- Vận dụng, tìm các nguyên liệu sẵn có trong nhà, trong vườn để làm một trò chơi dân gian có thể là diều hoặc cà kheo.
Gv hướng dẫn học sinh vận dụng bài học hướng dẫn học sinh chuẩn bị trải nghiệm, sáng tạo bằng hình thức kết hợp hoạt động ngoại khóa cùng với Đoàn Đội tổ chức trò chơi dân gian tận dụng bằng nguyên liệu có sẵn như giấy nháp,tre, trúc, nứa, chỉ, dây cước để làm diều hay cà kheo. Sau khi học xong bài, để chuẩn bị tốt cho tổ chức trải nghiệm, sáng tạo thì khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị là một khâu vô cùng quan trọng để đạt kết quả cao.Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật.
Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,…Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho học sinh, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xã hội,...
Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn.
Trước khi tổ chức trò chơi bước chuẩn bị rất cần thiết nên người hướng dẫn phải xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi.
Gv phân công nhiệm vụ, chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Làm diều (10 học sinh)
Nhóm 2: Làm cà kheo (10 học sinh) Gv hướng dẫn làm diều giấy.
* Chuẩn bị nguyên liệu: Một tre mỏng, một mảnh giấy lớn, hồ dán, dây buộc, dây thả diều, thước, bút chì.
* Cách làm: yêu cầu hs quan sát màn hình theo dõi
Bước 1: Vẽ hình diều: Từ mảnh to (chính là độ lớn của con diều), bạn dùng bút chì vẽ hình con diều lên như hình mẫu dưới đây, chú ý hình tam giác mặt trên diều chiều cao khoảng gần bằng 1/3 so với tổng chiều dài con diều.
Bước 2: Cắt hình diều
Dùng kéo cắt hình diều theo nét bút chì vừa vẽ.
Bước 3: Làm"Xương diều"
Lấy 2 thanh tre mảnh một dài, một ngắn, đo đúng bằng với chiều dài, ngắn của diều rối sau đó dùng dây mảnh buộc chặt lại
Bước 4: Lắp ráp diều
Dùng mũi kéo nhỏ kheó léo đục 4 lỗ tại 4 đầu chóp của diều và buộc chặt phần diều với thanh tre lại.
Bước 5: Buộc dây diều
Buộc dây vào 2 bên diều và thắt nút lại và thắt nút tại điểm chùng ở giưuã giống hình.
Bước 6: Trang trí diều
Lấy giấy mỏng cắt những sợi dài và dán lại vào 2 bên cánh diều và đuôi diều, để khi diều bay lên trông thật uyển chuyển đẹp mắt.
Qua đây các em thấy cách làm diều thật đơn giản phải không? Chúng ta chú ý chọn, tận dụng giấy loại, thanh tre mỏng, vừa làm sạch môi trường, vừa làm được trò chơi bổ ích, chứ không nên chơi điện tử vừa ảnh hưởng sức khỏe như hư mắt, vừa không rèn luyện được thể hình.
* Hướng dẫn làm Cà Kheo
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách làm khá đơn giản, chỉ cần dùng 2 cây tre, hoặc trúc già, cao khoảng 1,5m – 2m, thân thẳng, đặc, chịu lực tốt, có chỗ đặt chân và nén kheo. Nén kheo đeo ở đầu gối để giữ kheo và phải có độ co giãn để tránh làm trầy xước kheo chân. trên đó có cột 2 cái khấc cũng bằng tre, hoặc có thể tận dụng chỗ mắt tre để làm bàn đạp mà đứng lên đó đi thay chân. Hoặc chúng ta có thể tiến tiến hành đục lỗ chỗ 2 khấc tre, sau đó xâu vào thân hai cây tre. Quan trọng là người làm phải đảm bảo 2 khấc được cột chặt, bạn có thể dùng đinh đóng để kèm chặt và dùng thêm dây buộc hoặc để chắc thì nên có cả nẹp để giữ cố định 2 khấc đó.
Sau khi hướng dẫn giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm trong khoảng thời gian 1 tuần, đến đầu tuần sau vào đầu giờ học không hỏi bài cũ mà yêu cầu 2 nhóm trưng bày sản phẩm.
- Soạn bài mới
7. Rút kinh nghiệm: Bài dạy đã đi đúng tiến trình của hoạt động sư phạm,giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy phù hợp, có địa chỉ rõ ràng. Nội giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy phù hợp, có địa chỉ rõ ràng. Nội dung sâu sắc, học sinh vận dụng được các kiến thức của các môn học Địa lý, Lịch sử, Sinh học, Công nghệ, Mĩ Thuật làm cho bài dạy có chiều sâu và sinh động, cuốn hút và tạo được ấn tựơng mạnh. Qua bài học cho thấy học sinh được phân công nhóm và các thành viên trong nhóm tích cự tham gia hoạt động, đã biết vận dụng kiến thức sách vở vào thực tiễn cuộc sống , rèn kĩ năng sống, kĩ năng xác định giá trị của bản thân, biết tự tìm tòi sáng tạo nuôi trồng các loại thực phẩm sẵn có trong gia đình để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
* Giáo viên:
- Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết theo nhóm.Câu 1 (N1): Viết bài thuyết minh về trò chơi dân gian"Ô ăn quan". Câu 1 (N1): Viết bài thuyết minh về trò chơi dân gian"Ô ăn quan".
Câu 2 (N2): Viết bài thuyết minh món ăn đặc sản ở quê em.
- Kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết 15 sau khi học xong. Câu 1: Thuyết minh về cách làm một trò chơi dân gian và thuyết minh về một món ăn (đặc sản) có những điểm nào chung và có những điểm nào khác?
Câu 2: Liệt kê các trò chơi dân gian mà em biết? Theo em, em thích nhất là trò chơi nào? vì sao? Nêu nguyên liệu cần có để làm được trò chơi mà em thích?
- Kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng vận dụng kiến thức đã học để làm một sản phẩm bằng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm liên kết với đoàn đội lồng ghép trong chương trình hoạt động ngoại khóa phát động thi các trò chơi dân gian.
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà vận dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà, trong vườn làm trò chơi dân gian( Nhóm 1: Làm Diều; Nhóm 2: Cà kheo).
- Kiểm tra đánh giá bằng phương pháp khảo sát mức độ hứng thú của các em sau tiết học.
Giáo viên phát phiếu, yêu cầu học sinh điền dấu nhân vào ô mà em đã chọn.
Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú
9. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày bài thuyết minh, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài.
Kết quả : Giỏi = 10 em, Khá = 15 em, Trung bình = 5 em.
Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn với bài : Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) đối học sinh lớp 8
năm học 2016- 2017 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2017 -2018 đối với học sinh lớp đang giảng dạy. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
* Một số hình ảnh của tiết học.