1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn quản trị rủi ro phân tích rủi ro quốc gia liên bang nga

23 651 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 62,15 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia:Rủi ro quốc gia đề cập đến rủi ro mà một quốc gia sẽ không thể thực hiện, giữđúng được lời hứa đối với các cam kết

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia:

Rủi ro quốc gia đề cập đến rủi ro mà một quốc gia sẽ không thể thực hiện, giữđúng được lời hứa đối với các cam kết tài chính của mình Khi mà một quốc gia khônghoàn thành được nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tàichính khác trong quốc gia đó cũng như đến những quốc gia mà nó có quan hệ

Rủi ro quốc gia áp dụng cho cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn vàhợp đồng tương lai mà được phát hành trong một quốc gia cụ thể Loại rủi ro này hầu hếtthường được thấy tại các thị trường mới nổi hay các quốc gia bị thâm hụt cán cân thươngmại nghiêm trọng

Rủi ro quốc gia còn ám chỉ đến khả năng có thể xảy ra khi mà một chính phủ hayngười đi vay từ một quốc gia cụ thể có thể không có khả năng hay không sẵn sàng đểthực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ của họ đối với một hay nhiều người cho vay nước ngoàihay nhà đầu tư nước ngoài

Rủi ro quốc gia còn là rủi ro tổng hợp được cấu thành từ rủi ro hệ thống và rủi rophi hệ thống

Rủi ro hệ thống cũng có thể xem như là rủi ro không thể tránh được hay rủi rokhông thể đa dang hóa

Rủi ro phi hệ thống cùng một lúc có thể được mô tả như là rủi ro chính trị và rủi ro

có thể đa dạng hóa

Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị ởmột quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư Rủi ro quốc giacũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nướcngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối

Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới vàđược phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài Có 3 dạng đầu tư nước ngoài phổbiến: cho vay, đầu tư vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp FDI

1.2 Phân loại rủi ro quốc gia:

Trang 2

Có nhiều quan niệm trong việc phân loại rủi ro quốc gia, trong đó các nhà phântích có xu hướng phân loại rủi ro quốc gia vào 5 loại chính: rủi ro kinh tế, rủi ro chuyểngiao, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro vị trí hay vùng lân cận, rủi ro chính trị

1.2.1 Rủi ro chính trị:

Thể hiện tính ổn định về mặt chính trị của một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đếnkhả năng và thiện chí trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình Rủi ro chính trịtăng lên từ các sự kiện như chiến tranh, xung đột nội bộ hay xung đột bên ngoài, khủngbố dẫn đến những thay đổi trong chính phủ, thay đổi trong quyền lực kiểm soát chínhphủ, cơ cấu xã hội Loại rủi ro này bao hàm khả năng tiềm tàng đối với những xung độtbên trong và bên ngoài, rủi ro sung công Đánh giá rủi ro này đòi hỏi phân tích nhiềunhân tố bao gồm các mối quan hệ của các đảng phái khác nhau trong một quốc gia, quátrình ra quyết định của chính phủ và lịch sử của quốc gia đó

1.2.2 Rủi ro chuyển giao:

Là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia về việc hạnchế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài Những hạn chế này có thể là: gây khó khăncho việc chuyển lợi nhuận, cổ tức hay vốn về nước Rủi ro chuyển giao cũng có thể hiểu

là khả năng mà một tài sản không thể chuyển đổi sang một đồng tiền thanh toán (đồngtiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềmchế khả năng này Kiểm soát ngoại hối là một ví dụ của rủi ro chuyển giao

1.2.3 Rủi ro tỷ giá:

Là một sự biến động không mong đợi trong tỷ giá hối đoái, vídụ như một sự thayđổi từ tỷ giá cố định sang thả nổi Trong ngắn hạn, rủi ro đối với nhiều đồng tiền có thểđược loại bỏ ở một chi phí có thể chấp nhận được thông qua các cơ chế phòng ngừa khácnhau và các hợp đồng tương lai

