Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều

62 878 4
Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Lời nói đầu Đã là ngời Việt Nam, chẳng mấy ai không biết Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và hàng trăm bài viết về Truyện Kiều ngay từ khi nó ra đời cho đến ngày hôm nay. Và cả ở mai sau Truyện Kiều vẫn là nguồn cảm hứng cho thi ca và nguồn đề tài cho thẩm bình nghiên cứu văn học. Đề tài khoá luận của chúng tôi nhằm tìm hiểu về nhóm danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều. Chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong lộ trình vô hạn nghiên cứu về Truyện Kiều. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên của chúng tôi nên chắc chắn còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu sót. Chúng tôi rất mong đợc sự góp ý kiến và sự chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo để hiểu một cách thấu đáo hơn về đề tài, về Truyện Kiều cũng nh các phơng pháp nghiên cứu khoa học, rút kinh nghiệm cho công việc sau này. Chúng tôi còn có nhiều băn khoăn, trăn trở về đề tài, do còn hạn chế trong kiến thức và do phạm vi đề tài. Đây mới chỉ là bớc tập dợt mang tính định hớng. Chúng tôi xem việc hoàn thành khoá luận là một bớc rèn luyện để trởng thành về mọi mặt trong quá trình công tác chuyên môn của mình. Đề tài đợc hoàn thành nhờ sự hớng dẫn nghiêm túc, tận tình của Thầy giáo, TS. Trần Văn Minh và nhờ sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo, các bạn đồng môn. Nhân dịp này, em xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hớng dẫn và xin gửi tới các Thầy, Cô giáo, các bạn lời cảm ơn chân thành nhất. Vinh, Ngày 01 tháng 05 năm 2003 1 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Phần I: Dẫn luận I. Lí do chọn đề tài: Việc nghiên cứu riêng về các danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều là một vấn đề lí thú, bởi đây là phơng diện khá nhỏ hẹp và không mấy ai đề cập đến một cách cụ thể. Việc nghiên cứu ngôn ngữ nh thế này giúp chúng ta hiểu đợc sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều, đồng thời khẳng định thiên tài văn học dân tộc - thi hào Nguyễn Du. Nhóm số lợng danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều có tất cả 540 l- ợt từ. Nhìn trên tổng thể hình thức, chúng có mặt trong hầu hết các đoạn thơ, trang thơ. Có thể nói rằng: không có trang Kiều nào không có danh từ chỉ thời gian. Qua khảo sát, việc sử dụng các danh từ chỉ thời gian không phải hoàn toàn ngẫu nhiên, trái lại, đó là ý đồ nghệ thuật của tác giả, nó nh một phơng tiện nghệ thuật để bộc lộ nội dung, t tởng, tình cảm của tác giả. Hơn thế nữa, dòng thời gian biểu hiện qua các danh từ chỉ thời gian phần nào cho thấy hiện thực của thời đại và nhịp điệu thời gian là một trong những yếu tố quan trọng để Truyện Kiều khác với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân ( Trung Quốc), để Truyện Kiều trở thành một kiệt tác văn chơng cổ điển Việt Nam. Với những lí do trên, đề tài của chúng tôi đi vào khảo sát, miêu tả, phân tích và tìm vai trò ý nghĩa của danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều, để góp phần bổ sung thêm vào sự phát hiện cái hay cái đẹp của Truyện Kiều và thiên tài Nguyễn Du. II. Đối t ợng và nhiệm vụ nghiên cứu. 1. đối t ợng nghiên cứu: Khảo sát toàn bộ Truyện Kiều của Nguyễn Du để tìm ra các danh từ chỉ thời gian làm đối tợng nghiên cứu. 2. Nhiệm vụ: 2 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều - Thống kê và phân loại các danh từ có ý nghĩa chỉ thời gian ( thời đoạn) đợc dùng trong Truyện Kiều. - Miêu tả các từ chỉ thời gian về cấu tạo, về nguồn gốc, về kiểu ý nghĩa ( thời đoạn chính xác, thời đoạn phỏng chừng) và về hoạt động ngữ pháp ( vai trò ngữ pháp trong câu). - Phân tích giá trị biểu nghĩa của các danh từ chỉ thời gian đối với việc thể hiện thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều. III. Lịch sử vấn đề: Truyện Kiều của Nguyễn Du đợc công bố từ đầu thế kỉ XIX. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã làm xôn xao d luận. Kẻ khen cũng nhiều mà ngời chê cũng không ít. Nhng cho đến nay, qua hai thế kỉ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đi vào tâm hồn ngời Việt, đi vào nền văn học dân tộc và mãi sáng ngời. Truyện Kiều đã trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bình luận và nhiều cuộc bút chiến. Giữa thế kỉ XX, báo Thanh Nghị có nhiều bài xung quanh đề tài Truyện Kiều, nổi bật là những bài viết của tác giả Thi nhân việt Nam- Hoài Thanh. Ông đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ Truyện Kiều nhng lại là ngôn ngữ thiên nhiên chứ không phải là phơng diện từ loại hay vấn đề về thời gian Truyện Kiều. Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc ( viết năm 1965, đến 1985 mới xuất bản ) là cuốn sách viết về Truyện Kiều đ- ợc trao Giải thởng nhà nớc ( 2000). Cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu phong cách Nguyễn Du ở t tởng, phơng pháp tự sự, thể loại, bố cục và tác giả cũng đi vào nghiên cứu ngôn ngữ ( chơng VIII). Tuy nhiên, việc nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc là xét trong khuôn khổ phong cách, thể loại và chứng minh những cách lựa chọn của ông đã đạt đến cái điểm làm cho những ngời sành chữ nh Nguyễn Khuyến phải sợ, chứ cha phải 3 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều tìm hiểu về thời gian nói chung, và danh từ chỉ thời gian nói riêng, nh đề tài khoá luận này thực hiện. Cuốn Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của tác giả Lê Đình Kỵ có một chơng ( chơng II) viết về không gianthời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều. Tác giả viết thiên về không gian nghệ thuật hoặc lồng thời gian vào không gian chứ thời gian không đợc viết tách biệt. Nh vậy, thời gian đợc nhìn nhận trong mối quan hệ với không gian, nó chỉ đợc đề cập đến trong một chừng mực nhất định và rất ngắn gọn, khái quát. Thời gian và không gian nghệ thuật ở đây đợc quan tâm trong mối quan hệ khăng khít với con ng ời, nh là bối cảnh hoạt động vật chất và ý thức của con ngời, nh lặng lẽ tham gia vào đời sống, thân phận của con ngời. Tác giả cuốn sách không nhắc gì tới vai trò của các danh từ chỉ thời gian. Cuốn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh đã hiệu đính, chú giải hết sức tỉ mỉ về Truyện Kiều, làm rõ hơn ý nghĩa ngôn từ trong Truyện Kiều, nhng do đây là một cuốn từ điển nên vấn đề về danh từ chỉ thời gian mới dừng lại ở việc giải nghĩa từ trong toàn bộ hệ thống mục từ của từ điển. Cuốn Thi pháp truyện Kiều của Trần Đình Sử đi sâu nghiên cứu về thi pháp của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Tác giả có viết về thời gian nghệ thuật của Truyện Kiều. Đây là công trình làm cho độc giả hiểu Truyện Kiều sâu sắc hơn, ở những góc độ khác nhau và mới mẻ. Tác giả đi vào nhiều góc độ của thời gian, tìm ra nhiều ý nghĩa của thời gian, nhng tác giả không đi cụ thể vào nhóm danh từ chỉ thời gian. Tuy nhiên, qua phần viết về thời gian nghệ thuật trong truyện Kiều của tác giả Trần Đình Sử, chúng tôi cũng đợc mở mang thêm trong cách nhìn nhận về thời gian nói riêng và Truyện Kiều nói chung. Cuốn Chữ nghĩa truyện Kiều tác giả Nguyễn Quảng Tuân nghiên cứu về mặt chữ nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu các bản phiên âm với bản Nôm cổ để phát hiện những câu dịch sai làm ảnh hởng đến ý nghĩa tác phẩm mà không nghiên cứu riêng về các từ chỉ thời gian. 4 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Gần đây nhất, Trung tâm nghiên cứu quốc học cho in lại cuốn Truyện Kiều _ bản Nôm cổ nhất của Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. Do