Thời gian tâm trạng:

Một phần của tài liệu Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều (Trang 36 - 40)

- Ngày vừa sinh nhật ngoại gia (371)

1.Thời gian tâm trạng:

Văn học trung đại lấy ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng để bộc lộ tâm tình. Nguyễn Du viết:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Thời gian là một yếu tố tạo cảnh, có lẽ vì thế thời gian cũng biến đổi cùng tâm trạng. Trong “ Truyện Kiều”, tâm trạng con ngời luôn thay đổi, biến động và danh từ chỉ thời gian cũng đợc dùng tơng ứng với sự thay đổi, biến động đó.

Trớc hết, tâm trạng đợc tác giả bộc lộ qua danh từ thời gian về mùa. Trong “ Truyện Kiều” mùa xuân và mùa thu đợc nói đến rất nhiều, nhất là mùa xuân; trong khi đó mùa hè và mùa đông hầu nh vắng bóng. Mùa xuân gợi sức sống mãnh liệt, sự nảy nở và đợc dùng cho những tâm trạng an bình vui vẻ:

- Đủ đều trung khúc ân cần( 423) Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng

- Bâng khuâng đỉnh giáp non thần( 439) Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ màng

- Hải Đăng mơn mởn ngành tơ (1283)

Ngày Xuân càng gió càng ma càng nồng

Nhng cũng có lúc mùa xuân đợc dùng để đối chiếu, soi rọi giữa quá khứ với hiện tại, giữa hiện tại và lòng ngời:

- Đêm xuân một giấc mơ màng (849) Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ.

- Một ngời dễ có mấy thân ( 1005) Hoa xuân đơng nhuỵ, ngày xuân còn dài.

Thời gian “ xuân” đầy sự sống, nh biểu tợng của sự tràn đầy viên mãn đ- ợc đặt đối lập với nỗi lòng ê chề, đau đớn của nàng Kiều, đối lập với một tơng lai mù mịt, một hiện tại không lối thoát của nàng.

Mùa thu vốn chỉ sự chia biệt, cách xa . “ Truyện Kiều” là cả một cuộc chia li lớn đầy đớn đau, trong đó gồm chứa nhiều cuộc chia li nhỏ. Nguyễn Du dùng mùa thu để vẽ tâm trạng, vừa theo đúng nhịp quay cuả thời gian( tức là chia li đúng vào mùa thu) lại cũng vừa theo cách ớc lệ ( tức là thực tế không phải là mùa thu nhng tác giả vẫn quy về mùa thu vì chỉ có mùa thu đủ sắc màu chia biệt).

- Ngời lên ngựa kẻ chia bào

Câu thơ miêu tả cuộc chia li của Thúc sinh và Thuý Kiều. Cuộc chia li này đợc coi là một “ thiên phú biệt li” và ở đó sáng lên sắc của rừng phong_ màu của mùa thu, màu của chia biệt, rời xa.

Sắc màu của mùa thu, thời gian của mùa thu gắn liền tâm trạng: - Rừng thu từng biếc sen hồng( 917)

Nghe chim nh nhắc tấm lòng thần hôn. - Đêm thu một khắc một chầy (803) Bâng khuâng nh tỉnh nh say một mình.

- Đêm thu gió lọt song đào (1637) Một vầng trăng khuyết ba sao giữa trời.

Sở dĩ, Nguyễn Du thờng dùng mùa thu, mùa xuân cho cuộc lu lạc 15 năm là do _ theo Trần Đình Sử_ “ Bắt nguồn từ cảm nhận thời gian từ truyền thống” “ bi thu ai đông” đầy tính ớc lệ, tợng trng”

Tâm trạng còn đợc thể hiện qua sự co giãn của thời gian.

Lúc thời gian kéo dài, lúc thời gian rút ngắn đến bất ngờ, có lúc vội vã, lúc chậm chạp Thời gian kéo dài khi con ng… ời mang nỗi sầu ăm ắp, không thể san sẻ cùng ai, chỉ trông đợi vào thời gian mà thời gian lại không đồng điệu.

- Sầu đong càng lắc càng đầy (247)

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê

- Tần ngần đứng suốt giờ lâu (273) Dạo quanh chợt thấy mé sau có nhà.

Thời gian của hai câu thơ trên là thời gian của tâm trạng chàng Kim vơng vấn với Thuý Kiều, song không biết làm sao để đợc diện kiến nàng.

