1. PHẠM VI SỬ DỤNG ĐỀ TÀI
Đề tài "Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học làm văn thuyết minh ở lớp 8 THCS - Thể nghiệm qua bài Thuyết minh về một phương pháp( cách làm) mà chúng tôi trình bày ở trên có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh lớp 8 -THCS trên địa bàn huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và trên toàn quốc. Đề tài phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay. Đề tài có tính cải tiến từ các giải pháp đã có và đang triển khai, áp dụng tại đơn vị bước đầu đã mang lại hiệu quả.
2. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Tất cả các giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn khối 8 trong trường trong huyện, tỉnh và cả nước.
- Đối tượng học sinh phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh khối 8. - Đây có thể là tài liệu dùng cho tất cả giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn sử dụng.
3. KẾT QUẢ THỂ NGHIỆM
3.1 Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh sau bài học Bảng 1: Bài thực hành làm văn thuyết minh tại 2 lớp thực nghiệm và đối chiếu.
Lớp
Tổ ng số HS
Loại G Loại K Loại TB Loại yếu Loại kém
SL % SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 38 8 47% 10 38% 3 12% 1 3% 0 0 Đối chứng 38 3 12.7 % 6 63% 8 10% 7 5.4 % 3 1.2 % Qua kết quả của kiểm tra có thể nhận thấy, mức độ đạt được kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệc rõ ràng. Ở lớp đối chứng , tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra đạt loại Giỏi và Khá chỉ chiếm 55% trong khi đó tỉ lệ này ở lớp thực nghiệm là 84%. Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh có bài kiểm tra xếp loại trung bình chiếm nhiều nhất so với các mục xếp loại khác (tỉ lệ TB là
37%), trong khi đó, ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ học sinh có bài đạt loại Giỏi lại cao nhất với 47%.
3.2 Kết quả bài trắc nghiệm về mức độ hứng thú của học sinh sau khihọc bài. học bài.
Bảng 2: Điều tra về mực độ hứng thú của học sinh sau giờ dạy thể nghiệm. Mức độ Rất hứng thú Hứng thú vừa phải Không hứng thú Không ý kiến 38 học sinh lớp thực nghiệm 28 Hs 84% 7HS 14 3 HS 2% 0 HS
Nhận xét: Qua bảng kết quả phân phối tần số các thang điểm đều có sự chênh lệch. Mà chênh lệch ở đây là điểm sau khi thực nghiệm cao hơn trước lúc thực nghiệm. Đặc biệt là sự chênh lệch ở điểm 6,7,8. Điểm 7,8 được nâng lên một cách rõ rệt còn điểm dưới 5, và 5-6 giảm nhiều. Điều này chứng tỏ rằng: Việc áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học và các phương pháp tích cực trong dạy học có ưu việt, nó giúp HS năng động, sáng tạo, nắm chắc kiến thức và vận dụng kiến thức đã học tất linh hoạt và bổ trợ cho các môn khác một cách hữu ích. Từ một tiết học tưởng chừng quá nặng nề khô khan, khó khăn đã trở nên nhẹ nhàng, sôi nổi tạo hứng thú học tập cho học sinh, chất lương tiết dạy đã có sự chuyển biến rõ rệt.
Sự hứng thú đó được thể hiện trong sản phẩm học tập của các em: 1) Sản phẩm hoạt động nhóm làm bài tập 1 trong tiết học.
2) Sản phẩm bài viết của các thành viên trong nhóm * Bài viết của em Hoàng Thị Bảo Uyên
* Bài viết của em Nguyễn THị Hòa
3) Bài kiểm tra 15 phút của một số học sinh
4) Sản phẩm vận dụng trải nghiệm, sáng tạo của học sinh - Sản phẩm làm Diều
- Sản phẩm làm Cà Kheo
C. KẾT LUẬN.