MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY WALT DISNEY 5 1. Giới thiệu tổng quan về công ty WALT DISNEY 5 2. Lịch sử hình thành và phát triển 5 3. Thành tựu 6 CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA WALT DISNEY 7 1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney 7 2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney 12 3. Đánh giá tính hiệu quả của chiến lược 18 KẾT LUẬN 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay, các quốc gia ngày càng có liên kết chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Và không năm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp ngày nay cũng đang từng bước đổi mới chiến lược kinh doanh của mình để từng bước hội nhập với nền kinh tế của thế giới thế giới. Bên cạnh việc xây dựng và củng cố thương hiệu tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp cũng luôn tìm kiếm, nghiên cứu các thị trường mới mới mục đích mở rộng và thâm nhập thị trường. Để doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh mẽ trên thị trường thì việc lựa chọn một chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Và việc nhận định chiến lược đó có phù hợp không cần xét đến rất nhiều yếu tố môi trường kinh doanh ảnh hưởng lên nó cùng với những mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp. Việc phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được những ưu điểm và khuyết điểm của chiến lược mình đang áp dụng, phát huy những điểm tốt và hạn chế những mặt chưa tốt. Bằng những kiến thức đã học trong môn Kinh doanh quốc tế, nhóm chúng em sẽ thực hiện nghiên cứu và đưa ra những phân tích của mình về đề tài: “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney”. Để làm rõ hơn vần đề cần nghiên cứu, bài tiểu luận sẽ bao gồm 2 phần chính: Chương 1: Tổng quan về công ty Walt Disney Chương 2: Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Walt Disney Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, bài tiểu luận của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nhận được sự góp ý từ Ths. Nguyễn Hồng Hạnh để bài tiểu luận được hoàn thiện một cách tốt nhất Chúng em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY WALT DISNEY 1. Giới thiệu tổng quan về công ty WALT DISNEY Tên đầy đủ: Công ty DISNEY (THE DISNEY COMPANY) Sáng lập bởi: Walt Disney và Ron Disney Ngày thành lập: 16 tháng 10 năm 1923. Trụ sở: Burbank, California, Mỹ. Lĩnh vực: giải trí và truyền thông đa phương tiện, công viên giải trí và du lịch, phim ảnh và truyền hình, xuất bản, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tương tác. Giám đốc điều hành (hiện tại): Bob Chapek – Tổng Giám đốc điều hành Công ty Walt Disney Khẩu hiệu: Nơi những giấc mơ thành sự thật (“Where dreams come true”) Tầm nhìn: Trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp giải trí và thông tin hàng đầu trên thế giới. Giá trị cốt lõi: Tạo nên niềm hạnh phúc nhờ cung cấp giải trí cho mọi người ở mọi lứa tuổi.. 2. Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Disney có trụ sở chính tên là Walt Disney Studios (Burbank) ở California, Hoa Kỳ. Hơn 100 năm có mặt trên thị trường, Công ty đã trải quả nhiều giải đoạn lịch sử cụ thể: ● 1923–1928 Kỷ nguyên phim câm: Thời kì này, công ty có tên Disney Brothers Studio trước khi đổi tên thành Walt Disney Studio. Công ty rất thành công trong cộng tác với Hãng phim M.J Wrickler để sản xuất và phát hành bộ phim “Alice’s Wonderland”, “Oswald The Lucky Rabbit”. ● 1928–1934 – Sáng tạo chuột Mickey: Công ty cho ra đã sáng tạo ra hình tượng chú chuột Mickey làm nền tảng để trở thành biểu tượng cho công ty sau này và các bộ phim về chuột Mickey ăn khách, tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho công ty. ● 1934–1945 Chiến tranh Thế giới thứ II: Giai đoạn này, công ty mất 3 năm để hoàn thành phim “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” (1937) một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử của hãng. Năm 1940, lần đầu tiên công ty phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đây cũng chính là thời