BÀI TẬP MÔN HỌC Quản lý tài chính trong giáo dục ĐỀ BÀI Câu 1: Căn cứ vào 6 luận điểm về giáo dục đã nêu, chọn 1 luận điểm mà mình có ấn tượng nhất. Viết bài bình luận (2 trang) về quan điểm đó. Câu 2: “Toán học là Ông Hoàng của các môn khoa học; Kinh tế học là Nữ Hoàng của các Khoa học. Còn Kinh tế học giáo dục là…”. Hãy viết tiếp 10 dòng vào chỗ trống. Câu 3: Thu nhập quốc dân Việt Nam tính theo sức mua (USD) dự kiến 2014 là 3000 USD. Giả dụ tốc độ tăng GDP của đất nước là 5% năm. Hỏi bao nhiêu năm nữa đất nước sẽ đạt mức 6000 USD theo đầu người ? Câu 4: Anh (chị) hãy chọn một mệnh đề mình ấn tượng nhất trong 16 mệnh đề đã học (Tứ thụ – Tam phi… bất – Tứ tôn – Ngũ quy) viết bình luận cho mệnh đề đó (từ 1-2 trang) ? 1 BÀI LÀM Câu 1: Giáo dục, hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau bước vào cuộc sống. Với ý nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội. Giáo dục ban đầu được thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp ngay trong lao động và trong cuộc sống, và ở mọi lúc, mọi nơi. Khi xã hội ngày càng phát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết nhiều hơn, yêu cầu của xã hội đối với con người ngày càng cao hơn, các loại hình hoạt động xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo dục theo phương thức trực tiếp không còn phù hợp mà đòi hỏi phải có một phương thức giáo dục khác có hiệu quả hơn. Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Do đó, xã hội càng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp hơn và mang tính chuyên biệt hơn. Sự phát triển đó là do yêu cầu tất yếu của xã hội và do những sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sự phát triển của xã hội. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển về mọi mặt của xã hội thì không ai có thể phủ nhận về nó. Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. 2 Giáo dục là mục tiêu và sức mạnh của kinh tế. Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội được xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài nguyên ; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những lao động đã mất; mặt khác, để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa…). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công nghiệp,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là mục tiêu tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã: - Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản 3 xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển. - Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn… - Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục. Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường, Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore. Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động như: Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các nước khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học,… Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổ lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực. Câu 2: Theo tôi có thể viết tiếp luận điểm trên như sau: “Toán học là Ông Hoàng của các môn khoa học; Kinh tế học là Nữ Hoàng của các Khoa học. Còn Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở của kinh tế học và giáo dục học”. Nếu như kinh tế học nghiên cứu cá nhân và xã hội đưa ra những lựa chọn tối ưu như 4 thế nào đối với các tài nguyên khan hiếm như: đất đai, lao động, vốn, và khả năng tạo nghiệp Thì kinh tế học giáo dục chủ yếu xem xét mối quan hệ phức tạp giữa giáo dục hay đầu tư vốn con người và sự đi lên của kinh tế - xã hội. Khi tiếp cận các vấn đề kinh tế học giáo dục cần dựa trên nền tảng của nhiều khoa học nhưng lấy kinh tế học làm nền tảng chủ đạo . Câu 3: Sau mỗi năm GDP tăng 1,05 lần, như vậy GDP bình quân theo sức mua đầu người qua các năm là một cấp số nhân có công bội q = 1,05. Theo công thức của cấp số nhân, sau t năm thì Ut = U1.1,05 t 6000 = 3000 x 1,05 t 1,05 t = 2 t = log 2 = 14,2 Vậy để có sức mua là $6000 so với $3000 tại thời điểm hiện tại với tốc độ tăng trưởng GDP là 5% thì nước ta phải mất khoảng 14 năm nữa. Câu 4: a. Mười sáu mệnh đề Tứ thụ – Tam phi… bất – Tứ tôn – Ngũ quy như sau: Quản Trọng (730 - 645 TCN) và "Tứ Thụ" Lê Qúy Đôn (1726 - 1784) và "Tứ tôn” Nhất niên thụ cốc Thập niên thụ mộc Bách niên thụ nhân Thiên niên thụ đức