Trong xu thế hội nhập và phát triển, từ năm 2001, trường Đại học Sư phạm Vinh đổi tên thành trường Đại học Vinh. Trở thành trường Đại học đa ngành, tuy nhiên nhà trường vẫn “xác định sư phạm là ngành then chốt” [5;113], vì vậy công tác đào tạo SVSP luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu. Theo thống kê của Phòng Đào tạo trường Đại học Vinh (2011) số lượng sinh viên hệ chính quy tập trung toàn trường là: 12.230 SV. Trong đó, sinh viên sư phạm chính quy là: 4.141 SV(chiếm 33.9%) chưa kể đến còn có nhiều sinh viên cử nhân khoa học học thêm NVSP hằng năm, Cử nhân khoa học chính quy tập trung 5.271 SV (chiếm 43.1%), hệ đào tạo kỹ sư 2.818 SV (chiếm 23%). Như vậy, số lượng SVSP vẫn chiếm một tỉ lệ khá cao trong tổng số sinh viên toàn trường, tuy nhiên nhà trường luôn hướng tới việc đào tạo sinh viên sư phạm đạt chất lượng, chứ không chạy đua về số lượng. Hiện nay, sinh viên sư phạm được đào tạo ở 16 mã ngành khác nhau như: Sư phạm Toán, Sư phạm Tin học, Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Giáo dục thể chất, Sư phạm Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng (ở khối ngành tự nhiên); ở khối ngành Xã hội như: Sư phạm Giáo dục Chính trị, Sư phạm Giáo dục chính trị - Giáo dục quốc phòng, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý; Sư phạm Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Giáo dục Mầm non, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Tiếng Pháp(ở khối ngành xã hội)
Theo điều 89, tại khoản 3, quy định của Luật giáo dục (2005), trường Đại học Vinh tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi đối với sinh viên sư
phạm như: miễn học phí đối với sinh viên sư phạm, tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh viên vay vốn theo quy định chung của Thủ tướng Chính phủ, chính sách cấp học bổng đối với những sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên hệ cử tuyển, con thương binh. Ngoài ra, nhà trường còn kêu gọi các tổ chức, cơ quan cấp, tài trợ các suất học bổng cho sinh viên như: Bộ Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen, thuộc Cộng hoà Liên bang Đức; học bổng SAMSUNG; Hội đồng doanh nghiệp Nam Yang Ju; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á; Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; học bổng VNPT; Mobifone. Hàng năm, nhà trường còn trích ngân sách để cấp học bổng khuyến khích cho những sinh viên đạt kết quả từ khá trở lên xét theo tỷ lệ 10% mỗi lớp… Có thể nói, đó là một trong những nguồn động viên lớn để cổ vũ, thúc đẩy tinh thần học tập, rèn nghề của những sinh viên sư phạm.
Không những vậy, nhà trường còn tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện phương châm giáo dục: “Học với hành phải đi đôi, học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy”. Đó cũng là con đường thực hiện có hiệu quả nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [25; 1]. Hàng năm, trường Đại học Vinh tổ chức hoạt động Tháng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, đó thực sự là một sân chơi bổ ích cho sinh viên sư phạm – nơi đó sinh viên được thể hiện khả năng của mình, đồng thời có cơ hội học tập từ những sinh viên khác các kỹ năng mềm như: nói trước đám đông; tập viết bảng; sưu tầm các bài toán, bài văn hay; ngoài ra còn rèn luyện khả năng xử lý các tình huống sư phạm, hiểu biết sư phạm, hùng biện, lời bình cho một bức tranh, thi viết bảng, đồ dùng dạy học tự làm, bài giảng truyền thống, bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin…
Trong khung chương trình đào tạo của trường, tuỳ từng chuyên ngành đến năm thứ ba SVSP được đi thực tế chuyên ngành mà mình theo học, nhà trường hỗ trợ một phần kinh phí cho những chuyến đi thực tế giáo dục đó.
Đồng thời nhà trường luôn chú ý chuẩn bị tốt mọi công tác cho SVSP năm thứ ba đi KTSP và SVSP năm cuối đi TTSP: “Kiến tập sư phạm” là học phần lồng ghép từ hai nội dung: Thực hành tổng hợp về Tâm lý học và Giáo dục học, thực hiện trong hai tuần lễ. Khối lượng kiến thức của học phần là một tín chỉ.
