- Ngày vừa sinh nhật ngoại gia (371)
Phần III kết luận
“ Truyện Kiều” của Nguyễn Du ra đời đã đặt một nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại dân tộc, có thể nói rằng ngôn ngữ văn học dân tộc đã trải qua một thay đổi về chất, tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc của nó. Thông qua việc khảo sát tìm hiểu về danh từ chỉ thời gian trong “ Truyện Kiều” ( đã thực hiện ở các phần trên), chúng tôi rút ra đợc một số kết luận sau:
1. Danh từ chỉ thời gian là một trong những phơng tiện ngôn ngữ có giá trị nghệ thuật để Nguyễn Du thể hiện tâm trạng nhân vật, tâm trạng của chính tác giả. Đồng thời nó thúc đẩy sự vận động của cốt truyện, đánh dấu thời gian của những sự biến suốt 15 năm lu lạc của nàng Kiều.
2. Danh từ chỉ thời gian trong “ truyện Kiều” không biểu thị một thời gian của mũi tên một hớng : quá khứ -> hiện tại -> tơng lai, mà luôn vận động theo hai chiều : trớc - sau lẫn khứ hồi sau - trớc.
3. Danh từ chỉ thời gian trong “ Truyện Kiều” vừa biểu thị một thời gian cụ thể, đo đếm đợc lại vừa biểu thị một thời gian mang tính ớc lệ, phỏng chừng; thời gian vừa đợc hiểu theo nghĩa đen lại vừa đợc hiểu theo nghĩa bóng.
4. Danh từ chỉ thời gian trong “ Truyện Kiều” đợc tác giả sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh với những tần số xuất hiện các danh từ thời gian khác nhau.
5. Với cách sử dụng danh từ chỉ thời gian, Nguyễn Du đã thổi vào “Truyện Kiều” sức sống của thời gian. Chính vì vậy “ Truyện Kiều” sẽ mãi đợc coi là tinh tuý văn học dân tộc và Nguyễn Du sau” ba trăm năm lẻ nữa” vẫn là bậc thầy của hậu thế./.