Thời gian sự kiện: là thời gian của mạch truyện, gắn với từng sự kiện của

Một phần của tài liệu Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều (Trang 40 - 46)

- Ngày vừa sinh nhật ngoại gia (371)

2.Thời gian sự kiện: là thời gian của mạch truyện, gắn với từng sự kiện của

cốt truyện. Đây là những danh từ thời gian mang nghĩa thực. đó là rhời gian cụ thể, thờng gắn với những sinh hoạt đời thờng :

- Xiết bao bớm lả ong lơi

Cuộc say đầy tháng trận cời suốt đêm (1230) - Bên mình giắt để hộ thân (2025)

Lần nghe canh đã một phần trống ba - Sự này đã ngoại mời niên (2887)

Tôi đà biết mặt biết tên rành rành.

Thời gian sự kiện còn là thời gian bị gấp khúc bởi những sự kiện xảy ra liên hồi, chồng chéo, thời gian biểu thị sự dang dở, không trọn vẹn:

- Một lời nói chửa kịp tha

Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.

- Buổi ngày chơi mả Đạm Tiên Nhắp đi thoắt thấy ứng liền chiêm bao

- Nửa năm hơi tiếng vừa quen Cây ngô cành bích đã chen lá vàng

- Vài tuần cha cạn chén khuyên Mái ngoài nghỉ đã giục liền ruổi xe.

Nguyễn Du không cảm nhận thời gian theo một chiều của cổ tích, sở dĩ thời gian bị gấp khúc do sự xuất hiện dồn dập của các sự kiện hoặc do không gian bị chia cắt, hay những suy tởng trong lòng ngời bộc lộ. Nguyễn Du đã tiến gần với bút pháp hiện đại hơn so với tác giả đơng thời - thời gian luân chuyển theo một chiều bất biến hoặc thời gian gắn với không gian để thể hiện chí - khí.

Thời gian sự kiện gắn với những con số cụ thể : - Ngày hai m ơi mốt tuất thì phải chăng?

- Thanh minh trong tiết tháng ba.

- Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mơi - M ời lăm năm ấy biết bao nhiêu tình

- Năm năm hùng cứ một phơng hải thần.

ta có thể chắp nhặt những khoảng thời gian này để đợc một đoạn đời lênh đênh 15 năm của nàng Kiều

Nh vậy, xét đến cùng, thời gian sự kiện trong “ Truyện Kiều” không đơn thuần chỉ mang nghĩa thời gian vật lí, bởi vì nó vừa thúc đẩy sự vận động của cốt truyện, lại vừa bộc lộ bản chất của sự kiện làm nên sự vận động đó.

Cái tài tình của Nguyễn Du thể hiện khá rõ trong cách sử dụng các danh từ chỉ thời gian. Dùng rất tự nhiên, và cũng rất thờng xuyên, nhng lại tạo đợc một giá trị về ý nghĩa và nghệ thuật lớn, góp phần làm cho “ Truyện Kiều” vốn là một câu chuyện xa lạ với ngời Việt Nam, trở nên gần gũi, thân quen với đời sống tinh thần ngời Việt.

II. Vai trò thi pháp:

“ Theo cách hiểu thông thờng hiện nay trên thế giới, thi pháp học là ph- ơng pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu phê bình các tác phẩm văn học từ cách hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật để tìm hiểu các ý nghĩa hiển hiện hoặc chìm ẩn của một tác phẩm: ý nghĩa mĩ học, triết học, đạo đức học ”…

( Trần Đình Sử).

Nói một cách nôm na, biểu hiện của thi pháp là các phơng diện khác nhau của hình thức nh thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, không gian, thời gian, con ngời biểu hiện quan niệm của tác giả. Nh… vậy, thời gian nằm trong phơng diện hình thức thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả; biểu hiện thi pháp của tác giả.

Qua khảo sát danh từ chỉ thời gian trong “ Truyện Kiều”, ta thấy rằng thời gian đóng một vai trò rất tích cực trong việc biểu nghĩa, thể hiện thế giới tâm hồn của Nguyễn Du. Còn vai trò thi pháp của các danh từ chỉ thời gian thể hiện ở quan niệm về thời gian và cách tổ chức danh từ chỉ thời gian của Nguyễn Du.

Có những tác giả có cái ám ảnh thời gian thể hiện trong tác phẩm của mình. Ngay từ trong “ Ly tao” của Khuất Nguyên luôn có sự đối lập “ xa -nay”, “ sớm - tối”

Ta vội vàng dờng chẳng kịp (a) Sợ tuổi xanh ta không trở lại Sớm bẻ mộc lan núi tỳ (a) Chiến túc mục bãi sông hái

Ngày tháng vùn vụt chẳng dừng (a) Đắp đổi hết xuân rồi lại thu

Và cảm thức thời gian này cũng thống nhất với cảm thức của Khổng tử khi đứng trớc dòng sông “ Cái mất đi nh thế sao, bất kể ngày đêm”. Còn các tác giả của Việt Nam viết :

- Trăm năm nào có gì đâu Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì ( Nguyễn Gia Thiều -“ Cung oán ngâm” )

- Giờ khắc đằng đẵng nh niên Mối sầu dằng dặc nh miền biển xa (“ Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn)

Các tác giả luôn thấy bất lực trớc thời gian, con ngời chỉ là cái hữu hạn, nhỏ bé, còn thời gian là cái bất tử vĩnh hằng, không hoà nhịp với con ngời. Còn Nguyễn Du, có lúc thời gian cũng là nỗi ám ảnh, trở thành một tâm sự : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bất tri tam bách giai niên hậu. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nh ( Độc Tiểu Thanh ký)

Trong “ Truyện Kiều”, cảm thức thời gian lan toả khắp các tác phẩm, nó không chỉ là nỗi nhức nhối thờng trực mà nó còn biến ảo cùng với lòng ngời. Nguyễn Du nhìn thời gian nh một “ nhân vật” ẩn chứa sự suy tởng trớc sau, ẩn chứa tâm trạng và sự kiện, có vận động nhng cũng có ngng nghỉ để nhìn sâu vào hiện thực, để chiêm ngiệm, thức tỉnh cho chính nhân vật và ngay cả độc giả.

