Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong bộ phận thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB) và sự hướng dẫn tận tình của cô Mai Thanh Huyền để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn ! Báo cáo thực tập gồm 3 phần : Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Chương 3: Một số vấn đề tồn tại và đề xuất vấn đề nghiên cứu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG (OCB) – PGD TRÀNG AN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS MAI THANH HUYỀN HÀ THỊ THẢO CHI Lớp: K54E2
Mã sinh viên : 18D130078
HÀ NỘI – 2021
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1
1 Giới thiệu tổng quan về công ty : 1
2 Quá trình hình thành và phát triển : 1
3 Lĩnh vực kinh doanh : 2
4 Cơ cấu tổ chức tại OCB, phòng giao dịch Tràng An 2
5 Nhân lực của PGD Tràng An (Trung tâm CIB 2) 3
6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 4
7 Tài chính của đơn vị - phòng giao dịch Tràng An (đơn vị tính : triệu đồng) 4
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ 5
1 Hoạt động giao dịch chủ chốt của đơn vị 5
1.1 Tài trợ thương mại (Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng) 5
1.2 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 6
2 Doanh thu của PGD 3 năm gần nhất (Đơn vị tính : triệu đồng) 7
3 Đối tác chính của đơn vị trong 3 năm gần đây 8
4 Hoạt động thương mại quốc tế của đơn vị (Bộ phận thanh toán quốc tế) 8
4.1 Bộ phận thanh toán quốc tế 9
4.2 Nghiệp vụ của bộ phận thanh toán trong quy trình tài trợ hàng xuất khẩu trước khi giao hàng 9
4.2.2 Kiểm tra L/C và NHPH/NHXN 11
4.2.3 Theo dõi thu nợ 11
4.2.4 Kiểm tra việc thanh toán của NHTT khi đến hạn 11
4.2.5 Cơ hội/thách thức 12
4.3 Nghiệp vụ của bộ phận thanh toán quốc tế trong quy trình dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ qua trung tâm kiều hối 12
4.3.1 Quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận thanh toán quốc tế 13
4.3.2 Cơ hội/thách thức 13
5 Tác động của hiệp định FTA 14
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
1 Nhận xét thành công, tồn tại, nguyên nhân của hoạt động tại đơn vị 14
1.1 Thành công 14
Trang 31.2 Tồn tại & nguyên nhân 15
2 Vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế 15
3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 15
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Chương 1 :
Bảng 3.1 Các dịch vụ tài chính dành cho cả khách hàng cá nhân & khách khàng doanh nghiệp 2 Bảng 5.1 Sơ đồ nhân lực của đơn vị (Trung tâm CIB Tràng An 2) 3
Chương 2 :
Bảng 1.1.1 Tỷ lệ tài trợ tối đa theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp 5 Bảng 1.2.1 Bảng chi tiết bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu 6-7
Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của đơn vị (năm 2018-2020) 7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OCB
QHKH
KH
DVTD
ĐVKD
KHDN
P.TTTM
TTKH
TSBĐ
HĐXK
SGD/CN
NHPH
NHXN
NHTT
NHTT
TCTD
BCTXK
BPTT
TK
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông Quan hệ khách hàng
Khách hàng Dịch vị tín dụng Đơn vị kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Phòng tài trợ thương mại Trung tâm kiều hối Tài sản bảo đảm Hợp đồng xuất khẩu
Sở giao dịch/Chi nhánh Ngân hàng phát hành Ngân hàng xác nhận Ngân hàng thanh toán Ngân hàng thu hộ
Tổ chức tín dụng
Bộ chứng từ xuất khẩu
Bộ phận thanh toán Tài khoản
Trang 4Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
RM
L/C
D/P
D/A
CAD
B/L
T/T
TTR
Relationship Manager
Letter of Credit Documents against payment
Documents against Acceptance
Cash against Documents Bill Lading
Telegraphic Transfer Telegraphic Transfer Reimbursement
Chuyên viên quan hệ khách hàng
Thư tín dụng Nhờ thu trả ngay Nhờ thu trả chậm
Giao chứng từ trả tiền Vận đơn
Chuyển tiền bằng điện Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn
LỜI MỞ ĐẦU :
Trong thời gian thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong
bộ phận thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
và sự hướng dẫn tận tình của cô Mai Thanh Huyền để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập này Em xin chân thành cảm ơn !
