1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA LOUIS VUITTON

38 275 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 105,05 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOUIS VUITTON 2 1.1. Lịch sử phát triển 2 1.2. Triết lý kinh doanh và nguyên tắc hoạt động 3 1.2.1. Triết lý kinh doanh “Sang trọng, tiện ích, sáng tạo” 3 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động 3 1.3. Đặc tính ngành hàng 4 1.4. Năng lực cốt lõi 5 1.4.1. Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi doanh nghiệp 5 1.4.2. Năng lực cốt lõi của Louis Vuitton 6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA LOUIS VUITTON 7 2.1. Phân tích mô hình PESTLE của Louis Vuitton 7 2.2. Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Louis Vuitton 9 2.2.1. Các hoạt động chính 9 2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ 10 2.3. Phân tích mô hình SWOT của Louis Vuitton 11 2.3.1. Điểm mạnh 11 2.3.2. Điểm yếu 12 2.3.3. Cơ hội 12 2.3.4. Thách thức 12 2.4. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 12 2.4.1. Từ 2009 về trước – giai đoạn trước khủng hoảng: 12 2.4.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế Louis Vuitton đang theo đuổi hiện nay:14 2.5. Kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 16 2.6. Đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 16 2.6.1. Xét về áp lực chi phí 16 2.6.2. Xét về áp lực thích nghi với địa phương: 17 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 20 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đối với các công ty đa quốc gia, toàn cầu hoá là điều tất yếu để phát triển doanh nghiệp. Toàn cầu hoá đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh vốn có. Thương mại thế giới giúp tăng lợi nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp, tạo việc làm và phát triển toàn cầu. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng trên toàn cầu cũng như sự thay đổi liên tục về phong cách sống, thị hiếu. Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trên thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh. Để bắt kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu, công ty Louis Vuitton đã có sự thay đổi khôn ngoan về chiến lược kinh doanh quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trường khác nhau và dần dần trở thành một trong những công ty đa quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đối với thị trường hàng tiêu dùng trên thế giới. Louis Vuitton xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế dựa trên những cơ sở khác nhau dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc tổ chức và các chức năng của công ty. Trong quá trình thực hiện chiến lược, công ty đã nhận thấy ưu cũng như nhược điểm của chiến lược thông qua những thành công đạt được và những thất bại vấp phải. Từ đó, Louis Vuitton có sự chọn lựa và cải tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp hơn. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng em xin nhận mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài báo cáo. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô ThS. Nguyễn Hồng Hạnh đã hướng dẫn giúp đỡ định hướng đề tài nghiên cứu này. Chúng em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOUIS VUITTON 1.1. Lịch sử phát triển Louis Vuitton Malletier, hay vẫn thường được gọi là Louis Vuitton, là một thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp do Louis Vuitton thành lập năm 1854 tại Paris. Trong sáu năm liên tiếp, từ 2006–2012, Louis Vuitton được mệnh danh là thương hiệu thời trang cao cấp có giá trị lớn nhất thế giới, lên đến 25,9 tỷ đôla vào năm 2012.Giống như những tên tuổi nổi tiếng khác trong làng thời trang thế giới, Louis Vuitton cũng có những bước thăng trầm theo thời gian, luôn đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm của mình. Logo chữ lồng LV dần trở thành biểu tượng thời trang trên thế giới. Năm 1858: Cách mạng thiết lập khu trưng bày, Louis Vuitton đã sản xuất và trưng bày chiếc hòm phẳng đầu tiên vào năm 1858, được coi là nguồn gốc của những hành lý tinh vi mà chúng ta có ngày nay. 1868 1885: Mở rộng địa bàn kinh doanh 1888 1892: Khám phá về khóa vải tumbler Damier và quá trình chuyển đổi quyền sở hữu thương hiệu 1892 1914: Nhiều cải tiến, hội thảo và tích hợp hơn 1926 1970: Phát triển nhanh chóng, khởi chạy lại và chuyển đổi. Vào năm 1932, thương hiệu Vuitton đã giới thiệu rất nhiều loại túi cao cấp hơn với nhiều hình dạng và thiết kế. Những năm 1970 là những năm thành công nhất trong vòng đời của thương hiệu Louis Vuitton, với giá trị của nó tăng từ 11 triệu euro lên 600 triệu euro và hai cửa hàng lên 125 cửa hàng. 1978 1998: Kỷ nguyên phát minh ra giày, túi Alma city, và Marc Jacobs. Năm 1987 Sự ra đời của tập đoàn LVMH. Năm 1987 chứng kiến sự ra đời của Tập đoàn LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy), cái bắt tay của ba ông lớn trong lĩnh vực hàng hóa xa xỉ phẩm đã làm tăng lợi nhuận rất nhiều. Năm 1988, thống kê cho thấy lợi nhuận của Louis Vuitton tăng 49% chỉ sau một năm. Năm 1989, Louis Vuitton có 130 cửa hàng trên toàn cầu. 2001 2011: Thương hiệu Louis Vuitton bắt đầu kỷ nguyên 2000 với một giai điệu cao. Từ năm 2004, Louis Vuitton tổ chức kỷ niệm 150 năm bằng việc khánh thành nhiều cửa hiệu ở New York, Sao Paulo, Mexico City, Cancun và Johannesburg, Thượng Hải, Paris, London, Singapore. 