1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8

45 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 42,8 MB

Nội dung

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨUĐề tài tập trung đi sâu vào xác định những kiến thức liên môn có liên quan cần sử dụng để tích hợp trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 8 THCS, thểnghiệm qua bài: T

Trang 1

ĐỀ TÀI: "Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết

có niềm vui và hứng thú trong học tập Do vậy, từ năm 2011-2012 Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã đưa chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nộidung dạy học môn Ngữ Văn đảm bảo tính logic, tính thống nhất giữa các bộ môn,tránh những nội dung trùng lặp, góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong giảngdạy, học tập Đồng thời tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện tốt yêu cầuđổi mới phương pháp dạy học, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượnggiáo dục Những sự thay đổi cơ bản này đặt ra một vấn đề quan trọng trong phươngpháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho họcsinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Ngữvăn để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹnhàng, sinh động mà vững chắc Làm thế nào để tích hợp kiến thức liên môn trongdạy và học làm văn thuyết minh hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ,kích thích sự hứng thú cho học sinh Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viêndạy văn không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn phải có những hiểubiết vững chắc về các bộ môn Địa lý, Lịch sử, Mĩ thuật, GDCD, Công nghệ, Sinhhọc Để vận dụng vào bài giảng làm phong phú và hấp dẫn hơn Tuy nhiên ,trong thực tế dạy học hiện nay không phải giáo viên nào cũng làm được vì cónhiều giáo viên vẫn chưa hiểu hết tầm quan trọng của kiến thức liên môn và chưatìm phương pháp sử dụng thích hợp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộmôn

Từ những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài: "Vận dụng kiến thức liên môntrong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 8 THCS”, thể nghiệm qua bài: Thuyếtminh về một phương pháp (cách làm)" làm đối tượng nghiên cứu

II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.

Trang 2

1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung đi sâu vào xác định những kiến thức liên môn có liên quan

cần sử dụng để tích hợp trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 8 THCS, thểnghiệm qua bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Từ đó, tôi muốncùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ vai trò, ý nghĩa của việc tích hợp liên môntrong dạy học làm văn thuyết minh Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho họcsinh THCS - lứa tuổi hiếu động, thích được khám phá tìm tòi và thể hiện mình,tránh nhàm chán trong giờ học làm văn thuyết minh ở việc đề xuất biện pháp sưphạm sử dụng kiến thức liên môn, cũng nhờ việc tích hợp liên môn mà giúp các

em củng cố được những kiến thức ở các môn học khác

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Những bài dạy lí thuyết làm văn thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ Văn

8, tập 2, NXB Giáo dục 2016, thể nghiệm qua bài Thuyết minh mọt phương pháp(cách làm) có thể dùng để tích hợp liên môn trong dạy học

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Qua các tài liệu, đọc và phân tích các tài liệu về Ngữ Văn, Lịc sử, Giáo dụccông dân, Sinh học, Địa lí, Công nghệ, Mĩ Thuật; Chương trình sách giáo khoaNgữ Văn lớp 8, phần làm văn thuyết minh, các tài liệu tham khảo có liên quan đến

đề tài để xây dựng hệ thống kiến thức liên môn phù hợp

Từ việc đọc và phân tích xong chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp để lựachọn những kiến thức ở các môn học khác có liên quan đến kiến thức làm vănthuyết minh, cụ thể là bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) để tổng hợpnội dung kiến thức cần và có vận dụng kiến thức liên môn

3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế:

Chúng tôi điều tra thực trạng việc dạy học làm văn thuyết minh hiện nay ở

các trường THCS Đối tượng khảo sát là giáo viên và học sinh ở trường THCS nơichúng tôi công tác

+ Đối với giáo viên:

- Đề tài khảo sát thực tế việc dạy học làm văn thuyết minh nói chung và vậndụng kiến thức liên môn nói riêng trong dạy học làm văn thuyết minh, cụ thể là bàithuyết minh về một phương pháp (cách làm) bằng việc dùng phương pháp phỏngvấn, điều tra xã hội học, dự giờ thăm lớp, đánh giá sự vận dụng tích hợp liên môntrong dạy học

Trang 3

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập.

- Sử dụng Videoclip, phần mềm PoWerpoint, để soạn bài phù hợp phù hợpvới đối tượng dạy học

- Phương pháp dạy thể nghiệm: Soạn một bài thể nghiệm theo dự kiến, tiếnhành dạy thể nghiệm ở trường THCS Thái sơn nhằm kiểm chứng những biện pháp

mà đề tài nêu ra, từ đó rút ra những kết luận khoa học và khẳng định tính khả thicủa đề tài thông qua trao đổi, thảo luận góp ý giờ dạy trong buổi sinh hoạt chuyênmôn của tổ xã hội

+ Đối với học sinh:

- Tiến hành điều tra tình hình học tập, tâm lý của học sinh lớp 8 của trườngTHCS Thái Sơn thông qua điểm số, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, kiểm tra sự vậndụng sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm

- Sử dụng phương pháp toán học thống kê, xử lí số liệu trên cơ sở so sánhgiá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để đánh giá hiệu quả củabiện pháp dạy học mà đề tài đưa ra

- Phương pháp tổng hợp: Đây là khâu cuối cùng thu lượm tất cả các vấn đề,các ý kiến tham gia của giáo viên, học sinh tổng hợp lại Nghiên cứu và đưa ra kếtluận về đề tài nghiên cứu khoa học “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy họclàm văn thuyết minh lớp 8 THCS, thể nghiệm qua bài Thuyết minh một phươngpháp (cách làm)”

B NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 VỀ PHÍA GIÁO VIÊN

Trước yêu cầu đổi mới cấp thiết của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, với lương tâmnghề nghiệp, nhiều giáo viên tâm huyết đã có những bước chuyển mình trong xuthế đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đổi mới dạy học môn Ngữ Văn nhằmthu hút sự say mê hứng thú, yêu thích của học sinh theo kịp các môn Khoa học tựnhiên Để các em không nhàm chán, sợ hãi khi làm văn, rất nhiều giáo viên đã dàycông, mạnh dạn làm mới mình bằng phương pháp này, phương pháp khác nhằmnâng cao chất lượng phần làm văn để nhằm rèn luyện kỹ năng tư duy chính xác,nhạy bén, kỹ năng diễn đạt đúng và hay bằng ngôn ngữ những hiểu biết, suy nghĩ,tình cảm của người học sinh trước một hiện tượng về văn học, về cuộc sống Tuynhiên việc dạy và học phân môn tập làm văn hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cầntrăn trở và suy nghĩ