Báo cáo thực tập gồm 3 phần :
Chương 1: Tổng quan về đơn vị thực tập
Chương 2: Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Chương 3: Một số vấn đề tồn tại và đề xuất vấn đề nghiên cứu
Trang 5CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1 Giới thiệu tổng quan về công ty :
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Phương Đông
Tên giao dịch tiếng Anh: Orient Commercial Joint Stock Bank
Tên viết tắt: Ngân hàng Phương Đông (OCB)
Logo:
Địa chỉ trụ sở chính: 41-45 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ Phòng giao dịch (PGD) Tràng An: Một phần tòa nhà Sông Hồng, số
165 Thái Hà, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Loại hình: Ngân hàng thương mại
Số tổng đài, hotline: 1800 6678
Website: https://www.ocb.com.vn/
Email: dvkh@ocb.com.vn
Tổng tài sản: 152.687 tỷ đồng (Tháng 12/2020)
2 Quá trình hình thành và phát triển :
- Ngân hàng TMCP Phương Đông – Orient Commercial Joint Stock Bank (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996, trải qua 25 năm hoạt động và phát triển, OCB hiện có hơn 200 đơn vị kinh doanh trải dài tại khắp các tỉnh thành, trung tâm kinh tế trọng điểm trên cả nước Và được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định trong nhiều năm liền
- OCB được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong ba ngân hàng đầu tiên hoàn thành các hạng mục quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II vào cuối
Trang 6năm 2018 Moody’s Investors Service, một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới, tăng bậc xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) lên mức 3 vào tháng 7/2019 Đây là mức xếp hạng thuộc Top cao nhất tại Việt Nam hiện nay
- Vốn chủ sở hữu của OCB hiện đã tăng gần 8 lần, lợi nhuận tăng hơn 16 lần và tổng tài sản tăng 12 lần Qua đó, OCB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần giữ
vị trí số 1 về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, số 3 về hiệu quả lợi nhuận trên vốn.Với những thành quả trên, OCB liên tục nhận được nhiều giải thưởng, chứng nhận từ các tổ chức trong nước và quốc tế
- Giai đoạn 5 năm 2021 – 2025, OCB kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và vốn điều lệ tăng từ 20 - 25%/năm, mục tiêu là đưa OCB trở thành ngân hàng trong Top 5 các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tốt nhất Việt Nam về doanh thu
- Vào ngày 28/1/2021 vừa qua, OCB đã chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, từng bước hiện thực hóa mục tiêu, mang đến các giá trị thịnh vượng cho nhà đầu tư đại chúng lẫn thị trường
3 Lĩnh vực kinh doanh :
Các dịch vụ dành cho khách hàng cá
nhân bao gồm:
Các dịch vụ dành cho khách hàng
doanh nghiệp bao gồm:
Tiền gửi - Tiền vay
Ngân hàng số
Dịch vụ thẻ
Bảo hiểm
Nhận/chuyển tiền quốc tế
Mua bán ngoại tệ
Dịch vụ kiều hối
Tiền gửi
Tiền vay
Dịch vụ
Tài trợ thương mại
Thanh toán quốc tế
Bảo hiểm
Mua bán ngoại tệ
Bảng 3.1 Các dịch vụ tài chính dành cho cả khách hàng cá nhân & khách khàng doanh nghiệp.
4 Cơ cấu tổ chức tại OCB, phòng giao dịch Tràng An
Trang 7- PGD đặc thù gồm : Trung tâm CIB (Tràng An 1+2), Trung tâm bán lẻ (Dịch vụ
khách hàng & kho quỹ), Trung tâm RP & dịch vụ khách hàng
5 Nhân lực của PGD Tràng An (Trung tâm CIB Tràng An 2)
Bảng 5.1 Sơ đồ nhân lực của đơn vị (Trung tâm CIB Tràng An 2)
- Đặc điểm nhân lực của PGD :
Giám đốc sẽ không nhất định phải có mặt tại PGD Nhân viên sẽ tự tổng hợp công việc báo cáo trưởng phòng và trưởng phòng báo cáo lại với giám đốc
Điều này sẽ giúp thông tin được sàng lọc kĩ càng, những nội dung đáng chú
ý, cần thiết được xem xét cẩn trọng, ưu tiên những việc quan trọng cần phải hoàn thành
Sự chênh lệch tuổi tác giữa các cấp không nhiều, chú trọng vào kinh
nghiệm, nhân sự trẻ, liên tục đào tạo và làm mới nhân sự Khoảng cách thế
hệ và sự chênh lệch về tuổi tác sẽ khiến mỗi nhóm tuổi có cách suy nghĩ, tâm lý, cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề khác nhau Vì thế để “vững vàng”
trong một môi trường có nhiều khác biệt và thách thức như vậy buộc mỗi cá nhân phải trở nên linh hoạt và thích nghi
