Đánh giá là một khoa học Đánh giá giáo dục là một quá trình thu thập, chỉnh lý, xử lý, phân tích thông tin một cách toàn diện, khoa học, hệ thống những thông tin về sự nghiệp giáo dục, đ
Trang 1BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ Học phần Đánh giá trong giáo dục
ĐỀ BÀI:
Hãy chứng minh đánh giá là một khoa học Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý Bình luận
Trang 2BÀI LÀM
1 Đánh giá là một khoa học
Đánh giá giáo dục là một quá trình thu thập, chỉnh lý, xử lý, phân tích thông tin một cách toàn diện, khoa học, hệ thống những thông tin về sự nghiệp giáo dục, để rồi phán đoán giá trị của nó nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, nâng cao trình độ phát triển của giá dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội Đánh giá không chỉ là công cụ của quản lý giáo dục mà bản thân nó cũng chính là một khoa học với đầy đủ các đặc trưng vốn có của một khoa học, cũng có những thành tựu to lớn và những thành tựu đó lại được ứng dụng vào quản lý để quay trở lại đánh giá
Đánh giá là một khoa học, điều này được thể hiện qua những luận điểm sau đây:
1.1 Đánh giá có những đặc trưng cơ bản, khác biệt với các khoa học khác
Cũng giống như các lĩnh vực khoa học khác, đánh giá cũng có những đặc trưng dưới đây:
- Tính khách quan: Đánh giá trong giáo dục bao giờ cũng cần các thông tin thu thập về đối tượng được đánh giá, thông tin đó phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống Nghĩa là thông tin cần phải được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến đối tượng đánh giá
- Tính khoa học: Trong đánh giá, thông tin đầu vào và đầu ra của đánh giá phải đảm bảo xử lý khoa học, chính xác, được phân tích và lưu trữ thuận tiện
Trang 3- Tính thích ứng phổ biến: Khái niệm đánh giá trong giáo dục phải thích ứng và dễ sử dụng trong toàn bộ hệ thống giáo dục
- Tính mục đích: Đánh giá bao giờ cũng có mục đích, kết quả đánh giá phải được sử dụng cho mục đích của cá nhân, tổ chức để
có những kế hoạch, chiến lược cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục
1.2 Đánh giá có hệ thống các khái niệm phạm trù liên quan
Bên cạnh các đặc trưng, đánh giá còn có hệ thống các khái niệm liên quan:
- Giá trị:
Khi một sự vật hiện tượng có những đặc trưng phù hợp với mong muốn, mục tiêu của con người thì nó mới có giá trị Mỗi sự vật, hiện tượng, càng có nhiều đặc trưng phù hợp thì càng có giá trị Khái niệm giá trị có tính lịch sử và tính tương đối
Đánh giá bao giờ cũng gắn liền với giá trị, vì đánh giá là thước
đo phản ảnh giá trị của sự vật hiện tượng Phải thống nhất được quan niệm về giá trị thì mới tạo được sự đồng thuận trong đánh giá Trong đánh giá, giá trị phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thế đánh giá
- Nhận thức:
Đánh giá là một hoạt động nhận thức, thông qua đánh giá, con người nhận thức được bản chất của thế giới khách quan và xác định được trạng thái của con người đối với thế giới khách quan Chỉ khi nào có nhận thức luận đúng đắn, một quan điểm lịch sử, khoa học,
Trang 4khách quan trong đánh giá mới có thể đảm bảo xác định được tính chỉnh thế của giá trị sự vật, mới có những kết luận đánh giá có giá trị, có tác dụng đối mới, cải tạo hoặc thích ứng với sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan
Quá trình nhận thức bao gồm 6 giai đoạn: Biết (tái hiện), Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá Như vậy, đánh giá là bậc cao nhất của quá trình nhận thức
- Thực tiễn:
Nhận thức của con người không thể tách rời thực tiễn Thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và cũng là mục đích của nhận thức
Thực tiễn là nơi xuất phát của đánh giá và cũng là điểm kết thúc của quá trình đánh giá Sự kiểm nghiệm này được thể hiện: Mức độ phát triển của khách thể giá trị có phù hợp với kết quả đánh giá không? Mức độ thỏa mãn nhu cầu của chủ thể có giá trị có phù hợp với kết quả đánh giá không? Nguyện vọng chủ quan của chủ thể đánh giá có được đáp ứng không?
