Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp
2.2.1. Thực trạng đạo đức và xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh viên sư phạm trường Đại học Vinh
2.2.1.1. Thực trạng đạo đức của sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh
Trong tình hình hiện nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, đạo đức của SVSP có những chuyển biến tích cực. Hầu hết SVSP hiện nay rất tích cực, năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp. Điều đó thể hiện:
Thứ nhất, SVSP tham gia các hoạt động học tập, lao động, vui chơi, tình nguyện… rất hăng say, nhiệt tình. Chính việc tham gia các hoạt động tình nguyện, đền ơn đáp nghĩa đã góp phần hình thành ở SVSP lòng nhân ái, biết yêu thương đồng cảm với nhân dân, yêu thương học sinh, có ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ.
Thứ hai, SVSP luôn tìm tòi những biện pháp, cách thức mới để nâng cao kết quả các hoạt động. Đặc biệt, trong học tập SVSP chủ động lĩnh hội kiến thức, chiếm lĩnh thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, học thêm nhiều môn học ngoài chương trình chính khóa như Anh văn, Tin học, Bồi dưỡng công tác Đoàn – Hội… Trong các hoạt động khác SVSP rất nhạy bén, dễ thích nghi và luôn tìm tòi cái mới.
Thứ ba, bên cạnh việc học tập, đa số SVSP chủ động đi làm thêm để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm cuộc sống. SVSP thường đi làm thêm nhiều công việc khác nhau như gia sư, phục vụ quán ăn, tiếp thị, phát tờ rơi…Tuy những công việc này không mang lại nhiều thu nhập nhưng lại rất cần thiết cho cuộc sống khó khăn, mang lại niềm vui và giúp
SVSP tích lũy kinh nghiệm, gần gũi với đời sống xã hội, làm đầy hành trang cho ngày sau ra trường.
Thứ tư, SVSP hiện nay luôn biết chủ động trong các quan hệ giao tiếp và luôn có ý thức mở rộng các quan hệ giao tiếp. Ngoài giáo viên, cán bộ nhà trường, gia đình, bạn bè, SVSP còn có nhiều mối quan hệ khác do việc tham gia tích cực các hoạt động khác mang lại. Một số SVSP chủ động xây dựng quan hệ để dễ dàng tìm việc làm thêm và xin việc sau khi ra trường.
Thứ năm, hầu hết SVSP hiện nay đều rất lo lắng cho tương lai bản thân. Họ luôn tự đặt ra câu hỏi: ra trường sẽ làm gì? ở đâu? phải làm gì để xin được việc làm? Nhận thức được những điều này cho nên SVSP đã tích cực học tập và rèn luyện đạo đức tốt.
Thứ sáu, trong học tập luôn có ý chí mạnh mẽ, biết vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả cao nhất, biết tìm ra con đường rèn luyện và tu dưỡng bản thân, biết chuẩn bị các hành trang cho sự nghiệp.
Thứ bảy, thực tế cho thấy có rất nhiều tấm gương SVSP xuất thân từ gia đình khó khăn nhưng vẫn vươn lên học tốt, có ý thức rèn luyện bản thân để trở thành sinh viên giỏi trong chuyên môn, mẫu mực trong đạo đức. Những sinh viên này thu xếp việc học tập, đi làm thêm ngoài giờ học để trang trải cuộc sống. Có những sinh viên đã đăng ký học ngành hai cho để tăng cơ hội xin việc làm hoặc tiếp tục học cao hơn (cao học, nghiên cứu sinh) sau khi ra trường. Nhờ có ý chí vươn lên, kết quả học tập và rèn luyện của SVSP khá tốt. Đa số SVSP có lối sống giản dị, gần gũi và biết chia sẻ với mọi người xung quanh, được thầy, cô và bạn bè yêu mến.
Thứ tám, đa số SVSP luôn có những phẩm chất đạo đức quan trọng như: kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương mọi người; trung thực; lễ độ, lịch sự, tế nhị. Đây là những phẩm chất thể hiện đạo lý làm người, được hình thành và bộc lộ trong quan hệ của con người đối với con người.
Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ trong đạo đức nhân cách của mình thì còn có một bộ phận nhỏ SVSP xuất hiện những biểu hiện tiêu cực. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, một bộ phận SVSP có biểu hiện không chịu học hành, xin điểm, quay cóp trong học tập, thi cử, quan hệ tình dục và sống thử trước hôn nhân. Tình trạng này đã gây nên những bức xúc lớn trong dư luận xã hội trong thời gian qua, làm xói mòn đạo đức truyền thống con người Việt Nam, để lại những hệ lụy trầm trọng về tâm lý, sinh lý của những SV trong cuộc. Đặc biệt hiện tượng “sống thử” là nguyên nhân gây nên tình trạng nạo phá thai ngoài ý muốn của các nữ sinh, và trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tâm lý và kết quả học tập của SVSP.
Ngoài ra, một bộ phận nhỏ SVSP liên quan tới các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan, có lối sống thực dụng cá nhân, ích kỉ, cơ hội…
Muốn xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho SVSP hiệu quả, trước hết chúng ta phải biết được thực trạng đạo đức của SVSP, công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP Đại học Vinh được tiến hành như thế nào từ đó đề ra các giải pháp nhằm xây dựng ĐĐNN cho SVSP Đại học Vinh.
Qua khảo sát 140 SVSP các Khoa Ngữ Văn, Khoa Giáo dục chính trị, Khoa Địa lý, Khoa Toán, Khoa Vật lý, Khoa Hóa học, Khoa Giáo dục, đối tượng khảo sát tương đối cân bằng giữa sinh viên nam và nữ, khối tự nhiên và xã hội. Sinh viên được khảo sát là những sinh viên năm cuối. Thời gian khảo sát là sau khi sinh viên vừa kết thúc xong đợt TTSP. Như vậy sẽ xác định được đạo đức cá nhân, mức độ nhận thức về ĐĐNN của SVSP như thế nào sau khi gần kết thúc khóa học. Từ đó, biết được thực trạng để đưa ra các giải pháp trong xây dựng ĐĐNN cho các khóa học sau có hiệu quả hơn trong công tác đào tạo SVSP ở trường Đại học Vinh.
Trước hết, chúng tôi nhận thấy: đa số SVSP trường Đại học Vinh hiện nay vẫn coi trọng những phẩm chất thể hiện đạo lý làm người và tôn trọng các
quan hệ của con người đối với con người như: kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng lẽ phải; lòng biết ơn; yêu thương mọi người; trung thực; thương yêu và hòa thuận với anh, chị, em; lễ độ, lịch sự, tế nhị; hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1. Nhận thức của SVSP về các giá trị đạo đức cần thiết TT Các giá trị đạo đức Nhận thức đúng Nhận thức sai
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Kính trọng và biết ơn
thầy cô giáo 135 96.4 5 3.6
2 Tôn trọng lẽ phải 134 95.7 6 4.3
3 Biết ơn 132 94.3 8 5.7
4 Yêu thương mọi người 126 90.0 14 10
5 Trung thực 127 90.7 13 9.3
6 Thương yêu, hòa thuận
với anh, chị, em 125 89.3 15 10.7 7 Lễ độ, lịch sự, tế nhị 129 92.1 11 7.9 8 Hiếu thảo với ông, bà,
cha, mẹ 124 88.6 16 11.4
Đa số SVSP vẫn có những biểu hiện tích cực về đạo đức, vẫn giữ được các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có ý chí cầu tiến, cụ thể là các phẩm chất: chăm chỉ, cần cù; cẩn thận; có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, luôn khiêm tốn học hỏi; kính trọng thầy, cô; thân ái, giúp đỡ bạn bè; kính trọng người cao tuổi, yêu quý ông, bà, cha, mẹ; quan tâm tới mọi người xung quanh (xem bảng 2.2)
Bảng 2.2. Những biểu hiện tích cực về đạo đức của SVSP
TT Các biểu hiện Biểu hiện tốt Biểu hiện chưa tốt Số lượng Tỷ lệ % Sổ lượng Tỷ lệ % 1 Chăm chỉ, cần cù 80 57.1 60 42.9
2 Cẩn thận 98 70.0 42 30
3 Ý chí vươn lên, lập thân,
lập nghiệp 110 78.6 30 21.4
4 Khiêm tốn học hỏi 119 85.0 21 15 5 Kính trọng thầy, cô 125 89.3 15 10.7 6 Thân ái giúp đỡ bạn bè 113 80.7 27 19.3 7 Kính trọng người cao tuổi 127 90.7 13 9.3
8 Kính trọng, yêu quý ông,
bà, cha, mẹ 132 94.3 8 5.7
9 Quan tâm tới người khác 97 69.3 43 30.7 Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy có một bộ phận nhỏ SVSP có một số biểu hiện tiêu cực về đạo đức như: không chịu học hành, quay cóp; sống thử trước hôn nhân; ứng xử thiếu văn hóa; thực dụng cá nhân, ích kỷ, cơ hội, rượu chè, cờ bạc; mê tín dị đoan; coi nhẹ các giá trị truyền thống dân tộc...
