1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý tài chính trong giáo dục

20 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 294,39 KB

Nội dung

 Quy định về tự chủ về các khoản thu, mức thu và tự chủ về sử dụng nguồn tài chính như: - Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên q

Trang 1

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

KHOA QUẢN LÝ LỚP K7D

MÔN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CƠ

SỞ VẬT CHẤT

Giảng viên: Đặng Thu Thủy

BÀI TẬP NHÓM 3

1 Phạm Thị Thanh Thanh

2 Trần Ngọc Linh

3 Nguyễn Thị Hiền

4, Nguyễn Thị Loan

5 Phạm Thị Mai Linh

6 Bùi Thị Thu Giang

7 Mai Thị Thùy Duyên

Trang 2

8 Đỗ Chí Ba Thành

TÌM HIỂU VỀ NHỮNG VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. NHÓM VĂN BẢN QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG THCS:

1. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1.1 Nội dung liên quan:

Điều 23 Quản lý tài sản, tài chính (Chương II)

Việc quản lý tài chính, tài sản của nhà trường phải tuân theo các quy định của pháp luật và các quy định của Bộ Tài chính và

Bộ Giáo dục và Đào tạo; mọi thành viên của trường có trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà trường

1.2 Nhận xét:

Tích cực: Đây là cơ sở pháp lý để các nhà trường THCS công

lập và ngoài công lập dựa vào để xây dựng các quy định về quản lý tài chính trong Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường

Hạn chế: Tuy nhiên, vẫn tổn tại những trường vi phạm các

quy định của Bộ Giáo dục trong quản lý tài chính Ví dụ như Trường THCS dân tộc nội trú Ngọc Lặc vào năm 2014 đã vi phạm trong thu chi tiền hỗ trợ của học sinh

2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm

2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về

Trang 3

thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP

2.1 Nội dung liên quan:

 Quy định rõ về nguồn tài chính gồm kinh phí do Nhà nước cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nội dung chi gồn chi thường xuyên và chi không thường xuyên

 Quy định về tự chủ về các khoản thu, mức thu và tự chủ về

sử dụng nguồn tài chính như:

- Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên quy định tại khoản

1 Điều 15 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc

- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này

 Ngoài ra trong văn bản này còn quy định về tiền lương, tiền công, thu nhập, việc sử dụng các quỹ cùng các quy định về lập, chấp hành dự toán thu, chi

 Quy định về trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, có thể kể đến như:

- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật

về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị

- Tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo an toàn, bí mật

Trang 4

quốc gia trong hoạt động của đơn vị Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách

- Xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định này báo cáo cơ quan cấp trên

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

- Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; đảm bảo các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật

- Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản theo đúng quy định của pháp luật, phản ảnh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị trong

sổ sách kế toán Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định hiện hành

- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành

- Chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể tham gia giám sát, quản lý mọi mặt hoạt động của đơn vị

2.2 Nhận xét:

 Những quy định này đã thể hiện rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường công lập trong đó có THCS công lập

 Nhà nước trao quyền tự chủ nhưng đi kèm với đó cũng là giao một trách nhiệm quan trọng đối với nhà trường,

 Nhà nước vẫn quan tâm cho việc đầu tư để giáo dục ngày càng phát triển đồng thời cũng đảm bảo cho các đối tượng chính sách – xã hội ngày càng được giáo dục tốt hơn

Trang 5

Việc tự chủ tài chính này cũng gây ra một số vấn đề khó kiểm soát được những nguồn thu chi bất hợp lí Ví dụ như tại Trường THCS Sơn Đồng, Hiệu trưởng đã chỉ đạo đã chỉ đạo triển khai thu 200.000 đồng/học sinh để tổ chức bồi dưỡng và thi thử vào lớp 10 cho học sinh Tuy nhiên, nhà trường thu tiền không thông qua bộ phận tài vụ, không nhập quỹ, mà lại

để cho Hiệu phó giữ tiền là vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính

• Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại Nghị định này đã

cũ, được sử dụng thay thế bằng Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy đinh cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

3. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 Quy đinh cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

3.1 Nôi dung liên quan:

Được thể hiện rõ trong Điều 15 - mục 3 – Tự chủ về tài chính

Nguồn tài chính của đơn vị

a) Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc và định mức phân bổ dự toán được cấp

có thẩm quyền phê duyệt;

b) Nguồn thu khác (nếu có);

c) Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 12 Nghị định này (nếu có);

d) Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật

2 Nội dung chi của đơn vị

a) Chi thường xuyên: Đơn vị được sử dụng nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại các Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này để chi thường xuyên Một số nội dung chi được quy định như sau:

- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn

Trang 6

theo quy định, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung;

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Đơn vị được quyết định mức chi nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

b) Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này

3 Sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên

a) Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế

và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:

- Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương

do Nhà nước quy định;

- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá

01 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;

- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định mức trích vào các quỹ cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

b) Mức trích cụ thể của các quỹ theo quy định tại Điểm a Khoản này và việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị Nội dung chi từ các quỹ thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Nghị định này

Điều 16 Tự chủ trong giao dịch tài chính

1 Mở tài khoản giao dịch

Trang 7

a) Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn

vị và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy định của pháp luật, không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập;

b) Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí, đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh

2 Vay vốn, huy động vốn

Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Riêng các đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vay vốn, huy động vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định này Khi thực hiện vay vốn, huy động vốn, đơn vị sự nghiệp công phải có phương án tài chính khả thi, tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn

Điều 17 Nghĩa vụ tài chính, quản lý tài sản Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công

1 Đơn vị sự nghiệp công có hoạt động dịch vụ thực hiện đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật

2 Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Trang 8

3 Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, gửi cơ quan quản lý cấp trên Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quy chế, trường hợp Quy chế có quy định không phù hợp với quy định của Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại cho phù hợp

Sau thời hạn nêu trên, nếu cơ quan quản lý cấp trên không

có ý kiến, đơn vị triển khai thực hiện theo Quy chế, đồng thời gửi cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi

3.2 Nhận xét

Ưu điểm: Sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp

thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên (nếu có), đơn vị được trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trích lập Quỹ bổ sung thu nhập và trích tối đa 03 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm vào Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi

Hạn ché: Tuy Nghị định này phải được áp dụng ngay từ khi

ban hành nhưng rất nhiều trường vẫn sử dụng Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

4. Quyết định số 39/2001/ BGD&ĐT ngày 28/8/2001 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập

4.1 Nội dung liên quan:

 Trường ngoài công lập được hưởng chế độ tài chính khuyến khích theo quy định của Nhà nước về chế độ tài chính khuyến

Trang 9

khích đối với các cơ sở ngoài công lập trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao

 Trường ngoài công lập thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo

4.2 Nhận xét:

Đây cũng là nội dung được quy định trong Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

5. Thông tư liên tịch số 44/2000 ngày 23/5/2000 của Bộ Tài chính – Bộ GĐ&ĐT – Bộ Lao động thương binh và xã hội về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo

5.1 Nội dung liên quan

Đối tượng áp dụng của văn bản này cũng bao gồm trường THCS ngoài công lập

 Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo ngoài công lập phải tổ chức quản lý tài chính, tài sản, hạch toán kế toán phù hợp với từng loại hình theo quy định của Nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được

mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng Thương mại để giao dịch (Mục 3 trong Mục I Những quy định chung)

 Nguồn tài chính, nội dung thu, chi của các trường ngoài công lập về cơ bản giống với các trường công lập

5.2 Nhận xét

 Quy định rất cần thiết, đảm bảo sự trật tự trong quản lý tài chính của các trường ngoài công lập

 Quy định này giúp cho việc giám sát, kiểm tra của cơ quan Nhà nước diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn

Trang 10

6. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 về chính các khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao

6.1 Nội dung liên quan:

 Các trường ngoài công lập tổ chức thu phí, thu tiền dịch vụ, thu do bán sản phẩm và các khoản thu khác để bù đắp chi phí theo quy định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền Khi được nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý,

sử dụng các nguồn tài trợ

 Kết quả tài chính hàng năm của các trường ngoài công lập được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa tổng số thu và tổng

số chi của đơn vị trong năm tài chính sau khi hoàn thành nghĩa vụ thu nộp cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Thu nhập của đơn vị được trích lại một phần để bổ sung nguồn vốn, chi tăng cường cơ sở vật chất, giảm mức thu phí, trợ cấp một phần kinh phí cho các đối tượng chính sách; chi khen thưởng và phúc lợi cho giáo viên, nhân viên trong trường và các đối tượng trực tiếp hợp tác với trường Số còn lại được phân phối theo tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, tập thể và cá nhân tham gia cơ sở ngoài công lập

 Các trường ngoài công lập phải đăng ký với cơ quan tài chính; tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo quyết toán toàn bộ thu, chi, tăng giảm vốn và tài sản theo các nguồn gửi

cơ quan tài chính; thực hiện công khai về tài chính theo quy định của pháp luật Các trường ngoài công lập phải chấp hành chế độ kế toán phù hợp với loại hình hoạt động của đơn

vị trong từng lĩnh vực theo hướng dẫn của Bộ Tài chính

6.2 Nhận xét:

Ưu điêm:

 Quy định này khuyến khích các trường ngoài công lập xã hội hóa để có thêm chi phí đầu tư phát triển cơ sở vật chất hay

Ngày đăng: 04/06/2016, 00:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w