Trang 4

Đứng trước thực trạng ấy, tôi đã tiến hành khảo sát và nhận thấy, vấn đề vậndụng tích hợp trong dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy làm văn nói riêng đã đượcgiáo viên tiếp cận nhưng thật sự chưa có chiều sâu và hiệu quả chưa được nhưmong muốn Qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy nhiều giáo viên tích hợp một cáchgượng gạo, các đơn vị kiến thức tích hợp không có mối liên hệ gắn bó; nhiều giờdạy, giáo viên lựa chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm, chưa rõ địa chỉ

và giáo viên chủ yếu tích hợp vào phân môn Văn học và Tiếng Việt là khoảng75%, còn lại 25% là phân môn làm văn nên kết quả vận dụng kiến thức liên mônvào làm văn nhưng hiệu quả chưa cao Tại sao lại có sự vận dụng kiến thức liênmôn không đồng đều ấy? Qua phỏng vấn có nhiều giáo viên quan niệm về việc sửdụng kiến thức liên môn vào làm văn là sẽ có tác dụng giúp học sinh tăng cườngvận dụng kiểm tra tổng hợp vào giải quyết tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớkiểm tra máy móc, học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiểmtra ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biếttổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiểm tra tổng hợp vào thực tiễn, cũng

có số ít giáo viên quan niệm rằng giáo viên chỉ cần nhắc lại để học sinh nhớ kiếnthức Như vậy, nhận thức này chứng tỏ giáo viên chưa thực sự thấy được tầm quantrọng trong việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn Tuy nhiên,cũng có phần đông giáo viên có nhận thức đầy đủ hơn thì cho rằng khi sử dụngkiến thức liên môn là yêu cầu học sinh nhớ và vận dụng kiến thức đã học vào họctập nhằm giải quyết phần làm văn của mình một cách chủ động, tích cực, tạo hứngthú học tập, làm cho giờ dạy sinh động, hấp dẫn

Trong phân môn Tập làm văn ở lớp 8 của những năm gần đây đã có sự đổimới rõ rệt, cụ thể là đưa kiểu bài thuyết minh vào giảng dạy Đây là một dạng làmvăn mới, lần đầu tiên đưa vào chương trình Tập làm văn THCS Dạng bài này nóimới nhưng không mới vì tuy bây giờ các em mới được làm quen trong quá trìnhhọc, nhưng thực tế những kiến thức thuyết minh này thường hiện hữu trong đờisống, bởi vì khi chúng ta mua một sản phẩm thuốc chữa bệnh, hay một đồ dùngnào đó thì bao giờ cũng có phần thuyết minh nhưng học sinh lại chưa chú tâm, để ýnên dù thân thuộc nhưng dạng bài này vẫn còn xa lạ và có thể nói là khó đối vớihọc sinh vừa mới làm quen Qua so sánh các kiểu bài làm văn thì văn thuyết minh

ở trong chương trình Ngữ Văn 8 chiếm số lượng nhiều nhất, gồm các bài: Tìm hiểuchung về văn bản thuyết minh, Phương pháp thuyết minh, Đề văn thuyết minh vàcách làm bài văn thuyết minh, Thuyết minh về một thứ đồ dùng (luyện nói),Thuyết minh về một thể loại văn học, Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh,Thuyết minh về một phương pháp (cách làm),Thuyết minh một danh lam thắngcảnh, Ôn tập về văn thuyết minh, Chương trình địa phương (phần tập làm văn)trong khi đó văn miêu tả kết hợp tự sự (6 tiết), văn nghị luận (5tiết), đơn từ (2 tiết)

Trang 5

Như vậy văn thuyết minh tập trung được đưa vào giảng dạy nhiều nhất là ở lớpnhưng nó lại có sự tích hợp rất chặt chẽ với các lớp 6, 7, 9 thông qua các văn bảnnhật dụng Văn thuyết minh không chỉ khó đối với học sinh mà đối với người dạy,nhiều giáo viên cũng cảm thấy lúng túng khi dạy kiểu bài này vì kĩ năng diễn đàn,thuyết trình của học sinh phần đa là yếu kém, nên số lượng giáo viên không coitrọng việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học phần làm văn thuyết minh làrất lớn Chủ yếu giáo viên chỉ cho học sinh làm bài thực hành làm văn thuyết minhbằng hình thức viết trên lớp hoặc giao về nhà Điều này cũng đồng nghĩa với kếtquả giờ học này chưa đạt mục tiêu của môn học nói chung và từng phần trong mônhọc nói riêng Vậy nguyên nhân do đâu mà như vậy? Thiết nghĩ, lý thuyết dạy họcliên môn còn khá mới mẻ đối với giáo viên, và hầu như tâm lý giáo viên có tưtưởng đầu tư chuyên môn của chính mình, chưa quan tâm đến các môn học khác,ngại trao đổi với đồng nghiệp về các lĩnh vực không thuộc về mình sợ mất thờigian.

2 VỀ PHÍA HỌC SINH

2.1 Mức độ yêu thích phần làm văn của học sinh

Phần làm văn trong chương trình Ngữ Văn chưa được quan tâm đúng mức,còn có quan điểm xem nhẹ, bởi tâm lí học sinh không hứng thú, ngại khi làm bàivăn dài mấy trang, khi học phân môn Tập làm văn phải suy nghĩ nhiều để huyđộng vốn ngôn ngữ viết bài Nên khi làm bài có nhiều em vốn ngôn ngữ nghèonàn, kết quả làm bài văn chỉ được một mặt giấy, diễn đạt chưa trôi chảy Cũng cónhiều em nhận thức tốt, có tư duy logic trong làm văn nhưng các em vẫn nghiêng

và yêu thích các môn Khoa học tự nhiên vì kiến thức ít, làm bài ngắn gọn,khôngphải dài dòng như văn chương Trong khi đó văn thuyết minh lại vừa mới vừa khó,nếu kiến thức không chắc chắn hoặc không có kiến thức về đối tượng thuyết minhthì không làm được bài, dẫn đến bi quan, chán nản trong giới học sinh hiện nay.Cùng dòng chảy với sự phát triển của xã hội, xu thế học sinh yêu thích các môn tựnhiên nhiều hơn nên phân môn làm văn học sinh học đối phó bằng cách sử dụngcác tài liệu tham khảo, ít tìm tòi kiến thức, cụ thể là kiến thức mới và khó học sinhlại càng thụ động hơn, đây cũng là vấn đề gây đau đầu đối với người làm công tácdạy học