2012 đến nay: Danh tiếng lâu đời và sâu sắc trong ngành hàng xa xỉ Sau hơn 150 năm liên tục nỗ lực đổi mới, thương hiệu Louis Vuitton đã trở nên nổi tiếng và chứng minh được vị thế hàng đầu so với những tên tuổi lớn trong ngành thời trang. Theo khảo sát của Business Korea năm 2021, Louis Vuitton đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số danh tiếng của các thương hiệu xa xỉ, xếp trên Gucci và Chanel. Louis Vuitton xếp thứ 9 trong TOP 50 Thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 với doanh thu hơn 15 tỷ USD. 1.2. Triết lý kinh doanh và nguyên tắc hoạt động 1.2.1. Triết lý kinh doanh “Sang trọng, tiện ích, sáng tạo” Khách hàng không chỉ mua một sản phẩm mà họ mua một hình ảnh một lối sống. LVMH đã và đang duy trì một tinh thần sáng tạo 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động  Cho phép nhà sáng tạo đảm nhận thực hiện các tác phẩm: Khi nhìn vào các nhà sáng tạo của Louis Vuitton, có thể thấy họ là những người điều hành kinh doanh. Hiếm khi thấy Bernard Arnault có bất kỳ công bố nào về những sản phẩm mà họ sắp giới thiệu, thay vào đó, các nhà sáng tạo luôn là những người làm điều đó. Điều này cho thấy rằng Bernard Arnault đã trao rất nhiều tự do cho các nhà sáng tạo. Chúng ta có thể thấy rất nhiều trong các thiết kế được ra mắt mỗi khi có sự kiện biểu diễn thời trang. Ông cho phép các nhà thiết kế tự do nhất có thể và để họ đưa ra quyết định cuối cùng.  Chất lượng đứng trước tiếp thị: Bernard Arnault đã nói rằng Louis Vuitton không tiếp thị. Ông tin rằng tiếp thị sẽ đi ngược lại với những gì mà LVMH phải làm, đó là chất lượng. Đối với họ, marketing là tạo ra sản phẩm. Nói cách khác, ông muốn chất lượng sẽ nói lên tất cả và để việc truyền miệng từ khách hàng thực hiện marketing. Các sản phẩm được sản xuất đều được làm thủ công với chất lượng tốt nhất. Tất cả túi xách LV chính hãng đều được làm thủ công và thường mất khoảng một tuần để hoàn thành một sản phẩm. Đây chính là một trong những khác biệt tạo nên thành công của Louis Vuitton. Thậm chí công ty có cả một đội nhân viên chỉ làm nhiệm vụ đếm các mũi chỉ trên quai túi. Sản phẩm nào thừa hoặc thiếu một mũi chỉ sẽ bị hủy thành nhiều mảnh nhỏ ngay lập tức.  Đầu tư vào các hoạt động marketing: Louis Vuitton không quảng cáo trên truyền hình do quảng cáo truyền hình không phù hợp với các thương hiệu xa xỉ. Louis Vuitton luôn tích cực tăng cường sự hiện diện của thương hiệu thông qua các kênh truyền thông xã hội. Một trong những mục tiêu của Louis Vuitton là trở thành đại diện cho cuộc sống sang trọng và đẳng cấp. Louis Vuitton đã lựa chọn sử dụng các diễn viên, người mẫu, nhạc sĩ nổi tiếng cho các chiến dịch quảng cáo của họ. Trải qua hơn 150 năm phát triển đến nay, LV vẫn là thương hiệu thời trang đứng vững qua nhiều sóng gió, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử thời trang và phát triển thuận lợi. Tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ trong kinh doanh, xây dựng cho mình một phong cách độc nhất vô nhị… là những bí quyết thành công của Louis Vuitton. Không có gì là bí mật nhưng không phải thương hiệu thời trang nào cũng thực hiện được. LV đã xây dựng thành công đế chế thời trang riêng và trở thành bá vương. 1.3. Đặc tính ngành hàng Ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp toàn cầu, nơi mà các nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khắp thế giới hợp tác để thiết kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện. Bên cạnh đó, thời trang cũng là ngành sở hữu một xu hướng đặc biệt và trong phong cách diện đồ của một người cũng khó thay đổi (đôi lúc là không thay đổi). Đó là những sáng tạo mới hay các phong cách đang được thịnh hành được thiết kế bởi những người có tầm ảnh hưởng hoặc đơn giản là của những nhà thiết kế trang phục. Ngành công nghiệp này có tính đặc trưng bởi: vòng đời sản phẩm ngắn, nhu cầu tiêu dùng thất thường, sản phẩm phong phú đa dạng và chuỗi cung ứng phức tạp. Ngành công nghiệp thời trang là một trong những điểm sáng của nền kinh tế sáng tạo mới. Thời trang là một ngành công nghiệp đa dạng về cấu trúc, từ các nhà bán lẻ quốc tế đến bán sỉ, từ các thương hiệu lớn đến các cửa hàng thiết kế riêng lẻ. Ngành công nghiệp sử dụng con người ở các ngành nghề bao gồm thiết kế thời trang, lập trình máy tính, luật sư, kế toán, nhà quảng cáo, giám đốc truyền thông xã hội và quản lý dự án. Các ngành công nghiệp liên quan đến thời trang sử dụng hàng triệu công nhân, và các ngành nghề khác đòi hỏi trình độ học vấn và kỹ năng. Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp lâu đời, có mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp (đặc biệt đối với các nguyên liệu thô như bông) và có văn hoá truyền thống cổ xưa so với các ngành công nghiệp khác. Hiện nay, các thương hiệu thời trang toàn cầu được thiết kế ở Los Angeles hoặc Paris, được may tại Tây Ban Nha hoặc Việt Nam và được bán ở New York, Bắc Kinh, Brasilia và chuỗi cung ứng quốc tế ngày càng phát triển. Ngày càng gia tăng việc tìm kiếm các nhà sản xuất và nhà thiết kế địa phương có những tác phẩm phản ánh được văn hóa và sở thích của địa phương. Các thương hiệu thời trang có thể là các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Gucci và Chanel, nhưng nhiều khi là những công ty nhỏ với chỉ vài chục nhân viên. Điều này đặc biệt đúng ở châu Âu, nơi mà các công ty may mặc chỉ sử dụng trung bình 10 công nhân và “mọi người muốn mua những món đồ được làm tại chính địa phương của mình” (theo chuyên gia thời trang Pamela N. Danziger). Thời trang là ngành công nghiệp khổng lồ được tạo thành từ sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kế. Thời trang nhắm đến mọi đối