ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC Giảng viên hướng dẫn: Học viên: HÀ NỘI - 2013 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 19 tháng 10 năm 2013 Thời gian nộp bài: ngày 19 tháng 10 năm 2013 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): 2 ĐỀ BÀI: Câu 1: Có luận điểm cho rằng: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Luận điểm này được minh họa theo công thức như sau: Trong đó: a: Chính sách giáo dục thông minh và hiệu quả b : là gì? Câu 2: Thiết lập sự tương quan của 3 đại lượng x, y, z. Cho ví dụ minh họa Câu 3: Giải thích 16 mệnh đề quan điểm về kinh tế học giáo dục của các tiền nhân. Nếu chọn một mệnh đề ấn tượng nhất thì bạn chọn mệnh đề nào. Giải thích. 3 GDQSHĐ= a + b BÀI LÀM: Câu 1: Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là “Quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững. “Quốc sách hàng đầu” được thể hiện trước hết ở các chính sách dành cho giáo dục. Đó phải là các chính sách thông minh, tính toán cẩn thận và đo được hiệu quả. Nhà nước cũng phải dành nguồn lực con người và cơ chế quản lý đặc thù đảm bảo cho giáo dục đào tạo có thể phát triển bền vững, đuổi kịp các nước trong khu vực về giáo dục đào tạo. Chính sách giáo dục đưa ra phải bảo đảm ba yếu tố: Kế thừa tinh hoa của tiền nhân, phù hợp với thực tế phát triển của đất nước và có tính định hướng, đón đầu. Nhưng nếu chỉ mới dừng lại ở chính sách, thì giáo dục sẽ không thể thực hiện được vai trò to lớn của nó, vì thế “quốc sách hàng đầu” còn thể hiện ở ngân sách mà nhà nước chi cho giáo dục. Nhà nước phải tính toán để dành nguồn ngân sách hợp lý thực hiện các mục tiêu giáo dục, nhất là các mục tiêu ưu tiên. Tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục là thước đo mức độ quan tâm của nước đó dành cho nền giáo dục của mình, nhưng cũng là thước đo về mức độ phát triển của xã hội. Thực tế, Việt Nam là một trong các quốc gia thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Trong vòng 14 năm qua (từ 1998 - 2012), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do quy mô ngân sách của nước ta còn bé, nên tổng mức ngân sách giáo dục còn nhỏ, mức chi bình quân cho một học sinh, sinh viên còn rất thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Và vì thế, nguyên nhân của việc bó hẹp chất lượng giáo dục phải kết đến yếu tố ngân sách. Từ lập luận trên, có thể kết luận: Để giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, ngoài các chính sách giáo dục thông minh, còn chính sách hợp lý về ngân sách chi cho giáo dục. 4 Câu trả lời cần đi tìm cho yếu tố còn thiếu chính là Ngân sách cho giáo dục. Câu 2: Thiết lập sự tương quan của 3 đại lượng x,y,z. Gọi O là tổng GDP của một quốc gia Gọi a là phần GDP mà một quốc gia huy động được để đưa vào ngân sách Gọi b là phần ngân sách nhà nước chi cho giáo dục Gọi x là năng lượng của nhà nước hình thành nên ngân sách ta có: x = O a Gọi y là tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục ta có: y = a b Gọi z là tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục so với GDP ta có: z = O b Từ công thức trên ta có các công thức sau: x = z / y y = z / x z = x . y 5 Ví dụ 1: Bài toán tính đại lượng x (đo năng lực của nhà nước hình thành ngân sách từ GDP) Nước A năm 2012, chi cho giáo dục là 8.1% tính từ GDP, chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước là 23%. Hỏi nước A huy động được bao nhiêu % GDP vào ngân sách nhà nước. Trả lời: Bài toán này muốn tìm giá trị của đại lượng x Thay giá trị vào công thức x=z/y, ta được: X= (8.1/100) : (23/100) = 35.2/100=35.2% Ví dụ 2: Bài toàn tìm đại lượng y (Đại lượng đo tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục) Nước A thu ngân sách được từ GDP là 27%. Năm 2012, nhà nước chi cho giáo dục đào tạo từ ngân sách là 6.8% từ GDP. Hỏi năm 2012, nước A chi cho giáo dục từ ngân sách là bao nhiêu phần trăm. Trả lời: Bài toán cần tìm đại lượng y. Áp dụng công thức: y = z/x, ta có: Y = (6.8/100) : (27/100) = 6.8/27=29.06% Ví dụ 3: Bài toán tính đại lượng z (Đại lượng đo tỷ lệ chi cho giáo dục so với GDP) Nước A năm 2012 thu ngân sách được 30% từ GDP và cấp phát cho giáo dục là 22% từ ngân sách. Hỏi nước A cấp cho giáo dục bao nhiêu phần trăm từ GDP? Trả lời: Bài toán này yêu cầu tìm giá trị của đại lượng z Áp dụng công thức z = x.y, ta có: Z= 30/100 x 22/100 = 660/100000 = 6.6/100 = 6.6% 6 Câu 3: - Giải thích các mệnh đề: + Tứ thụ của Quản Trọng Nhất niên thụ cốc Thập niên thụ mộc Bách niên thụ nhân Thiên niên thụ đức Đây là mệnh đề được Quản Trọng đưa ra từ Thời Xuân Thu –Chiến Quốc để đưa ra kế sách xây dựng đất nước với ý nghĩa: Tính kế một năm thì trồng lúa - Tính kế mười năm thì trồng cây - Tính kế trăm năm thì trồng người - Tính