2.2 Hứng thú của học sinh khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh.

Một số học sinh có kiến thức khá vững ở các môn học Học sinh biết vậndụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong nội dung bài học hoặc yêucầu của giáo viên làm cho giờ học sôi nổi, học sinh học tập tích cực Học sinh nắm

rõ nội dung bài học, nhớ lâu, khắc sâu kiến thức không chỉ môn Ngữ văn mà còn

Trang 6

các môn học khác Học sinh không thích học Ngữ văn vì cho rằng nó quá dài dòng,phức tạp Nhiều học sinh học lực còn yếu, khả năng vận dụng kiến thức liên môntrong môn Ngữ văn bị hạn chế, dẫn đến mất nhiều thời gian, không đảm bảo nộidung bài học.

2.3 Hiệu quả giáo dục kĩ năng sống khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh.

Thời gian qua, dù giáo dục kĩ năng sống có được quan tâm nhưng hiệu quảvẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về kĩ năng sống của học sinh cònnhiều khiếm khuyết như kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyếtvấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân Vì vậy, hiện nay giáo dục kĩ năng sống chohọc sinh được quan tâm nhiều hơn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thônghiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học củanhà trường phổ thông bởi kĩ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi

có điều kiện, cơ hội phù hợp Do đó, giáo dục kĩ năng sống phải thực hiện thôngqua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục Vì vậy, cơ hội thực hiện giáodục kĩ năng sống rất nhiều và rất đa dạng Có thể đề cập tới một số phương thức tổchức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm Nhưng một số trường do điềukiện cơ sở vật chất, do một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về mối quan hệchặt chẽ giữa các môn học với nhau như Văn học với Lịch sử, địa lí, GDCD Nênhiệu quả kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp của học sinh chưa được như mongmuốn Tuy nhiên có nhiều trường do có điều kiện cơ sở vật chất, nhiều giáo viên

đã vận dụng giáo dục kĩ năng sông thông qua các môn học, kết hợp liên môn trongdạy học, cụ thể khi vận dụng liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh kết quảnhiều học sinh đã tiến bộ trong các kĩ năng thực hành, kĩ năng giao tiếp, kĩ nănggiải quyết tình huống, kĩ năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống đạt hiệu quả rõrệt

Từ thực trạng trên, để chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp nhằm góp phầnkhắc phục hạn chế phát huy những ưu điểm, góp phần đào tạo thế hệ trẻ được tốthơn, giúp các em trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên tôi xin đượcchia sẻ kinh nghiệm về việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm vănthuyết minh

3.VỀ PHÍA CHƯƠNG TRÌNH TÀI LIỆU SÁCH GIÁO KHOA

Hiện nay vẫn chưa có cuốn tài liệu sách giáo khoa nào cụ thể hướng dẫnphương pháp tích hợp liên môn trong môn Ngữ Văn Chương trình SGK hiện hànhviết theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ giữa

Trang 7

kiến thức của các môn học “liên quan”, giữa các khối lớp Nội dung kiến thức làmvăn thuyết minh khô khan, xa rời thực tế, không phù hợp với từng địa phương

Trước những thực trạng trên, tôi cho rằng cần thiết phải vận dụng kiến thứcliên môn trong dạy Ngữ Văn bậc THCS để học sinh không những có được kiếnthức các môn học một cách sâu sắc mà còn phát triển được các năng lực quantrọng, nhất là năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn đặt

ra Trong đó tôi thấy làm văn thuyết minh là một nội dung quan trọng có nhiều ứngdụng Tuy nhiên khi dạy học phần này giáo viên ngại tích hợp liên môn, nếu cóliên môn thì chưa đầy đủ và chưa sinh động, giờ học trầm và thiếu sự hợp tác củahọc sinh dẫn tới chất lượng chưa cao Vì thế, tôi quyết định xây dựng chủ đề "Vậndụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 8 - THCS, thểnghiệm qua bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)"

mà tác phẩm ra đời Nếu nhận thức đúng mối quan hệ chặt chẽ sự vận dụng giữahai môn học có mối quan hệ như vậy thì khi dạy học văn vận dụng kiến thức liênmôn lịch sử giúp học sinh hiểu biết đầy đủ hơn về sự kiện lịch sử xảy ra liên quanđến tác phẩm để học sinh có nền tảng hiểu và khai thác văn bản Bên cạnh đó mộttác phẩm văn học còn gắn liền với một hay nhiều vị trí địa lý không gian thích hợpvới văn cảnh Nhiều tác phẩm văn học xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc dođiều kiện địa lý chi phối cho nên kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọngtrong dạy học văn Từ đó, ta thấy sự cần thiết để kết hợp giưã địa lí với văn họcnhằm rút gần khoảng cách không gian địa lí với tác phẩm văn học Quá trình họcvăn ở trường THCS là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu ra cáiđúng, cái hay của nó không thể thiếu sự kết hợp với môn Giáo dục công dân bởiquá trình tiếp nhận tác phẩm giúp các em có được những thói quen, tình cảm lành

Trang 8

mạnh, những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân nên tích hợp liênmôn với Giáo dục công dân là phù hợp với thời đại.

