1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

78 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 915 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Nam An Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Thủy Lớp : 48A – Giáo dục chính trị VINH – 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ban chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Khoa học khoa Giáo dục Chính trị, các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Triết học Mác – Lênin, sự động viên khích lệ của gia đình cùng toàn thể các bạn sinh viên trong lớp 48A - Giáo dục Chính trị; đặc biệt là cô giáo Th.s Lê Thị Nam An người trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này Mặc dù bản thân đã có nhiều trăn trở và nỗ lực nghiên cứu để hoàn thành khóa luận nhưng khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm sâu sắc hơn đề tài của mình Với tình cảm chân thành nhất, tôi xin gửi tới Ban chủ nhiệm Khoa, Hội đồng Khoa học Khoa Giáo dục Chính trị, cùng tất cả các thầy, cô giáo trong khoa, gia đình và bạn bè; đặc biệt là cô giáo Th.s Lê Thị Nam An lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thị Hồng Thủy DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ĐĐNN: Đạo đức nghề nghiệp ĐH: Đại học ĐHV: Đại học Vinh GD: Giáo dục KTSP: Kiến tập sư phạm KT – TTSP: Kiến tập – Thực tập sư phạm NN: Nghề nghiệp NVSP: Nghiệp vụ sư phạm SV: Sinh viên SVSP: Sinh viên sư phạm TCN: Trước Công nguyên TTSP: Thực tập sư phạm XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN A MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7 3.1 Mục đích nghiên cứu 7 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .7 4 Phạm vi nghiên cứu .7 5 Phương pháp nghiên cứu .7 6 Ý nghĩa của đề tài 8 7 Kết cấu của đề tài 8 B NỘI DUNG 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM .9 1.1.Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 9 1.1.1 Đạo đức 9 1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp 12 1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm 16 1.2.1 Sinh viên sư phạm là một đối tượng đặc thù trong ngành giáo dục - đào tạo ở trường đại học, cao đẳng .16 1.2.2 Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm .18 1.2.3 Tính tất yếu của việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trong quá trình giáo dục - đào tạo 20 Chương 2 VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 22 2.1 Trường Đại học Vinh đa ngành và công tác đào tạo sinh viên sư phạm 22 2.1.1 Một số nét khái quát về trường Đại học Vinh .22 2.1.2 Công tác đào tạo sinh viên sư phạm ở trường Đại học Vinh 27 2.1.3 Những nội dung đạo đức nghề nghiệp cần xây dựng cho sinh viên sư phạm 32 2.2 Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp 37 2.2.1 Thực trạng đạo đức và xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh .37 2.2.2 Những giải pháp xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh hiện nay 48 C KẾT LUẬN .60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC .68 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ông cha ta từng nói: “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “một nghề cho chín còn hơn chín nghề” Ngày nay, mỗi người khi chọn nghề, làm nghề luôn trăn trở tạo dựng uy tín nghề nghiệp với phương châm “uy tín quý hơn vàng”, “uy tín tạo nên sự thịnh vượng”…Điều đó cho thấy, bên cạnh chuyên môn thì cái đức của nghề, cái tâm với nghề đã được con người coi trọng Bởi vậy, đạo đức nghề nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhân cách của người làm trong nghề đó Từ xưa cho đến nay, dân tộc Việt Nam đã có truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh người thầy giáo “Không thầy đố mày làm nên” hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Trong quan điểm Nho giáo chính thống còn đặt vị trí người thầy quan trọng hơn cả cha mẹ theo thứ bậc “Quân, Sư, Phụ” về phương diện giúp con người mở mang trí tuệ, phát triển tài năng và hình thành những giá trị đạo đức Đồng thời, truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam cũng đặt ra những yêu cầu rất cao thậm chí là khắt khe đối với đạo đức của người thầy giáo Giáo dục và đào tạo đội ngũ giáo viên xứng đáng với truyền thống tốt đẹp là trọng trách của các trường đào tạo SVSP SVSP là một đối tượng đặc biệt trong các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm Họ là những người được đào tạo để phục vụ sự nghiệp “trồng người”, những người học nghề dạy học, học để làm thầy giáo Người thầy là những người đào tạo những thế hệ cho hai mươi năm, ba mươi năm sau, do đó hình ảnh người thầy không chỉ trong mắt mà thực sự đi vào trong tim các em Ngày nay, trước những biến đổi mạnh mẽ của xu thế thời đại và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật thì hệ thống nhà trường sư phạm phải có những đổi mới căn bản về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo Trong đó, phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng ĐĐNN cho SVSP vì xây dựng và hình thành ĐĐNN được xem là một trong những nội 1 dung cơ bản nhằm đào tạo ra đội