1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận được 9,5 điểm môn quản lý tài chính trong giáo dục

52 828 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 142,74 KB

Nội dung

Luận bàn về 4 mệnh đề của các vị tiến nhân xưa: Bách niên thụ nhân, Phi sư bất thành, tôn tài đại thịnh, quy trí tất hưng. Một số điều về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay: Mục tiêu của giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước; Những thành tựu của Giáo dục đào tạo Việt Nam; Hạn chế, yếu kém chủ yếu của ngành Giáo dục đào tạo. Một số đề xuất cho chính sách giáo dục hiện nay

Trang 1

a) Hãy luận về tứ giác đều ABCD ?

b) Có những đề xuất gì cho chính sách giáo dục hiện nay?

Trang 2

MỤC LỤC

Chương 1: LUẬN BÀN VỀ BỐN MỆNH ĐỀ CỦA CÁC VỊ TIỀN NHÂN

XƯA 3

1.1 Vài nét về bốn vị tiền nhân xưa 3

1.1.1 Quản Trọng (730 – 645 TCN) 3

1.1.2 Trình Di (1033 – 1107) 4

1.1.3 Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954) 4

1.1.4 Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1721- 1784) 6

1.2 Luận bàn về bốn mệnh đề của các vị tiền nhân xưa 7

1.2.1 Luận bàn về mệnh đề “Bách niên thụ nhân” 7

1.2.2 Luận bàn về mệnh đề “Phi sư bất thành” 12

1.2.3 Luận bàn về mệnh đề “Tôn tài đại thịnh” 18

1.2.4 Luận bàn về mệnh đề “Quy trí tất hưng” 28

Chương 2: MỘT SỐ ĐIỀU VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NƯỚC TA HIỆN NAY 36

2.1 Mục tiêu của giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước 36

2.2 Những thành tựu của Giáo dục đào tạo Việt Nam 38

2.3 Hạn chế, yếu kém chủ yếu của ngành Giáo dục đào tạo 40

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC HIỆN NAY 43

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam nằm ở một trong nhữngkhu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trongnhững trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi

đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim Trênnền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi củacông cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầutiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên Bằng sức laođộng cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nênmột nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á Đi cùng với Nhà nướcđầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóacao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là vănminh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinhlối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ

Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăngcủa các thế lực bên ngoài, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc là lịch sử hàngngàn năm dựng nước và giữ nước Độ dài thời gian và tần suất các cuộckháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn

Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuốithế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiếntranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng Các thế hệ người Việtchúng ta hoàn toàn có thể tự hào về điều đó và vô cùng biết ơn các thế hệ chaanh đi trước Với truyền thống lịch sử vẻ vang như vậy, các thế hệ con cháungày nay phải không ngừng cố gắng, tiếp tục giữ vững và đưa đất nước ngàycàng phát triển Trong bối cảnh của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và sựphát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đang mở ra nhiều cơ hội cũngnhư cả thách thức với mọi quốc gia trên thế giới Trong nước, chúng ta đangtiến hành Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho

Trang 4

thấy nước ta mới chỉ là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầungười còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, mức sống, chất lượng cuộcsống mặc dù đã được cải thiện song chưa cao… Vấn đề đặt ra hiện nay làchúng ta phải đưa đất nước phát triển hưng thịnh bền vững về sau và nâng cao

vị thế trên trường quốc tế Muốn thực hiện tốt điều đó thì con người chính lànhân tố quan trọng nhất, phải chăm lo đầu tư phát triển cho con người, nângcao trình độ dân trí cho các tầng lớp nhân dân, coi trọng bậc hiền tài Và giáodục chính là yếu tố then chốt, đảm bảo sự phát triển bền vững cho quốc giadân tộc Đây cũng là nội dung cốt lõi được thể hiện trong tư tưởng của nhiềubậc tiền nhân xưa, mà tiêu biểu chúng ta phải kể đến bốn mệnh đề sau:

Với nội dung đã nêu trên, trong khuôn khổ của tiểu luận môn học emxin được thực hiện đề tài “Luận về tứ giác đều ABCD và có những đề xuất gìcho chính sách giáo dục hiện nay?”

Cấu trúc tiểu luận gồm:

Mở đầu

Chương 1: Luận bàn về bốn mệnh đề của các vị tiền nhân xưa

Chương 2: Một số điều về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay

Chương 3: Một số đề xuất cho chính sách giáo dục hiện nay

Kết luận

Trang 5

Chương 1: LUẬN BÀN VỀ BỐN MỆNH ĐỀ CỦA CÁC VỊ TIỀN NHÂN XƯA

1.1 Vài nét về bốn vị tiền nhân xưa.

1.1.1 Quản Trọng (730 – 645 TCN).

Quản Trọng (chữ Hán: 管仲; 725 TCN - 645 TCN) là một chính trị gia,nhà quân sự và nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN) Tên banđầu của ông là Di Ngô (夷吾) Trọng là tên hiệu Được Bảo Thúc Nha tiến cử,

Tề Hoàn Công phong ông làm Tể tướng năm 685 TCN Ông nổi tiếng với

"chiến lược không đánh mà thắng" mà người Trung Hoa gọi là diễn biến hòabình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng kinh tế để giáo huấn

Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề thông qua việc tiến hành rất nhiềucải cách Về mặt chính trị, ông tập trung hóa quyền lực và phân chia nướcthành nhiều làng, mỗi làng tập trung vào

một lĩnh vực thương mại riêng Thay vì

dựa vào giai cấp quý tộc để thu thuế như

truyền thống trước kia, ông áp dụng tiền

thuế trực tiếp tới mỗi đơn vị làng xã Ông

cũng phát triển một biện pháp lựa chọn

người tài mới và có hiệu quả hơn Dưới

thời Quản Trọng, nước Tề chuyển từ chế

độ quan liêu quý tộc sang chế độ quan liêu chuyên nghiệp

Quản Trọng cũng đề xuất nhiều cải cách kinh tế quan trọng Ông đưa ramột biểu thuế thống nhất Ông cũng sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyếnkhích sản xuất muối và sắt; các nhà sử học thường cho Quản Trọng là người

đề xướng ra sự độc quyền nhà nước về hai mặt hàng này Khi ông làm Tểtướng, nước Tề trở thành nước hùng mạnh nhất và Tề Hoàn Công được phonglàm bá chủ chư hầu

Trang 6

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Quản Trọng là sách “QuảnTử” - bộ sách có tính giáo khoa đầu tiên của nhân loại về quản lý với những ýtưởng đặc sắc trong hai chương : “Quyền Tu” (Bàn về sự tu dưỡng của nhàcầm quyền) và “Mục dân” (Bàn về cách quản lý nhân dân).