kì xảy ra Chiến tranh Thế giới II khiến cho doanh thu của hãng liên tục sụt giảm. ● 1946–1954 Hậu chiến tranh: Công ty gặp khó khăn do thiếu vốn và nhân sự. Năm 1950, công ty chuyển sang lĩnh vực truyền hình cùng đối tác là Công ty CocaCola. Năm 1954, Disney hợp tác với hãng truyền hình ABC. Đây cũng chính là giai đoạn đầu cho một quá trình hợp tác thành công. ● 1955–1965 Disneyland: Thành công của chuỗi phim “Disneyland” đã trở thành nền tàng để công ty làm dự án “Công viên giải trí Disneyland” thu hút được hàng triệu du khách, đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho công ty. Công ty tính đến việc mở rộng quy mô dự án nhằm xây thêm một Disneyland thứ hai. • 1966–1971: Cha đẻ của Disney là ông Walt Disney qua đời bởi chứng bệnh viêm phổi (1966). Năm 1971, dự án “Walt Disney World” chính thức đi vào hoạt động, đón hàng triệu lượt khách. ● 1972 1984: Những năm 70 của thế kỉ 20, dự án “Walt Disney World” luôn nhận được sự quan tâm của công ty, công ty đã tính toán xây dựng một Walt Disney World” thứ hai mở cửa vào năm 1982. Công ty hợp tác với Công ty Địa ốc Phương Đông (Nhật Bản) để xây dựng dự án “Tọkyo Disneyland” ngay chính thành phố Tokyo, tạo ra 70% doanh thu cho công ty. ● 1984 Nay: Đây là giai đoạn đem lại nguồn sinh khí mới cho Disney khi những bộ phim của hãng luôn nhận được sự đón nhận của khán giả và giành được đề cử cho các giải Oscar phim hoạt hình. Bên cạnh đó công ty cũng rất thành công ở nhiều lình vực khác. 3. Thành tựu Dưới thời của cha đẻ Walt Disney, công ty đã vinh dự nhận được vô số thành tựu to lớn trong ngành công nghiệp điện ảnh giải trí: Vô số giải Oscar cho các hạng mục phim như Phim ngấn xuất sắc nhất, Phim tài liệu xuất sắc nhất, Quả Cầu Vàng, Giải Grammy,... Những bộ phim của Disney sản xuất luôn nằm trong top những phim có doanh thu cao nhất qua các năm. Năm 2019, trong top 10 phim có doanh thu cao nhất màn ảnh, phim của Disney chiếm 7 vị trí bao gồm: “Captain Marvel”, “Avengers: Endgame”, “Toy Story 4”, “Frozen 2”, “Aladdin”, “The Lion King”, và “SpiderMan: Far From Home” đồng sản xuất với Sony. Điều này thể hiện sự vượt trội về ưu thế và khả năng ảnh hưởng của Disney trong thị trường phim ảnh. Không chỉ vậy, việc nắm giữ mảng phát trực tuyến của Fox, Disney cũng dần trở thành đối thủ cạnh tranh của một số hãng như Apple, Amazon, Facebook và Google trong lĩnh vực video trực tuyến. Sự bùng nổ của Disney là dấu hiệu tốt cho tương lai, khiến sự cạnh tranh của các hãng phim trên thế giới gay gắt hơn CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA WALT DISNEY 1. Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney 1.1. Xác định chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney Khi nhìn vào những sản phẩm của Walt Disney, chúng ta không khó để có thể nhận ra rằng chúng là những sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu. Các sản phẩm này được tung ra thị trường thông qua các kênh phân phối của mình hay các chi nhánh và đại lý khác của công ty ở các thị trường này. Chẳng hạn như sự thành công rực rỡ của Disneyland ở California, Mỹ vào năm 1955. Công viên này trở thành công viên giải trí theo chủ đề thành công nhất thế giới thu hút hàng trăm triệu lượt khách làm visa Mỹ đến đây mỗi năm. Nhận ra được tiềm năng to lớn của loại sản phẩm này, Walt Disney đã nhân bản thành công những người anh em khác của Disneyland trên toàn thế giới: Disneyland ở Florida 1970, ở Tokyo 1983, Disneyland Paris 1992, Disneyland Hong Kong 2005 và Disneyland Thương Hải 2015. Nhìn chung tất cả các phiển bản sau này của Disneyland đều được xây dựng theo phong cách của bản gốc ở California và Florida : đó là xây dựng 7 công viên chủ đề (World Bazaar, Adventureland, Westernland, Critter Country, Fantasyland, Mickey’s Toontown và Tomorrowland). Ngoài ra thực phẩm cũng khá giống ở Mỹ như: đùi gà Tây hun khói, bỏng ngô Carmel, kẹo mút hình chuột Mickey. Do vậy nếu bạn đã từng trải nghiệm du lịch ở Disneyland ở Tokyo hay Thượng Hải thì nó cũng không khác biệt nhiều so với phiên bản gốc nằm ở xứ sở cờ hoa.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC
TẾ - ***** -
TIỂU LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY WALT DISNEY
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY WALT DISNEY 5
1 Giới thiệu tổng quan về công ty WALT DISNEY 5
2 Lịch sử hình thành và phát triển 5
3 Thành tựu 6
CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA WALT DISNEY 7
1 Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney 7
2 Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney 12
3 Đánh giá tính hiệu quả của chiến lược 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và sâu rộng như hiện nay, các quốcgia ngày càng có liên kết chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt làkinh tế Và không năm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp ngày nay cũng đang từngbước đổi mới chiến lược kinh doanh của mình để từng bước hội nhập với nền kinh tếcủa thế giới thế giới Bên cạnh việc xây dựng và củng cố thương hiệu tại thị trường nộiđịa, các doanh nghiệp cũng luôn tìm kiếm, nghiên cứu các thị trường mới mới mụcđích mở rộng và thâm nhập thị trường
Để doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh mẽ trên thị trường thì việc lựa chọnmột chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp là điều vô cùng cần thiết Và việc nhậnđịnh chiến lược đó có phù hợp không cần xét đến rất nhiều yếu tố môi trường kinhdoanh ảnh hưởng lên nó cùng với những mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp Việc phântích chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được những ưuđiểm và khuyết điểm của chiến lược mình đang áp dụng, phát huy những điểm tốt vàhạn chế những mặt chưa tốt
Bằng những kiến thức đã học trong môn Kinh doanh quốc tế, nhóm chúng em sẽ
thực hiện nghiên cứu và đưa ra những phân tích của mình về đề tài: “Chiến lược kinh
doanh quốc tế của Walt Disney” Để làm rõ hơn vần đề cần nghiên cứu, bài tiểu luận
sẽ bao gồm 2 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về công ty Walt Disney
Chương 2: Lựa chọn chiến lược kinh doanh của Walt Disney
Do những hạn chế nhất định về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, bài tiểu luậncủa nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nhận được
sự góp ý từ Ths Nguyễn Hồng Hạnh để bài tiểu luận được hoàn thiện một cách tốtnhất
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY WALT DISNEY
1 Giới thiệu tổng quan về công ty WALT DISNEY
Tên đầy đủ: Công ty DISNEY (THE DISNEY COMPANY)
Sáng lập bởi: Walt Disney và Ron Disney
Ngày thành lập: 16 tháng 10 năm 1923.
Trụ sở: Burbank, California, Mỹ.
Lĩnh vực: giải trí và truyền thông đa phương tiện, công viên giải trí và du lịch, phim
ảnh và truyền hình, xuất bản, sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ tương tác
Giám đốc điều hành (hiện tại): Bob Chapek – Tổng Giám đốc điều hành Công ty
Walt Disney
Khẩu hiệu: Nơi những giấc mơ thành sự thật (“Where dreams come true”)
Tầm nhìn: Trở thành một trong những nhà sản xuất và cung cấp giải trí và thông tin
hàng đầu trên thế giới
Giá trị cốt lõi: Tạo nên niềm hạnh phúc nhờ cung cấp giải trí cho mọi người ở mọi lứa
● 1923–1928 - Kỷ nguyên phim câm: Thời kì này, công ty có tên Disney Brothers
Studio trước khi đổi tên thành Walt Disney Studio Công ty rất thành công trong cộngtác với Hãng phim M.J Wrickler để sản xuất và phát hành bộ phim “Alice’sWonderland”, “Oswald - The Lucky Rabbit”
chú chuột Mickey làm nền tảng để trở thành biểu tượng cho công ty sau này và các bộphim về chuột Mickey ăn khách, tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho công ty
Trang 6● 1934–1945 - Chiến tranh Thế giới thứ II: Giai đoạn này, công ty mất 3 năm
để hoàn thành phim “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” (1937) - một trong những bộphim có doanh thu cao nhất lịch sử của hãng Năm 1940, lần đầu tiên công ty pháthành cổ phiếu ra thị trường Đây cũng chính là thời kì xảy ra Chiến tranh Thế giới IIkhiến cho doanh thu của hãng liên tục sụt giảm
● 1946–1954 - Hậu chiến tranh: Công ty gặp khó khăn do thiếu vốn và nhân sự.