ngũ giáo viên đáp ứng chuẩn đạo đức nghề nghiệp, thực sự có năng lực và phẩm chất đạo đức Trong những năm qua, khi đất nước đã và đang chuyển mình hòa vào làn sóng hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới; một mặt, đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực và thu được nhiều thành quả to lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nghệ thuật và đặc biệt là giáo dục và đào tạo Nền kinh tế thị trường, xu hướng mở cửa đã đem lại những thay đổi to lớn trong nhận thức, hành vi và thái độ của SVSP và giáo viên về nghề dạy học Có thể nói: Đại bộ phận giáo viên và SVSP hiện nay rất năng động và sáng tạo, mong muốn tạo ra và đóng góp nhiều của cải vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và xã hội Họ mong được cống hiến, được làm giàu chính đáng và hưởng thụ những thành quả do bàn tay và khối óc của mình tạo ra Đây là một trong những thay đổi rất lớn, là những phẩm chất mới trong ĐĐNN của những người hành nghề sư phạm và những thầy cô giáo tương lai Tuy nhiên, mặt trái của xu thế hội nhập cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề: đạo đức, luân lí, định hướng giá trị, thế giới quan, nhân sinh quan trong nhân cách của nhiều tầng lớp trong xã hội, trong đó có giáo viên và SVSP Cụ thể, một bộ phận nhỏ giáo viên và SVSP chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ hẹp hòi, lý tưởng NN mờ nhạt, quá đề cao giá trị vật chất Sự xuống cấp, suy thoái nhân cách của một bộ phận nhỏ này đã ảnh hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sinh viên làm giảm đi sự tôn vinh, yêu quý mà nhân dân dành cho những người thầy giáo Một trong những nguyên nhân cơ bản của những biểu hiện tiêu cực nêu trên chính là sự nhận thức chưa đúng đắn, chưa sâu sắc về nghề sư phạm Vì vậy, xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng để đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực, có nhân cách hoàn thiện Đây cũng là vấn đề khó, phức tạp nhưng có tính cấp bách hiện nay trong các trường sư phạm hiện nay 2 Ngày 16/7/1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định 375/NĐ thành lập phân hiệu Đại học sư phạm Vinh, đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử nền giáo dục Việt Nam hiện đại Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Vinh đã và đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam Xuất phát từ chỗ một phân hiệu rồi trường Đại học Sư phạm, Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp học cho đất nước, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cho ngành giáo dục Việt Nam Với thế mạnh là trung tâm đại học đa ngành, mà sư phạm là nòng cốt, trường trở thành trường chuẩn vừa đào tạo giáo viên các cấp, cán bộ khoa học kỹ thuật có chất lượng cao; vừa nghiên cứu khoa học đạt trình độ tiên tiến thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội trong khu vực và cả nước Từ trường Đại học sư phạm Vinh trước đây đến trường Đại học Vinh hôm nay, Nhà trường đã luôn tạo dựng và khẳng định được vị thế, uy tín của mình trong hệ thống đại học nước nhà xứng đáng với danh hiệu “Ngọn cờ hồng trên quê hương Xô viết”[33; 114] Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và kĩ thuật, sự mở rộng nhanh chóng và cạnh tranh quyết liệt giữa các trường ĐH, làm thế nào để Đại học Vinh giữ vững và phát triển thương hiệu của mình, đặc biệt là “thương hiệu sư phạm” Thiết nghĩ đào tạo ra những giáo viên có phẩm chất ĐĐNN rất quan trọng Hơn nữa, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế bên cạnh những thuận lợi thì cũng có nhiều vấn đề thách thức đặt ra đối với thế hệ trẻ nói chung và SVSP trường Đại học Vinh nói riêng, như là sự suy thoái về đạo đức đi ngược lại với thuần phong mĩ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Do đó, việc đẩy mạnh xây dựng ĐĐNN cho sinh viên tất cả các ngành nghề là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là đối với SVSP Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên Sư phạm trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay” làm khóa luận Tốt nghiệp Đại học 3 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Hàng ngàn năm nay dù trong chế độ xã hội nào ở phương Đông hay phương Tây, thì vai trò và vị trí của người thầy giáo cũng được đề cao “…đó là người đã giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc, là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mở đường vươn tới tương lai”[29; 6], họ cũng là những người “…góp phần xua tan bóng tối của trí tuệ, đưa ánh sáng của thái dương đến những ngôi nhà cỏ thấp bé”[7; 17] Họ là những người cần có tài cao đức trọng, trong đó mặt đạo đức đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao Sinh thời, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp cách mạng: “Tôi mong rằng trong một thời kì rất ngắn lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị em sẽ có kết quả vẻ vang Đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết cái vinh dự đó thì tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng”[20; 220] hay “Thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo là người vẻ vang nhất Dù là tên tuổi không đăng báo, không được thưởng huân chương, song người thầy giáo tốt là người anh hùng vô danh”[21; 492] Ngày 29/06/1962 cố Tổng Bí thư Lê Duẩn trong bài phát biểu tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, đã nhấn mạnh: “Những người thầy giáo không yêu nghề cũng có nghĩa là đồng chí đó không yêu người, càng yêu nghề bao nhiêu thì càng yêu người bấy nhiêu” Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã trở thành phương châm hành động của rất nhiều giáo viên dưới mái trường XHCN Các phẩm chất yêu người và yêu nghề là những phẩm chất trụ cột, nền tảng trong ĐĐNN của nghề dạy học Trong cuốn “Tâm lý học” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1995, tác giả Phạm Minh Hạc đã giành toàn bộ chương VIII để đề cập đến người thầy giáo Ở chương này tác giả chỉ ra các thành tố tạo nên nhân cách của người thầy giáo đó là năng lực và đạo đức Tác giả Lê Văn Hồng, trong công trình nghiên cứu “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” cho rằng: “người thầy giáo phải trau dồi nhân cách ; 4 [19; 169] Tác giả cũng đi sâu phân tích những đặc điểm của lao động sư phạm trên cơ sở đó chỉ ra các phẩm chất của người thầy giáo, đó là thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề và những phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy giáo Đồng thời, tác giả cũng cho rằng trường sư phạm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng nên những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách thầy giáo tương lai Thời gian học tập và tu dưỡng của SVSP ở trường sư phạm như KTSP, TTSP, rèn luyện NVSP là cực kỳ quan trọng để tạo nên những tiền đề cần thiết kiến tạo nên nhân cách người thầy giáo hay ĐĐNN của nghề dạy học Hai tác giả Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng, trên cơ sở phân tích các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong lịch sử giáo dục, đã chỉ ra một số phẩm chất của người thầy giáo “Thầy giáo là người giàu lòng nhân ái, sống mẫu mực, đạo đức trong sáng, không tham công danh, phú quý Có thể nói cái tâm, cái trí của thầy giáo là tấm gương sáng của con người trong các thời kỳ lịch sử”[9; 94] Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong Tạp chí Triết học, số 7 (125) tháng 10/2001 cũng có đề cập đến vấn đề: “Xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến các nghề nghiệp nói chung chứ chưa làm rõ vấn đề xây dựng ĐĐNN cho SVSP hiện nay như thế nào Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa ra một cách gọi khác về ĐĐNN của nghề dạy học: “Sư đức”,“ …đến nay, trong các văn bản pháp quy của ta, vấn đề sư đức chỉ được quy định một cách chung nhất, mang tính hình thức, không có giá trị pháp lý trong việc điều chỉnh cách ứng xử và ĐĐNN của giáo viên” Như vậy, theo tác giả vấn đề ĐĐNN cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong các văn bản pháp quy để làm căn cứ cho người giáo viên có cách ứng xử và có chuẩn mực đạo đức phù hợp với nghề dạy học Tác giả cho rằng cần phải xây dựng “Luật giáo viên” Đây là cách tiếp cận đạo đức nghề nghiệp rất hợp lý trong tình hình hiện nay, khi mà “…việc phân tích thực 5 ... đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh giai đoạn - Thực trạng giải pháp 37 2.2.1 Thực trạng đạo đức xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh. .. đến xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho Sinh viên sư phạm? ?? - Nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng đạo đức sinh viên sư phạm ĐHV, công tác xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm. .. xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ĐHV Phạm vi nghiên cứu Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh thời kỳ hội nhập Phương pháp nghiên cứu Trong

Ngày đăng: 25/12/2013, 11:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
2. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội Đảng IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội Đảng IX của Đảng
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
3. Báo cáo “Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” và Tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Đại học Vinh năm học 2010 – 2011 (2010), Phòng Đào tạo Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” và Tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Đại học Vinh năm học 2010 – 2011
Tác giả: Báo cáo “Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm” và Tổ chức hội thi Nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường Đại học Vinh năm học 2010 – 2011
Năm: 2010
4. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (2002), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2002
5. Chương trình công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên năm 2010 – 2011, Đoàn trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình công tác Đoàn và Phong trào Thanh niên năm 2010 – 2011
6. Nguyễn Đình Chỉnh (1995), Thực tập sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tập sư phạm