tượng. Để dễ dàng tiếp cận cho cung cầu, thị trường thời trang được phân thành 5 phân khúc: Value Market (Thời trang giá rẻ) là thị trường gồm các công ty chuyên sản xuất thời trang đại trà nhằm tạo ra lợi nhuận, thường sử dụng nguyên vật liệu giá rẻ để giảm giá thành. Mass Market (Thời trang nhanh) là phân khúc phổ biến, chiếm đông đảo nhất trên thị trường, được xem là nơi mang thời trang cao cấp vào đời thường dưới một mức giá phù hợp. Những thương hiệu quen thuộc: HM, Zara, Uniqlo, GAP, Pull n Bear... Middle Market (Thời trang tầm trung) là ranh giới giữa thời trang cao trung cấp. Trong phân khúc này, sản phẩm có chất lượng tốt và ít số lượng so với hàng ở phân khúc thấp hơn. Những thương hiệu quen thuộc: Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Ralph Lauren,... High End Fashion (Thời trang xa xỉ) các sản phẩm trong phân khúc này được thiết kế, chế tác tinh xảo, tạo nên nét sang trọng trong từng món đồ. Phân khúc này không hướng tới số đông, đại chúng mà tiếp cận với thế giới qua tuần lễ thời trang với các show diễn của nhà thiết kế. Những thương hiệu quen thuộc: Gucci, Louis Vuitton, Fendi, Givenchi... Haute Couture Couture (Loại hình nghệ thuật cao nhất ở thời trang) ra đời nhằm tôn vinh sự sáng tạo và nét lãng mạn của thời trang, hầu hết sản phẩm đều được làm thủ công bằng tay cho nên giá thành rất đắt. 1.4. Năng lực cốt lõi 1.4.1. Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi doanh nghiệp Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn: Có giá trị: mang lại một giá trị gia tăng nào đó cho khách hàng. Có tính hiếm: năng lực hiếm của doanh nghiệp là năng lực mà ít đối thủ có được Khó bị bắt chước: một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp nếu như đối thủ cạnh tranh dễ dàng sao chép được. Không thể thay thế: Những năng lực không thể thay thế là những năng lực mà không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp. 1.4.2. Năng lực cốt lõi của Louis Vuitton 1.4.2.1. Có giá trị: Mạng lưới phân phối quốc tế: LV có một hệ thống mạng lưới phân phối dày đặc với các cửa hàng từ đại lý và hợp đồng phân bố khắp nơi trên thế giới. Đây là lợi thế lớn giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm của mình dễ dàng tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi. Louis Vuitton kinh nghiệm thâm nhập thị trường nhiều quốc gia. Khả năng Marketing tốt: giúp sản phẩm tiếp cận nhiều người tiêu dùng qua vô số kênh lớn nhỏ, với cách thức sáng tạo khác nhau. Khả năng nghiên cứu thị trường tốt: độ am hiểu thị trường cùng cùng nỗ lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường giúp LV luôn dẫn đầu xu hướng, thậm chí cho họ quyền quyết định xu hướng thị trường trong tương lai. 1.4.2.2. Có tính hiếm: Tận dụng tốt công nghệ hiện đại: giúp cho doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả, thuận tiện hơn. Tận dụng tư liệu sản xuất: sử dụng những phương cách thức mới và sáng tạo. Tận dụng tốt tư liệu sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc hư hỏng nguyên vật liệu. Duy trì chất lượng sản phẩm trong nước và duy trì sự nhất quán trong nguyên liệu thô. Sử dụng hiệu quả nguồn lực công ty: Công ty sử dụng lợi thế quy mô như một nguồn tài nguyên hiếm để duy trì chi phí, tăng cường sản xuất và tăng doanh số bán hàng đồng thời chú trọng vào chất lượng sao cho sản phẩm luôn tốt nhất. Chiến lược đa dạng và độc đáo: Cho phép LV thâm nhập vào nhóm người tiêu dùng khác nhau, duy trì thu nhập từ các dòng khác nhau để tạo tài chính vững chắc cho doanh nghiệp. 1.4.2.3. Khó bị bắt chước: Quản lý nhân lực: tập đoàn chú trọng vào nhân lực từ khâu tuyển dụng đến đào tạo và quản lý nhân tài. Điều này tạo nên văn hóa doanh nghiệp của riêng họ, tạo nên sự nhất quán với mục tiêu chung. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Không ngừng đầu tư vào RD giúp doanh nghiệp luôn có những ý tưởng sản phẩm mới, cũng như thử nghiệm sản phẩm mới trong các bối cảnh thị trường khác nhau. Điều này cho phép LV đánh giá được khả năng của các ý tưởng, cũng như có được sự phản hồi để cải thiện nếu cần. Điều này đã trở thành một phần của hệ thống và văn hóa của Louis Vuitton. Liên tục đổi mới: Cho phép doanh nghiệp luôn đứng đầu đối thủ bằng cách luôn có lợi thế dẫn đầu với từng sản phẩm. Văn hóa doanh nghiệp: hỗ trợ và đổi mới. Hệ thống phân cấp tổ chức, mối quan hệ tốt, sự nhất quán của nhân viên tốt đã trở thành năng lực cốt lõi và khó có thể bắt chước. Chính sách điều chỉnh giá phù hợp: Doanh nghiệp luôn sử dụng những phương tiện hiện đại, tiên tiến nhất để kiểm soát chi phí và duy trì quy mô kinh tế của mình. Bằng cách này, giá của sản phẩm được duy trì và kiểm soát. 1.4.2.4. Không thể thay thế: Độ nhận diện thương hiệu cao: là một nguồn tài nguyên không thể thay thế. Được hầu hết mọi người ở nhiều quốc gia biết đến đã giúp doanh nghiệp có được lượng người tiêu dùng lớn, doanh số bán hàng cao và có sự gắn kết sâu sắc với người tiêu dùng. Giá trị thương hiệu: LV có một giá trị thương hiệu cao trải qua thời gian xây dựng và phát triển từ lâu đời mang lại sự hấp dẫn cho người tiêu dùng mà ít thương hiệu làm được. Mối quan hệ tốt với người tiêu dùng: Không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn thỏa mãn những nhu cầu về mặt cảm xúc của người tiêu dùng. Đây là năng lực không thể thay thế vì mối quan hệ này với khách hàng đã được xây dựng từ những ngày đầu của doanh nghiệp.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-🙞🙞🙞🙞🙞 -TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA LOUIS