Năm 1950, công ty chuyển sang lĩnh vực truyền hình cùng đối tác là Công ty Cola Năm 1954, Disney hợp tác với hãng truyền hình ABC Đây cũng chính là giaiđoạn đầu cho một quá trình hợp tác thành công
Coca-● 1955–1965 - Disneyland: Thành công của chuỗi phim “Disneyland” đã trở
thành nền tàng để công ty làm dự án “Công viên giải trí Disneyland” thu hút đượchàng triệu du khách, đem lại nguồn doanh thu khổng lồ cho công ty Công ty tính đếnviệc mở rộng quy mô dự án nhằm xây thêm một Disneyland thứ hai
1966–1971: Cha đẻ của Disney là ông Walt Disney qua đời bởi chứng bệnh
viêm phổi (1966) Năm 1971, dự án “Walt Disney World” chính thức đi vào hoạtđộng, đón hàng triệu lượt khách
● 1972- 1984: Những năm 70 của thế kỉ 20, dự án “Walt Disney World” luôn
nhận được sự quan tâm của công ty, công ty đã tính toán xây dựng một Walt DisneyWorld” thứ hai mở cửa vào năm 1982 Công ty hợp tác với Công ty Địa ốc PhươngĐông (Nhật Bản) để xây dựng dự án “Tọkyo Disneyland” ngay chính thành phốTokyo, tạo ra 70% doanh thu cho công ty
● 1984 - Nay: Đây là giai đoạn đem lại nguồn sinh khí mới cho Disney khi những
bộ phim của hãng luôn nhận được sự đón nhận của khán giả và giành được đề cử chocác giải Oscar phim hoạt hình Bên cạnh đó công ty cũng rất thành công ở nhiều lìnhvực khác
3 Thành tựu
Dưới thời của cha đẻ Walt Disney, công ty đã vinh dự nhận được vô số thành tựu tolớn trong ngành công nghiệp điện ảnh giải trí: Vô số giải Oscar cho các hạng mụcphim như Phim ngấn xuất sắc nhất, Phim tài liệu xuất sắc nhất, Quả Cầu Vàng, GiảiGrammy,
Những bộ phim của Disney sản xuất luôn nằm trong top những phim có doanh thu caonhất qua các năm Năm 2019, trong top 10 phim có doanh thu cao nhất màn ảnh, phimcủa Disney chiếm 7 vị trí bao gồm: “Captain Marvel”, “Avengers: Endgame”, “ToyStory 4”, “Frozen 2”, “Aladdin”, “The Lion King”, và “Spider-Man: Far From Home”đồng sản xuất với Sony Điều này thể hiện sự vượt trội về ưu thế và khả năng ảnhhưởng của Disney trong thị trường phim ảnh
Không chỉ vậy, việc nắm giữ mảng phát trực tuyến của Fox, Disney cũng dần trở thànhđối thủ cạnh tranh của một số hãng như Apple, Amazon, Facebook và Google tronglĩnh vực video trực tuyến Sự bùng nổ của Disney là dấu hiệu tốt cho tương lai, khiến
sự cạnh tranh của các hãng phim trên thế giới gay gắt hơn
Trang 7CHƯƠNG 2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA WALT DISNEY
1 Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney
1.1 Xác định chiến lược kinh doanh quốc tế của Walt Disney
Khi nhìn vào những sản phẩm của Walt Disney, chúng ta không khó để có thể nhận
ra rằng chúng là những sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu Các sản phẩm này đượctung ra thị trường thông qua các kênh phân phối của mình hay các chi nhánh và đại lýkhác của công ty ở các thị trường này
Chẳng hạn như sự thành công rực rỡ của Disneyland ở California, Mỹ vào năm