kế nghìn năm thì ươm trồng, phát triển văn hóa. Các đại từ chỉ thời gian ở đây đều mang tính chất phiếm chỉ. Lúa là một loại cây lương thực ngắn ngày, vòng đời sinh trưởng, phát triển và thu hoạch của cây lúa ngắn và trong khoảng thời gian ngắn “một năm” thì nên tính kế trồng cây hoa màu, lương thực. Trồng cây cần thời gian dài hơn để sinh trưởng, phát triển và thu hoạch, vì vậy, cần “mười năm”. Nhưng để trồng người (Chỉ chăm lo cho giáo dục) thì cần tính kế trăm năm. Việc xây dựng nền giáo dục không phải trong một thời gian ngắn là làm được và thành quả giáo dục cũng không phải ngày một ngày hai là có, nó cần được xây dựng, phát triển. Nhưng để định hình, phát triển một nền văn hóa thì phải được xây đắp từ đời này qua đời khác, “nghìn năm” mới đủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy lại tư tưởng này của Quản Trọng để đưa quan điểm về giáo dục: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” + Tam phi bất của Nho gia Nhân hữu tam ân tinh Khả sự như nhất: Phi phụ bất sinh Phi sư bất thành Phi quân bất vinh 7 Tư tưởng tam phi của Nho giao nhằm đề cao vai trò của tam cương: Cha Con, Vua-Tôi, Thầy-Trò. Tư tưởng ấy nhấn mạnh: Không có cha thì ta không được sinh ra, Không có thầy thì ta không được thành công. Không có vua thì không có vinh quang. Mệnh đề thứ nhất nói lên công lao của người cha, mà rộng hơn là của đấng sinh thành trong việc cho ta hình hài và nuôi dạy ta khôn lớn. Mệnh đề thứ hai nói lên công lao của người thầy trong việc giáo dục, truyền đạt cho ta những kiến thúc quý báu. Mệnh đề thứ ba đề cao vai trò của những người vua tốt đối với vinh quang của mỗi người. Tư tưởng này cũng nhấn mạnh “khả sự như nhất”, nghĩa là cha-thầy-vua đặt ngang hàng nhau và đều đáng quý như nhau. + Tứ tôn của Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Tôn tộc đại quý Tôn lộc đại suy Tôn tài đại thịnh Tôn nịnh đại nguy Nghĩa là: Tôn trọng nòi giống ắt sẽ nhận phú quý Tôn trọng bổng lộc ắt sẽ nguy nan Xem trọng nhân tài ắt sẽ phồn thịnh Tôn trọng siểm nịnh ắt sẽ suy vong Tứ tôn của Hoàng giáp Nguyễn Văn Niêm đưa ra 2 trạng thái đối cực đối với một đất nước: Phát triển và suy vong. Ông đưa ra quan điểm: Nếu coi trọng bổng lộc, xu nịnh sẽ đẩy quốc gia đến bờ vực phá sản và suy vong. Ngược lại, nếu coi trọng nhân tài, cội nguồn dân tộc (dòng tộc) sẽ đạt tới thịnh vượng. Tư tưởng của Nguyễn Văn Niêm cũng phù hợp với tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của vị Tiến sĩ triều Lê-Trân Nhân Trung. + Ngũ Quy của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn “Quy nông tất ổn Quy công tất phú Quy thương tất hoạt 8 Quy trí tất hưng Quy pháp tất bình” Tư tưởng “Ngũ quy” của Bảng nhãn Lê Quý Đôn có nghĩa là: Một quốc gia nếu biết lo toan, trù tính cho sự phát triển của nông nghiệp thì sẽ có được sự ổn định; nếu biết chú trọng phát triển công nghiệp sẽ giàu có, thịnh vượng; Nếu đầu tư, phát triển thương nghiệp sẽ đạt được sự phát triển năng động; Nếu đầu tư, phát triển cho giáo dục sẽ đạt được sự hưng thịnh; Nếu làm tốt hệ thống pháp luật sẽ đạt được thanh bình. Ba yếu tố nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp giúp đất nước tăng trưởng kinh tế thì yếu tố giáo dục sẽ giúp đất nước phát triển và pháp luật giúp cho sự phát triển ấy được bền vững. - Mệnh đề ấn tượng nhất Trong 16 mệnh đề tinh hoa của các tiền nhân về kinh tế học giáo dục, em ấn tượng nhất mệnh đề “Quy trí tất hưng” của Bảng nhãn Lê Quý Đôn. Đây là vừa là sự đúc kết trí tuệ vừa là lời khuyến cáo mà ông dành cho hậu thế: Xem trọng, đầu tư phát triển cho giáo dục chắc chắn sẽ đạt được sự hưng thịnh. Đối với sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào, thì con người là yếu tố có giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên con bản năng không làm được điều đó, mà con người phải được giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục - đào tạo sẽ nâng cao mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia. Tư tưởng của Lê Quý Đôn đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng khi xác định chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. 9 . HỌC GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC Giảng viên hướng dẫn: Học viên: HÀ NỘI - 2013 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 19 tháng 10 năm 2013 Thời gian nộp bài: . giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, ngoài các chính sách giáo dục thông minh, còn chính sách hợp lý về ngân sách chi cho giáo dục. 4 Câu trả lời cần đi tìm cho yếu tố còn thiếu chính. và cơ chế quản lý đặc thù đảm bảo cho giáo dục đào tạo có thể phát triển bền vững, đuổi kịp các nước trong khu vực về giáo dục đào tạo. Chính sách giáo dục đưa ra phải bảo đảm ba yếu tố: Kế thừa