VUITTON

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOUIS VUITTON 2

1.1 Lịch sử phát triển 2

1.2 Triết lý kinh doanh và nguyên tắc hoạt động 3

1.2.1 Triết lý kinh doanh “Sang trọng, tiện ích, sáng tạo” 3

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động 3

1.3 Đặc tính ngành hàng 4

1.4 Năng lực cốt lõi 5

1.4.1 Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi doanh nghiệp 5

1.4.2 Năng lực cốt lõi của Louis Vuitton 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA LOUIS VUITTON 7

2.1 Phân tích mô hình PESTLE của Louis Vuitton 7

2.2 Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Louis Vuitton 9

2.2.1 Các hoạt động chính 9

2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ 10

2.3 Phân tích mô hình SWOT của Louis Vuitton 11

2.3.1 Điểm mạnh 11

2.3.2 Điểm yếu 12

2.3.3 Cơ hội 12

2.3.4 Thách thức 12

2.4 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 12

2.4.1 Từ 2009 về trước – giai đoạn trước khủng hoảng: 12

2.4.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế Louis Vuitton đang theo đuổi hiện nay:14 2.5 Kết quả chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 16

2.6 Đánh giá chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton 16

2.6.1 Xét về áp lực chi phí 16

2.6.2 Xét về áp lực thích nghi với địa phương: 17

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đối với cáccông ty đa quốc gia, toàn cầu hoá là điều tất yếu để phát triển doanh nghiệp Toàn cầuhoá đem lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khai thác và phát triển lợi thế cạnhtranh vốn có Thương mại thế giới giúp tăng lợi nhuận, đẩy mạnh uy tín doanh nghiệp,tạo việc làm và phát triển toàn cầu Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trongviệc đưa ra chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp với nhu cầu phong phú và đa dạngcủa khách hàng trên toàn cầu cũng như sự thay đổi liên tục về phong cách sống, thịhiếu Chiến lược quyết định tương lai của doanh nghiệp hoặc là nó sẽ mất đi vị trí trênthị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh

Để bắt kịp xu hướng kinh doanh toàn cầu, công ty Louis Vuitton đã có sự thayđổi khôn ngoan về chiến lược kinh doanh quốc tế, từng bước tiếp cận các thị trườngkhác nhau và dần dần trở thành một trong những công ty đa quốc gia có tầm ảnhhưởng lớn đối với thị trường hàng tiêu dùng trên thế giới

Louis Vuitton xây dựng các chiến lược kinh doanh quốc tế dựa trên những cơ sởkhác nhau dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc tổ chức và các chức năng của công ty.Trong quá trình thực hiện chiến lược, công ty đã nhận thấy ưu cũng như nhược điểmcủa chiến lược thông qua những thành công đạt được và những thất bại vấp phải Từ

đó, Louis Vuitton có sự chọn lựa và cải tiến chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợphơn

Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót, nhóm chúng emxin nhận mọi ý kiến đóng góp để hoàn thiện bài báo cáo Chúng em xin gửi lời cảm ơnđến cô ThS Nguyễn Hồng Hạnh đã hướng dẫn giúp đỡ định hướng đề tài nghiên cứunày Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LOUIS VUITTON

1.1 Lịch sử phát triển

Louis Vuitton Malletier, hay vẫn thường được gọi là Louis Vuitton, là mộtthương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp do Louis Vuitton thành lập năm

1854 tại Paris Trong sáu năm liên tiếp, từ 2006–2012, Louis Vuitton được mệnh danh

là thương hiệu thời trang cao cấp có giá trị lớn nhất thế giới, lên đến 25,9 tỷ đô-la vàonăm 2012.Giống như những tên tuổi nổi tiếng khác trong làng thời trang thế giới,Louis Vuitton cũng có những bước thăng trầm theo thời gian, luôn đổi mới và đa dạnghóa sản phẩm của mình Logo chữ lồng LV dần trở thành biểu tượng thời trang trênthế giới

Năm 1858: Cách mạng thiết lập khu trưng bày, Louis Vuitton đã sản xuất vàtrưng bày chiếc hòm phẳng đầu tiên vào năm 1858, được coi là nguồn gốc của nhữnghành lý tinh vi mà chúng ta có ngày nay

1868 - 1885: Mở rộng địa bàn kinh doanh

1888 - 1892: Khám phá về khóa vải & tumbler Damier và quá trình chuyển đổiquyền sở hữu thương hiệu

1892 - 1914: Nhiều cải tiến, hội thảo và tích hợp hơn

1926 - 1970: Phát triển nhanh chóng, khởi chạy lại và chuyển đổi Vào năm

1932, thương hiệu Vuitton đã giới thiệu rất nhiều loại túi cao cấp hơn với nhiều hìnhdạng và thiết kế Những năm 1970 là những năm thành công nhất trong vòng đời củathương hiệu Louis Vuitton, với giá trị của nó tăng từ 11 triệu euro lên 600 triệu euro vàhai cửa hàng lên 125 cửa hàng

1978 - 1998: Kỷ nguyên phát minh ra giày, túi Alma city, và Marc Jacobs

Năm 1987 - Sự ra đời của tập đoàn LVMH Năm 1987 chứng kiến sự ra đời

của Tập đoàn LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy), cái bắt tay của ba ông lớn tronglĩnh vực hàng hóa xa xỉ phẩm đã làm tăng lợi nhuận rất nhiều Năm 1988, thống kêcho thấy lợi nhuận của Louis Vuitton tăng 49% chỉ sau một năm Năm 1989, LouisVuitton có 130 cửa hàng trên toàn cầu

2001 - 2011: Thương hiệu Louis Vuitton bắt đầu kỷ nguyên 2000 với một giai điệu cao Từ năm 2004, Louis Vuitton tổ chức kỷ niệm 150 năm bằng việc khánh

thành nhiều cửa hiệu ở New York, Sao Paulo, Mexico City, Cancun và Johannesburg,Thượng Hải, Paris, London, Singapore

Trang 6

2012 đến nay: Danh tiếng lâu đời và sâu sắc trong ngành hàng xa xỉ

Trang 7

Sau hơn 150 năm liên tục nỗ lực đổi mới, thương hiệu Louis Vuitton đã trở nênnổi tiếng và chứng minh được vị thế hàng đầu so với những tên tuổi lớn trong ngànhthời trang Theo khảo sát của Business Korea năm 2021, Louis Vuitton đứng đầu bảngxếp hạng Chỉ số danh tiếng của các thương hiệu xa xỉ, xếp trên Gucci và Chanel LouisVuitton xếp thứ 9 trong TOP 50 Thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 vớidoanh thu hơn 15 tỷ USD.

1.2 Triết lý kinh doanh và nguyên tắc hoạt động

1.2.1 Triết lý kinh doanh “Sang trọng, tiện ích, sáng tạo”

Khách hàng không chỉ mua một sản phẩm mà họ mua một hình ảnh - một lối sống

LVMH đã và đang duy trì một tinh thần sáng tạo

1.2.2 Nguyên tắc hoạt động

Cho phép nhà sáng tạo đảm nhận thực hiện các tác phẩm:

Khi nhìn vào các nhà sáng tạo của Louis Vuitton, có thể thấy họ là những ngườiđiều hành kinh doanh Hiếm khi thấy Bernard Arnault có bất kỳ công bố nào về nhữngsản phẩm mà họ sắp giới thiệu, thay vào đó, các nhà sáng tạo luôn là những người làmđiều đó Điều này cho thấy rằng Bernard Arnault đã trao rất nhiều tự do cho các nhàsáng tạo Chúng ta có thể thấy rất nhiều trong các thiết kế được ra mắt mỗi khi có sựkiện biểu diễn thời trang Ông cho phép các nhà thiết kế tự do nhất có thể và để họ đưa

ra quyết định cuối cùng

Chất lượng đứng trước tiếp thị:

Bernard Arnault đã nói rằng Louis Vuitton không tiếp thị Ông tin rằng tiếp thị sẽ

