Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
112 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN MÔN HỌC Học phần Quản lý tài chính trong giáo dục ĐỀ BÀI: Cho tứ giác đều ABCD. Trong đó: A: Bách niên thụ nhân. B: Phi sư bất thành. C: Tôn tài đại thịnh. D: Quy trí tất hưng. O: Giáo dục 1) Hãy luận về tứ giác đều ABCD ? 2) Từ đó hãy đưa ra những đề xuất cho giáo dục Việt Nam hiện nay? A B D O C 1 BÀI LÀM 1) Luận về tứ giác đều: Bốn vị tiền nhân (hai Trung Quốc + hai Việt Nam) đã có cácphát biểu mà ngày nay liên kết lại là minh triết cho chiến lược kinh tế - Giáo dục trong bối cảnh mới của đất nước. Trước tiên, chúng ta hãy bàn luận về luận đề: A: “Bách niên thụ nhân” - Một trong “Tứ Thụ” của Quản Trọng (730 – 645 TCN) được nêu trong sách “Quản Tử”. Quản Trọng là nhà chính trị xuất sắc thời Tiên Trần. “Quản Tử” được coi là bộ sách có tính giáo khoa đầu tiên của nhân loại về quản lý với những ý tưởng đặc sắc trong hai chương : “Quyền Tu” (Bàn về sự tu dưỡng của nhà cầm quyền) và “Mục dân” (Bàn về cách quản lý nhân dân). “Bách niên” có nghĩa là trăm năm, “Thụ” là trồng, là nuôi dưỡng; “Nhân” là người. cả câu “Bách niên thụ nhân” có nghĩa là tính kế trăm năm trồng người, phát triển con người. Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của Cách mạng, chính vì vậy, cần phải coi trọng, chăm sóc và phát huy nhân tố con người. Do đó, ngay từ khi hoạt động cách mạng cho tới khi chúng ta giành được độc lập, Người rất quan tâm, chú trọng tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu nói: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Câu nói ấy lấy ý từ Cổ văn Trung Hoa “Đạo đức kinh”: “Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc. Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc. Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân” mang ý ẩn dụ, từ hình ảnh trồng cây mà đề cao vai trò của con người, cũng như khẳng định và nhấn mạnh sự cần thiết coi trọng con người và phát huy những tiềm năng vốn có trong họ. 2 Trong câu nói của Hồ Chí Minh, Người đã nhắc đến việc “trồng cây” đầu tiên. “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây”. Trong hệ sinh thái, cây trồng (thực vật) có vai trò rất quan trọng với sự tồn tại của các sinh vật khác. Cây trồng cung cấp oxi cho hô hấp, lọc không khí, cung cấp gỗ, làm thuốc, là nơi cư trú của nhiều loại động vật, Chính vì thế, việc trồng cây cũng đồng nghĩa với việc duy trì sự sống, nó là hết sức cấp bách trong bối cảnh môi trường đang ngày càng ô nhiễm, thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên, đe dọa tới cuộc sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. Trong xã hội chủ nghĩa, con người luôn là cốt lõi, là động lực, là mục tiêu cuối cùng và là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế xã hội, là nhân tố quyết định của sự thành công của cách mạng đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Muốn xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp nước nhà mai sau nằm trong tay những người chủ tương lai của đất nước. Những người chủ của đất nước trong tương lai là thế hệ trw ngày hôm nay. Muốn vậy, Người đã nhấn mạnh phải quan tâm chăm lo giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ trw để họ trở thành những người chủ tương lai của đất nước, tiếp tục bảo vệ và phát huy những thành quả của cuộc cách mạng nước ta. Đây là sự nghiệp không phải năm năm, mười năm mà đó sự nghiệp của hàng trăm năm và lâu hơn thế nữa. Và cũng chính người đã quan tâm thực hiện tốt vấn đề này. B: “Phi sư bất thành”. Ý tưởng này nằm trong “Tam phi… bất”, được nêu ra trong sách “Minh đạo gia huấn” – cuốn dạy về sự tu dưỡng đạo đức do Trình Di (1033 – 1107) đời Tống biên soạn đã được phổ biến tại nhiều nước chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng. Phân tích nghĩa từng từ ta có thể hiểu “Phi” là không; “Sư” là thầy, là người dạy dỗ, chỉ bảo; “Bất” là không có, không thể; “Thành” là đạt được, trọn vẹn, hoàn chỉnh, đạt được. Cả câu có nghĩa là không 3 có thầy làm sao thành đạt được. “Phi sư bất thành” ngày nay không chỉ có ý nghĩa cho mỗi cá nhân, nó còn có ý nghĩa cho số phận cộng đồng và dân tộc. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo dục là tôn sư trọng đạo, đề cao vai trò của người thầy, trọng thầy đến độ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Trong xã hội hiện đại, ai cũng phải đến trường, ai cũng phải học. Trước khi làm thầy, người thầy phải là người học trò. Bác Hồ kính yêu cũng đã là học trò và cũng đã là thầy giáo. Vì vậy, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Bác cũng hết sức quan tâm đến đội ngũ các thầy, cô giáo. Theo Bác, người thầy giáo có vai trò hết sức quan trọng đối với học sinh và xã hội: “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu. Các cô, các chú phải nhận rõ trách nhiệm của mình…. Giáo viên phải chú ý cả tài cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì trưa mới dậy. Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu nhất là đối với trw con. Trách nhiệm đó rất là vw vang, quan trọng”. Muốn thực hiện được điều Bác dạy, người thầy giáo trước hết phải có lòng yêu nghề, tha thiết với nghề. Nghề thầy giáo mà thật sự có đức khó có thể làm giàu. Trong hoàn cảnh xã hội hiện tại, thầy giáo có thể có cuộc sống khá hơn do điều kiện đất nước và xã hội khá hơn và có thể làm giàu. Giàu có trên nền tảng của lương tâm và đạo đức đòi hỏi người thầy giáo phải luôn tu dưỡng, luôn rèn luyện, luôn tự đặt ra câu hỏi cho mình đối với từng hành vi mình đã và sẽ thực hiện và làm giàu trí tuệ cho mình từ học hỏi để có thêm vốn truyền thụ cho học sinh. Người thầy giáo còn là người chủ đạo trong thực hiện phương châm giáo dục gắn nhà trường với gia đình và xã hội, định hướng, hướng dẫn học sinh gắn chặt lý luận với thực tiễn và liên hệ với thực tế. 4 Trong rèn luyện, Bác luôn luôn chú ý đạo làm gương. Bác dạy các thầy, cô giáo đạo làm gương. Bởi vì dạy học, người thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, còn truyền đến cho người học những tình cảm đạo đức trong sáng và ý chí phấn đấu. Những người thầy có đức, có tài, có tâm trong bất cứ chế độ nào cũng mãi sống trong lòng các thế hệ người học, có trường hợp tấm gương của người thầy còn sống cùng lịch sử trong quá trình phát triển đúng như câu nói “Người thầy tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vw vang nhất dù là tên tuổi không được đăng trên báo, không được hưởng huân chương, những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh”. Cùng với sự khẳng định công lao, dân tộc chúng ta luôn thể hiện thái độ phải biết ơn, tôn trọng, yêu quý, tin tưởng thầy. Điều này đã trở thành truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc. Từ xa xưa các cụ đã luôn nhắc nhở con cháu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”., “Mùng một tết cha/ Mùng hai tết mẹ/ Mùng ba tết thầy”, lòng yêu kính ấy, được biểu hiện qua nhiều cung bậc ứng xử, cách thức khác nhau, mỗi người chúng ta, ngoài sống có hiếu với cha, với mẹ, còn phải sống có nghĩa đối với thầy. C: “Tôn tài đại thịnh” – một trong “Tứ tôn châm” của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, ông đang kế sách cho Vua thành Thái khoa thi Đinh Mùi (1907). “Tôn tài” ắt là “đại thịnh”! Bởi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Tuy nhiên, “tôn tài” cũng có năm bảy đường, năm bảy kiểu. Một mặt, “người tài” là những người vừa có tài đức, nghĩa khí hơn người nhưng mặt khác, họ cũng là những người rất có cá tính, rất nhạy cảm, rất tự trọng. Người tài thực sự không thể chỉ có lấy lợi mà mời họ được, cũng không lấy quyền lực mà uy hiếp họ phải theo mình. Họ là những người “Phú quý bất năng 5 dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” (Giàu sang không cám dỗ được, nghèo hèn không làm thay đổi ý chí, uy quyền không khuất phục được). Tôn tài không chỉ ngưỡng vọng, đề cao người tài mà cái quan trọng nhất vẫn là phải biết dùng họ đúng tầm mức, sở trường. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất trọng nhân tài. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, rất nhiều bậc trí thức, các học giả, kể cả giáo sỹ, quan lại, cho đến những ông vua đã thoái vị như Bảo Đại đã được Bác Hồ cảm hóa và vận động tham gia chính quyền cách mạng. Cách dùng người của Bác thể hiện thái độ trọng thị, tầm nhìn minh triết, lòng nhân ái bao la và tư tưởng đại đoàn kết cao cả. Gần 70 năm đã trôi qua, những bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trọng dụng người tài vẫn còn nguyên giá trị. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trên cương vị là Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một văn bản với tiêu đề “Tìm người tài đức”. Ngay sau đó, văn bản này đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp cho công bố trên báo Cứu quốc, nội dung có đoạn: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi điều đó, và trọng dụng những kw hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Đi đôi với việc tìm người tài, đức giúp ích cho đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu người lãnh đạo, quản lý phải biết trọng dụng nhân tài, biết chăm lo phát hiện nhân tài, biết đào tạo, bồi dưỡng nhân tài và phải biết sử dụng nhân tài một cách hợp lý. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng 6 những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Việc dùng nhân tài phải hợp lý, đúng năng lực và sở trường của họ. Dùng người tài mà không đúng, công việc sẽ không chạy, không được việc, làm thui chột nhân tài và có hại cho Đảng. Có thể nói, quan điểm này của Người là bài học lớn trong công tác cán bộ của Đảng. D: “Quy trí tất hưng” – một trong “Ngũ quy” của bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1721 - 1784). Bà là một Vương phi thời chúa Trịnh, cùng thời với Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726 - 1784). “Quy trí tất hưng” có nghĩa là “Lo toan cho văn hóa giáo dục,khai hóa tri thức cho dân thì đất nước hưng thịnh”. Đây vừa là sự đúc kết trí tuệ vừa là lời khuyến cáo mà ông dành cho hậu thế: Xem trọng, đầu tư phát triển cho giáo dục chắc chắn sẽ đạt được sự hưng thịnh. Đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào, thì con người là yếu tố có giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên con người bản năng không làm được điều đó, mà con người phải được giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục - đào tạo sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Tư tưởng của Lê Quý Đôn đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng khi xác định chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. “Trí” vốn là một từ gốc Hán, có nghĩa là trí tuệ, để chỉ trình độ nhận thức, suy đoán, ghi nhớ… “Quy trí tất hưng” hiểu theo nghĩa rộng là chăm lo tổng thể sự nghiệp văn hóa giáo dục. Hiểu theo nghĩa trực diện là chăm lo sự mở mang hiểu biết của người dân để người dân sống đúng đắn theo trách nhiệm công dân, có hoài bão làm cho dân giàu, nước mạnh. Nâng cao dân trí là một trong những chủ trương đường lối chính sách của Đảng đã được đề ra ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước. Là một vấn đề quan trọng được chủ tịch Hồ Chính Minh quan tâm hàng đầu, theo Người thì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người chỉ rõ, dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai lầm. Dốt thì dại, dại thì 7 hèn. Hồ Chí Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc cần phải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). Chính vì vậy, sau khi đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “cần mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” và “giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. Người chỉ rõ: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí, bởi không một quốc gia nào có thể tiến hành xây dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc thành công trong điều kiện văn hóa, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội thấp kém. Chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã được Người ký và ban hành: Sắc lệnh 17-SL, thành lập Nha Bình dân học vụ, Sắc lệnh 19-SL, quy