1.2.4 Rủi ro vị trí hay rủi ro vùng lân cận:

Bao hàm các hiệu ứng dây chuyền gây nên bởi những khó khăn trong một khuvực, bởi một nước đối tác của một quốc gia, hay trong các quốc gia với tính chất tương

tự Chẳng hạn, nếu quốc gia đi vay nằm bên cạnh một quốc gia đang có chiến tranh thìmức độ rủi ro của quốc gia này sẽ cao hơn bởi vì mặc dù quốc gia đi vay không liên quantrực tiếp đến cuộc xung đột nhưng nguy cơ ảnh hưởng từ cuộc xung đột này là tồn

Trang 3

tại.Tính chất lây lan thể hiện tiêu biểu ở các quốc gia Latin vào những năm 1980, sự lâylan ở châu Á vào năm 1997-1998.

1.2.5 Rủi ro kinh tế-tài chính:

Thể hiện sức mạnh hay sự yếu kém hiện tại của nền kinh tế một quốc gia, khảnăng của một quốc gia để đáp ứng cho việc thanh toán các khoản tín dụng chính thức,thương mại nước ngoài Sự đo lường rủi ro kinh tế bao gồm các đo lường truyền thống

về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như quy mô và thành phần của chi tiêu chínhphủ, chính sách thuế, tình trạng nợ công, chính sách tiền tệ và tính vững chắc về tàichính

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá rủi ro quốc gia:

Có 4 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới xếp hạng tín nhiệm quốc gia như sau:

1.3.2 Tình trạng tài chính:

Nhóm yếu tố này bao gồm cả tình trạng tài chính đối nội và đối ngoại, các chínhsách tài khóa, chính sách tiền tệ và tác động của các chính sách này, từ đó phản ánh tìnhhình thu nhập và chi tiêu của một quốc gia có ổn định an toàn hay không

1.3.3 Tình trạng chính trị, xã hội:

Đây là những yếu tố dường như không liên quan nhưng lại ảnh hưởng khá lớn tớimức độ tín nhiệm của một quốc gia Trong đó, mức độ ổn định chính trị, xã hội; độ trongsạch của bộ máy nhà nước và an ninh quốc gia được đặt lên hàng đầu

1.3.4 Tình trạng nợ:

Nợ ở đây được hiểu là nợ của chính quyền trung ương và địa phương, nợ trongnước và nợ nước ngoài Bên cạnh tổng số nợ, khả năng trả nợ, thời hạn trả nợ và nguồntrả nợ cũng được quan tâm

Trang 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ LIÊN BANG

NGA 2.1 Giới thiệu sơ nét về Nga:

2.1.1 Lịch sử hình thành:

Nước Nga cổ đại - Nga Ki-ép (lấy tên của thủ đô Ki-ép lúc đó) xuất hiện vào thế

kỷ thứ IX ở trên một phần lãnh thổ Nga ngày nay Năm 988 dưới thời trị vì của công tướcVla-di-mia Xvi-a-tơ-xla-vích, Đạo Cơ đốc dòng Chính thống (Đạo Chính thống) đã dunhập và trở thành tôn giáo chính của Nga Thế kỷ XII – XV trên lãnh thổ Nga xuất hiện 2quốc gia phong kiến tập quyền là Nô-vơ-gô-rớt và Pơ-xcốp Đến giữa thế kỷ XIII ngườiMông Cổ - Tácta xâm lược Nga Nhân dân Nga đã đứng lên đấu tranh trong suốt 250năm và đến năm 1480 đã lật đổ ách thống trị Mông Cổ - Tác Ta, lập nhà nước tập quyềnMát-xcơ-va, thống nhất các vùng lãnh thổ Đông Bắc và Tây Bắc Nga vào thế kỷ XIV –XVI

Năm 1613 bắt đầu triều đại Rô-ma-nốp và sau đó dưới thời Sa Hoàng, Pie Đại đếthủ đô của Nga chuyển từ Mát-xcơ-va về Xanh Pê-téc-bua Năm 1721, Sa Hoàng Pie Đại