1955 Công viên này trở thành công viên giải trí theo chủ đề thành công nhất thế giớithu hút hàng trăm triệu lượt khách làm visa Mỹ đến đây mỗi năm Nhận ra được tiềmnăng to lớn của loại sản phẩm này, Walt Disney đã nhân bản thành công những ngườianh em khác của Disneyland trên toàn thế giới: Disneyland ở Florida 1970, ở Tokyo
1983, Disneyland Paris 1992, Disneyland Hong Kong 2005 và Disneyland ThươngHải 2015 Nhìn chung tất cả các phiển bản sau này của Disneyland đều được xây dựngtheo phong cách của bản gốc ở California và Florida : đó là xây dựng 7 công viên chủ
đề (World Bazaar, Adventureland, Westernland, Critter Country, Fantasyland,Mickey’s Toontown và Tomorrowland) Ngoài ra thực phẩm cũng khá giống ở Mỹnhư: đùi gà Tây hun khói, bỏng ngô Carmel, kẹo mút hình chuột Mickey Do vậy nếubạn đã từng trải nghiệm du lịch ở Disneyland ở Tokyo hay Thượng Hải thì nó cũngkhông khác biệt nhiều so với phiên bản gốc nằm ở xứ sở cờ hoa
Một ví dụ khác về tính chất tiêu chuẩn hóa toàn cầu của các sản phẩm WaltDisney, chính là những bộ phim gắn liền với hầu hết tuổi thơ của trẻ em trên toàn thếgiới Những bộ phim như Vua sư tử (The lion king), Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn,Cinderella, Aladdin, Alice in Wonderland,… đã là những tượng đài về các bộ phimhoạt hình dành cho trẻ em trên toàn thế giới Tất cả nội dung, hình ảnh trong phim,trong các câu chuyện đều được giữ nguyên đúng với nguyên tác Vì thế khi chúng tahỏi một đứa trẻ Mỹ và một đứa trẻ Việt Nam kể về câu chuyện Aladdin, bỏ qua sựkhác biệt về ngôn ngữ thì nội dung đều giống nhau
Trang 8Nói đến bộ phim hoạt hình vua sư tử 1994, thì chúng ta cũng không thể khôngbiết đến một sản phẩm thành công nữa của nhà “chuột” vào năm 2019, đó là bản live-action The lion king movie Đây có thể nói là một trong những bom tấn phòng véthành công nhất thế giới vào năm 2019: mang về 185 triệu USD trên 4756 rạp phim tạiBắc Mỹ chỉ trong vòng 3 ngày mở màn, chưa đầy 2 tuần cán mốc doanh thu 1 tỉ USD.Doanh thu từ bộ phim này còn đến từ các thị trường lớn khác trên thế giới như TrungQuốc, Anh, Brazil, Nhật Bản, ….
Thông qua những ví dụ kể trên, thì chúng ta có thể thấy được tính chất chung cácsản phẩm của Walt Disney chính là sự đồng đều không chỉ trong nội dung mà còn làhình thức Điều này một phần nào khẳng định chiến lược kinh doanh quốc tế mà WaltDisney theo đuổi chính là chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu Để biết được rằng liệuchính xác là Walt Disney có thực sự áp dụng chiến lược này hay không, chúng ta hãycùng phân tích thông qua các hoạt động kinh doanh mà công ty này thực hiên:
● Triết lý kinh doanh: “Đứa trẻ vĩnh cữu”
Triết lý kinh doanh nổi tiếng của Walt Disney đó chính là: “Tôi không vẽ phimhoạt hình cho trẻ thơ, tôi vẽ phim hoạt hình trong đứa trẻ trong mỗi chúng ta Tôi gọiđứa trẻ đó là sự ngây thơ Trong cuộc sống, nếu vì bất cứ lý do nào mà để mất đi sựngây thơ đó thì thật là đáng tiếc.”