định mọi làng phải có lớp học bình dân, và Sắc lệnh 20-SL, cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Một nền giáo dục mới - nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửi các học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Hồ Chí Minh chủ trương phải xây dựng một nền giáo dục hướng vào các giá trị dân tộc, hiện đại và nhân văn, một nền giáo dục phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Theo chỉ đạo của Người, Bộ Giáo dục đã đề ra mục đích, phương pháp và tổ chức của nền giáo dục mới: 8 - Khẳng định mục đích cao cả của nền giáo dục mới là: Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng của mọi người để phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc tiến hóa chung của nhân loại. - Phương pháp của nền giáo dục mới là xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú trọng phần thực học, phần học về chuyên môn nghề nghiệp chiếm một địa vị quan trọng, hết sức đề cao tinh thần khoa học, nhằm giúp học sinh có lối nhận thức khoa học, phát triển óc phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần sáng tạo và óc thực tế. - Về tổ chức, nền giáo dục mới là một nền giáo dục duy nhất chung cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Cũng ngay trong năm 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo mở các khóa huấn luyện cán bộ bình dân học vụ. Khóa huấn luyện đầu tiên được mang tên Hồ Chí Minh. Đồng thời, Người ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học văn khoa, Sắc lệnh thành lập Hội đồng cố vấn học chính,… từng bước định hình nền giáo dục mới, với một hệ thống quan điểm hiện đại, đó là: - Dân chủ hóa về mục tiêu phát triển; - Dân tộc và đại chúng hóa về tổ chức đào tạo; - Nhân văn hóa về nội dung đào tạo; - Khoa học hóa về phương pháp đào tạo; - Xã hội hóa về quản lý đào tạo. Không chỉ quan tâm hoàn thiện thể chế và bộ máy của nền giáo dục mới, Hồ Chí Minh còn khởi động cho toàn dân thấm nhuần tư tưởng “dân mạnh thì nước giàu”, “dân cường thì nước thịnh”, và Người kêu gọi mọi người phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái, xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, nhiều trường học cho thanh thiếu niên, cho đồng bào các dân tộc, cho phụ nữ, phụ lão,… đã khai giảng, cả 9 nước sôi nổi với phong trào bình dân học vụ, diệt “giặc dốt”. Từ một nước 95% dân số mù chữ, nhiều làng xã đã xóa nạn mù chữ, nhiều “chiến sĩ diệt dốt” đã được vinh danh. Như vậy, 4 mệnh đề trên là bốn trụ cột cho sự phát triển bền vững quốc gia. Chúng tạo nên tứ giác đều ABCD. Giáo dục (O) ở tâm tứ giác đều này. Nó vừa là nhân tố mục tiêu, vừa thụ hưởng thành quả hoạt động của các lĩnh vực đã nêu. Bố trí trên một mặt phẳng ta có hình sau: Tóm lại: trong bối cảnh hiện nay của bất cứ cộng đồng nào khi đưa ra một chiến lược Kinh tế - Giáo dục cũng phải bao quát những điều sau: - Đáp ứng tốt mục tiêu trồng người – phát triển con người (A) - Hình thành được người thầy và đội ngũ người thầy có phẩm chất, năng lực thực hiện tốt sứ mệnh mà xã hội giao cho (B) - Bồi dưỡng được nhân tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao (C) - Chăm lo sự mở mang toàn diện văn hóa giáo dục, trước hết là khai hóa tri thức cho các lực lượng có trách nhiệm của xã hội (D). Tôn tài đại thịnh Bách niên thụ nhân GIÁO DỤC 10 Phi sư bất thànhQuy trí tất hưng [...]... Giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức: tuỳ theo từng lứa tuổi và trình độ cấp học mà giáo dục cho các em lòng yêu nước, lòng trung thành với lý tưởng cộng sản, ý thức và nhiệm vụ của người công dân, sẵn sàng tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giáo dục ý thức và thói quen chấp hành pháp luật và những quy tắc chung của tập thể; giáo dục tinh thần trách nhiệm trong học tập, trong. .. ứng các nhu cầu chính đáng của con người Có thể nói hoạt động giáo dục, sự nghiệp giáo dục có tác động tích cực đến cả ba khía cạnh nêu trên - Giáo dục phát triển năng lực con người bao gồm: Tâm lực, Thể lực, Trí lực, thái độ đứng đắn của con người - Giáo dục tạo ra