Tôn tộc đại quí Tôn lộc đại suy Tôn tài đại thịnh Tôn nịnh đại nguy Khổng Tử (551 - 479 TCN) và "Tam phi bất" Lê Qúy Đôn (1726 - 1784) và “Ngũ qui" Phi phụ bất sinh Phi sư bất thành Phi quân bất vinh Qui nông tất ổn Qui công tất phú Qui thương tất hoạt 5 1,05 Qui trí tất hưng Qui pháp tất bình b. Mệnh đề tâm đắc và ấn tượng nhất “Ngũ qui" (Lê Quý Đôn) Qui trí tất hưng Trong 16 mệnh đề tinh hoa của các tiền nhân ở trên em ấn tượng nhất mệnh đề “Quy trí tất hưng”. Có thể nói, hiện nay nguồn lực con người chính là yếu tố quan trọng nhất cần được quan tâm đầu tư phát triển của mọi quốc gia. Bên cạnh việc tìm kiếm, phát hiện, đào tạo và trọng dụng người tài thì chúng ta cũng cần chăm lo sự mở mang toàn diện văn hóa giáo dục trước hết là khai hóa tri thức cho các lực lượng có trách nhiệm của xã hội, chẳng thế mà trong “Ngũ quy”, bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm đã nêu “Quy trí tất hưng”. Bà Nguyễn Thị Ngọc Diễm (1721 – 1784) là một Vương phi thời Chúa Trịnh, cùng thời với Bảng nhãn Lê Quý Đôn (1726 – 1784). Bà Ngọc Diễm học rộng biết nhiều, thường hay đàm đạo với các danh nho trong triều. Bà dâng lên Nhà Chúa các kiến giải của mình. Theo Bà chú trọng, lo toan cho nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp thì tạo ra nhiều của cải vật chất, đảm bảo cuộc sống no ấm cho nhân dân, đất nước ổn định, giàu có, năng động – điều đó tạo nên sự tăng trưởng. Nhưng muốn đất nước phát triển, hưng thịnh thì phải chăm lo cho văn hóa giáo dục: “Quy trí tất hưng” (Tạm dịch: Chăm lo cho giáo dục, văn hoá thì đất nước hưng thịnh) 6 “Trí” vốn là một từ gốc Hán, có nghĩa là trí tuệ, để chỉ trình độ nhận thức, suy đoán, ghi nhớ… “Quy trí tất hưng” hiểu theo nghĩa rộng là chăm lo tổng thể sự nghiệp văn hóa giáo dục. Hiểu theo nghĩa trực diện là chăm lo sự mở mang hiểu biết của người dân để người dân sống đúng đắn theo trách nhiệm công dân, có hoài bão làm cho dân giàu, nước mạnh. Nâng cao dân trí là một trong những chủ trương đường lối chính sách của Đảng ta đã được đề ra ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước. Là một vấn đề quan trọng được chủ tịch Hồ Chính Minh quan tâm hàng đầu, theo Người thì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người chỉ rõ, dốt nát là nguyên nhân cơ bản của yếu hèn và sai lầm. Dốt thì dại, dại thì hèn. Hồ Chí Minh coi dốt nát là một trong ba loại giặc cần phải tiêu diệt (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm). Chính vì vậy, sau khi đất nước vừa giành được độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới, trong đó có 2 nhiệm vụ về giáo dục, đó là “Cần mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ” và “Giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: “CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH”. Người chỉ rõ: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí, bởi không một quốc gia nào có thể tiến hành xây dựng một chế độ xã hội mới và bảo vệ Tổ quốc thành công trong điều kiện văn hóa, dân trí, đạo đức, tinh thần xã hội thấp kém. Chưa đầy một tuần sau ngày độc lập, ba sắc lệnh quan trọng về giáo dục đã được Người ký và ban hành Sắc lệnh 17-SL, thành lập Nha Bình dân học vụ, Sắc lệnh 19-SL, quy định mọi làng phải có lớp học bình dân, và Sắc lệnh 20-SL, cưỡng bách học chữ Quốc ngữ không mất tiền. Một nền giáo dục mới - nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập được Người nêu rõ trong Thư gửi các học sinh: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước 7 độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Trình độ dân trí cao, trước hết giúp người dân sống đúng đắn theo trách nhiệm công dân. Họ biết việc gì nên làm, việc gì không. Họ sống có hoài bão, có khát vọng và biết cách cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Có sự hiểu biết, người dân sẽ biết cách lao động hiệu quả, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra nhiều của cải vật chất; điều này góp phần rất lớn vào việc tạo ra và duy trì sự phát triển cho đất nước. Họ luôn đồng thuận và hưởng ứng mọi chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Sự đồng thuận và đoàn kết là nhân tố vô cùng quan trọng để duy trì an ninh trật tự và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh trí tuệ, một nền kinh tế tri thức, một xã hội thông tin. Thế giới đang trong cuộc chạy đua về tốc