
2
Xemina Một số yêu cầu khi tiếp
khách trực diện và tiếp khách qua điện thoại
- Chỉ ra những lỗi thường gặp, những kỹ năng còn yếu trong quá trình giao tiếp tại đơn vị công tác
15 phút (bài tập tình huống)
6
Trang 16VII PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN, CÔNG CỤ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình với với trình bày trực quan
- Làm việc nhóm
- Tự nghiên cứu
Phương tiện và công cụ dạy học
- Phiếu học tập
- Câu hỏi thảo luận
- Máy tính
- Máy chiếu/projector
VIII CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
* Kiểm tra đánh giá thường xuyên với trọng số là 40%
- Thời điểm: Trong suốt quá trình dạy học
- Mục đích: Được sử dụng như một phương pháp dạy học, một công cụ
để học, giúp học viên nắm vững nội dung trong từng chuyên đề
- Nội dung: Nội dung các chuyên đề
- Hình thức: Được thực hiện trong các giờ lên lớp, thông qua vấn đáp, bài tập tình huống, những bài trắc nghiệm, tự luận 15 phút
* Kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc khóa tập huấn, trọng số 60%
Sau khi kết thúc khóa tập huấn học viên sẽ làm một bài kiểm tra 90 phút
để đánh giá kết quả học tập Hình thức kiểm tra bao gồm trắc nghiệm khách quan – trắc nghiệm tự luận – viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đức Chính (2015) Phát triển chương trình giáo dục