phạm vi của cuốn sách nên tác giả không đề cập đến vấn đề thời giandanh từ thời gian. Còn có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về Truyện Kiều, song cũng nh các tài liệu đã điểm trên, đều không nói gì đến danh từ chỉ thời gian. Còn các tác giả Việt ngữ học nh Diệp Quang Ban ( Ngữ pháp tiếng Việt ), Nguyễn Hữu Quỳnh ( Từ loại danh từ tiếng Việt), Lê Biên ( Từ loại tiếng Việt hiện đại), Nguyễn Anh Quế ( Ngữ pháp tiếng Việt), Đỗ Thị Kim Liên ( Ngữ pháp tiếng Việt) đều xếp danh từ chỉ thời gian là một tiểu nhóm của từ loại danh từ. Các tác giả nói trên dừng lại nêu các đặc điểm ngữ pháp trong phạm vi của từ loại chứ không liên hệ chúng vào Truyện Kiều. Qua sơ lợc về lịch sử nghiên cứu Truyện Kiềutừ loại danh từ chỉ thời gian, chúng ta có thể kết luận rằng : Hầu hết các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều mới chỉ dừng lại ở vấn đề ngôn ngữ nói chung và sát hơn nữa là từ ngữ chỉ thời gian; còn các nhà Việt ngữ học thì đa ra một khái niệm chính xác về danh từ chỉ thời gian. Danh từ chỉ thời gian cha đợc đi sâu nghiên cứu nh một chỉnh thể có hệ thống trong Truyện Kiều. Chúng tôi hy vọng rằng, đề tài này phần nào đi sâu tìm hiểu các danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, để góp một phần nhỏ bé khám phá thế giới Truyện Kiều. IV. Ph ơng pháp nghiên cứu. 1. Phơng pháp thống kê, phân loại. 2. Phơng pháp phân tích, miêu tả ( vai trò ngữ pháp và vai trò ngữ nghĩa của các danh từ chỉ thời gian). 5 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều 3. Phơng pháp khái quát, tổng hợp ( nhận xét và kết luận cách thể hiện của danh từ chỉ thời gian). V. Đóng góp của đề tài: Đề tài này không nghiên cứu về dòng thời gian nói chung hay về từ loại danh từ nói chung trong Truyện Kiều, mà đi vào một khía cạnh cụ thể hơn của ngôn ngữ Truyện Kiều: đó là nhóm danh từ chỉ thời gian. Tuy là một khía cạnh nhỏ, nhng qua khảo sát và phân tích, chúng tôi thấy rằng danh từ chỉ thời gian có sức biểu hiện tơng đối lớn, nó nh là một phơng tiện nghệ thuật đợc Nguyễn Du sử dụng có chủ đích để đạt một giá trị nội dung và nghệ thuật cao. Chúng tôi cố gắng tiếp thu những kiến thức của các tác giả đi trớc và mở rộng thêm một khía cạnh nữa để nhìn nhận Truyện Kiều đó là: Danh từ chỉ thời gian. Danh từ chỉ thời gian không đơn thuần là sự diễn biến của sự việc hiện tợng, mà nó còn chi phối đến tâm trạng, đến t tởng tình cảm của tác giả và của nhân vật. Đó chính là cái mới mà đề tài chúng tôi xây dựng đợc. Phần II: Nội dung Ch ơng I : Đặc điểm ngữ pháp của nhóm danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều. I. Nguyễn Du và Truyện Kiều : Hoàng Trung Thông viết về tác giả Truyện Kiều Tiếng Ngời hát xa thấm đầy nớc mắt Thấm vị đời cay đắng khổ đau Hai thế kỉ qua đi trên nấm đất Mấy kiếp ngời, mấy cuộc bể dâu Thơ ngời mãi sống cùng đất nớc Dù mai sau dù có bao giờ 6 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Tiếng thơ thay cho lời khẳng định, là câu trả lời cho câu hỏi thấu nhân gian của Nguyễn Du: Bất tri tam bách d niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nh. Đã là ngời Việt Nam thì mấy ai không biết Truyện Kiều. Dờng nh mỗi khi nhắc đến tinh hoa văn học dân tộc là phải nhắc đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có ngời cho rằng Trong nền văn học xa của ta, đi lại cũng chỉTruyện Kiều ( Văn chơng và hành động) Nguyễn Du ( 1766- 1820) tên chữ là Tố Nh, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tuy ông không đỗ cao nhng lại am hiểu t- ờng tận về cả Nho, Phật, Đạo và là ngời rất thông minh. Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc, nổi tiếng về đờng khoa hoạn, nhiều đời có ngời đỗ đạt cao và làm quan to. Vì vậy, ngời Hồng Lĩnh có câu: Bao giờ Ngàn Hồng hết cây Sông Rum hết nớc họ này hết quan. Gia đình Nguyễn Du có bề dày về truyền thống văn học nghệ thuật. Từ lúc sinh ra cho đến năm 10 tuổi, ông sống sung túc cùng với gia đình . Đến năm 10 tuổi, cha mất; 2 năm sau mẹ cũng mất, ông đến nơng tựa tại nhà anh là Nguyễn Khản. Thời đại Nguyễn Du sống là vào nữa cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, thời kì khủng hoảng sâu sắc nhất của chế độ phong kiến. Những cuộc nổi dậy mạnh mẽ của phong trào nông dân, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá kéo theo sự lên ngôi của đồng tiền và t tởng phóng khoáng của tầng lớp thị dân đã khiến cho chế độ phong kiến với những giáo lí cổ hủ, gò bó suy sụp không gì cỡng nổi. Đây là thời kì mà Nguyễn Du viết : Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ( Truyện Kiều). 7 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Ông đã sống qua ba triều đại : Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn , đã chứng kiến những cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến cũng nh các cuộc khởi nghĩa đòi quyền sống của nông dân, chứng kiến sự thống trị tàn ác, dã man của giai cấp phong kiến, cảnh nghèo khổ, đày đoạ của ngời dân. Đồng thời ông cũng nắm bắt đợc luồng t tởng tiến bộ mà tầng lớp thị dân mang đến, đó là: dân chủ hay những t tởng lớn từ những cuộc khởi nghĩa nông dân. Tất cả hiện thực thời đại đợc thâu tóm lại trong một tâm hồn: Nguyễn Du, để khi đọc Kiều ta lại gặp lại thời đại ấy xác thực, sống động mà Nguyễn Du nh một chứng nhân quằn quại, đớn đau. Về nguồn gốc, cốt truyện và sự sáng tạo lại của Nguyễn Du ( theo tác giả Lê Thu Yến) : Truyện bắt nguồn từ câu chuyện có thật do Mao Khôn - một ngời trong quân đội Hồ Tôn Hiến ghi lại trong Kĩ tiễu trừ Từ Hải bản mạt. Về sau nhiều ngời viết lại truyện này nh : Đới Sĩ Lâm với Lý Thuý Kiều truyện, D Hoài với Vơng Thuý Kiều truyện Cốt truyện chủ yếu xoay quanh ba nhân vật: Thuý Kiều- Từ Hải- Hồ Tôn Hiến. Từ Hải, chủ tớng của một đám giặc cớp đã đem lòng yêu thơng Thuý Kiều. Sau Thuý Kiều bị mua chuộc đã giục Từ Hải ra hàng. Kết quả, Từ Hải bị giết, Thuý Kiều bị bắt ép phải hầu rợu, đánh đàn trong bữa tiệc mừng công của Hồ Tôn Hiến, sau đó nàng bị gả bán cho một trởng. Kết thúc truyện, Thuý Kiều đau đớn nhục nhã đã nhảy xuống sông tự tử. Khoảng cuối đời Minh, Thanh Tâm tài nhân sáng tác lại dới hình thức một truyện dài, gồm 20 hồi với tên là Kim Vân Kiều truyện. Tác phẩm này có nhiều tình tiết phức tạp, nhiều nhân vật và sự kiện hơn. Đặc biệt, Từ Hải - Thuý Kiều không phải là tuyến chính mà tuyến chính là mời lăm năm chìm nổi của nàng Kiều. Đồng thời trong truyện có xuất hiện nhiều nhân vật khác nh Kim Trọng, Thúc Sinh và câu chuyện trong Kim Vân Kiều truyện không kết thúc ở sông Tiền Đờng mà còn có đoạn tái hồi của Thuý Kiều với Kim Trọng. Nguyễn Du đã dựa theo tác phẩm văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà sáng tác nên Truyện Kiều theo thể thơ lục bát, gồm 8 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều 3254 câu. Nguyễn Du đã lợc bỏ một số chi tiết của Kim Vân Kiều truyện và thêm vào đó rất nhiều chi tiết khác. Có thể nói Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại cốt truyện cũ, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với điều mình đã từng trải nghiệm trong cuộc đời và thể hiện nó bằng ngòi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luôn đau đớn và thấm đậm tình đời. Về giá trị Truyện Kiều : Truyện Kiều đề cập đến số phận của con ng- ời, mà điển hình là ngời tài hoa trong xã hội phong kiến với những ràng buộc nặng nề, nhất là với số phận của ngời phụ nữ. Nguyễn Du đồng cảm với nỗi khổ của họ, đồng tình với ớc mơ về một cuộc sống bình yên Bốn phơng phẳng lặng hai kinh vững vàng, với khát vọng tình yêu tự do của tuổi trẻ, khát vọng về công lý, về xã hội tự do nhân ái. Từ cái nhìn hiện thực về số phận con ngời và tấm lòng nhân đạo cao khiết, Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói phê phán. Phê phán ngay cái xã hội ông đang sống và đang chứng kiến cái bản chất thực của nó đó là những đè nén bóc lột, áp bức con ngời cả tinh thần và thể chất. Đồng tiền vào thời này có sức mạnh vạn năng, quan lại vì đồng tiền mà làm lệch cán cân công lý, nho sĩ vì tiền mà có thể trở thành một kẻ tiểu nhân mạt hạng : -Một ngày lạ thói sai nha. Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền. -Có ba trăm lạng việc này mới xong. - Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê. Con ngời trong xã hội phong kiến rơi vào bế tắc, không có lối thoát, Nguyễn Du đã phải thốt lên: Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm ngời có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới đợc phần thanh cao Đó vẫn mãi là tiếng nói chân thực về sự bất lực trớc hiện tại; nó thể hiện nỗi đau đớn còn vang vọng mãi đến thời sau. 9 Khoá luận tốt nghiệp Danh từ chỉ thời gian trong truyện Kiều Ngoài những giá trị về nội dung, Truyện Kiều còn đạt những thành tựu về mặt nghệ thuật. Nguyễn Du đợc xem là bậc thầy của ngôn ngữ. Ông sử dụng ngôn ngữ một cách tài tình, tài hoa, đạt đến độ trác việt nhng cũng dễ hiểu, gần gũi với quần chúng nhân dân. Đó là lí do vì sao cả những ngời không biết chữ cũng thuộc đợc Truyện Kiều. Thể thơ lục bát - Thể thơ dân tộc- cùng với việc đợc viết bằng chữ Nôm- chữ viết dân tộc tạo cho Truyện Kiều có sự gần gũi với đời sống tinh thần của con ngời Việt Nam. Và điều đặc biệt không thể bỏ qua khi nói về nghệ thuật Truyện Kiều, đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du, xây dựng bằng phác hoạ. Chỉ một vài đờng nét bằng ngôn ngữ, Nguyễn Du đã xây dựng đợc nhân vật với bản chất đặc trng của nó. Ví nh: Kim Trọng: Phong t tài mạo tót vời Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa. Mã Giám Sinh: quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao Thuý Kiều: Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Cách xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cha đạt đến độ hoàn chỉnh nh trong văn học hiện đại ( Nhân vật tính cách, nhân vật tâm lí) nhng nó lại là cơ sở cho cái hoàn chỉnh của nghệ thuật hiện đại. T tởng tiến bộ và nghệ thuật vợt trội so với đơng thời đã làm ra đời một thiên tài văn học- Nguyễn Du. Trong khoá luận này, chúng tôi chỉ đi vào một khía cạnh rất nhỏ thuộc về hình thức Truyện Kiều; đó là tìm hiểu ngôn ngữ ở phơng diện cách dùng các danh từ chỉ thời gian trong Truyện Kiều để thấy đợc sự tài tình, tài hoa trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du, đồng thời thấy đợc giá trị của các danh từ thời gian trong dòng chảy của 3254 câu lục bát Truyện Kiều. 10 . 2) Danh từ chỉ loại. 3) Danh từ chỉ đơn vị đo lờng. 4) Danh từ chỉ thời gian. 5) Danh từ chỉ phơng hớng, vị trí. 6) Danh từ chỉ chất liệu. 7) Danh từ chỉ. Nhóm danh từ riêng. 2) Nhóm danh từ chỉ đơn vị. 3) Nhóm danh từ chỉ chất liệu. 4) Nhóm danh từ chỉ thời gian. 5) Nhóm danh từ chỉ vị trí. 6) Nhóm danh từ chỉ

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:17

Hình ảnh liên quan

Nh vậy, danh từ thời gian xuất hiện trong các bảng tiểu loại danh từ của các tác giả. Các tác giả đều thống nhất trong nội dung khái niệm về danh từ chỉ  thời gian_ đó là danh từ biểu thị thời gian, thời điểm, mặc dù ở mỗi tác giả có  sự khác nhau về độ c - Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều

h.

vậy, danh từ thời gian xuất hiện trong các bảng tiểu loại danh từ của các tác giả. Các tác giả đều thống nhất trong nội dung khái niệm về danh từ chỉ thời gian_ đó là danh từ biểu thị thời gian, thời điểm, mặc dù ở mỗi tác giả có sự khác nhau về độ c Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan