viên sư phạm
2.1.3.1. Trang bị những nội dung cơ bản của nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa
Các quốc gia ngày nay đi vào nền kinh tế tri thức trước bối cảnh toàn cầu hóa đều phải xác định chiến lược con người, chiến lược về nguồn nhân lực.
Chiến lược này phải bắt đầu từ vấn đề nhận thức toàn diện về đạo đức mới – đạo đức xã hội chủ nghĩa và trang bị những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Bàn về điều này, trong Bài nói chuyện với sinh viên và cán bộ Việt Nam đi học tập và công tác tại Matxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng CNXH phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những con người có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đạo đức xã hội chủ nghĩa không phải ở đâu cũng biểu hiện giống nhau. Ở nước ta, đạo đức xã hội chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập theo cách xã hội chủ nghĩa, lao động theo xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa” [20; 191]
Muốn đào tạo ra thế hệ lớp trẻ có đạo đức xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải trang bị những nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thế hệ SVSP – đội ngũ nhà giáo tương lai. Cụ thể là các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa.
SVSP cần được giáo dục lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội. Bởi họ là những trí thức trẻ được đào tạo dưới mái trường XHCN, những gì họ được giáo dục và đào tạo phải được phát huy trong công cuộc xây dựng xã hội XHCN, xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Thứ hai, giáo dục chủ nghĩa yêu nước dựa trên lập trường giai cấp công nhân.
SVSP phải được giáo dục chủ nghĩa yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân, nghĩa là chủ nghĩa yêu nước XHCN. Yêu nước là hết mình phục vụ cho đất nước, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Thứ ba, xây dựng chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân.
Nguyên tắc này cần được quán triệt cho SVSP, những người sẽ đào tạo ra những thế hệ trẻ biết cống hiến cho tập thể, vì lợi ích tập thể, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, thói vị kỷ. Cần làm cho SVSP thấy được “cá nhân chủ nghĩa
đẻ ra hàng trăm tính xấu như siêng ăn, biếng làm, kèn cựa, nghĩ đến mình mà không nghĩ đến đồng bào, tham danh lợi, địa vị v.v..”[20; 145]
Thứ tư, xây dựng tinh thần lao động tự giác, sáng tạo.
Nguyên tắc xây dựng tinh thần tự giác, sáng tạo là nguyên tắc cần trang bị cho sinh viên nói chung, SVSP nói riêng. SVSP thuộc tầng lớp trí thức, lao động của họ trong tương lai là việc giáo dục – đào tạo thế hệ trẻ. Sản phẩm của họ phải là những con người biết quý trọng lao động, không phân biệt lao động trí óc hay lao động chân tay. Do đó, lao động sư phạm trước hết là lao động một cách tự giác, sáng tạo.
2.1.3.2. Hình thành tác phong sư phạm, văn hóa ứng xử sư phạm, ý thức tôn trọng học sinh
SVSP cần rèn dũa sự mẫu mực trong lời ăn, tiếng nói; gương mẫu trong cuộc sống; nghiêm khắc với bản thân; tác phong chững chạc; tự tin trong giao tiếp; biết tạo lập các quan hệ giao tiếp; biết điều khiển, tổ chức giao tiếp; nhạy cảm, tinh tế và mô phạm trong các quan hệ giao tiếp; tôn trọng nhân phẩm của đối tượng giao tiếp; đồng cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp.
Hình thành tác phong sư phạm, xây dựng văn hóa ứng xử sư phạm là một nội dung quan trọng giúp SVSP hình thành được tác phong, quan hệ phù hợp với yêu cầu của nghề dạy học, không bị ảnh hưởng bởi tác phong, quan hệ ứng xử từ lối sống tiêu cực, ngoại lai. SVSP là những thanh niên trẻ, rất dễ tiếp thu cái mới, lối sống mới kể cả những thói hư, tật xấu, những thói quen không phù hợp với văn hóa dân tộc. Vì vậy, hình thành cho SVSP tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử tốt là nội dung cần chú trọng trong xây dựng ĐĐNN cho SVSP.
2.1.3.3. Xây dựng tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn
Các trường đào tạo sư phạm cần xây dựng cho SVSP tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở nơi khó khăn, vững vàng trước những thử thách của cuộc sống và nghề nghiệp; chia sẻ những khó khăn với nhân dân và học sinh ở nơi
công tác; không đòi hỏi thái quá; tìm ra những biện pháp khắc phục khó khăn trong nghề nghiệp; thương yêu và đồng cảm với học sinh; biết động viên đồng nghiệp và học sinh vượt qua khó khăn; lối sống giản dị, hòa nhập với nhân dân và học sinh nơi công tác.
Tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn phải được xem là một nội dung quan trọng trong xây dựng ĐĐNN cho SVSP. Việc xây dựng cho SVSP tinh thần sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn là sự chuẩn bị tâm lý vững vàng cho SVSP trước khi ra trường, trước khi nhận công tác.
2.1.3.4. Xây dựng lòng yêu nghề, mến trẻ cho sinh viên sư phạm
Yêu nghề là yêu công việc dạy học và giáo dục; có ý chí và nghị lực vượt qua những khó khăn và thử thách của nghề nghiệp; sẵn sàng nhận công tác ở những nơi khó khăn, gian khổ; mong muốn cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục; luôn học hỏi những cái hay, mới, tiến bộ trong nghề nghiệp; luôn phấn đấu để thành đạt trong nghề nghiệp.
Để xây dựng lòng yêu nghề cho SVSP cần xây dựng cho họ thái độ và lối sống không tôn sùng, chạy theo giá trị vật chất tầm thường, biết trân trọng các giá trị tinh thần của nghề dạy học, không lợi dụng vị trí nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, biết đặt lợi ích của tập thể, học sinh trên lợi ích của bản thân.