đế tuyên bố Nga trở thành Đế chế Nga Trong hơn 300 năm triều đại Rô-ma-nốp (1613 –1917), nước Nga đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ và chiến thắng quân xâm lược:năm 1654 sáp nhập U-crai-na, năm 1700 - 1721 chinh phục các nước vùng Ban tích, năm

1812 đánh thắng đại quân Na-pô-lê-ông của Pháp, thế kỷ XVIII - XIX chiếm Crưm, ca-dơ, một phần Balan, Phần Lan, Trung Á Thời kỳ này đã xảy ra nhiều cuộc nổi loạnnông dân do S Ra-zin , E Pu-ga-trốp v.v đứng đầu Năm 1861, Sa hoàng đã tiến hànhcải cách xoá bỏ chế độ nông nô

Cáp-Chiến tranh Nga - Nhật năm 1905 và việc Nga tham gia vào Cáp-Chiến tranh thế giớithứ nhất năm 1914 đã làm suy yếu Đế chế và dẫn đến cách mạng tư sản năm cách mạng

1905 – 1907 và cách mạng vô sản tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917, làm sụp đổ Đế quốcNga và cho ra đời Nhà nước Xô Viết, Nhà nước công - nông đầu tiên trên thế giới Năm

1918, chính quyền Xô Viết rời đô từ Xanh Pê-téc-bua về Mát-xcơ-va Năm 1922 thànhlập Liên bang Xô Viết gồm 14 nước cộng hoà Năm 1945 Hồng quân Liên Xô đã chiếnthắng phát xít Đức - Nhật trong chiến tranh vệ quốc thời kỳ thế chiến thứ 2

Trang 5

Sau hơn 70 năm tồn tại và đã từng là một cực của thế giới hai cực, đứng đầu phe

xã hội chủ nghĩa, do kết quả của đấu tranh quyền lực và đường lối trong nội bộ ban lãnhđạo Đảng Cộng sản Liên Xô, ngày 12/6/1990 nước Nga tuyên bố chủ quyền Năm 1991,Bô-rít En-xin được bầu làm tổng thống đầu tiên của Nga 19/8/1991 xảy ra vụ đảo chínhlật đổ tổng thống Liên Xô Goóc-ba-chốp nhưng bị thất bại Ngày 8/12/1991 những ngườiđứng đầu 3 nước Nga, U-crai-na, Bê-la-rút tại Be-lô-vê-giơ (Bê-la-rút) tuyên bố giải thểLiên Xô và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

2.1.2 Chính trị:

Từ năm 2000 đến nay, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V Pu-tin đãdần dần đi vào ổn định, phục hồi và phát triển Tổng thống V Pu-tin đã thi hành một loạtbiện pháp nhằm ổn định tình hình, củng cố quyền lực của Trung ương, cải cách hệ thốngchính trị, củng cố các định chế nhà nước, bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Nga: sửa đổi luậtbầu cử, tăng cường tính đại diện, tính minh bạch trong các cơ quan dân cử, nâng cao vaitrò và ảnh hưởng chính trị của Đảng thân chính quyền "Nước Nga thống nhất", quản lýchặt hơn các tổ chức xã hội phi chính phủ, tăng vai trò của Nhà nước trong các ngànhkinh tế chủ chốt, đặc biệt là dầu khí, xây dựng các chủ thể mạnh thông qua sáp nhập cácvùng để hỗ trợ nhau về kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội; áp dụng các biện pháp mạnh

về quân sự để tiêu diệt bọn đầu sỏ ly khai ở Che-snia đi đôi với các biện pháp chính kinh tế, cơ bản lập lại trật tự tương đối ở vùng Bắc Cáp-ca-dơ

trị-Tháng 12/2007 đã diễn ra cuộc bầu cử Hạ viện (Đu-ma quốc gia) Nga nhiệm kỳ 5với 4 đảng vượt được ngưỡng 7 % số phiếu để có đại diện trong Đu-ma, là đảng NướcNga thống nhất, đảng Cộng sản Liên bang Nga, đảng Dân chủ tự do và đảng Nước Ngacông bằng, trong đó Đảng Nước Nga thống nhất thân chính quyền và được đích thânTổng thống Pu-tin ủng hộ đã chiếm đa số với 315/450 ghế; đảng Cộng sản là đảng đối lậpduy nhất có đại diện trong Đu-ma với 50 ghế Với thành phần này, Đu-ma nhiệm kỳ 5 sẽ

