Một số nét khái quát về trường Đại học Vinh

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 31)

Ngày 16 tháng 07 năm 1959, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ký Nghị định số 375/ NĐ thành lập phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh. Cở sở đầu tiên của Nhà trường được đóng tại Nhà dòng (cũ) thuộc thị xã Vinh lúc bấy giờ. Phân hiệu Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành Trường Đại học Sư phạm Vinh theo Quyết định số 637/QĐ ngày 28 tháng 8 năm 1962 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ngày 25 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 62/2001/ QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Vinh thành Trường Đại học Vinh.

Trường Đại học Vinh là đơn vị hành chính sự nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu và biểu tượng riêng. Quyết định số 62/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định nhiệm vụ của trường Đại học Vinh là đào tạo giáo viên có trình độ đại học và từng bước mở thêm các ngành đào tạo khác phù hợp với khả năng của Trường và nhu cầu nhân lực của xã hội, nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trường Đại học Vinh là cơ sở đào tạo đại học đa ngành, đa cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng nhanh với thế giới việc làm; là trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước; là trường đại học trọng điểm quốc gia, một số ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Quy hoạch xây dựng trường Đại học Vinh đã xác định mục tiêu là xây dựng trường thành một cơ sở đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật đa lĩnh vực là trung tâm nghiên cứu, tiếp thu và chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ của khu vực Bắc Trung Bộ nhằm: đào tạo giáo viên và cán bộ khoa học đa ngành, đa cấp; nghiên cứu khoa học – công nghệ gắn với đào tạo, thông tin khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống xã hội; hỗ trợ, tư vấn về học thuật và bồi dưỡng cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề và các cơ sở khác trong khu vực.

Định hướng trong những năm tới của Nhà trường được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường nhiệm kì XXIX (2005- 2010) và Nghị quyết Hội nghị Đảng ủy (mở rộng) giữa nhiệm kì (26/04/2008) là huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng, mở rộng quan hệ hợp tác, phát huy sức mạnh tổng hợp và dân chủ hóa Nhà trường để từng bước xây dựng và phát triển trường Đại học Vinh thành đại học trọng điểm, tiến tới đạt tiêu chuẩn quốc tế ở một số ngành với phương châm: đi tắt, đón đầu, hiệu quả, đồng bộ và hiện đại.

Hiện tại, cơ cấu của trường Đại học Vinh là một đại học 3 cấp: Trường – Khoa - Bộ môn.

Trường có 20 khoa đào tạo: Khoa Toán, Khoa Vật Lí, Khoa Hóa học, Khoa Sinh học, Khoa Công nghệ - Thông tin, Khoa Ngữ văn, Khoa Lịch sử, Khoa Giáo dục Chính trị, Khoa Thể dục, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Giáo dục Quốc phòng, Khoa Sau Đại học, Khoa Nông – Lâm – Ngư, Khoa Điện tử Viễn Thông, Khoa Xây dựng, Khoa Luật, Khoa Kinh tế, Khoa Địa lý, Khoa Giáo dục và Khối THPT Chuyên.

Trường có 18 phòng ban, trung tâm, viện, trạm: Tổ chức – Cán bộ, Hành chính – Tổng hợp, Kế hoạch – Tài chính, Đào tạo, Khoa học – Thiết bị, Công tác Chính trị - Học sinh, Sinh viên, Quản trị, Thanh tra giáo dục, Hợp tác Quốc tế, Bảo vệ, Ban quản lý các Dự án xây dựng, Trung tâm Thư viện,

Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng, Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ, Trung tâm Nội trú, Viện nghiên cứu Văn hóa và Ngôn ngữ, Trạm Y tế.

Trường có 8 trung tâm nghiên cứu, đào tạo, tư vấn và phục vụ: Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn, Trung tâm Công nghệ phần mềm, Trung tâm nghiên cứu xóa đói giảm nghèo, Tiểu Dự án GD Đại học, Trung tâm tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, Trung tâm Kiểm định an toàn Thực phẩm – Môi trường, Trung tâm phục vụ Sinh viên.

Chương trình giáo dục của trường Đại học Vinh được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo, học hỏi kinh nghiệm các chương trình tiên tiến trên thế giới, đáp ứng yêu cầu xã hội và đảm bảo tính liên thông. Hiện tại, trường Đại học Vinh đang áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Sau năm 2010, trường Đại học Vinh sẽ đạt được một số chương trình đào tạo tiên tiến.

Sinh viên trường Đại học Vinh, với cương lĩnh “bản lĩnh, trí tuệ, văn minh, tình nguyện”[33; 100], được đến từ 50 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, có trên 600 sinh viên, học viên của Thái Lan, Lào, Trung Quốc…

Cho đến năm học 2010, quy mô đào tạo của trường như sau:

Thứ nhất, hệ đào tạo Đại học có 18 khoa với 45 ngành đào tạo Đại học, gần 34.000 sinh viên (trong đó có hơn 20.000 học tập trung tại trường) với các ngành đào tạo:

Các ngành sư phạm cấp bằng Cử nhân sư phạm (16) gồm Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, GD Chính trị, GD Chính trị - quốc phòng, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Địa lý, GD Thể chất, GD Tiểu học, GD mầm non, GD Thể chất – GD Quốc phòng

Các ngành cấp bằng Cử nhân khoa học chính quy (20): Ngữ văn, Lịch sử, Toán học, Toán – Tin học ứng dụng, Vật lý – Tin ứng dụng, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Khoa học môi trường, Quản trị kinh doanh, Kế

toán, Tài chính – Ngân hàng, Công tác xã hội, Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), Luật, Chính trị - Luật, Quản lí đất đai, Quản lí tài nguyên Rừng – Môi trường.