Các kết quả trên cho thấy: Đa số SVSP có nhận thức và biểu hiện tốt về đạo đức. Trường Đại học Vinh với bề dày truyền thống đào tạo hệ sư phạm 50 năm qua đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo và giáo dục SVSP; công tác giáo dục tư tưởng chính trị tốt, SVSP được trang bị thế giới quan, nhân sinh quan bởi các môn học Mác – Lênin, thực hiện vai trò to lớn đó phải kể đến vai trò giảng dạy, định hướng xây dựng lập trường tư tưởng chính trị của các giảng viên khoa Giáo dục Chính trị, hoạt động có hiệu quả của Đoàn trường Đại học Vinh, Hội sinh viên, các tổ chức, các câu lạc bộ đặc thù của các khoa… Nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức SVSP là: ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình, sự đua đòi bắt chước bạn bè, lối sống thục dụng.
Trong nhận thức của SVSP về ĐĐNN cũng biểu hiện rất phức tạp: đa số SVSP muốn làm việc tại những nơi thu nhập cao, điều kiện sống tốt, sẽ chuyển công tác hoặc bỏ việc nếu không được phân công đúng nguyện vọng. Để đánh giá những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP, chúng tôi đã tiến hành điều tra và trò chuyện với SVSP. Kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.3. Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN của SVSP ĐHV TT Những biểu hiện tiêu cực về ĐĐNN Kết quả
Số lượng Tỷ lệ % 1 Chưa thật sự yêu nghề, yêu trẻ 24 17.1 2 Không có lý tưởng nghề nghiệp 21 15
3 Thiếu lòng độ lượng, vị tha, nhân ái 34 24.3 4 Muốn làm việc ở những nơi có thu
nhập cao, điều kiện sống tốt 129 92.1 5 Sẽ chuyển công tác nếu không được
phân công đúng nguyện vọng 78 55.7
2.2.1.2. Thực trạng xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường Đại học Vinh hiện nay
Xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một vấn đề lớn trong quy trình đào tạo giáo viên của trường Đại học Vinh, góp phần tạo nên chất lượng đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, xây dựng ĐĐNN cho SVSP là một trong những điều kiện để tạo ra chất lượng “sản phẩm” của hệ sư phạm trường Đại học Vinh. Về bản chất, xây dựng ĐĐNN cho SVSP là quá trình tổ chức các hoạt động để tác động vào nhân cách SVSP nhằm hình thành ở họ những phẩm chất đạo đức mà xã hội và nghề dạy học yêu cầu, tạo nên sự phát triển toàn diện về nhân cách cho SVSP. Thực trạng công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP trường ĐHV được biểu hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, giảng dạy các môn học lồng ghép xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), đã vạch rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Riêng đối với học sinh, sinh viên, Nghị quyết khẳng định: “Đi đôi với truyền thụ kiến thức, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho học sinh, sinh viên”[10; 10-11]. Trong những năm qua, bên cạnh việc sắp xếp các môn học giáo dục chuyên môn bắt buộc, nhà trường đã chỉ đạo khoa Giáo dục chính trị thường xuyên đổi mới, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác – Lênin, lồng ghép giáo dục, định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp, và xây dựng chương giáo dục đại cương bắt buộc và được phân phối như sau:
Các môn giáo dục đại cương bắt buộc:
TT Tên môn học Số tín chỉ Tỷ lệ trong phân phối chương trình 1 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 (Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin) 2 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 3
3 Triết học Mác – Lênin 4 4 Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 2 5 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Tổng
cộng
13 Chiếm: 9.4%
Đồng thời, để góp phần quan trọng nhằm hình thành các chuẩn mực ĐĐNN cho SVSP bên cạnh trang bị kiến thức đại cương, chuyên môn sâu cho sinh viên, thì các môn học nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cũng được quan tâm, phân phối chương trình học cho SVSP một cách hợp lý. Cụ thể như sau:
Các môn giáo dục chuyên nghiệp bắt buộc đối với SVSP:
TT Tên môn học Số tín chỉ Tỷ lệ trong phân phối chương trình
1 Tâm lý học 4
2 Giáo dục học 4
3 Lí luận dạy học bộ môn 3 4 Phương pháp giảng dạy 1 3 5 Phương pháp giảng dạy 2 4 6 Kiến tập sư phạm 1 7 Thực tập sư phạm 5 8 Thực tế chuyên ngành 1 Tổng cộng 25 Chiếm: 18%
Ngoài ra, trong phân phối chương trình của các ngành sư phạm khác nhau còn có những môn học đặc thù phù hợp với đối tượng lứa tuổi học sinh mà sau này SVSP của ngành đó sẽ làm việc trực tiếp: như Sư phạm Giáo dục Mầm non có môn học: Rèn luyện NVSP thường xuyên ngành Giáo dục mầm
non 1,2,3 (3 tín chỉ); ngành Giáo dục Tiểu học có môn học: Rèn luyện NVSP thường xuyên ngành Giáo dục Tiểu học 1,2,3 (3 tín chỉ) và môn Đạo đức và phương pháp dạy học đạo đức (3 tín chỉ); ngành sư phạm Giáo dục Chính trị có môn học Đạo đức học Mác – Lênin. Đó là những cơ sở quan trọng để SVSP hình thành các phẩm chất ĐĐNN cho bản thân mình.
Thứ hai, tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên sư phạm
Trường Đại học Vinh ngày nay tiền thân là trường Đại học Sư phạm Vinh. Với truyền thống đào tạo sinh viên trong hơn 50 năm qua, chất lượng đào tạo sư phạm luôn luôn đạt mẫu mực. Từ năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm lần thứ nhất nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hội thi “Nghiệp vụ sư phạm - Văn nghệ - Thể dục thể thao các trường Sư phạm toàn quốc” lần thứ nhất được diễn ra tại Nghệ An và Đại học Vinh được chọn là đơn vị chủ trì đăng cai. Từ đó cho đến nay cứ bốn năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi này một lần. Trong suốt 14 năm qua, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Vinh đã tổ chức tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với các hình thức: tuyên truyền vai trò, ý nghĩa của nghề giáo, trách nhiệm của sinh viên sư phạm đối với nghề giáo, những nổ lực để chuẩn bị hành trang cho sinh viên sư phạm như; kiến tập sư phạm, thực tập sư phạm....Tổ chức cho sinh viên các lớp tập giảng. Rèn luyện các kỹ năng mềm như; nói trước đám đông, tập viết bảng, sưu tầm các bài toán, bài văn hay. Ngoài ra còn rèn luyện khả năng xử lý tình huống sư phạm, tìm hiểu về truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc.... Và Hội thi Nghiệp vụ sư phạm được tổ chức với các phần thi: hiểu biết Sư phạm, xử lý tình huống sư phạm, lời bình cho một bức tranh,