là lực lượng ủng hộ mạnh cho chính quyền

Tháng 3/2008 đã diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Ông Mét-ve-đép Đờ-mi-tơ-ri na-tô-li-e-vích đã trúng cử Tổng thống ngay từ vòng đầu với hơn 70% số phiếu, nhờ vào

A-sự hậu thuẫn và ủng hộ to lớn của ông Pu-tin Sau lễ nhậm chức vào ngày 7/5/2008, ông

đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Pu-tin làm Thủ tướng Đồng thời ông Pu-tin cũng chấp

Trang 6

nhận làm Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất mặc dù không là đảng viên của đảng này.Quá trình chuyển giao quyền lực của Nga đã diễn ra trong hoà bình và hoàn toàn hợphiến Việc ông Pu-tin làm Thủ tướng sẽ tạo điều kiện cho nước Nga một sự ổn định trongchính sách đối nội, đối ngoại, cũng như đường lối kinh tế.

Ngày 4-3-2012, khoảng 108.137.000 cử tri Nga đã đến 94.000 điểm bỏ phiếutrong nước và 384 điểm bỏ phiếu ở nước ngoài để bầu tổng thống Nga Đây là cuộc bầu

cử Tổng thống lần thứ 6 trong lịch sử hiện đại của nước Nga kể từ năm 1991 đến nay.Với kết quả giành 63,83% số phiếu, V Putin đã trúng cử Tổng thống Nga lần thứ 3

Về đối nội:

Cải cách kinh tế và hành chính, là một chủ trương lớn, đã và đang được thực hiệntheo hướng ưu tiên nhiệm vụ giảm tỷ lệ đói nghèo, thiết lập hệ thống điều hành mới, nângcao tính cạnh tranh của nền sản xuất và hàng hoá Nga, tạo sự hợp tác hiệu quả giữadoanh nghiệp và Nhà nước

Một nhiệm vụ lớn khác của Chính phủ Nga trong thời điểm hiện nay là hình thànhnền sản xuất có khả năng cạnh tranh cao thực hiện hai nhiệm vụ cụ thể là xóa bỏ các ràocản hành chính và đảm bảo các công ty được tiếp cận các nguồn dự trữ phát triển Songsong với đó là thành lập cơ chế hợp tác hiệu quả giữa giới doanh nghiệp và Nhà nước,thực hiện các dự án hỗn hợp

Nếu như những đe doạ đối với an ninh Nga thời Chiến tranh lạnh là vũ khí hạtnhân từ bên kia bờ đại dương thì ngày nay, đó là nguy cơ ly khai của các vùng trong nướccùng với diễn biến hoà bình và sức nóng các cuộc cách mạng xảy ra ngay trên vùng lãnhthổ từng là "sân nhà" Chính quyền Putin ưu tiên tăng cường quan hệ hợp tác giữa trungương với địa phương, thắt chặt kiểm soát đối với các phần tử âm mưu đe doạ chủ trươnglớn đó

Về đối ngoại:

Xuất phát từ chủ trương đối nội nêu trên, chính sách đối ngoại của Nga được hiểu

là sẽ thiết lập quan hệ ổn định lâu dài với bất cứ nước nào tôn trọng và ủng hộ việc Nga

xử lý các vấn đề trong nước Ngược lại, bất cứ ai nếu có ý định can thiệp vào nội bộ cũngnhư diễn biến làm lệch hướng phát triển của Nga sẽ được xếp vào hướng đối địch Nóicách khác, Nga sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích

Trang 7

quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đốitác.