cơ hội để từ cơ hội này con người nắm bắt được các cơ hội khác cề kinh tế, văn hóa, chính trị trong cuộc sống - Giáo dục là nhân tố giúp... sinh học – xã hội: giai đoạn này có sự phối hợp của giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Giai đoạn xã hội: sự sử dụng tại các cơ quan, đơn vị sản xuất Cần tạo lập được môi trường dân chủ, đồng thuận để nhân tài được phát huy, có những đóng góp xứng đáng cho đất nước Vì vậy cần có những chính sách bồi dưỡng nhân tài: Một là, tạo cơ chế chính sách công bằng, thuận lợi để mọi tài năng... lao động sản xuất - Giáo dục thể chất: Việc giáo dục và rèn luyện sức khoẻ trong nhà trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Nhà trường phải giáo dục những kiến thức khoa học và những biện pháp cần thiết để rèn luyện thể chất, tăng cường sức khoẻ cho phù hợp với quy luật phát triển của từng lứa tuổi Phải làm cho học sinh có ý thức: khoẻ để học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc - Giáo dục thẩm mỹ: Đây không... dục đức, trí, thể, mỹ 12 + Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành ,lý luận với thực tiễn Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục hình thành nhân cách con người ngay từ khi còn nhỏ Phát huy ý thức tự giác giáo dục, tự rèn luyện và lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục 2.2 Phi sư bất thành và chính sách về người thấy trong thời đại mới “Phi sư bất thành” ngày nay không chỉ có ý nghĩa... lực phấn đấu trong học tập, lao động và cuộc sống, tích cực tham gia phát triển đất nước Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ có tài năng trên tất cả các lĩnh vực của hệ thống chính trị, xã hội; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong các cơ quan lãnh đạo, nghiên cứu, quản lý các cấp, các ngành Hai là, tăng cường quản lý nhà nước... tài, nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước Chăm lo sự mở mang toàn diện văn hóa giáo dục, trước hết là khai hóa tri thức cho các lực lượng có trách nhiệm của xã hội Để thực hiện tốt những điều này thì bất kể quốc gia nào cũng phải có giáo dục mới làm được, giáo dục chính là then chốt Không có giáo dục thì không thể thực hiện tốt mục tiêu trồng người, phát triển con người tốt được Không có giáo. .. nhân tài Cho phép trí thức giỏi của Việt Nam có điều kiện thường xuyên giao lưu, học hỏi, làm việc với các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước Có chính sách ưu đãi đối với các học sinh tài năng Việt Nam được du học nước ngoài bằng nhiều nguồn vốn Đồng thời ưu tiên phân công công tác cho những người tu nghiệp ở nước ngoài đạt kết quả cao, nhất là những ngành trong nước còn thiếu cán bộ khoa học tài năng... bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị và năng lực chuyên môn cao - Có chính sách thu hút người giỏi vào ngành sư phạm - Chú trọng nâng cao vị thế người thầy bằng nhiều biện pháp mà trước hết là tạo động lực và mọi điều kiện vật chất, tinh thần để đội ngũ thầy cô giáo có thể phát huy cao nhất năng lực và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp cao... dưỡng tài năng trẻ Xây dựng hệ thống chính sách tài năng trẻ, tạo khung pháp lý để đưa 15 công tác quản lý nhà nước về vấn đề này ngày càng hiệu quả Nghiên cứu đổi mới quy trình phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh từ mẫu giáo đến hết trung học phổ thông, trên cơ sở đó quy hoạch phát triển mạng lưới phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu ở độ tuổi trước khi bước vào Trường Đại học, . TIỂU LUẬN MÔN HỌC Học phần Quản lý tài chính trong giáo dục ĐỀ BÀI: Cho tứ giác đều ABCD. Trong đó: A: Bách niên thụ nhân. B: Phi sư bất thành. C: Tôn tài đại thịnh. D:. học của cha ông. + Giáo dục sức khỏe, thể chất: Giáo dục đức, trí, thể, mỹ 12 + Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành ,lý luận với thực tiễn. Kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo. của mình…. Giáo viên phải chú ý cả tài cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức. Ví như bảo học trò phải dậy sớm mà giáo viên thì