Các ngành cấp bằng kĩ sư (7): Nuôi trồng thủy sản, Nông học, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông, Khuyến nông và Phát triển nông thôn, Luật, Quản lý GD.

Các ngành cấp bằng Cử nhân khoa học Tại chức tập trung (15): Ngữ văn, Lịch sử, Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Công tác xã hội, Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), Luật, Quản lí GD.

Các ngành liên kết với các Trường ĐH (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thủy sản Nha Trang, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội, Viện ĐH Mở): Hóa dầu, Điện tử Viễn thông, Tin học, Nuôi trồng Thủy sản, Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, Ngôn ngữ, Báo chí, Toán – Tin ứng dụng, Văn thư – Lưu trữ, Du lịch, cử nhân Luật… Trường đã liên kết đào tạo theo phương thức Du học bán phần (2 + 2) với các nước Trung Quốc, Thái Lan…

Thứ hai, GD Phổ thông. Trường Trung học phổ thông Chuyên ngoài nhiệm vụ đào tạo HS khối chuyên hệ Trung học phổ thông với 5 môn chuyên: Toán, Tin, Vật lí, Hóa học, Tiếng Anh. Trường còn được giao nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức cho hệ Dự bị ĐH và Cử tuyển, SV nước ngoài và trung học phổ thông không chuyên. Tổng số học sinh của khối trên 1000 học sinh.

Thứ ba, hệ đào tạo Sau ĐH: Kể từ 1976, khi trường nhận nhiệm vụ bồi dưỡng Sau ĐH đến năm 2010 đã đào tạo được 25 khóa. Trường đào tạo Cao học cấp bằng Thạc sĩ cho 28 chuyên ngành: Đại số và Lý thuyết số, Toán Giải tích, Hình học và Tôpô, Lý luận và Phương pháp giảng dạy môn Toán, Lý luận Ngôn ngữ, Lý luận Văn học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, Quang học, Phương pháp giảng dạy Vật lý, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Phương pháp giảng dạy hóa học, Tổ chức và quản lý văn hóa giáo dục, Lý thuyết Xác suất và Thống kê Toán học, Thực vật, Động vật, Sinh lí động vật,

Phương pháp giảng dạy Sinh học, Giáo sục tiểu học, Văn học Việt Nam, Lý luận và phương pháp dạy học Văn và Tiếng Việt, Lý luận và phương pháp dạy học Sử, Lý luận và phương pháp dạy học Ngoại ngữ; Đào tạo Nghiên cứu sinh 10 chuyên ngành: Đại số và Lý thuyết số, Giải thích, Hình học Tôpô, Phương pháp giảng dạy Toán học, Lý luận Ngôn ngữ, Quang học, Thực vật, Phương pháp giảng dạy Vật lý, Hóa hữu cơ…

Đội ngũ cán bộ và công chức. Hiện nay, trường có 856 cán bộ công chức, trong đó có 583 giảng viên với chức danh, trình độ đào tạo như sau: 3 Giáo sư, 34 Phó Giáo sư, 4 giảng viên Cao cấp, 133 giảng viên chính, 108 Tiến sĩ, và 327 Thạc sĩ. Có 274 chuyên viên, kỹ thuật viên, cán bộ hành chính, phục vụ, trong đó có 11 chuyên viên chính, 52 Thạc sĩ.

Hằng năm, trường có hơn 6000 SV tốt nghiệp, cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực dồi dào và đa dạng bao gồm giáo viên có trình độ ĐH, cử nhân Khoa học, cử nhân Kinh tế, Kĩ sư…

Quy trình đào tạo bước đầu thực hiện theo Hệ thống Tín chỉ. Phương pháp giảng dạy đã được đổi mới theo hướng ứng dụng Công nghệ thông tin và phương tiện kĩ thuật hiện đại vào quá trình dạy – học, sử dụng bài giảng điện tử, dạy học trực tuyến, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Từ khi thành lập trường cho đến nay, trường Đại học Vinh đã có những bước phát triển toàn diện, vượt bậc. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, quy mô đào tạo được mở rộng, nhất là việc mở thêm các ngành cử nhân (Hướng dẫn Du lịch thuộc Việt Nam học, Công tác xã hội, Khoa học Môi trường…), kĩ sư (Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Điện tử Viễn thông, Quản lý tài nguyên Rừng – Môi trường, Quản lý đất đai, Nuôi trồng Thủy sản, Nông học…). Do quá trình đào tạo đa ngành được triển khai chu đáo, có kế hoạch nên trường Đại học Vinh ngày càng thu hút được con em không những của Bắc miền Trung mà còn trên cả nước theo học. Trường cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt hoạt động như: xây dựng cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ cán bộ công chức; mở rộng quan hệ hợp tác

với các trường ĐH; các Viện nghiên cứu trong và ngoài nước; triển khai nhiều dự án đầu tư, nghiên cứu, xây dựng phong trào sinh viên… Với thế mạnh của một trường sư phạm hàng đầu, xây dựng trường ĐH đa ngành vẫn không làm yếu đi các ngành sư phạm và luôn xem công tác đào tạo sư phạm làm nòng cốt nhằm mục đích xây dựng thương hiệu sư phạm Đại học Vinh. Vì vậy, công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP luôn được quan tâm chú ý.

Một phần của tài liệu Xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trường đại học vinh trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w