đi ngược lại với những gì mà LVMH phải làm, đó là chất lượng Đối với họ, marketing

là tạo ra sản phẩm Nói cách khác, ông muốn chất lượng sẽ nói lên tất cả và để việctruyền miệng từ khách hàng thực hiện marketing Các sản phẩm được sản xuất đềuđược làm thủ công với chất lượng tốt nhất Tất cả túi xách LV chính hãng đều đượclàm thủ công và thường mất khoảng một tuần để hoàn thành một sản phẩm Đây chính

là một trong những khác biệt tạo nên thành công của Louis Vuitton Thậm chí công ty

có cả một đội nhân viên chỉ làm nhiệm vụ đếm các mũi chỉ trên quai túi Sản phẩm nàothừa hoặc thiếu một mũi chỉ sẽ bị hủy thành nhiều mảnh nhỏ ngay lập tức

Trang 8

Đầu tư vào các hoạt động marketing:

Louis Vuitton không quảng cáo trên truyền hình do quảng cáo truyền hình khôngphù hợp với các thương hiệu xa xỉ Louis Vuitton luôn tích cực tăng cường sự hiệndiện của thương hiệu thông qua các kênh truyền thông xã hội Một trong những mụctiêu của Louis Vuitton là trở thành đại diện cho cuộc sống sang trọng và đẳng cấp.Louis Vuitton đã lựa chọn sử dụng các diễn viên, người mẫu, nhạc sĩ nổi tiếng cho cácchiến dịch quảng cáo của họ

Trải qua hơn 150 năm phát triển đến nay, LV vẫn là thương hiệu thời trang đứngvững qua nhiều sóng gió, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử thời trang và pháttriển thuận lợi Tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ trong kinh doanh, xây dựng chomình một phong cách độc nhất vô nhị… là những bí quyết thành công của LouisVuitton Không có gì là bí mật nhưng không phải thương hiệu thời trang nào cũng thựchiện được LV đã xây dựng thành công đế chế thời trang riêng và trở thành bá vương

1.3 Đặc tính ngành hàng

Ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp toàn cầu, nơi mà cácnhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khắp thế giới hợp tác để thiết

kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện Bên cạnh đó, thời trang cũng là ngành

sở hữu một xu hướng đặc biệt và trong phong cách diện đồ của một người cũng khóthay đổi (đôi lúc là không thay đổi) Đó là những sáng tạo mới hay các phong cáchđang được thịnh hành được thiết kế bởi những người có tầm ảnh hưởng hoặc đơn giản

là của những nhà thiết kế trang phục Ngành công nghiệp này có tính đặc trưng bởi:vòng đời sản phẩm ngắn, nhu cầu tiêu dùng thất thường, sản phẩm phong phú đa dạng

và chuỗi cung ứng phức tạp

Ngành công nghiệp thời trang là một trong những điểm sáng của nền kinh tế sángtạo mới Thời trang là một ngành công nghiệp đa dạng về cấu trúc, từ các nhà bán lẻquốc tế đến bán sỉ, từ các thương hiệu lớn đến các cửa hàng thiết kế riêng lẻ

Ngành công nghiệp sử dụng con người ở các ngành nghề bao gồm thiết kế thờitrang, lập trình máy tính, luật sư, kế toán, nhà quảng cáo, giám đốc truyền thông xã hội

và quản lý dự án Các ngành công nghiệp liên quan đến thời trang sử dụng hàng triệucông nhân, và các ngành nghề khác đòi hỏi trình độ học vấn và kỹ năng Ngành dệtmay là một trong những ngành công nghiệp lâu đời, có mối liên kết chặt chẽ với nôngnghiệp (đặc biệt đối với các nguyên liệu thô như bông) và có văn hoá truyền thống cổxưa so với các ngành công nghiệp khác

Trang 9

Hiện nay, các thương hiệu thời trang toàn cầu được thiết kế ở Los Angeles hoặcParis, được may tại Tây Ban Nha hoặc Việt Nam và được bán ở New York, Bắc Kinh,Brasilia và chuỗi cung ứng quốc tế ngày càng phát triển Ngày càng gia tăng việc tìmkiếm các nhà sản xuất và nhà thiết kế địa phương có những tác phẩm phản ánh đượcvăn hóa và sở thích của địa phương.

Các thương hiệu thời trang có thể là các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Gucci

và Chanel, nhưng nhiều khi là những công ty nhỏ với chỉ vài chục nhân viên Điều nàyđặc biệt đúng ở châu Âu, nơi mà các công ty may mặc chỉ sử dụng trung bình 10 côngnhân và “mọi người muốn mua những món đồ được làm tại chính địa phương củamình” (theo chuyên gia thời trang Pamela N Danziger)

Thời trang là ngành công nghiệp khổng lồ được tạo thành từ sự sáng tạo khôngngừng của các nhà thiết kế Thời trang nhắm đến mọi đối tượng Để dễ dàng tiếp cậncho cung - cầu, thị trường thời trang được phân thành 5 phân khúc:

Value Market (Thời trang giá rẻ) là thị trường gồm các công ty chuyên sản

xuất thời trang đại trà nhằm tạo ra lợi nhuận, thường sử dụng nguyên vật liệu giá rẻ đểgiảm giá thành

Mass Market (Thời trang nhanh) là phân khúc phổ biến, chiếm đông đảo nhất

trên thị trường, được xem là nơi mang thời trang cao cấp vào đời thường dưới mộtmức giá phù hợp Những thương hiệu quen thuộc: H&M, Zara, Uniqlo, GAP, Pull nBear

Middle Market (Thời trang tầm trung) là ranh giới giữa thời trang cao - trung

cấp Trong phân khúc này, sản phẩm có chất lượng tốt và ít số lượng so với hàng ởphân khúc thấp hơn Những thương hiệu quen thuộc: Calvin Klein, Tommy Hilfiger,Ralph Lauren,

High - End Fashion (Thời trang xa xỉ) các sản phẩm trong phân khúc này được

thiết kế, chế tác tinh xảo, tạo nên nét sang trọng trong từng món đồ Phân khúc nàykhông hướng tới số đông, đại chúng mà tiếp cận với thế giới qua tuần lễ thời trang vớicác show diễn của nhà thiết kế Những thương hiệu quen thuộc: Gucci, Louis Vuitton,Fendi, Givenchi

Haute Couture & Couture (Loại hình nghệ thuật cao nhất ở thời trang) ra

đời nhằm tôn vinh sự sáng tạo và nét lãng mạn của thời trang, hầu hết sản phẩm đềuđược làm thủ công bằng tay cho nên giá thành rất đắt

1.4 Năng lực cốt lõi

1.4.1 Các tiêu chí xác định năng lực cốt lõi doanh nghiệp

Trang 10

Các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo đồng thời 4 tiêu chuẩn:

Trang 11

Có giá trị: mang lại một giá trị gia tăng nào đó cho khách hàng.