1.1.2 Trình Di (1033 – 1107).

Ông Trình Di (1033 – 1107), người tỉnh Lạc Dương, tự là Chánh Thúc,

em ruột ông Trình Hạo (1.032 – 1.085) nhà Tống (960 – 1.279) do TriệuKhuông Dẫn sáng lập Trình Hạo và Trình Di, hai anh em là học giả có danhnhất về Nho giáo, có công lớn trong việc nghiên cứu, soạn tập, chú giải Ngũkinh và Tứ thư, cho nên đời xưng chung cho hai anh em là Trình tử ÔngTrình hạo qua đời trước ông Trình Di hai mươi hai năm, Trình Di tiếp tụcnghiên cứu, chú thích và truyền bá các kinh thánh truyện hiền của Nho gia.Bình sanh ông lấy đức Thành để làm căn bản tu thân và lấy thuyết Cùng lý đểlàm chủ đích học đạo Người đồng thời tặng ông hiệu Y Xuyên Ông cũngtừng làm giáo sư ở Quốc tử giám là trường Đại học do triều đình lập ra ở kinh

đô dể đào tạo nhân tài ra làm quan Khi Trình Di mãn phần, ông được triềuđình phong thụy hiệu là Chánh Công

Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là sách “Minh đạo giahuấn” Sách Minh đạo gia huấn này gồm 90 bài, toàn là những cách ngônthâm thúy, khuyên bảo cho trở nên người đủ tư cách ở gia đình, xã hội, thấmnhuần lẽ thanh cao về triết học và tâm lý Tuy nhan đề Giảng rõ để dạy concháu trong nhà, nhưng thật là sách có giá trị có thể dùng để làm kim chỉ namcho tất cả nhân dân ở các quốc gia chịu ảnh hưởng chủa Nho giáo

1.1.3 Nguyễn Khắc Niêm (1889 – 1954).

Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889-1954) là một đại thần triềuNguyễn, nguyên Tham tri Bộ Hình, Phủ doãn Thừa Thiên, Quyền Tổng đốcThanh Hóa

Trang 7

Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 tại làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa,huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Từ nhỏ Nguyễn Khắc Niêm đã thông minhtuấn tú hơn người Năm 1906, ông thi đậu cử nhân, trường thi Nghệ An Năm

1907, ông thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng giáp), khoa thi đình Đinh Mùi, tạiHuế Khi thi đỗ đại khoa, được cùng các vị tiến sĩ đồng khoa triều kiến vuaThành Thái, nhà vua đề nghị mỗi vị hãy góp kế sách để phục hưng quốc gia,Nguyễn Khắc Niêm đã đọc 4 câu

Tôn tộc đại quy

Tôn lộc đại nguy

Tôn tài đại thịnh

Tôn nịnh đại suy

Ông được bổ nhiệm làm Giám khảo khoa thi Hội năm 1910 ở Huế, thiHương năm 1912 ở Bình Định Năm 1920, ông được bổ nhiệm Đốc học Nghệ

An, đảm trách việc tổ chức các trường học Pháp Việt ở Nghệ An

Sau đó ông được điều về kinh đô giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám,Tham tri Bộ Hình, hai lần giữ chức Phủ Doãn phủ Thừa Thiên (1936 và1938), Tuần vũ tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch Ủy ban nghiên cứu Cải lươnghương ước ở Huế

Tháng 8/1941 là quyền Tổng đốc tỉnh Thanh Hóa

Tháng 2/1942, ông xin về hưu trước tuổi

Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Khắc Niêm tích cực thamgia công tác tại địa phương: Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban phòng vệ huyệnHương Sơn, Ban văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận LiênViệt, kiêm Trưởng Ban cứu trợ thương binh Liên khu 4 Năm 1952, ông đượcmời lên Việt Bắc họp hội nghị Liên Việt Trung ương, nhưng vì sức khỏe yếukhông đi được Trong cải cách ruộng đất ông bị đấu tố, bị bắt giam và qua đờitại quê nhà năm 1954

Trang 8

vẻ vang, uy thế.

Cha của bà là Nguyễn Luân (1686 - 1739), tự là Đình Anh, Đình Tưnên người ta thường gọi ông là Nguyễn Đình Tư

Xuất thân trong một gia đình danh giá, cha giữ chức lớn trong triều, lại

là thầy học của vua Lê chúa Trịnh; các anh trai đều làm quan, chị em gái đềulàm vợ quận công, tướng lĩnh Kế thừa truyền thống dòng tộc, lại là ngườithông minh, ham học nên đến tuổi cập kê, Nguyễn Thị Ngọc Diễm trở thànhmột người tài sắc, mẫn tiệp nổi tiếng Chúa Trịnh Doanh nghe tiếng đã làm lễxin cưới bà làm vợ, đưa vào phủ chúa phong làm chính phi và đặt mỹ hiệu làHoa Dung

Bà đã sống vào những năm cuối của chính quyền chúa Trịnh, chứngkiến sự phục hưng phát triển cúa chính quyền chúa qua tài năng của chồng làTrịnh Doanh, con là Trịnh Sâm; nhưng đồng thời cũng là những năm thángsuy tàn, sụp đổ của nhà chúa khi Trịnh Sâm lại bỏ bê nghiệp chúa, say mê yêuchiều Tuyên phi Đặng Thị Huệ, làm hại cơ đồ nhà Trịnh, và rồi nhà chúacũng kết thúc cơ đồ khi Tây Sơn tiến quân ra Bắc

Bà nổi tiếng là người uyên bác, có tư duy chiến lược xây dựng đấtnước, là người lập ra Ngũ Quy, tuy có điểm đồng nhất với tư tưởng Tứ Bấtcủa Bảng nhãn Lê Quý Đôn (người cùng thời với bà) là:

Phi nông bất ổn

Phi công bất phú

Trang 9

Phi thương bất hoạt

Phi trí bất thành

Nhưng tư tưởng Ngũ Quy đầy đủ hơn, sâu sắc hơn Cho đến giờ, trongcông cuộc xây dựng đất nước, tư tưởng chiến lược của người xưa vẫn cònnhiều điều khả thủ, gợi ý cho cuộc sống hôm nay

1.2 Luận bàn về bốn mệnh đề của các vị tiền nhân xưa

Bốn vị tiền nhân (hai Trung Quốc + hai Việt Nam) đã có các phát biểu,

mà ngày nay liên kết lại là minh triết cho chiến lược Kinh tế - Giáo dục trongbối cảnh mới của đất nước

1.2.1 Luận bàn về mệnh đề “Bách niên thụ nhân”.

Trước hết, chúng ta hãy bàn luận đến mệnh đề A: Bách niên thụ nhân.Một trong “Tứ Thụ” của Quản Trọng (730 – 645 TCN) được nêu trong sách

“Bách niên” có nghĩa là trăm năm, “Thụ” là trồng, là nuôi dưỡng;

“Nhân” là người cả câu “Bách niên thụ nhân” có nghĩa là tính kế trăm nămtrồng người, phát triển con người Con người, vốn con người chính là yếu tố,

là nguồn lực quan trọng nhất Con người có thể làm được mọi việc Lịch sửnhân loại hàng nghìn năm đã minh chứng cho sức lao động và sáng tạo vôbiên của con người Những nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập cổ đại, HyLạp, La Mã, nền văn minh Tây Á, nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh TrungHoa, nền văn minh Maya và nền văn minh Andes.…cùng hàng triệu nhữngphát minh mà nhiều phát minh trong số đó đã làm thay đổi cả thế giới nhưchữ viết, các con số, lịch, máy tính, điện thoại, tivi… đều do con người tạo ra.Con người đã dần đi sâu tìm hiểu khám phá mọi ngóc cạnh của thế giới tự

Trang 10

nhiên từ sa mạc, lên núi cao, xuống biển sâu… làm ra vô vàn của cải vật chất,duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội Chính con người là yếu tố giữ gìn

và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống, làm cho nó ngày càng phong phú

và phát triển thêm Có thể nói vai trò của con người trong thế giới này làkhông gì có thể thay thế được; con người giúp duy trì, bảo tồn và phát triểncác giá trị, làm cho chúng trường tồn mãi với thời gian

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự pháttriển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, conngười … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất,

có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọiquốc gia từ trước đến nay Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phongphú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ,

có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạtđược sự phát triển như mong muốn Trong khi hầu hết các nguồn lực kháccàng khai thác càng cạn kiệt thì nguồn lực con người, vốn con người càngkhai thác thì càng có khả năng tái sinh Khi nguồn lực con người được pháthuy thì nó sẽ biết khai thác, sử dụng và quản lý, bảo vệ và tái tạo một cáchhiệu quả nhất các nguồn lực khác So với các nguồn lực khác, nguồn lực conngười, vốn con người với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổibật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp

lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉphát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả

Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tốbản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chínhquyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội V.I.Lênin đã chỉ ra “Lựclượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người laođộng” Con người khi được làm chủ tư liệu sản xuất, được đào tạo một cáchchu đáo sẽ có điều kiện khai thác một cách hiệu quả tiềm năng kinh tế

Trang 11

Trong chủ trương của nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản,Singapo… cũng luôn nhấn mạnh vai trò của con người với sự phát triển củađất nước.

Quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và ngày nay trongcông cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: “Nguồn lao độngdồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, cónền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và côngnghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh” Nguồn nhânlực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sựnghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàndiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công

là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùngvới công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằmtạo ra năng suất lao động xã hội cao Đối với nước ta đó là một quá trình tấtyếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa

Tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cònthấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ýnghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đạihóa đất nước và phát triển bền vững Đảng ta đã xác định phải lấy việc pháthuy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh vàbền vững Nguồn nhân lực với chất lượng cao còn là điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế

Thực tế hiện nay, theo kết quả thống kê năm 2005 dân số nước ta hiệnnay khoảng trên 80 triệu người trong đó: Thành thị chiếm 30% và nông thônchiếm 70%; Lao động nông nghiệp chiếm trên 60%; Cơ cấu giới, nam chiếm49,6% và nữ chiếm 50,4%; Tỷ lệ người biết chữ chiếm 92%; Tuổi thọ trungbình đạt 71,5 tuổi - Thu nhập bình quân đầu người đạt dưới 2 USD/ ngày,

Trang 12

đứng thứ 132/174 nước - Chỉ số HDI đứng thứ 108 - Chỉ tiêu bình đẳng giớiđứng thứ 89/143 nước - Tỷ lệ người lao động trên 15 tuổi chiếm 71,9% trong

đó độ tuổi từ 15-35 chiếm 50,7%, từ 35-54 chiếm 42,2%, từ 55 tuổi trở lênchiếm 7% Qua đó cho thấy lực lượng lao động nước ta trẻ, tỷ lệ người laođộng trên tổng dân số chiếm tỷ lệ cao Qua thực trạng dân số nước ta như trên

có thể đi đến một số đánh giá như sau: Thứ nhất: Số lượng dân số đông, tỷ lệngười trong độ tuổi lao động cao Điều đó cho thấy nguồn nhân lực nước tahết sức dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động lớn, sẽ là điều kiệnthuận lợi trong khai thác, sử dụng nguồn nhân lực Thứ hai: Tỷ lệ người laođộng biết chữ cao, lại cần cù, thông minh, sáng tạo, có truyền thống yêu nước,đoàn kết trong lao động Với những giá trị ấy sẽ là điều kiện tốt để chúng ta

có thể khai thác, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực đồng thới đó còn là cơ sở

