Đại diện nhóm trình bày, Gv đánh giá, bổ sung, trình chiếu kết quả:

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8 (Trang 30 - 32)

bổ sung, trình chiếu kết quả:

- .

- Gv Có thể mời học sinh thưởng thức bánh đa, yêu cầu Hs trình bày yêu cầu thành phẩm.

Gv đánh giá, nhận xét, trình chiếu.

- Vừng: 3kg (4kg).

- Tỏi: 5g ; Mì chính (bột ngọt): 1g - Mặc khẻn( ớt tiêu rừng): 1/2g - Bột canh (bột súp hay muối): 1/2g + Cách làm:

- Gạo Khang dân (gạo Lai), trắng, đại sạch, được ngâm khoảng 120phút, sau đó đem xay nhuyễn, nhỏ, để trong vòng 1đêm cho đứng bột rồi sáng dậy đem lóng nước trong, nước chua đổ, thêm nước sạch vào vừa đủ , yêu cầu bột không đặc cũng không loãng

- Vừng đen (trắng): Đại sạch sau đó đem trộn vào với bột, đảo đều, để vừng không bị vón cục.

- Tỏi, tiêu rừng (Mặc Khẻn): đem xay (giã nhỏ) bỏ vào đảo đều cùng với bột, vừng và gia vị (bột ngọt, bột súp) để tạo độ đặm đà, vị vừa thơm ngon, vừa không nhạt.

- Sau khi chuẩn bị xong các nguyên vật liệu, tiếp theo là công đoạn tráng bánh khá công phu: bánh tráng trên nồi hấp, đòi hỏi sự khéo léo của người thợ, nếu tráng hơi non tay thì bánh không có độ đều và dày.

- Bánh được đặt trên giá (mên) làm bằng tre hay nứa sau đó đem ra nắng, phơi khô, chú ý khi phơi phải thường xuyên trở bánh để bánh khô đều, thẳng bánh, không bị vẹo.

- Chế biến bánh: nướng trên than hoa, lò vi sóng hoặc chiên dầu.

? Nêu nhiệm vụ của kết bài.

Gv yêu cầu Hs vận dụng Địa lý,lớp 8 Bài Đặc điểm khí hâu của Việt Nam. ? Khí hậu Việt Nam có gì đặc biệt? (Phân hóa 2 mùa rõ rêt.)

? Món đặc sản bánh đa ăn vào mùa nào thì ngon hơn? nêu giá trị của món ăn?

+ Yêu cầu thành phẩm

- Bánh đa khi chế biến đã cho gia vị vừa miệng nên khi thưởng thức thường không ăn kèm với các gia vị khác (nước mắm) mà có thể ăn kèm với các món ăn khác như hến sào giá, bún với mùng chua, hay với ốc luộc, các món trộn (giá trọn thịt, đu đủ, xoài xanh trộn tai heo)...

-Cầm hay bẻ giã một miếng bánh đa đã tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt của tỏi, tiêu. Độ giòn của bánh, vị bùi thơm của vừng, vị ngọt của gạo (thêm nước cốt dừa, hay quả gấc nếu ai thích làm bánh đa dừa hay đa gấc) quyện lẫn mùi thơm của hạt cay tiêu rừng, thật không còn gì bằng.

3. Kết bài

Vào mùa đông như thế này mà được thưởng thức món Bánh đa của người Đô Lương thì quả là một điều rất tuyệt vời.

Hoạt động 4: Vận dụng/tìm tòi

1. Củng cố: Như vậy để làm được một bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian hay thuyết minh về một món ăn thì ngoài nắm vững kiến thức làm bài văn thuyết minh thì em có cần các tri thức của các môn học khác không? Vì sao?

- Hs trả lời, giáo viên, đánh giá bổ sung.

Trong làm bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian, hay thuyết minh món ăn dân tộc ngoài nắm vững phương pháp, kiến thức làm bài văn thì chúng ta cần vận dụng các kiến thức môn Địa lý, môn Sinh học, môn Lịch sử, môn Công Nghệ, môn Mĩ thuật để làm bài văn thuyết minh phong phú, sinh động, gây hứng thú, tìm tòi cho độc giả cũng như du khách biết đến quê hương, biết được sự giàu đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là cách để chúng ta quảng bá hình ảnh quê hương và đất nước.

Qua bài học, em cần nắm vững những nội dung nào? - Hs trả lời, gv nhận xét, bổ sung:

Thuyết minh về một trò chơi hay một món ăn thì yêu cầu người viết cần nắm vững các yêu cầu cần có, đó là nguyên liệu, cách làm và yêu cầu thành phẩm. Về phần nguyên liệu có thể là có sẵn trong vườn hoặc mua ở chợ nhưng chúng ta cần chú ý lựa chọn nguyên liệu sẵn có thì an toàn cho sức khỏe. Qua bài học này, các em có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tự làm cho mình một trò chơi như Cà kheo hay diều, tự làm cho mình một món ăn đơn giản, nguyên liệu có sẵn trong vườn vừa an toàn, vừa có ý thức bảo vệ môi trường.(GV tích hợp, Mĩ thuật7 Chủ đề cuộc sống quanh em , vẽ tranh trò chơi dân gian; Công nghệ với nội dung thiết kế kĩ thuật, cách chuẩn bị nguyên vật liệu làm trò chơi; GDCD7, bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên).

2. Vận dụng/tìm tòi: (Bài tập về nhà)

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 8, đề tài vận dụng kiến thức liên môn trong dạy văn thuyết minh lớp 8 (Trang 30 - 32)

w