Và một điều đặc biệt là, cách sử dụng một số danh từ chỉ thời gian với một số tần số lớn, có ý nghĩa đặc trng riêng để tạo cho “ Truyện Kiều” có dòng chảy thời gian tự nhiên, linh hoạt, không gò bó và không bị hạn chế nh các tác phẩm trớc đó. Không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Du lại sử dụng từ “phút” ( giây phút) - một thời gian ngắn ngủi- bốn lần ít ỏi, vì nó gắn liền bốn hoàn cảnh tạo bi kịch cho nàng Kiều, làm thay đổi cuộc đời Kiều, sự thay đổi hoàn toàn bất ngờ, con ngời hoàn toàn thụ động, không hay biết gì, thể hiện một hiện thực xã

hội không yên bình, lúc nào cũng có những tai ơng đe doạ, rình rập và con ngời không khỏi bị cuốn vào dòng xoáy đau thơng đó.

Các từ “ đời”, “ kiếp” _ quan niệm thời gian đời ngời theo thuyết luân hồi của nhà phật _ thờng xuất hiện ở những chỗ có mặt của chùa chiền, của đàn h- ơng, của s vãi. Đây là cách sử dụng từ để chỉ đặc trng cho nhân vật, của hoàn cảnh ( tạo không gian, môi trờng đặc trng cho nhân vật) :

Thơng thay cũng một kiếp ngời

Hại thay mang lấy sắc tài mà chi Những là oan khổ lu ly

Chỉ cho hết kiếp còn gì là thân

Các từ” khi”, “ hồi”, “ phen”, “ngày” chỉ những khoảng thời gian…

ngắn, đợc sử dụng thờng xuyên, gắn với những sự kiện thờng nhật, gấp gáp. Còn những từ chỉ thời gian dài hơn( “ tháng”, “ năm” ) lại thờng chứa đựng một tâm trạng, một suy tởng, hoặc là thời gian của những việc lớn, việc cần nhiều thời gian:

- Quanh năm buôn phấn bán hơng đã lề - Quản bao tháng đợi năm chờ

Việc sử dụng các cấu trúc đối có các danh từ chỉ thời gian trong cùng một dòng thơ (đã phân tích ở chơng I) đã khẳng định : thời gian trôi qua không phải vô tình. Tác giả mợn cái yếu tố khách quan là thời gian ấy để diễn tả cái chủ quan đó là tấm lòng mình.

Nguyễn Du mở đầu “ Truyện Kiều” bằng một cụm từ chỉ thời gian có ý nghĩa thời đoạn dài:

“ Trăm năm trong cõi ngời ta”

Và kết thúc “truyện Kiều” cũng là một cụm từ chỉ thời gian, nhng là thời gian rất ngắn:

“ Mua vui cũng đợc một vài trống canh”.

“ Trăm năm” mở ra một thời gian rộng, không phải là thời gian của nhịp điệu cuộc sống mà là thời gian của cả một cõi nhân sinh, thời gian của chiều dài

lịch sử và chiều sâu nhân tình, thời gian mở ra một câu chuyện thế sự. Khép lại “ Truyện Kiều” bằng “ mua vui cũng đợc một vài trống canh”, thời gian của dân gian, thời gian không ngng đọng, lu giữ, mà ngắn gủi vô thờng. Nguyễn Du nói một câu chuyện lớn, thâm thuý, sâu sắc tới tận tâm can ngời đọc, nhng lại rất khiêm tốn nhún nhờng, nó cũng thể hiện một cách nói văn hoá rất Việt Nam, nhng đồng thời cũng thể hiện một tâm t rất Nguyễn Du đó là đi tìm nỗi đồng điệu, đồng cảm giữa cuộc đời, bởi lúc nào cũng khắc khoải trong lòng câu hỏi: Bất tri tam bách giai niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nh.

Tóm lại, danh từ chỉ thời gian trong “ Truyện Kiều” góp phần làm nên một giá trị hình thức - giá trị thi pháp- để chuyển tải đợc phần nội dung phức tạp và sâu sắc của kiệt tác văn học dân tộc này.

Nhà lí luận Nga D-X- LiKhachôp nói “ Thời gian vừa là khách thể, vừa là chủ thể, lại đồng thời vừa là công cụ phản ánh của văn học, rằng văn học ngày càng thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thời gian trong các đa dạng của thời gian”. Nh vậy, Nguyễn Du đã phần nào đa thời gian vào vai trò của nó trong văn học, thông qua cách dùng : nhóm danh từ chỉ thời gian bên cạnh các nhóm từ khác trong ngữ vựng “Truyện Kiều” bất hủ.

Một phần của tài liệu Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều (Trang 40 - 46)