Có thể thấy Walt Disney không tuân theo những lý thuyết thông thường về xácđịnh khách hàng mục tiêu như hành vi, độ tuổi mà tập trung vào xác định nhu cầu mụctiêu (đây không phải là sản phẩm cho trẻ em, mà là sản phẩm cho những người có nhucầu trở về tuổi thơ) Walt Disney định vị thương hiệu của mình là một tập đoàn kinhdoanh giải trí dành cho mọi lứa tuổi, nhắc đến họ là nhắc đến những gì thuộc về tuổithơ, cổ tích kỳ diệu Sự thật là vẫn có rất nhiều bố mẹ, người lớn bỏ thời gian ra đểxem những bộ phim hoạt hình và thư giãn cùng con cái Bằng cách xác định mục tiêunhư vậy, thị trường của Walt Disney có thể nói là tất cả mọi người, không còn giới hạnbởi lứa tuổi, địa lý, ranh giới nào Một khi đã trở thành khách hàng của Walt Disney,bạn sẽ luôn là khách hàng của họ, luôn luôn như vậy
● Đầu tư vào thương hiệu
Nếu được chọn tài sản có giá trị nhất của Walt Disney thì chắc chắn đó sẽ làthương hiệu Những bộ phim chỉ cần đóng mác Disney là đã khiến mọi người háo hứcchờ đợi
Đầu tư vào thương hiệu, theo kiểu của Walt Disney, không hề phù phiếm mà là đầu
tư vào chất lượng “Nếu bạn có một sản phẩm đủ tốt , sẽ luôn có người mua nó” Rõ
ràng Walt Disney luôn đặt tiêu chuẩn cao nhất cho những sản phẩm “made from WaltDisney”
Một minh chứng cụ thể nhất là bộ phim “Snow White” , hay còn được biết đếnnhiều với tên gọi “Nàng bạch tuyết” Bộ phim này được sản xuất vào giữa thế kỷ 20 vàvẫn còn được trình chiếu đến những năm 1990s (40 năm sau khi sản xuất) Kinh phíthực hiện bộ phim đã tăng gấp 8 lần so với kinh phí dự kiến vì sự quá khó tính củaWalt Disney trong việc chấp nhận những bức vẽ của các họa sĩ
Trang 9Để hoàn thành bộ phim, các họa sĩ đã phải vẽ đến hơn 2 triệu bức vẽ tay Bộ phimtiêu tốn tiền bạc một cách khủng khiếp, khiến những ngân hàng cũng phải lo sợ về khảnăng thu hồi vốn của bộ phim.
Và bộ phim đã thành công vang dội khi ra mắt – thu về 8 triệu USD trong thángđầu tiên sau khi công chiếu (chỉ tại Mỹ – khi vé xem phim của người lớn là 1 USD còntrẻ em là 0,5 USD – tức là có ít nhất 8 triệu lượt người tại Mỹ đã xem bộ phim này)
Bộ phim được dịch ra 32 thứ tiếng và tái bản 54 lần trong suốt 40 mươi năm sau.Theo một thống kê không chính thức, hiện Walt Disney đang giữ bản quyền hơn10,000 nhân vật – và nguồn thu từ bản quyền phim & hình ảnh nhân vật mang về hơn50% doanh thu hàng năm cho Walt Disney, một nguồn thu mà họ không phải đầu tưnhiều Bằng việc đầu tư vào thương hiệu như vậy, Walt Disney tập trung vào nâng caochất lượng sản phẩm hướng đến nhu cầu mục tiêu như đã đề cập trong triết lý kinhdoanh, từ đó giúp công ty khai thác chuỗi giá trị sản phẩm của mình và có thể dễ dàng
mở rộng quy mô sản xuất hàng loạt cũng như giảm đáng kể được giá thành sản phẩmnhờ khả năng tài chính và công nghệ hiện đại sẵn có của mình
● Mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ liên quan
Nếu đã xác định tiêu chuẩn hóa sản phẩm, thì Walt Disney cũng không thể để quênviệc phát triển các hạng mục sản phẩm của mình Để câu chuyện của mình kết nối sâuhơn với khán giả, Walt Disney đã đưa những nhân vật của thương hiệu mình vào thếgiới thật thông qua việc đầu tư xây dựng Disneyland – công viên giải trí đầu tiên tại
Mỹ và trên thế giới Có thể ví Disneyland như một siêu thị khổng lồ chứa đựng tất cảcác sản phẩm mang thương hiệu của Walt Disney và 1 loạt những dịch vụ đi kèm.Hiện nay, Disneyland đã xuất hiện ở Tokyo, Paris và Hong Kong và thu hút hàng triệukhách du lịch hàng năm từ mọi nơi trên thế giới, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ choWalt Disney