để nước ta có thể đào tạo nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực đáp ứng đượcyêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và nền kinh tế thịtrường hiện nay Bên cạnh những giá trị tích cực trong việc phát huy nguồnnhân lực thiết nghĩa còn tồn tại một số mặt hạn chế sạu: Một là: Mặc dù tỷ lệnguồn nhân lực biết chữ cao nhưng số người có trình độ từ trung học phổthông trở lên còn thấp nên gặp không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh nhữngtrị thức khoa học công nghệ cao, khó có thể đáp ứng yêu cầu của công nghiệphoá, hiện đại hoá Hai là: Tỷ lệ công nhân và dân thành thị thấp phản ánh cơcấu kinh tế ở nước ta nông nghiệp là chủ yếu Ba là: Sức khoẻ kém, chiều caothấp, cân nặng ít (trọng lượng cơ thể của người Việt nam chỉ bằng gần 70%trọng lượng cơ thể của người Châu Âu), trẻ em bị suy dinh dưỡng cao khoảng36% Bốn là: Tâm lí của người Việt Nam còn nặng tư tưởng địa phương, cục

bộ Năm là: Mặc dù khi đất nước đổi mới đời sống nhân dân đã được cải thiệntuy nhiên thu nhập bình quân đầu người còn thấp gây khó khăn trong việc đàotạo nâng cao trình độ của nguồn nhân lực

Trang 13

Từ những phân tích trên, đặt ra yêu cầu chúng ta phải đáp ứng tốt mụctiêu trồng người – phát triển con người, phát huy những thế mạnh và hạn chếnhững nhược điểm của nguồn lực con người Muốn “Trồng người” thì phải cógiáo dục mới làm được, giáo dục chính là then chốt Mạnh Tử nói: “Nhân chi

sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh raban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và

sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau Tuân Tửnói: “Nhân chi sơ tính bổn ác, lý tính hậu lai tập đắc”, nghĩa là con người sinh

ra ban đầu vốn dĩ là ác, nhưng sau này do học tập mà có lý trí, biết cái đúngcái sai Mạnh Tử và Tuân Tử đều là bậc thầy của Nho giáo thời Chiến quốc,

dù có những đánh giá khác nhau về tính con người nhưng đều thống nhất rằngmôi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóngvai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai Thật ra, đánhgiá khác nhau về bản chất con người của hai ông không có gì mâu thuẫn.Tuân Tử nhìn theo hướng tiến hóa của vạn vật, cho rằng con người là một loàiđộng vật trong thế giới sinh học nên theo nguồn gốc ban đầu vốn dữ tính,muốn thành người có lý trí thì phải được giáo dục Mạnh Tử nhìn con người

từ khía cạnh xã hội học, cho rằng con người được sinh ra trong cộng đồng, cótình thương của cha mẹ, anh em, bè bạn nên bản tính ban đầu lương thiện,nhưng khi tiếp xúc, học tập trong các điều kiện xã hội khác nhau thì tính tình

ắt sẽ khác nhau Từ đó có thể thấy từ xưa đến nay, mọi thế hệ nhân loại đềukhẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng chăm lo phát triển giáo dục, mởmang trí tuệ cho con người Viết Di chúc trước lúc đi xa, Người căn dặn thiếttha: “Đầu tiên là công việc với con người” Người tiếp thu lời dạy của QuảnTrọng, đặt vào hoàn cảnh Việt Nam hiện nay có lời dạy:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

Trang 14

Đây là bài nói chuyện của Bác ngày 13/8/1958 cho lớp nghiên cứuchính trị của giáo viên cấp 2, 3 toàn miền Bắc đặt tại trường Bổ túc côngnông, (nay là Học viện Quản lí giáo dục).

Sau khi nêu ra lời dạy trên, Bác còn có lời dạy thiết tha sau:

"Chúng ta phải đào tạo ra nhữnh công dân tốt và cán bộ tốt cho nướcnhà mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ" (Toàn tập, tập 9, tr222)

Cùng nói tới việc "trồng người", song sự "trồng người" của QuảnTrọng là theo lí tưởng "Bá đạo" (Phục vụ lợi ích cho một tập đoàn thống trị),còn của Hồ Chí Minh theo lí tưởng "Vương đạo" (Phục vụ cho toàn thể nhândân)

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục - sự nghiệp “Trồng người” làmột chiến lược vừa cơ bản, lâu dài, vừa là quốc sách hàng đầu của Đảng vàNhà nước ta Điều này cũng đúng với tuyên bố đưa ra năm 1994 của Tổ chứcGiáo dục, Khoa học, và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO): “Không cómột sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách khỏi sự tiến bộ và thành đạt tronglĩnh vực giáo dục của quốc gia đó Và những quốc gia nào coi nhẹ giáo dụchoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm giáo dục một cách cóhiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều đó còn tồi tệhơn cả sự phá sản”

1.2.2 Luận bàn về mệnh đề “Phi sư bất thành”.

“Thụ nhân” là sứ mệnh hết sức khó khăn, muốn “Thụ nhân”, muốn cóhiền tài phải có thầy, chẳng thế mà cổ nhân xưa có câu “Phi sư bất thành” Ýtưởng trên nằm trong “Tam phi… bất”, được nêu ra trong sách “Minh đạo giahuấn” – cuốn dạy về sự tu dưỡng đạo đức do Trình Di (1033 – 1107) đờiTống biên soạn đã được phổ biến tại nhiều nước chịu ảnh hưởng của ĐạoKhổng

“Nhân hữu tam tình, sự chi như nhất

Trang 15

Phi phụ bất sinh

Phi sư bất thành

Phi quân bất vinh”

Phân tích nghĩa từng từ ta có thể hiểu “Phi” là không; “Sư” là thầy, làngười dạy dỗ, chỉ bảo; “Bất” là không có, không thể; “Thành” là đạt được,trọn vẹn, hoàn chỉnh, đạt được Cả câu có nghĩa là không có thầy làm saothành đạt được “Phi sư bất thành” ngày nay không chỉ có ý nghĩa cho mỗi cánhân, nó còn có ý nghĩa cho số phận cộng đồng và dân tộc

Từ xa xưa, trong chế độ phong kiến, một trong những tư tưởng quantrọng của hệ tư tưởng Nho giáo là luôn đề cao việc xây dựng con người lýtưởng, đó là người Quân tử Người Quân tử thường được coi là người hànhđộng ngay thẳng, công khai theo lẽ phải và không khuất tất vụ lợi cá nhân.Quân tử còn có nghĩa là người tốt hơn, nghĩa là người hơn hẳn về mặt đạođức, luân lí Người Quân tử cũng là người nắm được mệnh trời và sốngtheo mệnh trời Đây là hình mẫu mà hầu hết mọi người đàn ông đều cố gắng

vươn tới Người quân tử là người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường:

Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất “Nhân”: Ngườivới người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương yêu Tình thương yêu được

cụ thể hóa bằng những nguyên tắc sau: Cái gì bản thân mình không muốnhoặc người không muốn thì không làm cho người Cái gì người muốn thì tích

tụ lại cho người; mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững;mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt “Lễ”: Theo quanđiểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ bái thánh thần, trời Phật và

cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập quán và kỷluật tinh thần của cá nhân “Nghĩa”: Chỉ làm và nên làm những việc nhằm duytrì đạo lý, lẽ phải “Trí”: Tri thức để suy xét, hành động Một trong nhữngđiểm quan trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời “Tín”: Việc làm nhấtquán với lời nói, giữ lời "Nhất ngôn kí xuất, tứ mã nan truy" Người quy tụ

Trang 16

các đức tính trên mà trong đó trung tâm là “Nhân” được coi là người có đứcNhân: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tềchỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn Người có đức Nhânchỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.

Muốn thành người Quân tử, ngoài việc bản thân phải có nỗ lực, ý chívươn tới thì phải có thầy chỉ dạy Thầy chính là người định hướng, chỉ bảo,dạy dỗ, tạo nên những nền tảng tri thức, nhân cách cơ bản quan trọng đầu tiêntrong cuộc đời mỗi con người Thầy dạy dỗ học trò theo chuẩn mực của xãhội, cụ thể trong xã hội xưa là thành người Quân tử Thầy ươm những mầmxanh hi vọng cho ngày mai, muốn đào tạo nên những người có tài để có thểgiúp dân, cứu nước Họ muốn gửi vào thế hệ học trò của mình tất cả niềm hivọng rằng: Mai sau những học trò của mình sẽ thành tài, đem sức lực và sởhọc của mình để kiến tạo một xã hội công bằng, thịnh vượng Nhà giáo vớichức năng là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của dân tộc vàcủa loài người; đồng cam cộng khổ với nhân dân, bồi đắp, hun đúc tâm hồnngười qua các thời đại; là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, gìn giữ

và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, qúy báu của dân tộc.Chính vì vậy, Nghề dạy học đã lưu sâu trong tâm khảm của mỗi con người

Về phẩm cách và trí tuệ của người thầy thì người thầy là những người có kiếnthức rộng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nước nồng nàn, có lối sốnggiản dị, gần gũi với nhân dân Có thể nói những truyền thống tốt đẹp của dântộc ta về tư tưởng, tình cảm, về đạo đức đều tập trung ở thầy giáo Người thầyhầu hết đều có cái "Tâm" Cái “Tâm” của người thầy chính là những hànhđộng theo giá trị "chân, thiện, mỹ", bất luận trong hoàn cảnh nào nhịp đập contim của người thầy cũng luôn hướng về học trò, vì lợi ích của cộng đồng, vìlợi ích của dân tộc Người thầy bao giờ cũng có đạo đức, đạo đức của ngườithầy thể hiện ở cách sống không vụ lợi, không chuộng hư danh, trong sáng,giản dị, luôn ý thức trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên phía

Trang 17

trước với mục đích tất cả vì học trò Người thầy không chỉ dạy cho học trònhững tri thức giáo dục mà còn dạy cho học trò cách học, cách tự học, cáchtìm tòi để phát hiện ra cái mới, không ai khác chính người thầy luôn là tấmgương sáng cho học trò noi theo Ngày nay, yêu cầu về chất lượng đối vớingười thầy cũng rất cao Đồng thời với dạy chữ, người thầy còn phải dạyngười Dạy chữ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, mà quan trọnghơn là phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, khả năng tự thích nghi vớimọi hoàn cảnh Muốn vậy người học phải nắm được những điều bản chấtnhất, những cái cơ bản nhất Người thầy còn phải là một điển hình tốt về tinhthần tự học, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về nhân cáchđối với học sinh Như vậy, chất lượng đòi hỏi ở người thầy là rất cao, rất toàndiện.

Dân tộc Việt Nam có truyền thống hiếu học, dẫu có nghèo đói cũngluôn cố gắng học hành để nên người Chính biết bao các thế hệ nhà giáo từxưa đến nay – những người có đạo đức, học vấn với lòng nhiệt huyết, nhân ái,bao dung, sự trách nhiệm và luôn một lòng với sự nghiệp trồng người đã,đang và sẽ luôn bồi đắp cho các thế hệ mãi mãi về sau Chúng ta sẽ mãi luôntôn kính và biết ơn sâu sắc bao người thầy nổi tiếng “hay chữ”, “tài cao đứctrọng” như Thầy Lê Quý Đôn, Thầy Chu Văn An, Cao Bá Quát, Nguyễn BỉnhKhiêm, Nguyễn Đình Chiểu… và nhiều thế hệ thầy cô khác đã có nhiều đónggóp to lớn cho sự nghiệp trồng người Chúng ta sẽ không bao giờ quyên ơnnhững thầy cô đã không quản ngại gian khổ, thậm chí hi sinh tuổi xuân củamình đi gieo chữ ở những vùng biên giới, hải đảo xa xôi, hẻo lánh Tất cảnhững đóng góp đó đều xuất phát từ cái “Tâm” với nghề, sâu xa hơn đó làxuất phát từ tấm lòng với con người, với đất nước và dân tộc

Với những đóng góp to lớn đó của người thầy, các cụ ta xưa có nhiềucâu khẳng định như “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự visư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)… hầu hết tri thức mà ta có

Trang 18

được là do công lao của thầy Nói tới vị trí xã hội và vai trò của thầy giáo,Nguyễn Trãi viết: “Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lýlàm người” Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếplớp trước bước vào đời xây dựng và bảo vệ tổ quốc Sinh thời, Chủ tịch HồChí Minh đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy - những người mở trí khaitâm cho con người Bác nói: “Còn gì vẻ vang hơn nghề đào tạo những thế hệsau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.Người thầy tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất dù

là tên tuổi không được đăng trên báo, không được hưởng huân chương, nhữngngười thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”, đúng vậy dù khôngđược huân chương nhưng những thế hệ học trò thành đạt, đóng góp sức mìnhcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc chính là phần thưởng to lớn vô giánhất cho thầy Cũng nói về vấn đề này, Tagore (1861 – 1942) – nhà hiền triết

và thi hào vĩ đại của Ấn Độ viết: “Đầu tư vào một người đàn ông được mộtngười chồng tốt Đầu tư vào một người phụ nữ được một gia đình tốt Đầu tưvào một nhà giáo được một thế hệ công dân tốt của đất nước” Có lẽ câu nóinày đúng với mọi dân tộc, mọi quốc gia, mọi thời đại J.A.Cômenxki (1592 -1670) - nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới đã khẳng định

“Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học” Nghề dạyhọc có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội con người, các Nhà giáo

đã được nhân loại thừa nhận: “Không có một vĩ nhân, một anh hùng nào trênđời này không qua bàn tay bế ẵm và sự dạy dỗ của bà mẹ, thì trên trái đất nàykhông có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không có bàn tay dìu dắt dạy dỗcủa người thầy giáo”

Cùng với sự khẳng định công lao, dân tộc chúng ta luôn thể hiện thái

độ phải biết ơn, tôn trọng, yêu quý, tin tưởng thầy Điều này đã trở thànhtruyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc Từ xa xưa các cụ đã luônnhắc nhở con cháu:

Trang 19

“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”

bộ, dân chủ, khoa học; Hai là: Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thườngnghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng củanhà giáo; Ba là: Đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học vàphương pháp dạy học tiên tiến Tháng 5/1957 Hội nghị quốc tế các tổ chứccủa nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20 -11 hàng năm làm ngày

“Quốc tế hiến chương các nhà giáo” Tại Việt Nam, ngày 20/11/1958 - lầnđầu tiên ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” được tổ chức tại miền Bắc.Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, ngày 20-11 đã được tổ chức rộng rãitrong cả nước, dần dần trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam Nhữngngày này, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã được hòa quyện trong các hoạtđộng tôn vinh Nhà giáo và đã trở thành ngày hội có tính chất xã hội rộng lớn

Do tính chất và mục đích của việc tổ chức ngày “Quốc tế hiến chương cácnhà giáo” ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng củacác nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghị Bộ Giáo dục và Công đoàn Giáodục Việt Nam, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đãban hành quyết định số 167-HĐBT với nội dung “Từ nay, hàng năm sẽ lấy

Trang 20

ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam” Ngày “Nhà giáo Việt Nam” lầnđầu tiên được tổ chức trọng thể vào ngày 20/11/1982 tại Hội trường Ba Đình,

Hà Nội Từ đó đến nay, ngày 20-11 hàng năm, giáo giới tiến bộ trên thế giớivẫn tổ chức kỷ niệm mang tên ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” Còn

ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982, ngày hội của giáo giới Việt Nam có tên gọiriêng là ngày “Nhà giáo Việt Nam” Người thầy trong xã hội Việt Nam từ baođời nay là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ tài năng của xã hội Dẫurằng người thầy không phải là tất cả, nhưng đội ngũ các thầy cô giáo có vaitrò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài

Như vậy, muốn thực hiện tốt sự nghiệp trồng người, chúng ta cần hìnhthành được người thầy và đội ngũ người thầy có phẩm chất, năng lực thựchiện tốt sứ mệnh mà xã hội giao phó cho

Tuy nhiên, bên cạnh việc chăm lo phát triến sự nghiệp giáo dục ở cácnhà trường thì chúng ta cũng cần quan tâm phát triển giáo dục gia đình và xãhội như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giáo dục trong nhà trường dù tốtmấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũngkhông hoàn toàn" (Toàn tập, tập 8 tr 394)

Hồ Chí Minh còn xây dựng các phạm trù "Gia đình học hiệu", "tiểugiáo viên", Người dạy: ngày nay xã hội ta mọi gia đình là trường học, mỗingười công dân là một thầy giáo cho thế hệ trẻ (Toàn tập, tập 5, tr 67)

1.2.3 Luận bàn về mệnh đề “Tôn tài đại thịnh”

Muốn tính kế trăm năm về sau thì phải “Trồng người” Muốn “Trồngngười” thì phải có thầy “Phi sư bất thành” Nhưng nhờ thầy mà có nhữngngười hiền tài rồi thì phải biết trọng dụng thì đất nước mới hưng thịnh “Tôntài đại thịnh” Câu này trong bài “Tứ tôn châm” của Hoàng Giáp NguyễnKhắc Niêm (1889 – 1954), ông dâng kế sách cho Vua Thành Thái khoa thiĐinh Mùi (1907):

Trang 21

“Tôn tộc đại quy

Tôn lộc đại nguy

Tôn tài đại thịnh

Tôn nịnh đại suy”

Trước Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, từ thế kỷ XV, Vua Lê ThánhTông vị minh quân triều Lê qua Sử thần Thân Nhân trung đã nêu ra tuyênngôn:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Nguyên khí mạnh thì thế nước cường

Nguyên khí suy thì thế nước yếu”

Sang thế kỷ XVIII, Quang Trung – Nguyễn Huệ sau khi đập tan sự xâmlược của Mãn Thanh đã giao cho danh thần Ngô Thì Nhậm ban chiếu khuyếnhọc:

“Xây dựng Đất nước lấy việc dạy học làm đầu

Tìm lẽ bình trị, lấy tuyển nhân tài làm gốc”

Trong thời đại mới, Bác Hồ rất quan tâm việc tiến cử người hiền tài chođất nước, Bác viết “Kiến thiết cần có nhân tài… khéo lựa chọn, khéo phânphối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều”

Những tư tưởng trên, trước hết khẳng định tầm quan trọng của hiền tàiđối với quốc gia, là việc đem lại hưng thịnh cho đất nước.“Tài” muốn nói đếnbậc hiền tài, trước hết đó là người có trí thức, có sự thông minh và niềm khátvọng, đam mê mãnh liệt Đó là những con người có hiểu biết rất sâu rộng ítnhất về một lĩnh vực nào đó Trí thông minh thể hiện ở khả năng đặc biệt làmmột việc nào đó, mang lại kết quả cao Trí thông minh đó còn thể hiện ở sựnhạy bén, nhìn nhận chính xác vấn đề cần giải quyết Họ cũng rất có khả năngnắm bắt diễn biến của thời cuộc, dự đoán trước được xu thế phát triển Ngườihiền tài thường biểu hiện sự đam mê đến cháy bỏng trong công việc, không sợthất bại, biết cách chấp nhận sự rủi ro, tìm mọi phương cách làm cho công