Nhìn chung, sau khi Liên Xô tan rã, Nga thực hiện chiến lược đối ngoại nhằm 2mục tiêu cơ bản: Một là, tạo các điều kiện bên ngoài thuận lợi để có hỗ trợ về mặt chínhtrị và vật chất cho cuộc cải cách trong nước; Hai là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vịtrí nhất định trên trường quốc tế, trước hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quantrọng nhất Chiến lược đối ngoại của Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng vừa có

ưu tiên, vừa đa dạng hóa, vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tìnhhình trong nước và cục diện quốc tế, mối quan hệ của các nước lớn cũng như vị thế củaNga trên thế giới, nhưng các phương hướng chung của chiến lược này không thay đổi

2012 cơ bản đã giải quyết được nợ lương, lương hưu trung bình tăng gần 90%, lươngthực tế tăng gần gấp đôi, bước đầu cải thiện được đời sống nhân dân, thu nhập thực tế củadân tăng gấp 1,5 lần, thất nghiệp giảm gần 1/3, số người sống dưới mức tối thiểu giảm1/3 Tổng GDP năm 2012 đạt gần 2.732 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 16.137USD

Tính đến năm 2015, Kinh tế Nga là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới sau Ấn Độ (9)

và Ý (8)

Thời gian qua, cùng với sự sụt giảm của giá dầu, đồng nội tệ Nga liên tục mất giá

so với đồng USD Tháng 1/2016 đồng Rúp đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục khi giá dầugiảm 11% từ ngày 1/1 về vùng 30 USD/thùng Với một nửa nguồn thu ngân sách từ dầukhí, Chính phủ Nga đang loay hoay với khoản thâm hụt ngân sách 1,5 nghìn tỷ Rúp,

Trang 8

tương đương 19,2 tỷ USD Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm1% trong năm nay, sau khi giảm 3,7% trong năm 2015, thu nhập hộ gia đình Nga giảmtrong hai năm qua, khoảng 22 triệu người Nga sống trong cảnh nghèo đói và số ngườinghèo tăng 50% kể từ năm 2013 Doanh số bán lẻ giảm 10% và doanh số ô tô giảm 36%trong năm 2015 Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 7,4%, tương đương 4,2 triệu việc làm biếnmất Vốn đầu tư giảm 8,4% xuống còn 230 tỉ USD.

Ngành công nghiệp và lĩnh vực sản xuất ô tô cũng lao dốc: sản xuất ô tô Nga giảm27,7% và sản lượng công nghiệp hạ 3,4% trong năm 2015 Song ngành nông nghiệp lạităng khoảng 3%, đến 82 tỉ USD Kinh tế Nga đã và đang chịu tác động mạnh từ giá dầuthấp và các lệnh trừng phạt từ phương Tây Giá trị rúp Nga chạm đáy so với đô la Mỹ,lạm phát gia tăng khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh nghèo Tổng thốngVladimir Putin và chính phủ của ông buộc phải cắt giảm mạnh chi tiêu công vì doanh thudầu khí giảm

Mặc dù giá dầu giảm nhưng tiền ruble thu về từ bán dầu bằng USD tăng cao, dẫnđến khả năng tự bảo vệ của nền kinh tế Nga được củng cố Ngoài ra, mảng kinh tế tưnhân của Nga cũng đang có những thay đổi đáng kể: hiện đang xuất hiện ngày càng nhiềucác công ty IT của Nga có thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty IT quốc tế Nền sảnxuất xe ô tô đang được “Nga hóa” khá mạnh, đồng thời Nga cũng xây dựng được tiềmlực không nhỏ cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến các sản phẩm lương thực.Nga hiện vẫn đang duy trì được cán cân thương mại theo chiều hướng tích cực, ngay cảkhi giá dầu ở mức khá thấp như hiện nay

2.1.4 Văn hóa tôn giáo:

Văn hóa:

Nga là một trong những nước ở phương Tây có nền văn hóa được toàn thể nhânloại ngưỡng mộ và tự hào Nền văn hóa Nga trải qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn còn giữtrong mình những nét đặc sắc

Nước Nga có trên 16 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa khác nhau tuyvẫn mang đặc trưng chung của người Nga Văn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền tưtưởng tôn giáo chính thống là Slav Kiến trúc Nga gắn liền với nền văn hóa với nhữngngôi nhà gỗ ở miền đồng quê Nga Hàng thủ công mỹ nghệ cũng mang đậm văn hóa Nga

Trang 9

Đồ thủ công mỹ nghệ Nga có tiếng trên toàn thế giới với nét chạm trổ tinh xảo, hình vẻ

và nét vẽ sắc nét Điện ảnh Nga góp phần lớn trong việc phác thảo đầy đủ về nền văn hóaNga và xứng đáng với cái nôi của nền văn hóa Điện ảnh Thế giới Những thể loại mà sânkhấu Nga có thể thể hiện là opera, âm nhạc, ballet, kịch Người dân Nga có thói quen đếnrạp để thưởng thức bộ môn nghệ thuật này Nước Nga còn là cái nôi của hệ thống giáodục Hàn lâm Nga là nơi đào tạo nên những người tài giỏi trên tất cả các lĩnh vực Hệthống giáo dục của Nga không chỉ nổi tiếng từ những năm đầu của thế kỷ và đã duy trìđến nhiều năm sau này Trang phục và lối sinh hoạt hàng ngày của người dân Nga cũngthể hiện phần nào nền văn hóa Nga Nga cũng là nước có một nền văn hóa vật chất phongphú và một truyền thống mạnh mẽ trong công nghệ

Tôn giáo:

Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo, và Do Thái giáo là các tôn giáo truyền thốngcủa Nga, được cho là một phần của “di sản lịch sử” Nga trong một điều luật được thôngqua năm 1997 Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, vàmột số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số.Chính thống giáoNga là tôn giáo thống trị ở Nga 95% xứ đạo có đăng ký Chính thống thuộc Nhà thờChính thống giáo Nga trong khi có một số Nhà thờ Chính thống nhỏ hơn Tuy nhiên, đại

đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ Tuy thế, nhà thờ được cả cáctín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoáNga.Các phái Thiên chúa giáo nhỏ hơn như Cơ đốc giáo La Mã, Armenian Gregorians,

và nhiều phái Tin Lành có tồn tại

Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu ý kiến Công chúng Nga, 63%người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo vàchưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo La Mã, Tin lành hay DoThái giáo 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và16% nói họ là người vô thần Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín

đồ Hồi giáo Tuy nhiên học giả hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev

đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga Nga cũng có ước tính 3tới 4 triệu người nhập cư Hồi giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô.Đa số tín đồ Hồigiáo sống ở vùng Volga-Ural, cũng như Bắc Caucasus, Moscow, Saint Petersburg và Tây

Trang 10

Siberia Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, vàKalmykia Một số người sống ở Siberi và vùng Viễn Đông, Yakutia, Chukotka thựchiện các nghi thức shamanist, pantheistic, và pagan, cùng với các tôn giáo chính Việctham gia tôn giáo chủ yếu theo sắc tộc Đại đa số người Slav theo Cơ Đốc giáo Chínhthống Những người nói tiếng Turkic chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turkictại Nga không theo.

2.2 Các phương diện phân tích rủi ro quốc gia Liên bang Nga:

2.2.1 Rủi ro kinh tế-tài chính:

Tình hình kinh tế Nga gần đây qua những con số thống kê có thể vẫn chưa phảnánh đầy đủ triển vọng xấu của một nền kinh tế mà mới chỉ cách đây vài năm còn đangtrong thời kỳ hưng thịnh Các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm một

số người có quan hệ thân thiết với điện Kremlin, đã cảnh báo rằng Nga đang đối mặt vớitình trạng trì trệ kinh tế kéo dài và sức cạnh tranh suy giảm Sự suy giảm niềm tin vàonền kinh tế Nga khiến nhà đầu tư bán tháo tài sản ở Nga của họ, gây ra sự suy giảm giátrị của đồng rúp Nga và nỗi sợ hãi về một cuộc khủng hoảng tài chính Nga Lòng tự tinđối với nền kinh tế Nga đã giảm đi rất nhiều, xuất phát từ ít nhất hai nguồn chính: Việcgiảm giá dầu và các biện pháp trừng phạt kinh tế quốc tế đối với Nga sau vụ sápnhập Crimea vào nước mình