Đánh giá trong giáo dục về thực chất cũng là quá trình phán đoán mức độ cao thấp của sự nghiệp giáo dục Giá trị của sự nghiệp giáo dục ở đây nhằm chỉ mối quan hệ giữa đặc tính, tính chất của sự nghiệp giáo dục với nhu cầu của con người chủ thể trong thực tiễn
xã hội
1.3 Đánh giá có những chức năng quan trọng
Đánh giá có các chức năng sau:
- Chức năng định hướng:
Đánh giá giáo dục được tiến hành trên cơ sở của mục tiêu giáo
Trang 5dục Nó tiến hành phán đoán độ sai lệch giữa hiện trạng thực tế và mục tiêu đề ra trước đó, làm cho khoảng cách này ngày một ngắn hơn
Chính vì vậy đánh giá giáo dục có khả năng chỉ ra phương hướng về mục tiêu, tôn chỉ giúp các trường lập kế hoạch dạy và học Đánh giá giáo dục chỉ ra phương hướng phấn đấu cho giáo viên và học sinh, cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung
Chức năng định hướng của đánh giá tồn tại khách quan, không
bị ý chí cá nhân của con người chi phối Ngoài ra đánh giá giáo dục còn có khả năng tác động và bảo đảm tính thông suốt cho quá trình thực hiện các mục tiêu, chính sách giáo dục
- Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực:
Thông qua đánh giá, giáo dục có thể kích thích tinh thần học hỏi và vươn lên không ngừng của những đối tượng được đánh giá,
từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh chính thức hoặc phi chính thức
Trong quá trình quản lí dạy và học, căn cứ vào đặc đIểm công việc và qui luật hoạt động của ngành giáo dục chúng ta có thể sử dụng đánh giá để đôn đốc, tăng cường tinh thần cạnh tranh giữa các đối tượng được đánh giá Từ đó có thể giúp cho những đối tượng này thực hiện được những mục tiêu đề ra trong tương lai
- Chức năng sàng lọc, lựa chọn:
Trong thực tế chúng ta phải thường xuyên tiến hành lựa chọn, sàng lọc, phân loại đối tượng
Kết quả của quá trình đánh giá sẽ giúp phân loại, sàng lọc đối
Trang 6tượng và từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp với từng loại đối tượng, giúp đối tượng tiến bộ không ngừng
- Chức năng cải tiến, dự báo:
Nhờ có đánh giá mới phát hiện được những vấn đề tồn tại trong công tác dạy và học, từ đó tiến hành sử dụng các biện pháp thích hợp để bù đắp những chỗ thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót không đáng có Đó chính là chức năng cải tiến và dự báo của đánh giá Ví dụ, nhờ có phân tích và nghiên cứu từng khâu, từng bước trong quản lí giáo dục và kiểm tra đánh giá tính chính xác, độ thích hợp của các hoạt đọng giáo dục, chúng ta mới có thể phán đoán hoặc dự báo các vấn đề hoặc các khâu còn yếu kém trong công tác dạy và học Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lập mục tiêu cải tiến giáo dục
Để tiến tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học, không thể thiếu đánh giá: đó chính là một trong những ý nghĩa thực tế quan trọng nhất của công tác đánh giá
1.4 Đánh giá có nội dung nghiên cứu
Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của đánh giá giáo dục như một ngành khoa học, bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đánh giá: Loại hình đánh giá, quy trình đánh giá, chỉ đạo thực hiện đánh giá
- Nghiên cứu tìm ra các phương pháp thực thi cụ thể, như: Phương pháp xác định chuẩn cho các loại hình đánh giá, phương
Trang 7pháp thu thập, xử lý thông tin của các loại hình đánh giá, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình đánh giá
- Nghiên cứu các loại hình đánh giá cụ thể như đánh giá kết quả học tập, đánh giá giảng viên đại học, đánh giá phổ cập giáo dục
1.5 Đánh giá có đối tượng nghiên cứu
Với tư cách là một ngành khoa học, đối tượng nghiên cứu của đánh giá là các loại hình hoạt động giáo dục, mối quan hệ của chúng, các chức năng của hoạt động giáo dục và nhu cầu thực thi các chức năng ấy trong hệ thống xã hội Điều đó có nghĩa là đánh giá giáo dục nghiên cứu các phương thức hiệu quả nhất để giáo dục
có thể phát huy cao nhất hiệu quả của các nguồn lực để đạt các mục tiêu về dân trí, nhân lực, nhân tài và nhân cách con người
Nói cách khác, đối tượng nghiên cứu của đánh giá giáo dục là
hệ thống các mục tiêu của giá dục, cách thức và mức độ đạt được mục tiêu của các cơ sở giáo dục, tác động vào việc đạt được mục tiêu đối với nhu cầu phát triển của hệ thống xã hội
1.6 Đánh giá có phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu của đánh giá giáo dục, bao gồm:
- Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp nghiên cứu, tìm
kiếm và phát hiện quy luật, bản chất của sự vật, hiện tưởng trong quá trình chúng hình thành, phát triển và triển vọng Phương pháp lịch sử được sử dụng để thu thập, xử lý các thông tin mang tính hệ thống, tính quy luật để tìm hiểu quy luật phát triển đặc thù, xu thế phát triển của đối tượng nào đó trong sự nghiệp giáo dục
Trang 8- Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp thường dùng
trong việc thu thập thông tin đánh giá từ các nguồn khác nhau, nhằm xác định độ tin cậy và giá trị của thông tin đánh giá
- Phương pháp quan sát: Quan sát là một phương pháp dễ
dùng nhất trong đánh giá Tuy nhiên trong đánh giá giáo dục, quan sát chỉ cung cấp các thông tin trên bề mặt các sự kiện Cần thêm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau mới có được cơ sở khoa học cho các phán đoán giá trị
- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này cho phép thử
nghiệm một biện pháp, một giả thuyết trong điều kiện thực có đối chứng với một mẫu ở tình trạng bình thường Sau một thời gian nhất định so sánh, đối chiếu kết quả của 2 cơ sở có thực nghiệm và cơ sở đối chứng từ đó có những kết quả về một kết luận đánh giá nào đó
- Phương pháp toán thống kê: Các phương pháp thường dùng
là thống kê, mô hình toán…có sử dụng máy tính và các thành tựu khác của công nghệ thông tin
1.7 Đánh giá có những thành tựu quan trọng
Đánh giá cũng giống như các ngành khoa học khác, đều có những thành tựu nhất định trong lịch sử phát triển của mình, những thành tựu đó được con người vận dụng vào trong thực tiễn quản lý (để quay trở lại đánh giá) Các thành tựu của khoa học đánh giá được thể hiện qua các bộ chuẩn đánh giá và các mô hình đánh giá:
- Các bộ chuẩn:
+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Trang 9Chuẩn kiến thức kỹ năng là một thành tựu của khoa học đánh giá Nó là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ
để biên soạn sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, ngành học, hoạt động giáo dục nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục Đồng thời nó là cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, quản lý, dạy học, đặt ra mức độ cần đạt để nhà trường thực hiện dạy học đảm bảo những yêu cầu cơ bản, tối thiểu của chương trình giáo dục
Đối với chuẩn kiến thức, kỹ năng bậc phổ thống, Bộ giáo dục
đã ban hành Quyết định 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 ban hành chương trình giáo dục phổ thông Đối với giáo dục đại học, chuẩn kiến thức kỹ năng thể hiện ở khung chương trình giáo dục các ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và các trường phải tuân thủ
+ Chuẩn chức danh
Bên cạnh các tiêu chuẩn về kiến thức và kỹ năng, khoa học đánh giá cũng có thành tựu xây dựng các chuẩn chức danh: Chuẩn hiệu trưởng các cấp, chuẩn giáo viên các cấp…
+ Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các cấp
Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các cấp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là một thành tựu quan trọng của khoa học đánh giá giáo dục ở Việt Nam Dựa trên một bộ chuẩn đã xác định một cách khách quan đảm bảo độ tin cậy, chủ thể đánh giá so
Trang 10sánh với các đổi tượng để đánh giá mức độ phù hợp chuẩn của các đối tượng Đây là cách đánh giá đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị cao, cung cấp cho các đối tượng đánh giá độ chênh lệch so với chuẩn để có kế hoạch phấn đầu đạt chuẩn Hiện nay, từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT cho đến cao đẳng, đại học đã có các bộ chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục
- Bộ test
Các bộ test là một trong các thành tựu quan trọng của khoa học đánh giá Các bộ test nhằm đo các chỉ số phát triển của con người về các khía cạnh khác nhau, có thể kể tên một số bộ test dưới đây:
IQ: Chỉ số thông minh
EQ: Chỉ số thông minh cảm xúc
AQ: Chỉ số vượt khó
SQ: Chỉ số thông minh xã hội
PQ: Chỉ số đam mê
CQ: Trí thông minh sáng tạo
SQ: Trình độ biểu đạt ngôn ngữ
MQ: Chỉ số đạo đức
- Các mô hình đánh giá:
Ngoài các thành tựu kể trên, khoa học đánh giá còn để lại thành tựu là các mô hình đánh giá Có thể kể đến các mô hình chủ yếu sau đây:
+ Mô hình đánh giá theo mục tiêu (Goal-based), hay mô hình
E B Taylor
Trang 11+ Mô hình CIPP
+ Mô hình đánh giá sự khác biệt (Discrepancy Evaluation Model)
+ Mô hình đánh giá không theo mục tiêu (Goal – Free model)
2 Mô tả việc sử dụng một trong những thành tựu của khoa học đánh giá để quản lý tại đơn vị đang công tác
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc là cơ quan hiện nay em đang công tác Trường được thành lập ngày 23/4/1997 theo Quyết định số 384/QĐ-UBND của tỉnh Vĩnh Phúc Ngày 15/10/2010, Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Quyết định số 4680/QĐ-BGDĐT đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc thành trường Cao đẳng Vĩnh Phúc
Trường CĐ Vĩnh Phúc là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh, cung cấp nguồn nhân lực cho tỉnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh
Trường CĐ Vĩnh Phúc luôn phấn đấu đạt mục tiêu chất lượng trên mọi mặt hoạt động đáp ứng với chuẩn giáo dục chung của cả nước Muốn vậy, điều quan trọng trước hết là phải đánh giá được những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại, từ đó, xây dựng kế hoạch hành động để tiếp tục phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt tồn tại, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Trên tinh thần đó, trường CĐ Vĩnh Phúc đăng ký kiểm định chất lượng đợt 1 cùng 14 trường CĐ trong cả nước Trong quá trình
Trang 12thực hiện công tác tự đánh giá, trường đã được Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT tạo điều kiện bồi dưỡng, tập
huấn, cung cấp tài liệu, tổ chức hội thảo về công tác Tự đánh giá
Trường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá để chỉ đạo công tác
tự đánh giá và kiểm định chất lượng của nhà trường Hội đồng tự đánh giá của trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch, có 15 thành viên gồm: Ban Giám hiệu, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một số trưởng, phó các phòng khoa và một số CBGV Ban thư kí của Hội đồng gồm 7 thành viên do Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng làm trưởng ban và một số cán bộ, giảng viên làm uỷ viên 5 nhóm công tác chuyên trách của Hội đồng gồm
31 thành viên có trách nhiệm nghiên cứu, đánh giá 10 tiêu chuẩn với
55 tiêu chí của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường CĐ
Trường tiến hành nghiên cứu, phân tích kỹ từng tiêu chuẩn, tiêu chí trong Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường cao đẳng
do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 66/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/2007, huy động tất cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên của trường vào việc thu thập minh chứng phục vụ cho công tác tự đánh giá
Trong Báo cáo tự đánh giá của trường, các minh chứng được
mã hóa theo thứ tự Ha, b, c, trong đó:
- Ha: kí hiệu tiêu chuẩn
- b: kí hiệu tiêu chí
- c: kí hiệu số thứ tự minh chứng
Trang 13Ví dụ: H02.02.02 có nghĩa là: minh chứng thứ hai của tiêu chí 2,
tiêu chuẩn 2 như sau:
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý
Tiêu chí 2.2 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đáp ứng các tiêu chuẩn và thực hiện đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm được quy định.
- Mô tả:
Hiệu trưởng là ông Hoàng Văn Bình – 54 tuổi, được bổ nhiệm Hiệu trưởng năm 2009 ở tuổi 48, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, sức khỏe và năng lực công tác tốt Hiệu trưởng có học vị Tiến sỹ Việc bổ nhiệm Hiệu trưởng được thực hiện theo quy trình của Sở Nội vụ Vĩnh Phúc
Phó hiệu trưởng phụ trách công tác liên kết đào tạo; công tác học sinh sinh viên; công tác quân sự, quốc phòng; công tác đoàn thể…là ông Trần Thanh Tùng, 42 tuổi, Tiến sỹ Sinh học, được bổ nhiệm năm 2013 ở tuổi 41 sau 2 năm làm việc ở cương vị trưởng phòng Đào tạo và Nghiên cứu khoa học của trường Phó hiệu trưởng
là người có bề dày kinh nghiệm và thành tích, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, sức khỏe và năng lực công tác tốt Phó hiệu trưởng được bổ nhiệm thông qua quá trình thăm dò ý kiến tín nhiệm tại trường [H02.01.02
Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng, công tác hành chính…là ông Trần Văn Thuận, 49 tuổi, Thạc sỹ Quản lý giáo dục được bổ nhiệm năm 2011, sau 6 năm làm Trưởng phòng Đào tạo và