Xây dựng lòng yêu trẻ là làm cho SVSP cảm thấy vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ; cống hiến cả cuộc đời mình cho thế hệ trẻ; sẵn sàng chia sẻ hạnh phúc và bất hạnh của trẻ; biết tha thứ cho trẻ, khoan dung, độ lượng; giàu lòng nhân ái, vị tha; không nuông chiều trẻ; không mua chuộc trẻ; không định kiến và trù dập trẻ; công bằng trong đối xử với trẻ; tôn trọng nhân cách trẻ; nhìn nhận, đánh giá trẻ trong tương lai; là chỗ dựa tin cậy cho trẻ; sẵn sàng phối hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục trẻ; động viên trẻ kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ; yêu trẻ như yêu con em chính mình.
Chỉ có lòng yêu trẻ, người giáo viên mới có động lực để vượt qua khó khăn, những cám dỗ, cạm bẫy của đời sống vật chất và hoàn thành nhiệm vụ.
Để xây dựng lòng yêu trẻ, ngay từ khi còn học tập thì SVSP chúng ta cần tiếp xúc nhiều với trẻ, cố gắng hiểu các em trong đợt đi KT – TTSP, thâm nhập vào cuộc sống tinh thần của các em. Lòng yêu trẻ sẽ trở nên bền vững khi SVSP chính thức hành nghề dạy học, trải nghiệm và thách thức trước những khó khăn của nghề dạy học.
2.1.3.5.Xây dựng ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn
Nhà trường cần xây dựng cho SVSP ý thức học tập không ngừng; dành toàn bộ thời gian, tâm trí cho việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân; sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để học tốt; có động cơ học tập đúng đắn; luôn tự học, tự nghiên cứu; có thói quen học tập cần cù, chăm chỉ và sáng tạo; đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập; không có tiêu cực trong học tập; tránh bệnh thành tích trong học tập; học tập ở mọi người, mọi lúc, mọi nơi; luôn có ý thức tìm tòi những phương pháp học tập tốt nhất và phù hợp với bản thân; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập với mọi người. Xây dựng ý thức học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn có ý nghĩa quan trọng. Vì nó giúp cho chúng ta có khả năng chiếm lĩnh và làm chủ tri thức, tạo động lực cho chúng ta phấn đấu vươn lên, tạo ra các cơ hội việc làm cho chúng ta sau khi ra trường và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Muốn vậy, mỗi chúng ta phải tự đặt ra và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
2.1.3.6. Xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng
Nhà trường sư phạm cần hình thành cho SVSP ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng “học tập suốt đời”; có động cơ, có ý thức tự kiểm tra, tự đánh giá bản thân; có ý thức tự phê bình và phê bình; có kế hoạch tự rèn luyện bản thân; nghiêm khắc với bản thân, không tự ti, không tự mãn.
Xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng là rất quan trọng. Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng sẽ tạo cho SVSP khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá, ý thức
tự phê bình và phê bình, giúp bản thân SVSP sẽ kiểm soát được hành vi của bản thân trước những tác động tiêu cực của xã hội.
Để xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng cần trang bị cho SVSP cách thức, con đường, kỹ năng tự giáo dục và tự rèn luyện, luôn kiểm tra, đánh giá, động viên, khích lệ, uốn nắn quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện của SVSP. Bên cạnh đó, cần tạo ra cơ chế và các điều kiện thuận lợi để SVSP có thể tự giáo dục, tự rèn luyện.
2.1.3.7. Xây dựng phẩm chất kiên nhẫn, khiêm tốn, lịch sự
Nhà trường cần xây dựng phẩm chất kiên nhẫn cho SVSP. Bởi “công việc của người thầy giáo chẳng khác gì công việc của người làm vườn, phải chăm chút từng li từng tí, hết sức kiên nhẫn, thận trọng”[20; 385]. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần xây dựng phẩm chất khiêm tốn, lịch sự không bao giờ thỏa mãn với những gì đang có; không khoe khoang; khoác lác về bản thân; luôn có ý thức học hỏi tất cả mọi người, lịch sự trong giao tiếp và cuộc sống; mô phạm; mẫu mực trong lối sống; biết lên án những thái độ thiếu khiêm tốn, thiếu lịch sự.
Phẩm chất khiêm tốn, lịch sự là một phẩm chất quan trọng trong nhân cách của người giáo viên và SVSP. Nhờ có phẩm chất này mà giáo viên và SVSP có khả năng ứng xử đúng mực, tác phong mô phạm. Vì vậy, xây dựng, hình thành phẩm chất khiêm tốn, lịch sự là nội dung không thể thiếu trong xây dựng ĐĐNN cho SVSP.
Các nội dung này cần được thực hiện đồng bộ và lồng ghép trong tất cả các hoạt động của nhà trường: học tập, rèn luyện NVSP thường xuyên, KT - TTSP. Hơn thế nữa, việc thực hiện các nội dung này là cả một quá trình khó khăn và phức tạp. Nó cần được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống và liên tục thông qua việc tổ chức các hoạt động phong phú cho SVSP. SVSP là lứa tuổi có nhiều khát vọng, hoài bão, đồng thời có vốn sống phong phú hơn lứa tuổi, do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng các nội dung định hướng xây dựng ĐĐNN. Công tác xây dựng ĐĐNN cho SVSP là cả một quá trình
lâu dài kể từ khi sinh viên bắt đầu học cho đến khi ra trường và được củng cố khi đã chính thức giảng dạy. Chính vì vậy, các nội dung xây dựng ĐĐNN chỉ trở thành bền vững và trở nên sâu sắc khi SVSP trở thành những người giáo viên thực thụ và trải nghiệm các hoạt động có tính chất nghề nghiệp.