Việc giảm giá dầu

Sự sụt giảm giá dầu là do sự sụt giảm nhu cầu dầu trên toàn thế giới, cũng nhưviệc tăng sản xuất dầu tại Hoa Kỳ Đợt giảm giá dầu này đã tác động rất lớn đối với Nga,

vì khoảng một nửa doanh thu của chính phủ Liên bang Nga đạt được từ việc bán dầu hỏa

và khí đốt

Một lí do lí giải cho sự sụt giảm giá dầu liên tục vừa rồi là cung dầu mỏ tăng lên trongkhi nhu cầu lại giảm.Cầu dầu mỏ của thế giới đang giảm trong bối cảnh các quốc giađang tìm cách khai thác các nguồn năng lượng thay thế cho dầu mỏ và sức ép từ các hiệpđịnh cam kết bảo vệ môi trường

Về phía cung, Thời gian gần đây, tại Mỹ “cuộc cách mạng dầu khí đá phiến” đangđược triển khai rầm rộ Từ một nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Mỹ đã trở thànhnước sản xuất dầu lớn thứ 3 của toàn cầu Hiện nay, lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã

Trang 11

đạt mức 8,7 triệu thùng/ngày (chỉ đứng sau Nga - trên 10 triệu thùng/ngày và SaudiArabia - gần 10 triệu thùng/ ngày).Theo dự báo, nếu vẫn với đà tăng trưởng như hiện nay,chỉ sau khoảng 5 năm nữa, Mỹ sẽ vượt Ảrập Xê út và rất có thể sẽ “qua mặt” cả Nga.Mặc khác OPEC sẽ không giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu đang ở mức 60USD/thùng, thậm chí xuống đến 30 USD/thùng Nghĩa là dầu mỏ của Nga nếu muốn cóngười mua phải chấp nhận hạ thấp đến mức có thể hủy hoại nền kinh tế nội địa nướcnày.Cũng cần phải thấy rằng, nhiều quốc gia vùng vịnh trong OPEC là đồng minh thâncận của người Mỹ trong nhiều năm qua.

Tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế đến rủi ro đối với Nga

Bất kỳ viện trợ quốc tế cho Nga đều không khả dĩ do kết quả của sự can thiệpquân sự Nga tại Ukraina năm 2014 Các quan chức Nhà Trắng Mỹ cũng cho biết, bấtchấp cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ không dễ dànggiảm nhẹ việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga do việc sát nhập Crimea vào Nga và

sự giúp đỡ của Nga cho các chiếnbinh Novorossiya chiến đấu chống Ukraina trong cuộcchiến tranh ở Donbass

Các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau đã không giúp ích gì cho cuộc khủnghoảng ở Ukraine, nhưng thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt vớinhiều khó khăn do tác động của những biện pháp trừng phạt này mang lại.Lệnh cấm vận

đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga Việc giá cả sẽ tăng do tìnhtrạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và thất nghiệpgia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sống của người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các giađình trung lưu và những người Nga nghèo Qua đó thu nhập các hộ gia đình ở Nga đãgiảm liên tục trong 2 năm qua, và hiện có khoảng 22 triệu người Nga sống trong nghèokhổ, tăng gấp rưỡi so với năm 2013 Tỉ lệ thất nghiệp ở Nga vẫn ở mức 5,8% tháng 12-

2015, nghĩa là 4,4 triệu người không có việc làm trong khi tiền lương thực tế đã giảm10% cho đến hiện tại

Ngành năng lượng

Các công ty năng lượng cũng không đứng ngoài cuộc khủng hoảng này khi sự rớtgiá của đồng Ruble đã “cắt xén” lợi nhuận của các công ty làm ăn với Nga Cổ phiếu củaRosneft, công ty dầu lớn nhất của Nga, đã lao dốc 25% trong năm 2014 do lợi nhuận

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w