Hỗ trợ lẫn nhau: Yếu tố này có thể nói là khá quan trọng bởi kinh nghiệm
lâu năm của sự “kỳ cựu” sẽ giúp ích rất nhiều cho nhân viên nhỏ tuổi học hỏi trau dồi kiến thức chuyên ngành cũng khả năng tổ chức, thảo luận nhóm,
Giám đốc trung tâm : Phạm Quang Hưng (1982) Học vấn : Thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh
Nhân viên QHKH:
Trịnh Lê Minh (1996)
Học vấn : Cử nhân
đại học
Chuyên viên QHKH:
Đinh Hoàng Long
(1991)
Học vấn : Cử nhân đại
học
Chuyên viên QHKH : Nguyễn
Ngọc Diệp (1987)
Học vấn : Cử nhân
đại học
Nhân viên QHKH :
Tạ Thị Xuân Hà (1984)
Học vấn : Cử nhân
đại học
Trưởng phòng : Ngô Tiến Hưng (1981)
Học vấn : Cử nhân đại học Trưởng phòng : Trần Tuấn Anh (1988)
Học vấn : Cử nhân đại học
Trang 8nhìn người đoán được khả năng… Và ngược lại những kiến thức mới của lớp trẻ được học gần đây sẽ “cập nhật” cho đồng nghiệp lớn tuổi bắt kịp xu thế thời đại mới Ngoài ra, nhân viên trẻ sẽ “phổ cập” cho đồng nghiệp “lão làng” kiến thức về mặt công nghệ, những thiết bị phục vụ cho công việc với nhiều chức năng mà trước đây họ chưa từng biết đến, giúp mọi việc trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn
6 Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Quầy giao dịch được bố trí đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện cho việc giám sát hoạt động thu - chi tiền của giao dịch viên Có nội quy và thông báo công khai cho khách hàng
- Hệ thống trang thiết bị được kết nối hoàn chỉnh thành mạng để cập nhật, xử lý, kiểm tra, kiểm soát, khai thác và lưu trữ các dữ liệu một cách an toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện Có hệ thống máy tính và trung tâm lưu giữ số liệu dự phòng
- Có chương trình giao dịch thích hợp xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ các quy định hiện hành đối với từng loại hình nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, đồng thời tương thích và phù hợp với các chương trình phần mềm khác
- Có biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn và bí mật các dữ liệu trong chương trình, mã khóa truy cập hệ thống và chữ ký điện tử Hệ thống kiểm soát chung và hệ thống kiểm soát thông qua mạng máy tính phải có đủ khả năng để kiểm soát các thao tác nghiệp vụ trong giao dịch một cửa, bảo đảm thực hiện đúng quy định, chống lợi dụng tham ô, chiếm đoạt tài sản
- Các thiết bị văn phòng được đảm bảo đầy đủ đáp ứng nhu cầu của nhân viên cũng như phục vụ khách hàng khi đến giao dịch
7 Tài chính của đơn vị - phòng giao dịch Tràng An (đơn vị tính : triệu đồng)
- Tổng tài sản : 60.328.045 (Tính đến ngày 30/6/2021)
- Nguồn vốn : Mua vốn từ hội sở, lãi suất 3.7% - 4.2%
- Cơ cấu vốn : Muan bán vốn từ hội sở, 60-70% vốn cho vay dài hạn, 30-40% cho vay ngắn hạn
- Khả năng trả nợ : Tỉ lệ nợ xấu của đơn vị là 0.2%, khả năng trả nợ (ngắn hạn-dài hạn) cao
- Hệ số thanh toán : Ở mức ổn định cho các hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trang 9CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ
1 Hoạt động giao dịch chủ chốt của đơn vị
1.1 Tài trợ thương mại (Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng)
- Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng là hình thức mà ngân hàng sẽ tài trợ vốn lưu động cho Khách hàng đã ký Hợp đồng xuất khẩu và có nhu cầu được ngân hàng tài trợ vốn để thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, các chi phí sản xuất chế biến, đóng gói, vận chuyển, kho bãi, nhân công và các chi phí khác nhằm phục vụ cho việc hoàn thành hợp đồng xuất khẩu đã ký kết
- Đối tượng khách hàng: Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau : khách hàng có
đủ tư cách pháp nhân, đáp ứng điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu theo quy định của Pháp luật, và có xếp hạng tín dụng nội bộ thuộc hạng xem xét cấp tín dụng theo quy định hiện hành của OCB
- Điều kiện tài trợ :
a Hàng hóa xuất khẩu phù hợp với phạm vi kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh của KH Đối với những loại hàng hóa theo quy định của Pháp luật hoặc cơ quan Nhà nước có yêu cầu về hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu thì doanh nghiệp phải đáp ứng các quy định này