“Kiến tập sư phạm” nhằm mục đích giúp giáo sinh (SVSP) sớm tiếp cận với giáo dục phổ thông, từ đó quán triệt các quan điểm của Đảng thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 4 khoá VII. Đưa giáo sinh vào thực tế để SVSP tập vận dụng những kiến thức về tâm lý – giáo dục học vào việc tìm hiểu học sinh; các hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường phổ thông, công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội; tạo điều kiện để giáo sinh làm quen với công tác giảng dạy một môn học ở phổ thông, theo tinh thần đổi mới phát huy tính tích cực độc lập của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Bước đầu, hình thành ở giáo sinh tình cảm nghề nghiệp và một số kỹ năng sư phạm cần thiết: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, kỹ năng điều khiển, lãnh đạo một tập thể học sinh, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.
“Thực tập sư phạm cuối khoá” (TTSP) là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với sinh viên hệ đại học sư phạm. Học phần TTSP có khối lượng kiến thức là năm tín chỉ, thực hiện trong vòng tám tuần lễ. Thực tập sư phạm là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp sư phạm; hình thành nhân cách, đạo đức nghề nghiêp cho người giáo viên tương lai; đó cũng là điều kiện giúp trường sư phạm có khả năng kiểm tra mức độ khuynh hướng nghề nghiệp.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động KT – TTSP đối với việc hình thành đạo đức nghề nghiệp cho SVSP. Trong những năm qua, công tác chuẩn bị cho các hoạt động này được nhà trường tiến hành thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương. Cụ thể: nhà trường đã chuẩn bị các văn bản quy
định và hướng dẫn KT – TTSP và các biểu mẫu cần thiết; phối hợp với các sở Giáo dục và Đào tạo để liên hệ các địa bàn KT – TTSP, kiểm tra, tổ chức triển khai, sơ kết, tổng kết TTSP trên địa bàn các tỉnh; ra quyết định thành lập các đoàn KT – TTSP; cử cán bộ tham gia hướng dẫn KTSP, tham gia Ban chỉ đạo TTSP tỉnh và cán bộ theo dõi, kiểm tra các đoàn TTSP; chuẩn bị kinh phí và các điều kiện khác để phục vụ KT – TTSP; tổ chức hướng dẫn cho SVSP trước khi đi KT – TTSP; hoàn chỉnh hồ sơ về kết quả KT – TTSP, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác tổ chức KT – TTSP của trường Đại học Vinh. Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban liên quan, các khoa đào tạo sư phạm mà công tác KT – TTSP của SVSP trường Đại học Vinh luôn được đánh giá cao; không những hầu hết SVSP nắm vững về chuyên môn mà còn có tâm huyết với nghề, vừa học tập vừa rèn nghề vừa hình thành được các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần có của một người giáo viên trong tương lai thông qua hoạt động KT – TTSP.
Theo thống kê của phòng đào tạo trường Đại học Vinh, số lượng sinh viên sư phạm chính quy của các ngành qua các năm là như sau: (xem bảng bên)
Bảng 2. 1: Tổng số Sinh viên hệ sư phạm chính quy theo năm học và theo chuyên ngành đào tạo
(Nguồn: Phòng Đào tạo - ĐHV)
Năm Các ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 SP Toán học 381 396 356 333 309 273 275 307 285 345 345 SP Tin học 161 162 164 303 320 315 309 189 172 192 192 SP Vật lí 222 213 175 202 217 228 199 188 164 214 214 SP Hóa học 176 168 165 172 193 215 215 229 221 270 270 SP Sinh học 182 171 155 154 158 192 202 267 247 278 278 SP GD Thể chất 426 446 350 310 280 243 215 227 215 251 251 SP GD Chính trị 341 347 354 323 314 271 261 263 255 304 304 SP Ngữ văn 490 473 393 393 362 340 379 444 408 476 476 SP Lịch sử 358 303 254 269 242 274 334 357 315 375 375 SP Địa lí 150 144 205 210 206 205 210 243 257 312 312 SP Tiếng Anh 361 359 330 239 213 195 196 233 232 265 265 SP Tiếng Pháp 161 155 145 152 147 142 131 112 75 65 65 SP GD Tiểu học 254 297 304 269 297 257 222 219 198 254 254 SP Mầm non 197 191 194 184 175 182 175 193 212 274 274 SP Thể chất & Quốc phòng 49 93 143 197 212 165 161 161 SP GD Chính trị - Quốc phòng 49 105 105 Tổng số 4141