Có tính hiếm: năng lực hiếm của doanh nghiệp là năng lực mà ít đối thủ có được Khó bị bắt chước: một năng lực sẽ không được coi là năng lực cốt lõi của doanh

nghiệp nếu như đối thủ cạnh tranh dễ dàng sao chép được

Không thể thay thế: Những năng lực không thể thay thế là những năng lực mà

không có một nguồn lực nào có giá trị chiến lược tương đương trong doanh nghiệp

1.4.2 Năng lực cốt lõi của Louis Vuitton

1.4.2.1 Có giá trị:

Mạng lưới phân phối quốc tế: LV có một hệ thống mạng lưới phân phối dày

đặc với các cửa hàng từ đại lý và hợp đồng phân bố khắp nơi trên thế giới Đây là lợithế lớn giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm của mình dễ dàng tiếp cận với kháchhàng một cách nhanh chóng và rộng rãi Louis Vuitton kinh nghiệm thâm nhập thịtrường nhiều quốc gia

Khả năng Marketing tốt: giúp sản phẩm tiếp cận nhiều người tiêu dùng qua vô

số kênh lớn nhỏ, với cách thức sáng tạo khác nhau

Khả năng nghiên cứu thị trường tốt: độ am hiểu thị trường cùng cùng nỗ lực

đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường giúp LV luôn dẫn đầu xu hướng, thậm chícho họ quyền quyết định xu hướng thị trường trong tương lai

1.4.2.2 Có tính hiếm:

Tận dụng tốt công nghệ hiện đại: giúp cho doanh nghiệp kinh doanh một cách

hiệu quả, thuận tiện hơn

Tận dụng tư liệu sản xuất: sử dụng những phương - cách thức mới và sáng tạo.

Tận dụng tốt tư liệu sản xuất giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu việc hưhỏng nguyên vật liệu Duy trì chất lượng sản phẩm trong nước và duy trì sự nhất quántrong nguyên liệu thô

Sử dụng hiệu quả nguồn lực công ty: Công ty sử dụng lợi thế quy mô như một

nguồn tài nguyên hiếm để duy trì chi phí, tăng cường sản xuất và tăng doanh số bánhàng đồng thời chú trọng vào chất lượng sao cho sản phẩm luôn tốt nhất

Chiến lược đa dạng và độc đáo: Cho phép LV thâm nhập vào nhóm người tiêu

dùng khác nhau, duy trì thu nhập từ các dòng khác nhau để tạo tài chính vững chắc chodoanh nghiệp

Trang 12

1.4.2.3 Khó bị bắt chước:

Quản lý nhân lực: tập đoàn chú trọng vào nhân lực từ khâu tuyển dụng đến đào

tạo và quản lý nhân tài Điều này tạo nên văn hóa doanh nghiệp của riêng họ, tạo nên

sự nhất quán với mục tiêu chung

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Không ngừng đầu tư vào R&D giúp

doanh nghiệp luôn có những ý tưởng sản phẩm mới, cũng như thử nghiệm sản phẩmmới trong các bối cảnh thị trường khác nhau Điều này cho phép LV đánh giá đượckhả năng của các ý tưởng, cũng như có được sự phản hồi để cải thiện nếu cần Điềunày đã trở thành một phần của hệ thống và văn hóa của Louis Vuitton

Liên tục đổi mới: Cho phép doanh nghiệp luôn đứng đầu đối thủ bằng cách luôn

có lợi thế dẫn đầu với từng sản phẩm

Văn hóa doanh nghiệp: hỗ trợ và đổi mới Hệ thống phân cấp tổ chức, mối quan

hệ tốt, sự nhất quán của nhân viên tốt đã trở thành năng lực cốt lõi và khó có thể bắtchước

Chính sách điều chỉnh giá phù hợp: Doanh nghiệp luôn sử dụng những phương

tiện hiện đại, tiên tiến nhất để kiểm soát chi phí và duy trì quy mô kinh tế của mình.Bằng cách này, giá của sản phẩm được duy trì và kiểm soát

1.4.2.4 Không thể thay thế:

Độ nhận diện thương hiệu cao: là một nguồn tài nguyên không thể thay thế Được

hầu hết mọi người ở nhiều quốc gia biết đến đã giúp doanh nghiệp có được lượngngười tiêu dùng lớn, doanh số bán hàng cao và có sự gắn kết sâu sắc với người tiêudùng

Giá trị thương hiệu: LV có một giá trị thương hiệu cao trải qua thời gian xây

dựng và phát triển từ lâu đời mang lại sự hấp dẫn cho người tiêu dùng mà ít thươnghiệu làm được

Mối quan hệ tốt với người tiêu dùng: Không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà

còn thỏa mãn những nhu cầu về mặt cảm xúc của người tiêu dùng Đây là năng lựckhông thể thay thế vì mối quan hệ này với khách hàng đã được xây dựng từ nhữngngày đầu của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA LOUIS VUITTON

2.1 Phân tích mô hình PESTLE của Louis Vuitton

Trang 13

Phân tích PESTLE là một kỹ thuật hữu ích thường được sử dụng để kiểm tra vàxác định các yếu tố môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp Những yếu

tố này ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hay suy giảm thị phần, có thể có tác động

Trang 14

đến vị trí, tiềm năng doanh nghiệp Do đó, việc phân tích giúp định hướng công tytrong hiện tại hoặc vài năm tới.