Thời gian có lúc lại rút ngắn để diễn đạt sự đổ vỡ, trong tác phẩm có bốn lần đổ vỡ thì bốn lần đều gắn với từ “phút” ( đã phân tích ở chơng I).

Có lúc thời gian lại rất chậm chạp :

- Cò kè bớt một thêm hai (647)

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.

Tơ loan còn vớng mối này cha xong. - “ Đêm thu một khắc một chầy (803) Bâng khuâng nh tỉnh nh say một mình.” Nhng ngợc lại, có lúc thời gian nh thật gấp gáp, vội vàng :

- Đêm thâu, khắc lậu, canh tàn ( 1179) Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gơng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xiết bao kể nỗi thâm sầu (777)

Khắc canh đã giục nam lâu mấy hồi.

- Khi về bỏ vắng trong nhà (883)

Khi vào dùng dắng, khi ra vội vàng Khi ăn khi nói lỡ làng

Khi thầy khi tớ xem thờng xem khinh

Thời gian gấp gáp vội vàng đợc thể hiện bằng một loạt các danh từ chỉ thời gian gần nhau: Đêm - khắc - canh, khắc canh, hoặc cách điệp lại các thời gian đó : “ khi ” để diễn tả một sự bất an, lo lắng, dự báo một điều không lành…

xảy ra.

Có lúc, thời gian lại mang tính mơ hồ trừu tợng: khi Thuý Kiều mợn đến “ đời”, “ kiếp” tức là nàng đang thất vọng, than thở, chấp nhận đắng cay. Đây là hai thời gian dài, nhng con ngời không biết trớc đợc, chỉ bằng suy đoán, cảm nhận. Khi nhân vật nói đến “ đời ” , “ kiếp ” là đã không nghĩ tới thời gian hiện tại, mà hớng về số phận mình, về cái còn cái mất:

- Những là lần lữa nắng ma (1077)

Kiếp phong trần biết bao giờ mới thôi

- Tẻ vui cũng một kiếp ngời (1193) Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru - Khéo là mặt dạn màydày (1223)

Kiếp ngời đã đến thế này thì thôi

Thời gian ở đây không đơn thuần là các mốc thời gian trong “ Kim Vân Kiều truyện”, “ không đơn giản trình bày sự kiện này nối tiếp sự kiện kia mà

biết dừng lại ở yếu tố bây giờ, tức là thời điểm hiện tại của sự biến, khám phá ý nghĩa phong phú của nó ” ( Trần Đình Sử ). Thời gian “ Truyện Kiều” là thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nhng tác giả không để thời gian lớt đi mà giữ nó lại để đi sâu khám phá nó, thời gian hiện tại ấy có khi mang cả dấu ấn của quá khứ và suy tởng tơng lai:

- Chén đa nhớ buổi hôm nay Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.

- Đến bây giờ mới thấy đây Mà lòng vẫn chắc những ngày một hai

- Những từ sen ngó đào tơ Mời lăm năm mới bây giờ là đây.

“ Khám phá cái bây giờ của Nguyễn Du đi vào nội tâm nhân vật, cho thấy bên cạnh dòng thời gian sự kiện,“ Truyện Kiều” còn có thêm dòng thời gian tâm trạng” _ “ một thời gian hiện tại của tiểu thuyết, là thời hiện tại cha hoàn thành, đang diễn ra đầy phấp phỏng chờ mong” ( Trần Đình Sử).

Tóm lại, thời gian luôn luôn song hành cùng tâm trạng. Nếu nh thời gian kéo dài, chậm chạp là tâm trạng mong chờ, khao khát, thì thời gian ngắn ngủi, gấp gáp lại biểu hiện một nỗi lòng bất an, băn khoăn, dày vò và khi con ngời tuyệt vọng lại hớng tới một thời gian vợt ra ngoài thực tại, nhng không phải là t- ơng lai, mà là một thời gian mơ hồ, không có thực, thời gian của quan niệm. Con ngời đợc đặt trong cuộc vật lộn với thời gian, đợc đối diện với thời gian. Thời gian nh một thực thể tơng phản lòng ngời, soi rọi lòng ngời - một thời gian của tâm trạng.

Một phần của tài liệu Danh từ chỉ thời gian trong truyện kiều (Trang 36 - 40)