độ trong hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào? Trong nền kinh tế tri thức, ưu thế không hoàn toàn lệ thuộc vào các nhân tố truyền thống như tài nguyên, đất đai, nhân công,… mà nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ con người, là đội ngũ lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên gia. Việt Nam muốn “Sánh vai với các cường quốc năm châu”, trước tiên phải làm tốt chiến lược “trồng người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có đi bằng con đường phát triển giáo dục, phát triển năng lực sẵn có trong mỗi con người, chúng ta mới có thể đi tắt, đón đầu, 8 phát huy thế mạnh của con người Việt Nam (yêu nước, ham học, thông minh, sáng tạo,…) để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng việc nâng cao dân trí của nhân dân, hạn chế đến mức tối đa sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng miền trong cả nước, có như vậy mới có thể đồng sức, đồng lòng xây dựng và đưa đất nước phát triển. Và cũng chính là cơ sở “Đại đoàn kết dân tộc” để đấu tranh chống phá các thế lực lợi dụng trình độ nhận thức thấp trong nhân dân nhằm chia rẽ nội bộ dân tộc ta làm mất an ninh quốc gia cũng như chủ quyền của đất nước. Tình hình thực tế hiện nay cho ta thấy một điều rằng sự chênh lệch về trình độ dân trí còn cao ở nước ta. “Dân trí” gắn liền với “Quan trí” và “Doanh trí”. Dân trí không phát triển được nếu Quan trí méo mó (Tham nhũng, cửa quyền áp bức nhân dân), và Doanh trí (Chụp giật, phi đạo đức). Với quan trí cao tức là có trí thức sâu rộng, có “Tài”, có “Tầm”, bên cạnh đó họ còn phải có “Tâm”. Quan trí cao, họ không màng đến lợi ích cá nhân mà luôn nghĩ cho dân tộc, cho đất nước. Họ luôn mong muốn cống hiến hết mình cho tổ quốc. Chính vì vậy, họ sẽ gây dựng được niềm tin và uy tín trong dân. Quan trí cao sẽ có tầm nhìn và định hướng đúng đắn giúp đất nước ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, người làm quan có tri thức sâu rộng, có đạo đức, hết lòng vì dân vì nước, họ luôn biết cách mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Họ luôn biết tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực, mang lại lợi ích cho đất nước. Với tầm nhìn sâu rộng và cái “Tâm” với nghề, họ luôn biết cách tìm kiếm, phát hiện, thu hút và trọng dụng người tài, biết cách làm cho người tài gắn bó và cống hiến cho nhân dân, cho tổ quốc. Bên cạnh việc nâng cao dân trí, quan trí thì chúng ta cũng cần phải nâng cao doanh trí bởi đó là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng, đóng 9 góp đáng kể cho sự hưng thịnh của đất nước. Xưa kia ông cha ta đã từng có câu “Phi thương bất phú”. Đội ngũ doanh nhân được ví như “nguồn của cải vật chất khổng lồ” đóng góp vào tiềm lực kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế, có thể khẳng định, doanh nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Doanh nhân cần phải có trí thức, kiến thức, kinh nghiệm Bên cạnh đó họ còn phải có văn hóa, đạo đức trong kinh doanh. Để nâng cao doanh trí cho cá nhân và cho cộng đồng doanh nhân, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có những chiến lược, chính sách đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực rất bài bản. Từ cán bộ lãnh đạo cấp cao, cấp trung đến nhân viên kỹ thuật đều được qui hoạch, cử tham gia các lớp học chính qui hoặc ngoài giờ; các lớp học chuyên ngành dài hạn hoặc ngắn hạn; tham dự các hội thảo chuyên đề , xem đó như là một cách nạp năng lượng để điều hành, quản trị nhà máy, vận hành sản xuất một cách khoa học, chuyên nghiệp.Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản trị theo kiểu gia đình là một quán tính gây cản trở không nhỏ cho quá trình phát triển. Muốn thay đổi, không gì khác là doanh nhân cần học tập và chia sẻ kinh nghiệm vận hành quản trị khoa học từ các trường lớp, từ chuyên gia, và từ đồng nghiệp. 10 . BÀI TẬP MÔN HỌC Quản lý tài chính trong giáo dục ĐỀ BÀI Câu 1: Căn cứ vào 6 luận điểm về giáo dục đã nêu, chọn 1 luận điểm mà mình có ấn tượng nhất. Viết bài bình luận (2 trang). vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục. Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các. là Nữ Hoàng của các Khoa học. Còn Kinh tế học giáo dục là một khoa học liên ngành được hình thành chủ yếu trên cơ sở của kinh tế học và giáo dục học . Nếu như kinh tế học nghiên cứu cá nhân và