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Năm: 1995
7. Phạm Khắc Chương (1997), Cômenxki ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cômenxki ông tổ của nền sư phạm cận đại
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
8. Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương, Đạo đức học (2007), Nhà xuất bản sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương - Nguyễn Thị Yến Phương, Đạo đức học
Nhà XB: Nhà xuất bản sư phạm
Năm: 2007
9. Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức là nội dung quan trọng trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức là nội dung quan trọng trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
Tác giả: Phạm Khắc Chương – Hà Nhật Thăng
Năm: 1998
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1997
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2002
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
13. Đạo đức học (1998), Nhà xuất bản GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Đạo đức học
Nhà XB: Nhà xuất bản GD
Năm: 1998
14. Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế (2007), Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế
Tác giả: Đổi mới, nâng cao năng lực vai trò, trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong xu thế Việt Nam hội nhập quốc tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2007
15. Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin (2004), Nhà xuất bản lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin
Tác giả: Giáo trình Đạo đức học Mác – Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản lý luận Chính trị
Năm: 2004
16. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Tác giả: Giáo trình Triết học Mác – Lênin
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
17. Nguyễn Kế Hào – chủ biên (2003), Giáo trình tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Nguyễn Kế Hào – chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Năm: 2003
18. Nguyễn Sinh Huy – chủ biên (1995), Giáo dục học đại cương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương I
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy – chủ biên
Năm: 1995
19. Lê Văn Hồng – chủ biên (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê Văn Hồng – chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2001
20. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4 (1995), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1995

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và theo chuyên ngành đào tạo - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và theo chuyên ngành đào tạo (Trang 35)
Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và  theo chuyên ngành đào tạo - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và theo chuyên ngành đào tạo (Trang 35)
Bảng 2.1. Nhận thức của SVSP về các giá trị đạo đức cần thiết TT Các giá trị đạo đứcNhận thức đúng Nhận thức sai - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.1. Nhận thức của SVSP về các giá trị đạo đức cần thiết TT Các giá trị đạo đứcNhận thức đúng Nhận thức sai (Trang 44)
Bảng 2.2. Những biểu hiện tích cực về đạo đức của SVSP - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.2. Những biểu hiện tích cực về đạo đức của SVSP (Trang 44)
Bảng 2.2. Những biểu hiện tích cực về đạo đức của SVSP - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.2. Những biểu hiện tích cực về đạo đức của SVSP (Trang 44)
Bảng 2.1. Nhận thức của SVSP về các giá trị đạo đức cần thiết TT Các giá trị đạo đức Nhận thức đúng Nhận thức sai - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.1. Nhận thức của SVSP về các giá trị đạo đức cần thiết TT Các giá trị đạo đức Nhận thức đúng Nhận thức sai (Trang 44)
Bảng 2.3. Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP ĐHV TTNhững biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN Kết quả - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.3. Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP ĐHV TTNhững biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN Kết quả (Trang 45)
Bảng 2.3. Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP ĐHV TT Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN Kết quả - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2.3. Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP ĐHV TT Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN Kết quả (Trang 45)
Đồng thời, để góp phần quan trọng nhằm hình thành các chuẩn mực ĐĐNN cho SVSP bên cạnh trang bị kiến thức đại cương, chuyên môn sâu cho  sinh viên, thì các môn học nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng được  quan tâm, phân phối chương trình học cho SVSP m - Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
ng thời, để góp phần quan trọng nhằm hình thành các chuẩn mực ĐĐNN cho SVSP bên cạnh trang bị kiến thức đại cương, chuyên môn sâu cho sinh viên, thì các môn học nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng được quan tâm, phân phối chương trình học cho SVSP m (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w