Trang 22

việc mang lại hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó, họ còn là những con người cókhát vọng mãnh liệt được vươn lên khẳng định bản thân mình, khát vọngđược cống hiến cho công việc, cho nhân dân, cho tổ quốc Chính những yếu

tố này giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại để theo đuổi mục đích củamình Người tài có khát vọng rất mãnh liệt nhưng đồng thời đó cũng là nhữngngười có cái “Tôi” rất lớn, nếu biết trọng dụng đúng tài năng và tạo điều kiệnthuận lợi để họ phát triển thì họ sẽ cống hiến hết mình

Bên cạnh đó, những người tài còn phải có “Đức” Chủ tịch Hồ ChíMinh đã có sự phân biệt rõ: “Có tài phải có đức Có tài không có đức, tham ô

hủ hóa có hại cho nước Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa,không giúp ích gì được cho ai” (HCM, toàn tập ,T8, 1996, tr184) Đây cũng là

sự phân biệt quan trọng, rất cần thiết, mà những người làm công tác tổ chứcnhân sự phải sáng suốt nhận biết để thấm nhuần phương pháp “Dùng ngườinhư dùng gỗ” của Hồ Chí Minh Khi sử dụng cán bộ cần xem xét cả tài vàđức Trong chế độ phong kiến trước đây thì đức chính là lòng trung quân, áiquốc, Mọi suy nghĩ và hành động của họ đều không ngoài bốn chữ đó.Những mưu cầu, toan tính vun vén cho lợi ích cá nhân không thể tác động vàlàm ảnh hưởng đến lí tưởng cao quý giúp vua, giúp nước của họ Xét theochuẩn mực đạo đức Nho giáo thì họ xứng đáng là những bậc chính nhân quân

tử : "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất".(Giàu sang không làm thay đổi, nghèo khó không thể chuyển lay, bạo lựckhông thể khuất phục) Họ là những tấm gương quả cảm, tận trung với nước,tận hiếu với dân Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên đời Trần được triều đình cử đi

sứ phương Bắc đã tỏ rõ cho vua quan nhà Minh biết chí khí hiên ngang củangười quân tử bằng tài ứng đối hùng biện của mình Giang Văn Minh sẵnsàng hi sinh tính mạng để bảo vệ danh dự của vua Nam và quốc thể nướcNam, xứng đáng là sứ thần Đại Việt Không thể kể hết tên tuổi các bậc "hiền

Trang 23

tài" của nước Nam, đúng như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô đạicáo”:

"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Trong đời sống xã hội hiện nay, hiền tài còn là những người vượt khó

để thành đạt; là những doanh nhân có tâm, có tài, sản xuất ra những hàng hoáchất lượng cao đem lại lợi ích to lớn cho nhân dân, đất nước; là những nhàkhoa học có nhiều công trình hữu ích, thiết thực; là những vị lãnh đạo có tưtưởng đổi mới, hoạch định các chính sách phù hợp, khả thi để thúc đẩy nềnkinh tế, chính trị, văn hoá xã hội ngày càng phát triển

Vì sao tôn trọng bậc hiền tài thì hưng thịnh? Lịch sử mấy nghìn nămdựng nước và giữ nước của ta đã chứng minh, cứ thời nào có nhiều nhân tàixuất hiện và được trọng dụng thì đất nước phồn vinh, dân tộc phát triển.Ngược lại, khi nhân tài xa lánh chốn quan trường, quay lưng lại với thời cuộc,hoặc bị vùi dập, hay những kẻ bất tài lộng hành thì vương triều ấy sớm muộn

sẽ suy vong Hiền tài là sự kết tụ tinh hoa của đất trời, của khí thiêng sôngnúi, của truyền thống dân tộc Người xưa đã nói: “Địa linh sinh nhân kiệt, nênhiền tài là nguyên khí của quốc gia” Những người được coi là "hiền tài" cóvai trò vô cùng quan trọng đối với sự hưng vong của một triều đại nói riêng

và của quốc gia nói chung Có thể lấy rất nhiều ví dụ trong lịch sử nước ta đểchứng minh cho điều đó như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giang VănMinh, Tô Hiến Thành, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ ở những thế

kỉ trước Tài năng quân sự lỗi lạc của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đãgóp phần to lớn vào chiến công lừng lẫy của quân dân nhà Trần ba lần đánhthắng quân xâm lược Mông - Nguyên Tài năng quân sự, ngoại giao xuất sắccủa Nguyễn Trãi khiến ông trở thành vị quân sư số một của Lê Lợi, có vai tròquyết định chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, quét sạch mười vạngiặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta Một gương sáng "hiền tài" đã trở thành thần

Trang 24

tượng không chỉ trong phạm vi đất nước mà mở rộng ra phạm vi toàn cầu làĐại tướng Võ Nguyên Giáp Tên tuổi của ông gắn liền với hai cuộc khángchiến đau thương và oanh liệt của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp và

đế quốc Mĩ xâm lược Ông đã làm vẻ vang cho lịch sử và truyền thống bấtkhuất, hào hùng của đất nước Nhắc đến ông, nhân dân ta và bè bạn năm châuyêu mến, tự hào; còn kẻ bại trận cũng phải nghiêng mình kính phục Và mộttrong những nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