Về chính trị: Hầu hết các nước mà LV có mặt đều đang nắm giữ một chỉ số tương

đối ổn định về hoạt động chính trị Tuy nhiên, tại các nước thuộc Vương quốc Anh (Anh,Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland) thì động thái rút khỏi EU của LV có thể đã gây ratình hình bất ổn về chính trị, gây ra hậu quả trầm trọng lâu dài cho LV Ngoài ra, LVtừng phải đối mặt với một cuộc biểu tình của nhân công để đòi một mức thù lao xứngđáng hơn vào khoảng năm 2017 Tuy nhiên cuộc vận động này được nhận định là mộtcuộc đình công hiếm hoi, cách sự kiện tương tự tới 15 năm bởi việc đình công ở LV làrất khó khăn

Về kinh tế: Tại các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, các sản phẩm của LV

bị đánh thuế nhập khẩu rất cao, tạo ra sự chênh lệch giá đáng kể so với các quốc giakhác Điều này ảnh hưởng tới công cuộc phát triển mạnh mẽ hơn của LV tại thị trườngchâu Á nói chung Thực trạng đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp từ năm 2019khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn thế giới chững lại Sự suy thoái kinh tế này khiếnngười tiêu dùng có xu hướng hạn chế mua những mặt hàng xa xỉ hoặc tiêu dùng cácmặt hàng xa xỉ ít tốn kém hơn

Về văn hóa xã hội: LV có lợi thế rất lớn về nhận thức giá trị thương hiệu Do

nguồn gốc, lịch sử hình thành và định kiến xã hội mà người tiêu dùng thường đánh giácác mặt hàng xa xỉ bắt nguồn từ châu u cao hơn mặt hàng xa xỉ từ các khu vực khác.Với các câu chuyện được kể tràn lan trên internet về quá trình gây dựng nên thươnghiệu của LV cùng phương thức tạo ra các sản phẩm của LV nhằm đề cao giá trị laođộng của con người và giá trị nghệ thuật không chỉ gói gọn trong lĩnh vực thời trang,người tiêu dùng lại càng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu xa xỉ như LV Bởivới phân khúc thị trường cao cấp, người ta không chỉ mua sản phẩm hay chất lượng,

mà còn mua câu chuyện, tinh thần và thương hiệu nữa

Về công nghệ: LV rất thành công trong việc bán hàng online trên các cổng

thương mại điện tử nội bộ hoặc trang web của họ Ngoài ra các hệ thống máy móc sảnxuất đời mới cũng cho phép LV tốn ít chi phí sản xuất hơn và đạt hiệu suất cao hơn

Về môi trường: Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh và nhạy cảm với các

vấn đề liên quan đến môi trường LV từng hứng chịu chỉ trích rất nhiều từ các nhà bảo

Trang 15

vệ môi trường hay dư luận do không đề cập tới việc giảm chất thải dệt may hay giảmthiểu

Trang 16

chất độc hại thải ra môi trường, sản xuất áo khoác lông, ví da và túi xách từ động vật,tiêu hủy các sản phẩm từ mùa trước nhằm duy trì giá trị và đẳng cấp thương hiệu, Đến nay, LV cũng đã có những động thái nhất định để nỗ lực khắc phục các vấn đềtrên bằng cách tham gia chương trình LVMH LIFE – Sáng kiến của LVMH vì môitrường; sử dụng năng lượng tái tạo tại các cửa hàng tại Pháp nhằm kiểm soát khí thảicarbon và năng lượng.

Về pháp lý: Một trong những vấn đề liên quan đến pháp lý gây đau đầu nhất mà

bất kỳ thương hiệu cao cấp nào cũng phải đối mặt đó là “làm giả” Hàng giả, hàng nháitràn lan vẫn luôn là một thách thức mang tính toàn cầu với LV LV là thương hiệu thờitrang bị làm giả nhiều nhất trong lịch sử thời trang, với hơn 1% sản phẩm có logo LV

là không bị làm giả, hơn 10% doanh số bán hàng ở Vương quốc Anh bị mất do hànggiả hằng năm Để giải quyết vấn đề này, Hiệp định Thương mại Chống hàng giả(ACTA) đã được ký kết nhưng vẫn chưa được thực hiện

2.2 Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Louis Vuitton

Chuỗi giá trị là một phần tất yếu giúp doanh nghiệp phát triển Để tăng lợi thếcạnh tranh cho doanh nghiệp, mô hình chuỗi giá trị được coi là công cụ giá trị nhất.Một mô hình chuỗi giá trị sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả và khả năngsinh lời Bằng việc phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản phẩm,tối ưu hóa chi phí giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn

2.2.1 Các hoạt động chính

Sản xuất: LV trực tiếp thực hiện tất cả mọi khâu trong quá trình sản xuất – kinh

doanh, từ thiết kế đến phân phối Các sản phẩm của LV phải trải qua các quy trìnhkiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng đạt chuẩn Tất cả các túi xách của LVđều được làm bằng tay và thường mất khoảng một tuần để một sản phẩm hoàn thiện,những chiếc túi này luôn có đường chỉ khâu như nhau ở cùng một vị trí, hay chúngđược làm từ những chất liệu chống lửa và nước, độ bền rất cao, không phai màu, khóakéo chất lượng cao và khả năng chứa đồ lên tới trọng lượng 3,5kg

Phân phối: Chính sách phân phối của LV rất rõ ràng và thống nhất Sản phẩm

của hãng được độc quyền bán và phân phối thông qua các kênh độc quyền của hãng, ví

dụ như khách hàng phải đến trực tiếp cửa hàng của LV để mua sản phẩm của họ hoặctruy cập website của hãng

Trang 17

Marketing và bán hàng: Nếu chỉ sản xuất một sản phẩm chất lượng cao với chi

phí hợp lý và các tính năng khác biệt thì LV sẽ không sở hữu giá trị cao đến vậy LVđạt được điều đó nhờ quyết định đầu tư vào các hoạt động marketing và bán hàng mộtcách khôn ngoan LV tăng cường phủ sóng nhận diện thương hiệu thông qua các kênhtruyền thông xã hội Với mục tiêu trở thành một trong những đại diện điển hình cho lốisống xa xỉ và đẳng cấp, LV tìm đến người nổi tiếng như người mẫu, diễn viên, chocác chiến dịch quảng bá của họ Ngoài ra, LV còn nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp trongmắt công chúng khi hợp tác với UNICEF gây quỹ trong chiến dịch “Make A Promise”

để giúp đỡ trẻ em bị tổn thương khắp thế giới

Dịch vụ: Các dịch vụ trước và sau bán hàng mà LV cung cấp góp phần tạo dựng

lòng trung thành của khách hàng Dù nhận được một vài phản hồi không tốt về thái độ

cư xử của nhân viên trong cửa hàng của LV trên nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chìakhóa để LV tạo dựng được giá trị thương hiệu quan trọng, mang lại trải nghiệm hiệuquả cho khách hàng là nhờ vào sự uy tín của hãng