Như vậy, Văn học với các môn học khác có tầm quan trọng đặc biệt và cómối quan hệ chặt chẽ với nhau nên việc tích hợp liên môn trong dạy học văn là

cần thiết

2 XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC LIÊN MÔN CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH

- Kiến thức về văn học: Với mỗi đối tượng thuyết minh cụ thể, có thể vận

dụng kiến thức về văn học để thuyết minh Chẳng hạn khi thuyết minh về danh lamthắng cảnh yêu cầu kiến thức về văn học như kể về sự tích liên quan đến thắngcảnh đó hay những danh nhân văn hóa gắn bó với thắng cảnh Hoặc khi thuyếtminh về một thể loại văn học kiến thức cần tích hợp là lấy các văn bản thơ haytruyện làm minh chứng cho thể loại ấy

- Kiến thức về lịch sử: Sử dụng các kiến thức qua từng thời kì lịch sử, sựphát triển về hình thái kinh tế, xã hội, văn hóa, những sự kiện lịch sử trọng đại, lịch

sử địa phương để thuyết minh về một đối tượng nào đó

- Kiến thức về địa lý: Sử dụng các vấn đề như địa lý tự nhiên, khí hậu, địa lýcác vùng miền, địa lý dân cư, địa lý địa phương để dùng trong bài khi thuyết minh

về một đối tượng nào đó

- Kiến thức về giáo dục công dân: Khi thuyết minh về một đối tượng cụ thể,thì chủ yếu giáo dục học sinh qua thuyết minh về đối tượng sẽ bồi dưỡng thêm vềtình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, bảo vệ môi trường, bồi dưỡng pháttriển nhân cách như lòng tự hào, niềm tin, lòng dũng cảm, sự hi sinh

- Kiến thức về sinh học: Sử dụng các vấn đề như thực vật, động vật, cấu tạo

cơ thể con người để giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên,thực và động vật, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm của giới tính, qua đógiúp các em là phong phú sinh động bài văn, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứngphó tình huống, kĩ năng ra quyết định

- Kiến thức về công nghệ: Chủ yếu sử dụng các vấn đề kinh tế, sinh hoạttrong gia đình, về thiên nhiên, về máy móc nhằm tăng tính thực hành cho học sinhđông thời rèn kĩ năng sống cho các em

- Kiến thức về mĩ thuật: Khi thuyết minh về một vấn đề cụ thể, vận dụngkiến thức cách trang trí màu sắc là nhằm giúp các em kĩ năng trình bày, kĩ năng lựachọn để trang trí một bài văn, rèn luyện tính thẩm mĩ cho các em

Trang 9

3 NHỮNG YÊU CẦU KHI TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG PHẦN LÀM VĂN THUYẾT MINH Ở THCS.

3.1 Dạy học theo hướng tích hợp liên môn phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học.

Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài cụ thể bởi vìchuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩnăng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiếnthức Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học sẽ được cụ thể hóa trong mục tiêu củatừng bài học, giờ học Và một trong những cơ sở quan trọng của quá trình dạy học

là bám sát mục tiêu của môn học, từ đó xác định năng lực cần được hình thành vàphát triển ở người học

3.2 Lựa chọn nội dung tích hợp liên môn phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép.

Nội dung tích hợp liên môn của ba phần trong môn Ngữ Văn là rất phongphú, có thể tích hợp liên môn trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học),không nhất thiết trong phân môn làm văn thuyết minh lớp 8 có 10 tiết thì tất cả bắtbuộc đều phải tích hợp liên môn mà giáo viên có thể lựa chọn một cách phù hợp và

3.4 Tích hợp liên môn cần thực hiện nguyên tắc đưa học sinh đến với cuộc sống, hòa nhập với cuộc sống thường nhật.

Do chức năng đề tài, tính chất của văn thuyết minh nên chúng ta có quyền

và cần cho học sinh liên hệ tới một phạm vi rộng rãi, không quá gò bó trong khuônkhổ của quan niệm văn chương hẹp về "chất văn" tức không quá gò bó theo tiêuchuẩn của văn chương như thơ, tiểu thuyết hoàn toàn có thể từ cái trước mắt, có

Trang 10

tính cập nhật và thời sự, chỉ ra ý nghĩa, phương pháp nghĩa là giáo viên cho họcsinh liên hệ trực tiếp với vấn đề đang học với địa phương, gia đình và bản thân.Nghĩa là thông qua tích hợp liên môn nhằm đạt mục đích là học sinh phải vận dụngkiến thức đã học vào thực tiễn, hình thành cho học sinh kĩ năng: Kỹ năng thựchành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân.

Để đảm bảo nguyên tắc ấy, đòi hỏi người làm công tác dạy học cần linh hoạt đổimới phương pháp với nhiều hình thức như có thể tổ chức hoạt động trải nghiệmsáng tạo bằng nhiều phương pháp như tổ chức sắm vai, làm việc nhóm và trò chơi.Thông qua các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm kích thích sự hứngthú, say mê, tìm tòi và đánh giá được năng lực thực tiễn của học sinh Nhưng khitích hợp cũng cần chú ý đảm bảo tính chất môn Ngữ Văn

4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNGKIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN THUYẾT MINH Ở LỚP 8 THCS.

4.1 Vận dụng kiến thức môn Sinh học trong dạy học làm văn thuyết minh để vũ trang cho học sinh các kỹ năng kỹ xảo vận dụng các qui luật sinh học vào hoạt động thực tiển.

Mục đích của dạy học sinh học là truyền thụ những kiến thức cơ bản về sinhgiới nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, đáp ứng sự pháttriển của xã hội cũng như yêu cầu thực tiễn mà xã hội đặt ra Do đó học sinh khôngnhững nắm kiến thức sinh học cơ bản mà còn biết vận dụng chúng vào trong họctập, lao động, hành vi đạo đức Vì vậy, khi dạy học làm văn thuyết minh, giáo viêntích hợp với môn Sinh học trang bị cho học sinh những hiểu biết lý thuyết và thựctiển, các cơ sở sinh học và các nguyên lý chung của các ngành sản xuất nôngnghiệp có sử dụng các đối tượng sống, vũ trang cho học sinh các kỹ năng kỹ xảovận dụng các qui luật sinh học vào hoạt động thực tiển.Ví dụ khi dạy bài Tìm hiểuchung về văn bản thuyết minh giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu

"Cây dừa Bình Định" cần đến kiến thức về Sinh học, hay dạy bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu phương pháp làm

