Mục tiêu của giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu tiểu luận được 9,5 điểm môn quản lý tài chính trong giáo dục (Trang 37 - 40)

TA HIỆN NAY.

2.1. Mục tiêu của giáo dục trước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. nước.

UNDP (Chương trình phát triển của Liên hiệp Quốc) trong bối cảnh hiện tại nêu lên quan điểm phát triển con người (Human Development – HD). Đó là sự phát triển nhân văn bao quát ba chiều cạnh:

Ox: Nâng cao năng lực lựa chọn cho con người. Oy: Mở rộng cơ hội lựa chọn cho con người.

Oz: Không ngừng đáp ứng các nhu cầu của con người.

HD

x

z

y

Hoạt động giáo dục, sự nghiệp giáo dục có tác động tích cực đến cả ba chiều này. Giáo dục phát triển năng lực con người bao gồm: Tâm lực, Thể lực, Trí lực, thái độ công dân đúng đắn của con người. Giáo dục tạo ra cơ hội để từ

cơ hội này con người nắm bắt được các cơ hội khác về kinh tế, văn hóa, chính trị trong cuộc sống.

- Giáo dục là nhu cầu giúp con người hưởng thụ các nhu cầu chính đáng của mình. Với người Việt Nam, theo Giáo sư Phan Ngọc, có 4 nhu cầu sau:

Một thân phận không hẩm hiu (Fate) Một thể diện được khẳng định (Face) Một gia định được hòa thuận (Family)

Một tổ quốc được độc lập tự do (Fatherland)

Thiếu một trong các nhân tố trên thì phạm trù nhu cầu với người Việt Nam là chưa trọn vẹn.

- Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là chăm lo phát triển giáo dục để để hướng vào 5 mục tiêu: Hình thành phát triển nhân cách; nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực; bồi dưỡng nhân tài và xây dựng xã hội học tập. Bất cứ ngành học nào trong hệ thống giáo dục quốc dân đều phải hướng vào 5 mục tiêu này. Tuy nhiên do đặc thù của trường ngành học trước yêu cầu phát triển chung mà có khuyến nghị sau: Phi mầm non bất thành nhân cách (không chú ý giáo dục tuổi mầm non, không có nhân cách, người ta thường nói tới thai giáo, dạy con từ trong bào thai); phi phổ thông bất thành dân trí (không chú ý phát triển giáo dục phổ thông có hiệu quả không có dân trí đích thực); phi chuyên nghiệp bất thành nhân lực kĩ thuật (không chú ý chăm lo giáo dục nghề nghiệp, không có nguồn nhân lực kĩ thuật, chất lượng cao); phi đại học bất thành nhân tài (không chú ý nâng cao chất lượng giáo dục đại học sẽ không có nhân tài, hiền tài cho đất nước); phi Giáo dục thường xuyên bất thành xã hội học tập (không quan tâm việc học tiếp tục, học suốt đời cho các công dân của cộng đồng của đất nước, thực hiện nền giáo dục cho mỗi người và cho mọi người sẽ không có xã hội học tập).

Phát triển nhân cách con người toàn diện là sự đồng bộ của bốn thành tố: Kiến thức (knowledge); thái độ (Attitude); kĩ năng (skill); hành vi, hành động (behaviour). Đặc trưng của nhân lực biểu hiện ở ba khía cạnh: Tâm lực (qua trái tim Heart); Trí lực (qua cái đầu Head); Thể lực (ít nhất qua đôi tay Hands). Tổng hợp hai điều này có thể khái quát sứ mệnh của giáo dục qua công thức:

Edu = “KABS” & “3H”

Giáo dục giúp hình thành và phát triển nhân cách và nhân lực cho mỗi cộng đồng, mỗi đất nước. Cộng đồng, đất nước chỉ có khối người có “Nhân cách” tốt mà nhân cách đó không biến thành nhân lực kỹ thuật có thể đua tranh được trong thời kỳ toàn cầu hóa, thì cộng đồng đất nước đó không thể phát triển được. Tất yếu bị lạc hậu trước thời đại. Tuy nhiên cộng đồng đất nước có nhân lực tốt, thậm chí là nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao mà nhân cách văn hóa của dân tộc méo mó, đánh mất bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình thì cộng đồng đất nước đó cũng sẽ lạc điệu, sớm muộn đi đến sự suy thoái.

Một phần của tài liệu tiểu luận được 9,5 điểm môn quản lý tài chính trong giáo dục (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w