Không dừng lại ở việc xây dựng Disneyland, Walt Disney còn mở rộng phươngthức tiếp cận khán giả của mình bằng cách thành lập kênh truyền hình Disney Channel– đây là kênh chỉ chiếu các tác phẩm, chương trình của Walt Disney Đây có thể coi làmột bước đi rất táo bạo của Walt Disney bởi vì họ phải cạnh tranh trực tiếp với nhữngông lớn trong ngành truyền hình như Cartoon Network, HBO, Star Movie,… Nhưngcuối cùng thì Walt Disney vẫn đã thành công, Disney Channel đã trở thành 1 trongnhững kênh truyền hình được trẻ em yêu thích nhất thế giới và sau này Disney đã tiếptục phát triển các dịch vụ truyền thông mới như Disney Junior, Disney+,…
Bằng cách này, Walt Disney cho phép bản thân công ty khai thác được mạng lướiphân phối toàn cầu, kiểm soát tài chính được chuẩn hóa, và các thông điệp toàn cầu.Như vậy, qua việc nêu ra một ví dụ về sự tương đồng ở các sản phẩm của Walt Disneytrên các thị trường khác nhau trên toàn thế giới, cũng như sau khi phân tích về các néthoạt đông kinh doanh chính, chúng ta có thể kết luận, chiến lược kinh doanh quốc tếchủ yếu mà Walt Disney áp dúng chính là chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu
Trang 101.2 Lý do lựa chọn chiến lược kinh doanh của Walt Disney
Walt Disney là một tập đoàn kinh doanh trên toàn cầu, sản phẩm của nó đượcbán ở nhiều quốc gia trên thế giới Do đó, Walt Disney cũng như các công ty kinhdoanh trên toàn cầu khác đều phải đối mặt với áp lực giảm chi phí và áp lực địaphương
1.2.1 Dưới áp lực giảm chi phí
Đặc điểm trong kinh doanh ở ngành truyền thông giải trí là sản phẩm có ít sựkhác biệt và năng lực thương lượng của người mua khá lớn nên các công ty trongngành thường phải cạnh tranh bằng chi phí thấp Walt Disney cũng không phải làngoại lệ, hãng phải đối mặt với áp lực giảm chi phí cao để cạnh tranh với các công tykhác trong ngành Điều này được minh chứng khá rõ khi vào dịp hè 2011, để đáp ứngnhu cầu giải trí tăng cao trong dịp hè của giới trẻ,các hãng phim nổi tiếng sẽ đồng loạttung ra các bộ phim bom tấn 3D như Thor của Walt Disney Picture, Harry Potter vàBảo bối tử thần 2 của Warner Bros, Kungfu Panda 2 của Paramount Picture… Trướctình hình đó, công ty buộc phải quan tâm đến vấn đề chi phí để thu hút khách hàng
Sức ép giảm chi phí ngày càng đè áp lực lớn hơn với Walt Disney với sự gianhập ngày càng nhiều của các công ty trong lĩnh vực truyền thông giải trí Nếu WaltDisney quyết định chọn chiến lược thâm nhập bằng giá, công ty sẽ phải đặt giá thấphơn các đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ có thể giành được thị phần dựa trên việc địnhgiá chiết khấu
Bên cạnh đó, suy thoái kinh tế do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh đếnkết quả kinh doanh tại bộ phận kinh doanh dịch vụ giải trí phức hợp, truyền hình cũngnhư phim ảnh của Walt Disney.Cụ thể, gã khổng lồ ngành giải trí cho biết họ tổn thất4,7 tỷ USD trên doanh thu 11,8 tỷ USD trong quý kết thúc ngày 27/6/2020, tươngđương khoảng một nửa số tiền Walt Disney kiếm được trong cùng kỳ năm trước Nhàphân tích Ross Benes của eMarketer viết: “Đại dịch COVID-19 đã biến một số điểmmạnh nhất của Disney thành lỗ hổng bảo mật lớn nhất Các rạp chiếu phim và côngviên giải trí, những trung tâm lợi nhuận lâu dài cho công ty, đang thua lỗ trong ngắnhạn và không có con đường phục hồi rõ ràng cho đến khi các phương pháp điều trịhoặc vắc-xin được cải tiến khiến người tiêu dùng thoải mái để trở lại với đám đônglớn.”
Trước tình hình khó khăn đó, các công ty con của Walt Disney đã nghiên cứu
và áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí để bù đắp sự sụt giảm doanh thu giúp công
ty vượt qua thời kỳ khó khăn, chẳng hạn như:
khoảng 100.000 nhân viên vẫn được trả lương ngay cả khi các công viên đãđóng cửa Nhân viên vẫn tiếp tục nhận được các quyền lợi chăm sóc sức khỏecủa họ, với việc công ty trả phần đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên thôngthường, nhưng việc giảm chi phí tiền lương và tiền lương sẽ cắt giảm khoản lỗcủa công ty
quảng cáo trên các mạng
dịch bệnh Chỉ trong quý I-2020, hệ thống đã thiệt hại hơn 1,4 tỉ USD vì thua
Trang 11lỗ Do đó, khi dịch bệnh được kiểm soát, hệ thống công viên chủ đề ở khu vựcnày