đồ chơi qua ngữ liệu "Em bé đá bóng bằng quả khô" giáo viên vận dụng kiến thứcsinh học: bài Các loại quả (Sinh học lớp 8); bài Tiêu chuẩn ăn uống- nguyên tắcnhập khẩu phần (Sinh học lớp 8, nội dung thành phần các chất dinh dưỡng) đểhướng dẫn học sinh biết được các thành phần dinh dưỡng cần có trong món ăn,nguyên liệu từ quả khô để làm được các đồ chơi vừa bền, vừa nhẹ Như thế là giáoviên đã giúp học sinh thấy được giá trị của các loại thực vật đối với đời sống conngười, từ đó học sinh biết vận dụng vào trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe,trong lao động học tập, trong xử lý điều hòa hành vi cá nhân

Trang 11

4.2 Vận dụng kiến thức môn Lịch sử trong dạy học làm văn thuyết minh để tạo hứng thú học tập làm văn thuyết minh.

Một trong những lí do khiến học sinh không mặn mà với môn Ngữ Văn hiệnnay vì khoảng cách lịch sử giưã thời đại tác phẩm được sinh ra với thời đại họcsinh sống quá lớn Chính vì thế, khi dạy học văn giáo viên phải không ngừng thayđổi phương pháp dạy học để tránh nhàm chán, đơn điệu và cụ thể là trong dạy họclàm văn thuyết minh, giáo viên có thể tích hợp kiến thức lịch sử văn hóa, kiến thứclịch sử địa phương để tạo hứng thú học tập làm văn thuyết minh

Tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để giúpgiáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của họcsinh, góp phần năng cao chất lượng dạy và học Cụ thể dạy bài Tìm hiểu chung về

văn thuyết minh, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu "Khởi nghĩa Nông Văn

Vân" phải cần đến tri thức môn Lịch sử để hiểu biết các mốc thời gian, hoàn cảnhcủa các cuộc khởi nghĩa, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa

Dạy bài Phương pháp thuyết minh, để giải quyết bài tập 3 Ngã ba Đồng Lộc

trong bài học này, học sinh cần đến kiến thức của môn Lịch sử địa phương để biếtquá trình chiến đấu anh dũng của quân ta; Khoa học quân sự về các loại vũ khí đãrải xuống tại ngã ba Đồng Lộc… Thấy được tình cảm yêu quê hương, yêu đất nướccủa con người miền Trung

Hoặc dạy bài Thuyết minh về phương pháp (cách làm), để giải quyết phần

luyện tập củng cố, bổ sung như thuyết minh về một trò chơi dân gian, thuyết minhmột món ăn đặc sản ở quê em, học sinh cũng cần kiến thức của môn Lịch sử đểbiết các thời kì, quá trình hình thành của các trò chơi, ẩm thực của quê hương, đấtnước Cụ thể khi hướng dẫn học sinh thuyết minh về trò chơi Ô ăn quan, giáo viên

có thể hướng học sinh hiểu biết nguồn gốc ra đời của trò chơi vốn có từ rất lâu, liênquan đến nhân vật lịch sử Mạc Hiển Tích đỗ Trạng Nguyên năm 1086, có người kểrằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đềcập đến số ẩn của ô trống xuất hiện trong khi chơi Qua câu chuyện kể góp phầntăng tính hấp dẫn cho văn bản thuyết minh

Dạy bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, giáo viên hướng dẫn học

sinh làm bài tập 2, viết đoạn văn giới thiệu: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhândân Việt Nam Giaó viên có thể vận dụng kiến thức lịch sử cho học sinh xem một

tư liệu về Bác của đạo diễn Bùi Đình Hạc để hiểu được thêm về Bác Hồ kính yêucủa chúng ta trên nhiều phương diện khác nhau để hoàn chỉnh bài viết giới thiệu vềBác Hồ

Trang 12

Dạy bài Thuyết minh một phương pháp (cách làm), để giải quyết bài tập 2:

Em hãy thuyết minh một trò chơi dân gian, học sinh cần đến kiến thức lịch sử vềmốc thời gian ra đời của các trò chơi, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh biết

về sự phát triển của xã hội qua các giai đoạn, các thời kì để học sinh biết được quákhứ và hiện tại như ngày nay do sự phát triển của xã hội, thời kì của sự phát triểnngành điện tử nên trẻ em hầu như chỉ tiếp xúc với các trò chơi trên điện thoại màdần lãng quên đi các trò chơi dân gian, để bồi đắp giúp các em giữ gìn phát huy nétđẹp văn hóa của dân tộc

4.3 Trong văn thuyết minh tích hợp kiến thức Địa lí gắn với đặc điểm, tính chất của đối tượng thuyết minh.

Trong văn thuyết minh cần làm nổi bật được những đặc điểm, bản chất đặctrưng của đối tượng thuyết minh khi thuyết minh về một đối tượng nào đó việc

tích hợp kiến thức Địa lí về địa hình, tự nhiên Ví như khi dạy bài Tìm hiểu chung

về văn thuyết minh để giải quyết bài tập 3 Ngã ba Đồng Lộc trong bài học này, học

sinh cần đến kiến thức của môn học Địa lí để xác định vị trí trên bản đồ, tầm quan

trọng của vị trí với chiến lược Dạy bài Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, để

giúp học sinh có hứng thú khi vào học bài này, giáo viên có thể vận dụng kiến thứcmôn Địa lý gới thiệu về đất nước ta, sau đó trình chiếu các địa danh có các cảnhđẹp nổi tiếng như Hà Nội, Huế, Quảng Ninh để tạo sự hấp dẫn, hứng thú khi tìmhiểu bài Và khi giải quyết bài tập 3, học sinh cần biết vị trí địa lý của Hồ HoànKiếm để giới thiệu Để có thể thuyết minh được về một danh thắng nào đó, ngoàiphải quan sát, tìm hiểu, sử dụng các phương pháp thuyết minh và một vài điểmquan trọng khác thì người viết phải hiểu biết về lịch sử, những điều không thể quansát trực tiếp được mà chỉ có thể tích lũy bằng học tập, nghiên cứu Nói như vậy cónghĩa là các em phải biết được vị trí địa lí của thắng cảnh nằm ở đâu, thắng cảnh

có những bộ phận nào, diện tích bao nhiêu, quang cảnh thiên nhiên xung quanh,

nét đặc sắc của danh thắng là gì? Dạy bài Ôn tập văn thuyết minh, để giải quyết bài

tập 2: Giới thiệu một di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở quê hương Giáo viêncần vận dụng kiến thức địa lý của địa phương để giúp học sinh hiểu về di tích lịch

sử đền Quả sơn (đền Đức Hoàng), danh lam thắng cảnh ở Đô Lương Suối nướcnóng, Biển (Cửa Lò), Suối Khe Kèm, rừng Fù Mát (Con Cuông)