2.2.2 Các hoạt động hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng: bao gồm một loạt các hoạt động như quản lý chất lượng, xử lý

các vấn đề pháp lý, kế toán, tài chính, lập kế hoạch và quản lý chiến lược LVMH sởhữu cấu trúc phi tập trung, tập trung vào hiệu quả, năng suất và sự sáng tạo Điều nàycho phép LV có thể tối ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị Thông qua việc phân tích một sốcác hoạt động quản lý chất lượng hay các vấn đề pháp lý (chống hàng giả), việc quản

lý chung của LVMH đã dạo dựng một kế hoạch phát triển hiệu quả cho LV

Quản lý nguồn nhân lực: LVMH đã triển khai một mô hình kinh doanh phát triển

vượt bậc kể từ khi được thành lập vào năm 1987 Tuyển dụng 125.000 người trên toànthế giới và doanh thu báo cáo là 37,6 tỷ euro vào năm 2016 (Theo Business of Fashionnăm 2017), LVMH thành công trở thành một nhà tuyển dụng nổi tiếng, giữ vững ưutiên cho tầm nhìn dài hạn Kết quả là LV được hưởng một loạt các ứng viên tiềm năng

để có thể trở thành nhân tài tương lai trong ngành Nhà máy của chính LV sử dụngkhoảng 500 người, với mỗi công nhân chuyên về một hoặc nhiều lĩnh vực sản xuất.LVMH nói chung và LV nói riêng cung cấp đào tạo chất lượng và cơ hội để phát triểncho nhân viên của mình Con người là nguồn lực quan trọng, do đó, LV đã tạo ra mộtlợi thế rõ ràng với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của mình

Trang 18

Phát triển công nghệ: Sự tích hợp công nghệ trong các hoạt động sản xuất, phân

phối, tiếp thị và nguồn nhân lực có thể được chia thành các hoạt động phát triển côngnghệ sản phẩm và quá trình Một số ví dụ là phần mềm tự động hóa, dịch vụ kháchhàng được hỗ trợ bởi công nghệ, nghiên cứu thiết kế sản phẩm và phân tích dữ liệu Bộphận nghiên cứu và phát triển của LV được xếp vào loại này

2.3 Phân tích mô hình SWOT của Louis Vuitton

Phân tích SWOT (SWOT) là yếu tố quan trọng để tạo dựng chiến lược sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõmục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tíchcực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Phân tích SWOT không chỉ có

ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh nội địa màcòn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kế hoạch kinh doanh quốc tế nhằm đápứng các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp

2.3.1 Điểm mạnh

Một trong những sức mạnh lớn nhất của LV là chất lượng xứng đáng đồng tiền

Ở phân khúc cao cấp, chất lượng sản phẩm là điều khách hàng quan tâm hàng đầu Cácsản phẩm của LV luôn đạt chuẩn về chất lượng cũng như thiết kế đối với mặt hànghành lý xách tay Họ cũng sở hữu một đội ngũ thiết kế bao gồm các nhà thiết kế hàngđầu thế giới như Helmut Lang, Sybilla, Manolo Blahnik, Stephen Sprouse, Độ nhậndiện thương hiệu của LV rất cao với logo chữ lồng LV nổi tiếng Mọi người thườngthích mang hành lý chữ lồng của logo LV vì phần nào nó liên tưởng tới địa vị và đẳngcấp xã hội LV được chứng nhận bởi những người nổi tiếng hàng đầu như ScarlettJohansson, Uma Thurman, Angelina Jolie và Muhammad Ali Họ là những người ủng

hộ thương hiệu và góp phần mang thương hiệu tới với công chúng LV là một trongnhững nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới trong các công ty kinh doanh hàng xa xỉ LV

có mạng lưới rộng khắp toàn cầu, bán các sản phẩm qua các chuỗi cửa hàng, chuỗi bán

lẻ cao cấp và trang web của họ LV có hơn 460 cửa hàng trên hơn 50 quốc gia khácnhau LV được biết đến với các lựa chọn giúp khách hàng cá nhân hóa sản phẩm bằngcách ghi nhãn lên sản phẩm hay thêu tên, khiến cho sản phẩm trở thành hàng hóa độcquyền của khách hàng

Trang 19

2.3.2 Điểm yếu

LV được biết đến là một nhà tuyển dụng khó tính và việc tập trung vào tính độcquyền khiến họ phải cấp bằng sáng chế hoặc bản quyền cho hầu hết các thiết kế củamình, buộc họ phải dựa vào việc ra quyết định tập trung Bên cạnh đó, LV bị đánh giá

là thiếu nhạy cảm với văn hóa nước ngoài, họ không thật sự nắm bắt các xu thế củanước ngoài LV còn phụ thuộc quá mức vào thị trường Nhật Bản, điều này làm giảmkhả năng nhìn ra thị trường khác của hãng Dù có nhiều phép so sánh về giá cả của LVvới các nhãn hàng khác thì cũng không thể phủ nhận là các sản phẩm của LV có giá rấtcao với một sản phẩm cơ bản của hãng có giá khoảng 1500 USD Vì vậy, LV bị hạnchế với nhiều tệp khách hàng và chỉ có thể nhắm tới một phân khúc

2.3.3 Cơ hội

LV đang nắm giữ cơ hội tiềm năng thị trường phát triển Thị trường xa xỉ phẩmtoàn cầu ước tính đạt 42 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 4% mỗi năm Đây là cơ hộilớn cho LV và các công ty kinh doanh hàng xa xỉ khác Bên cạnh đó, thu nhập bìnhquân đầu người của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có mức tăng ấn tượng, dẫntới thu nhập khả dụng cũng tăng mạnh Điều này có thể làm gia tăng nhu cầu đối vớicác mặt hàng không thiết yếu và các mặt hàng xa xỉ

2.3.4 Thách thức

Thách thức lớn nhất đối với LV có lẽ là hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thịtrường Hàng giả không chỉ mang lại hình ảnh tiêu cực cho thương hiệu mà còn làmloãng thị phần của hãng trên thị trường Sở trưởng của LV như đã nói ở trên là khảnăng thiết kế và tạo dựng các sản phẩm có hình ảnh độc quyền cao, điều này vô hìnhtrở thành một thành thức đối với hãng trong việc quản lý sự tùy biến đa quốc gia khicần phải tùy chỉnh phù hợp cho từng nền văn hóa

2.4 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Louis Vuitton

2.4.1 Từ 2009 về trước – giai đoạn trước khủng hoảng:

LVMH là công ty chuyên sản xuất những mặt hàng đắt tiền nhằm đem lại đẳngcấp cho người tiêu dùng Khi mua một sản phẩm của LV, khách hàng không chỉ đơnthuần là mua một sản phẩm mà là mua một thương hiệu Công ty kinh doanh trên thịtrường không cạnh tranh về giá mà cạnh tranh về chất lượng Chứng tỏ công ty ưu tiênviệc tìm cách tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và thiết kế hoàn hảo nhất hơn làchi

Ngày đăng: 09/10/2021, 10:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w