b Phương thức thanh toán được chấp nhận: L/C, D/P, D/A, CAD, T/T
c Thị trường: Không nằm trong danh sách các quốc gia cấm giao dịch theo quy định PCRT từng thời kỳ (hiện hành theo thông báo của Tổng Giám đốc số 401/2021TB-TGĐ ngày 06/07/2021), và không nằm trong danh sách các quốc gia
có cảnh báo rủi ro (rủi ro chính trị, ) do Khối KHDN thông báo trong từng thời
kỳ
Trường hợp thị trường xuất khẩu thuộc danh sách các quốc gia có rủi ro rửa tiền cao, hạn chế giao dịch ĐVKD phải thu thập thông tin bổ sung theo Thông báo của Phòng Kiểm soát tuân thủ trong từng thời kỳ
d Loại tiền tài trợ: VNĐ hoặc ngoại tệ Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ, ĐVKD
thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định hiện hành của OCB
về cho vay ngoại tệ trong từng thời kỳ
e Phương thức tài trợ : Theo hạn mức hoặc từng lần (món)
f Thời hạn tài trợ : Căn cứ theo nhu cầu tài trợ của KH nhưng tối đa không quá 6 tháng
g Tài sản bảo đảm : KH có TSBĐ hoặc không có TSBĐ theo quy định tại Chính sách tín dụng cho KHDN theo xếp hạng tín dụng nội bộ trong từng thời kỳ Trường hợp cấp tín dụng không có TSBĐ, biện pháp đảm bảo bổ sung là quyền đòi nợ hình thành trong tương lai phát sinh từ HĐXK/L/C mà OCB tài trợ Việc quản lý được
Trang 10thực hiện bằng cách ký hợp đồng thế chấp song phương và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định trừ khi có phê duyệt khác của Cấp phê duyệt
h Trường hợp khoản tài trợ được đảm bảo 100% bằng TSBĐ khác (ngoài quyền đòi nợ hình thành trong tương lai), tỷ lệ tài trợ tối đa lên đến 100% giá trị thanh toán còn lại của HĐXK/L/C
- Các trường hợp còn lại :
Phương thức Phân khúc KHDN vừa
và nhỏ, KHDN Phân khúc KHDN lớn
HĐXK (LC, D/P, D/A,
Bảng 1.1.1 Tỷ lệ tài trợ tối đa theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp
- Tỷ lệ tài trợ tối đa được tính trên giá trị thanh toán còn lại của HĐXK/L/C sau khi trừ phần ứng trước, chiết khấu, giữ lại (nếu có) và không quá 100% tổng chi phí thực hiện HĐXK/L/C
1.2 Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Đối tượng bảo hiểm Là hàng hóa được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển
bằng đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không trên phạm vi toàn thế giới
Phạm vi bảo hiểm a) Tổn thất được quy hợp lý cho:
• Cháy, nổ
• Tàu, thuyền bị mắc cạn, chìm đắm, lật úp
• Phương tiện vận chuyển trên đất liền bị lật đổ hay trật bánh
• Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận chuyển với bất kỳ vật thể khác không phải nước
• Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn
b) Tổn thất gây ra bởi:
• Hy sinh tổn thất chung
• Ném hàng khỏi tàu
• Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị mất tích
• Nước cuốn hàng khỏi tàu
• Động đất, núi lửa phun, sét đánh
• Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện vận chuyển, container, nơi chứa hàng
• Tổn thất toàn bộ kiện hàng do bị rơi trong khi xếp lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan
• Cướp biển
• Các rủi ro đặc biệt
Phí bảo hiểm Công thức tính phí bảo hiểm như sau: (Trong đó, I: Phí
Trang 11bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vận chuyển, R:
Tỷ lệ phí bảo hiểm) CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đường điều kiện bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm 100% hoặc 110% CFR, CIF,… theo yêu cầu của người
mua bảo hiểm
Hồ sơ yêu cầu Giấy yêu cầu bảo hiểm
Bảng 1.2.1 Bảng chi tiết bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
- Lợi ích cho khách hàng : Mua bảo hiểm được cam kết chi trả, bồi thường bởi công
ty bảo hiểm khi có những tổn thất về vật chất hay con người Để hạn chế tối đa những thiệt hại không mong muốn
2 Phân tích doanh thu của PGD
(Đơn vị tính : triệu đồng)
2 Lãi thuần từ hoạt động
3 Lãi thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối
4 Lãi ( lỗ ) thuần từ mua
bán chứng khoán đầu
tư
5 Lãi thuần từ hoạt động
khác
6 Thu thập từ góp vốn,
8 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng
từ rủi ro tín dụng
9 Chi phí dự phong rủi
10 Tổng lợi nhuận trước
11 Chi phi thuế thu nhập
doanh nghiệp
13 Lãi cơ bản trên cổ