Ví dụ: Đền Đức Hoàng nằm ở vị trí nào? Ở đoạn giao nhau của quốc lộ 7a

và 7b có một con đường bê tông dẫn vào xóm Yên Quang xã Yên Sơn đi vàochừng 50m ta thấy được một tấm bảng lớn đề: " Di tích lịch sử Đền Đức Hoàng"

Dạy bài Thuyết minh một phương pháp (cách làm), khi giải quyết bài tập 3:Thuyết minh một món ăn đặc sản ở quê em, giáo viên hướng dẫn học sinh vậndụng kiến thức địa lý địa phương Nghệ An (Tỉnh, Huyện, Xã) để giới thiệu các

Trang 13

món ăn đặc sản của từng địa phương giúp học sinh hiểu biết địa hình của địaphương một cách cụ thể Ngoài ra có thể vận dụng kiến thức địa lí về khí hậu đểgiúp học sinh hiểu đặc trưng món ăn đặc sản này nổi bật vào mùa nào Như vậyvậy, khi làm bài văn thuyết minh tích hợp với kiến thức Địa lí là làm cho bài vănđầy đủ và toàn diện hơn.

4.4 Vận dụng kiến thức GDCD nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân Thiện - Mỹ Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng giàu

-có, phong phú, tinh tế hơn Tâm hồn trở nên bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trướcnhững số phận, cảnh đời éo le diễn ra thường nhật, trước thiên nhiên và tạo vật.Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong thời đại hối hả, bộn bề củacuộc sống hiện đại Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọngtruyền thống và yêu tiếng mẹ đẻ Ngoài ra, Văn học còn giúp rèn luyện khả năng

sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt, cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ trong quátrình giao tiếp nên việc tích hợp liên môn ở bộ môn Giáo dục công dân vào phầnlàm văn thuyết minh như: bài Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (di tích lịchsử) , Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), Viết đoạn văn thuyết minh, đểgiúp học sinh giải quyết các bài tập thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở địaphương, thuyết minh về một món ăn đặc sản, hay thuyết minh về danh nhân giáoviên tích hợp môn Giáo dục công dân để bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước,rèn luyện kĩ năng về cách làm, thưởng thức món ăn, hiểu nét văn hóa ẩm thực quêhương, có loàng tự hào, yêu mến danh nhân, những tấm gương để các em học hỏi

Nhiều ý kiến cho rằng các trường học hiện nay đã quá nặng về kiến thức, ítquan tâm việc dạy kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến một số học sinh ít hiểu biết

về môi trường xung quanh, về cách ứng xử với mọi người, cách giao tiếp cho nênkhi dạy bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), giáo viên vận dụng kiếnthức môn GDCD lớp 7, bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, với BàiYêu thiên nhiên (GDCD lớp 6) để giúp các em hiểu biết về thực trạng môi trườnghiện nay, có ý thức và đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, bồi đắp các em tìnhyêu thiên nhiên, yêu quê hương

4.5 Vận dụng kiến thức môn Công Nghệ trong làm văn thuyết minh để giáo dục các em có kĩ năng về cách làm, cách trình bày, tính thẩm mĩ trong khi làm bài văn.

Giáo dục công nghệ phổ thông chuẩn bị cho học sinh học tập và làm việchiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường và xã hội; hình thành

và phát triển các năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá, và hiểu biết công

Trang 14

nghệ; góp phần phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp Cùng với các lĩnh vựcgiáo dục khác, giáo dục công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực

tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo Ở THCS, mônCông nghệ đề cập tới tri thức, kỹ năng về công nghệ trong phạm vi gia đình; nhữngnguyên lý cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; cơ sở ban đầu về thiết kế kỹthuật; phương pháp lựa chọn nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc cáclĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các mạch nội dung: Công nghệ trong gia đình;Nông – Lâm nghiệp; Thuỷ sản và Công nghiệp; Thiết kế kỹ thuật Nhận thức đượctầm quan trọng của môn Công nghệ như vậy cho nên trong dạy học làm văn thuyếtminh có thể tích hợp liên môn với Công nghệ để hình thành và phát triển cho họcsinh năng lực thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá Ví như khi dạy bài Thuyếtminh về một phương pháp (cách làm) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách nấucanh rau ngót với thịt lợn nạc, giáo viên cần hướng học sinh vận dụng kiến thứcmôn Công nghệ lớp 6, nội dung Công nghệ trong gia đình bài Các phương phápchế biến thực phẩm để giúp các em biết cách làm và trình bày, thưởng thức món

ăn Hoặc khi hình thành các kiến thức cách làm các trò chơi dân gian, có thể tíchhợp nội dung Thiết kế kĩ thuật, giúp các em biết cách thiết kế các trò chơi dân gian,

cà khoeo Qua đó, giáo dục các em kĩ năng sống, giáo dục giá trị thẩm mĩ, bồidưỡng niềm say mê, có tình yêu với cuộc sống gia đình, cuộc sống quê hương

4.6 Vận dụng kiến thức môn Mĩ Thuật trong làm văn thuyết minh để hướng các em tới cái chân -thiện mĩ trong cuộc sống.

Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, Mỹ thuật có vai tròchủ yếu trong việc bồi dưỡng, giáo dục thẩm mỹ, góp phần đáp ứng mục tiêu giáodục hài hòa về đức, trí thể, mỹ cho học sinh Thông qua nội dung kiến thức cơ bản,cần thiết về mỹ thuật, chương trình môn Mỹ thuật góp phần hình thành, phát triển

ở học sinh năng lực thẩm mỹ; bồi dưỡng ý thức tôn trọng sản phẩm văn hoá, nghệthuật và khả năng ứng dụng năng lực thẩm mỹ vào đời sống Vì thế cho nên có thểtích hợp liên môn Mĩ thuật với văn thuyết minh để vận dụng vào thực hành, sángtạo thẩm mỹ gắn với thực tiễn

Dạy bài Thuyết minh một phương pháp (cách làm) để giúp các em trình bàymón ăn đẹp mắt, gây cảm giác thích thú cho người thưởng thức, giáo viên hướnghọc sinh vận dụng kiến thức môn Mĩ Thuật lớp 6, bài Vẽ trang trí (màu sắc trongtrang trí) để các em biết trình bày thành phẩm khi nấu xong món ăn Ngoài ra cóthể tích hợp với môn Mĩ Thuật lớp 7, bài chủ đề: Cuộc sống quanh em ( học sinh

có thể vẽ tranh phong cảnh, tranh các bạn chơi trò chơi dân gian , bảo vệ môitrường ) Từ đó, giáo dục học sinh ý thức giữ gìn nét văn hóa của dân tộc, phát

Trang 15

huy bản sắc văn hóa dân gian, có ý thức bảo vệ môi trường Bồi đắp tình yêu quêhương, đất nước.

III GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Để có được những cơ sở ban đầu nhằm kiểm chứng độ tin cậy và tính phù

hợp trong việc vận dụng tích hợp liên môn vào dạy học phần làm văn thuyết minhlớp 8, hướng tới mục tiêu tăng sự hứng thú học tập phần làm văn thuyết minh, đềtài đã triển khai dạy thể nghiệm ở lớp 8A trường THCS Thái Sơn Kết quả thểnghiệm sẽ là cơ sở để đánh giá một cách khách quan, chính xác, khoa học, có giátrị thực tiễn của những nội dung đã được đề xuất

bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các tiết học làm văn

3 PHƯƠNG PHÁP THỂ NGHIỆM

Để vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh lớp 8THCS có hiệu quả, khi muốn thể nghiệm đạt yêu cầu theo chuẩn kĩ năng của mônhọc thì yêu cầu cần phải nắm được cấu trúc cơ bản của một chủ đề liên môn

Cấu trúc một chủ đề liên môn như sau:

- Tên chủ đề: Gắn kết các kiến thức, kỹ năng của một số môn học thuộc cấphọc để giải quyết một vấn đề thực tiễn

- Nội đung cụ thể của chủ đề

Dựa trên các chủ điểm, kiến thức, kĩ năng một số môn học để giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh trong thực tiễn

- Kế hoạch triển khai: Thời lượng, thời điểm, giáo viên tham gia, hình thức

tổ chức, phương pháp triển khai

- Dự kiến kết quả:

+ Kiến thức, kĩ năng môn A?

Trang 16

+ Kiến thức, kĩ năng môn B?

+ Kiến thức, kĩ năng môn ?

Trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi đã vận dụng và thể nghiệm bằng một bài

* Kiến thức

- Giúp các em bổ sung, củng cố kiến thức về văn thuyết minh

- Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

- Kiến thức về môn Công nghệ 6 : Nấu ăn trong gia đình - Phương pháp chếbiến món ăn

- Kiến thức về môn địa lí: Địa lý địa phương Nghệ An- vị trí địa lí của tỉnh,huyện, xã

- Kiến thức về môn Lịch sử: Câu chuyên danh nhân Mạc Hiển Tích(năm1086) giúp các em hiểu rõ quá trình hình thành, phát triển của xã hội

- Kiến thức vê môn sinh học lớp 6,8: Các loại quả (Thành phần các loại quảkhô);

bài Tiêu chuẩn ăn uống - Nguyên tắc nhập khẩu phần (thành phần các chấtdinh dưỡng trong các món ăn)

- Kiến thức về môn giáo dục công dân 6,7: Bài Yêu thiên nhiên, Bảo vệ môitrường và tài nguyên thiên nhiên nhằm giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môitrường, quê hương cụ thể là ở địa phương nơi các em đang sinh sống

Trang 17

- Kiến thức môn mĩ thuật 6: Bài vẽ trang trí - Cách sắp xếp trang trí, màu sắctrang trí để các em biết cách làm, cách trang trí để làm đẹp cho bản thân, bỗi dưỡngtình yêu cuộc sống.

* Kỹ năng sống:

- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng quan sát đối tượng, rèn luyện tư duy,thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, giải quyếttình huống thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề

* Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu quê hương cụ thể

là ở địa phương nơi các em đang sinh sống

- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thứcliên môn trong việc lĩnh hội kiến thức

3 Đối tượng dạy học của bài học

- Đối tượng dạy học: học sinh lớp 8A

- Số lượng học sinh: 35 em

- Số lớp thực hiện: 01 lớp

* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Ngữ văn 8

Các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trìnhbậc THCS nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm trađánh giá mà giáo viên đề ra

Đối với kiến thức bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), các

em đã học ở bài trước các kiến thức về văn thuyết minh, đề văn thuyết minh văn vàcách làm bài thuyết minh, phương pháp thuyết minh, thuyết minh về một thể loạivăn học

Với các môn học khác cũng vậy như môn Địa, Sinh, Lịch sử, Giáo dụccông dân, Mỹ thuật, Công nghệ để Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)trong đời sống đối với học sinh lớp 8 thì khi cần tích hợp kiến thức của một mônhọc nào đó vào vào bộ môn Ngữ văn để giải quyết vấn đề trong bài học các emkhông cảm thấy xa lạ

4 Ý nghĩa của bài học

Trang 18

Trải nghiệm thực tế nhiều năm day học chúng tôi thấy rằng: việc tích hợpkiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học

là việc làm hết sức cần thiết Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ mônkhông chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phảikhông ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các

em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng vàhiệu quả nhất

Bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viêntiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn kiến thức Từ đó, bài học trở nên sinh độnghơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và họcsinh được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn

5 Thiết bị dạy học, học liệu.

* Giáo viên:

- Hình ảnh các trò chơi dân gian

- Videoclip: cách làm món đặc sản bánh đa của huyện Đô Lương, tỉnh NghệAn

- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằngchương trình word

- Phiếu học tập, bút dạ

- Tham khảo một số trang mạng

- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slideminh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh

* Học sinh:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học

- Tìm hiểu các trò chơi dân gian: Nhảy dây, Kéo co, Ô ăn quan, Cà Kheo

- Quan sát, tìm hiểu món ăn đặc sản kẹo lạc, bánh đa Đô Lương

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Tiết : 100 THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP ( CÁCH LÀM )