- người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoátkhỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự docho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới Trongkháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có một số nhân sĩ, trí thức đượcđào tạo ở nước ngoài vì cảm phục đức hi sinh cao cả của Chủ tịch Hồ ChíMinh nên đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý, trở về nước trực tiếpđóng góp tài trí của mình cho sự nghiệp kháng chiến Kĩ sư Trần Đại Nghĩa,người chế tạo ra nhiều thứ vũ khí lợi hại cho kháng chiến Bác sĩ Phạm NgọcThạch, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã bỏ ra bao công sứcnghiên cứu, tìm tòi và chế tạo ra những thứ thuốc kháng sinh quý giá để cứuchữa cho thương binh, bộ đội trên chiến trường Nhà nông học Lương ĐịnhCủa suốt đời trăn trở, nghiên cứu lai tạo ra những giống lúa mới có khả năngchống sâu rầy và cho năng suất cao để cải thiện cuộc sống nông dân, tăngnguồn lương thực tiếp tế cho chiến trường miền Nam đánh Mĩ Đó là gươngsáng của những bậc "hiền tài" một lòng một dạ vì quyền lợi chung của nhândân và Tổ quốc Ngày nay, trên thế giới tài nguyên ngày càng cạn kiệt, còn trithức, tài năng và sức sáng tạo của con người là vô hạn Tri thức là vốn quýnhất, tri thức là sản phẩm trí tuệ của con người Chính vì vậy, hiền tài, nhântài và lao động tri thức đã trở thành một lực lượng sản xuất mới, giữ vai tròquyết định hơn cả vốn và tài nguyên Hiền tài đã trở thành yếu tố quyết địnhcho sự thành bại của đất nước ta trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các

Trang 25

quốc gia trong khu vực và thế giới mà thực chất đó là sự đọ sức về trí tuệ nhưLong Tử Dân – một học giả Trung Quốc, đã có câu nói hết sức chí lý cho thờiđại hiện nay: “Sự lãng phí lớn nhất là lãng phí nhân tài, sự cạnh tranh căn bảnnhất là cạnh tranh nhân tài, năng lực chủ yếu của người lãnh đạo là phát hiện,bồi dưỡng nhân tài và sử dụng nhân tài”

Người hiền tài luôn mong muốn cống hiến cho nhân dân, cho tổ quốc

và nếu trọng dụng được người hiền tài thì sẽ hưng thịnh Vấn đề đặt ra là tìmkiếm và phát hiện hiền tài như thế nào? Lịch sử dân tộc cho thấy trong cáctriều đại phong kiến Việt Nam, những bậc minh quân, luôn mong muốn cónhiều nhân tài, cùng góp công sức và trí tuệ để xây dựng triều đại thịnh trị,làm cho “Quốc thái dân an” Vua Lê Thái Tổ trong “Chiếu Cầu hiền” đã viết:

“Người tài ở đời cố nhiên là không ít, nên đường lối tìm người cũng khôngphải có một phương” Các vương triều đã có nhiều cách khác nhau để pháthiện và tuyển chọn nhân tài ra giúp nước như thi tuyển, tiến cử và tự tiến cử.Bấy giờ chế độ thi tuyển thực hiện qua các kỳ khoa cử Nho học lựa chọn vănquan, với quan niệm: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ,

mà phép chọn lựa kẻ sĩ phải lấy thi cử làm đầu”; võ cử thông qua các hội vật,hội võ sau này là thi võ nghệ và binh pháp; các hội thi tay nghề của các nghệnhân, các làng nghề để chọn ra những người tài, có tay nghề cao, kỹ thuật tinhxảo trong những nghề ấy Bên cạnh đó, để lựa chọn nhân tài, còn có hình thứctiến cử nhằm tìm kiếm nhân tài, bổ sung vào đội ngũ quan lại, do đó: “Tiến cửngười hiền tài, loại bỏ kẻ bất tiếu, đó là việc lớn của chính trị”, hay “Muốnthịnh trị phải được người hiền tài, muốn được người hiền tài phải do tiến cử.Cho nên người đứng đầu thiên hạ phải lo việc ấy trước tiên” Ngoài ra, còn cóphương thức tự tiến cử: hình thức này thường xuất hiện nhiều, những khi đấtnước gặp khó khăn, nhân tài muốn đem tài năng của mình để giúp nước, cứudân Ví như, dưới triều đại của mình, vua Quang Trung đã cho phép đượcdâng thư tự tiến cử Ngày nay, chúng ta tổ chức nhiều cuộc thi tìm kiếm nhân

Trang 26

tài như: Đường lên đỉnh Olympia, cuộc thi chọn học sinh giỏi cấp quận,huyện, thành phố, cấp quốc gia… Cuộc thi tay nghề giỏi, các cuộc thi tìmkiếm tài năng, thi vào trường chuyên lớp chọn, thi đại học… Nhiều tổ chức,doanh nghiệp tìm đến tận những cơ sở đào tạo uy tín để tìm kiếm nhân tài làmviệc cho tổ chức của họ Nhiều địa phương có các chính sách, hình thức đãingộ thu hút nhân tài, ví dụ như ở tỉnh Phú Thọ sinh viên tốt nghiệp đại họcchính quy loại giỏi sẽ được nhận vào biên chế luôn, được hỗ trợ 1 miếng đấthoặc 100 triệu đồng…

Hiền tài không phải tự nhiên mà có Ngoài năng khiếu bẩm sinh mangtính chất truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương thì người tài phảiđược giáo dục, đào tạo một cách nghiêm túc và bài bản để thực sự trở thànhhiền tài của đất nước Với sự ra đời của Văn Miếu – Quốc Tử Giám (1070) đãminh chứng cho nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nhân tài của người xưa NămCanh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ hai (1070) đời Lý Thánh Tông“Mùa thu,tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽtượng thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế Hoàng tử đến học ở đây” VănMiếu – Quốc Tử Giám được xem như là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam,trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, trong suốt thời kỳ phong kiến Tại các

lộ, phủ đều có các Học quán, có cả trường công và trường tư Các trườngcông đều có các chức quan phụ trách việc giảng dạy và giáo dục, còn cáctrường tư được mở tại các làng, xã hoặc tại nhà của thầy Do đó, con em củanông dân có chí đều có chỗ để học tập Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đônviết: “Trong nước dựng nhà học dạy dỗ nhân tài, trong Kinh có Quốc TửGiám, bên ngoài có nhà học các phủ Nhà vua thân hành chọn con cháu cácquan và thường dân tuấn tú bổ sung vào vào học sinh các cục chầu cận…”.Ngày này, hệ thống giáo dục của ta ngày càng được mở rộng và hoàn thiện,

hệ thống các trường chuyên, trường năng khiếu, hệ thống các trường đại học

Ngày đăng: 24/08/2015, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w