I MỤC TIÊU

Trang 19

1 Kiến thức

- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn thuyết minh

- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh

- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về mộtphương pháp (cách làm)

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề

2 Kỹ năng sống:

- Quan sát đối tượng thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài vănthuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài khoảng 300 chữ

- Giúp các em rèn tốt khả năng quan sát, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phântích các kênh hình, kênh chữ

- Giải quyết tình huống liên hệ thực tế

- Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề

3 Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở

địa phương nơi các em đang sinh sống

- Biết cách trình bày một món ăn, một sản phẩm trò chơi dân gian đẹp mắt,thu hút người xem, người thưởng thức

- Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thứcliên môn trong việc lĩnh hội kiến thức

II CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Hình ảnh các trò chơi dân gian, videoclip: thuyết minh về cách làm món

ăn đặc sản: Bánh đa (Đô Lương)

- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng sọan giảng bằngchương trình word

- Phiếu học tập, bút dạ

- Tham khảo một số trang mạng

Trang 20

- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các Slideminh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.

2 Học sinh:

- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học

- Tìm hiểu các trò chơi dân gian: Nhảy dây, Ô ăn quan, Kéo co, Cà kheo

- Quan sát và tìm hiểu món ăn đặc sản của Đô Lương: kẹo lạc, bánh đa

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1 Kiểm tra bài cũ :

Máy chiếu: Kể tên các kiểu loại văn bản thuyết minh đã học ?

Máy chiếu: - Thuyết minh về một thứ đồ dùng

- Thuyết minh về một thể loại văn học

Gv bổ sung, dẫn vào bài

“ Phương pháp là con đường để đạt mục đích, là cách thức tiến hành, cách làm một sản phẩm theo trình tự nhất định ”

(Từ điển Tiếng Việt)

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Giáo viên hướng dẫn: Tìm hiểu Giới

thiệu một phương pháp ( cách làm)

GV: chuyển mục 1.GV: Yêu cầu hs đọc

vd trong sgk – mục a: Cách làm đồ chơi

"Em bé đá bóng ” bằng quả khô

? Văn bản thuyết minh hướng dẫn cách

I.Giới thiệu một phương pháp (cách làm )

1 Ví dụ

a Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng”

bằng qủa khô

Trang 21

làm đồ chơi gì?

? Văn bản có mấy phần? Trình bày theo

thứ tự như thế nào?

? Để làm được đồ chơi "Em bé đá bóng",

em cần lấy nguyên vật liệu từ đâu? (Gv

tích hợp với môn Sinh học lớp 6, bài

Các loại quả)

Gv hướng dẫn học sinh lựa chọn nguyên

vật liệu để làm đồ chơi

HS: Vận dụng kiến thức bài Các loại

quả, nội dung thành phần các loại quả

khô (Sinh học 6), thảo luận nhóm,

? Để giới thiệu được cách làm đầy đủ, tỉ

mỉ đó người viết bài đã vận dụng kiến

thức môn học nào?

GV tích hợp với môn Mĩ Thuật 6, Vẽ

trang trí- Bài 6: Cách sắp xếp trang trí

giúp hs thấy được sự khéo léo, tinh tế về

- Cách làm bàn tay, chân: Lấy cànhcây nhỏ, dùng keo dán

- Cách làm quả bóng, gắn hình ngườilên sân cỏ

-> Cách làm được giới thiệu đầy đủ,

tỉ mỉ, cụ thể.(Đây là phần quan trọngnhất)

Trang 22

? Sau khi làm xong yêu cầu thành phẩm

của đồ chơi phải đạt được những tiêu chí

nào?

? Để có được thành phẩm như vậy cần

vận dụng kiến thức môn học nào để làm,

ở nội dung gì?

Hs suy nghĩ trả lời

Gv chốt: Khi sắp xếp hoàn thiện cần

chú ý tỉ lệ, kích thước cân đối, biết

cách trang trí hình dáng sinh động,

đẹp (Mĩ Thuật 6- Bài 6: Cách sắp xếp

trang trí, màu sắc trang trí.)

? Trong 3 phần đó, phần nào quan trọng

nhất? Vì sao?

? Qua văn bản, em thấy để làm được đồ

chơi nhẹ, an toàn cho sức khỏe chúng ta

nên tận dụng những nguyên vật liệu từ

đâu? Để có được nguyên vật liệu ấy em

cần phải làm gì?

Hs trả lời , Gv nhận xét, chốt

Gv hướng dẫn tích hợp với môn

GDCD6, bài Yêu thiên nhiên (sống hòa

hợp với thiên nhiên khi con người biết

tận dụng nguồn sản phẩm từ thiên

nhiên).

GV: Yêu cầu hs đọc vd b trong sgk –

mục b: Cách nấu canh rau ngót với thịt

lợn

nạc

? Văn bản thuyết minh hướng dẫn cách

nấu món ăn gì ? ( đối tượng ? )

GV trình chiếu: hình ảnh bát canh rau

b Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn

nạc

* Đối tượng: nấu canh rau ngót vớithịt lợn nạc

Ngày đăng: 04/10/2021, 17:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Quan sát các hình ảnh sau, gọi tên các trò chơi dân gian và  các món ăn đặc sản của Đô Lương? - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
uan sát các hình ảnh sau, gọi tên các trò chơi dân gian và các món ăn đặc sản của Đô Lương? (Trang 26)
- Hs quan sát hình ảnh: - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
s quan sát hình ảnh: (Trang 28)
* Cách làm: yêu cầu hs quan sát màn hình theo dõi - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
ch làm: yêu cầu hs quan sát màn hình theo dõi (Trang 33)
Bước 2: Cắt hình diều - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
c 2: Cắt hình diều (Trang 33)
* Một số hình ảnh của tiết học. - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
t số hình ảnh của tiết học (Trang 37)
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
IV. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI CỦA ĐỀ TÀI (Trang 37)
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân phối tần số các thang điểm đều có sự chênh lệch. Mà chênh lệch ở đây là điểm sau khi thực nghiệm cao hơn trước lúc thực nghiệm - sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8
h ận xét: Qua bảng kết quả phân phối tần số các thang điểm đều có sự chênh lệch. Mà chênh lệch ở đây là điểm sau khi thực nghiệm cao hơn trước lúc thực nghiệm (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w