1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương

69 404 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 849,5 KB

Nội dung

Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương

Trang 1

Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, điều 3:

Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệthống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một haymột số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cảhệ thống không thể hoạt động được.

TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sảnkhác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị củanó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sảnxuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

Theo chuẩn mực kế toán VN số 03-TSCĐHH quy định:

TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắmgiữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghinhận TSCĐHH

1.1.1.2 Đặc điểm của TSCĐHH

Theo chuản mực kế toán VN số 03-TSCĐHH :

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêuchuẩn như sau:

a/ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sản xuất tài sảnđó;

b/ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.c/ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

d/ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành;

Tiêu chuẩn giá trị TSCĐ luôn thay đổi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của mỗiquốc gia trong thời kỳ nhất định; tiêu chuẩn thời gian hầu như không thay đổi.

TSCĐ ở Việt Nam đã có rất nhiều lần thay đổi về giá trị, theo quyết định206/QĐ ngày 12/12/2003-BTC quy định phải có 2 điều kiện sau:

- Giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.021

Trang 2

TSCĐHH cũng là TSCĐ, do đó ngoài việc phải đảm bảo đầy đủ 4 tiêu chuẩnnói trên, TSCĐHH mang những đặc điểm sau:

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hìnhthái ban đầu

- TSCĐHH bị hao mòn dần và đối với TSCĐHH dùng cho hoạt động sảnxuất kinh doanh thì giá trị của chúng dịch chuyển dần từng phần vào chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Những TS dùng cho hoạt động khác như :hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dựán, giá trị của chúng bị tiêu hao dần dần trong quá trinh sử dụng.

1.1.2 Yêu cầu quản lý TSCĐHH.

TSCĐHH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số TS và đóng vai trò quantrọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, việc xácđịnh 1 TS có được ghi nhận là TSCĐHH hay là một chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaDoanh nghiệp.

Quản lý tốt TSCĐ là tiền đề, điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh, vì thế theo QĐ206-BTC, quản lý TSCĐ phải theo một số nguyên tắc cơbản sau:

-Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp Hồ sơ bao gồm:Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liênquan khác.

-Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theotừng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán & đơn vị sửdụng.

-TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, sổ khấu hao luỹ kế và giá trị cònlại trên sổ kế toán.

-Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kêTSCĐ Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhânvà có biện pháp xử lý.

1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH

Để đáp ứng các yêu cầu quản lý TSCĐHH trong doanh nghiệp, với tư cách làmột công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:

- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời vềsố lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyểnTSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư vàbảo quản TSCĐ.

Trang 3

- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tínhtoán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vịcó liên quan.

- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ.

- Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giálại TSCĐ trong trường hợp cần thiết.Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sửdụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị phụ thuộc trong các doanh nghiệp thực hiệnđầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH Mở các sổ kế toán, thẻ khi cần thiết& hạch toán TSCĐHH đúng chế độ quy định.

1.2 MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ TSCĐHH

1.2.1 Phân loại:

1.2.1.1 Sự cần thiết phải phân loại TSCĐHH.

Phân loại TSCĐHH là việc sắp xếp các TSCĐHH trong doanh nghiệp thànhcác loại, các nhóm TSCĐHH có cùng tính chất, đặc điểm theo một tiêu thức nhấtđịnh.

TSCĐHH trong các doanh nghiệp là 1 bộ phận tài sản chủ yếu , phong phúvề chủng loại và nguồn hình thành.Việc quản lý từng đối tượng TSCĐHH là cầnthiết, đồng thời phải quản lý các nhóm, các loại có cùng tính chất và đặc điểm.Việc phân loại nhằm mục đích quản lý có hiệu quả TSCĐHH, mỗi nhóm cónhiều loại khác nhau do đó việc phân loại chi tiết TSCĐHH là một tất yếu kháchquan.

Phân loại chính xác giúp cho việc cung cấp thông tin để lập kế hoạch sảnxuất, sửa chữa lớn, hiện đại hoá TSCĐHH tạo điều kiện phát huy hết tác dụng củaTSCĐHH trong quá trình sản xuất, đồng thời là cơ sở tính toán phân bổ chính xácsố khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn Vì vậy việc phânloại TSCĐHH là hết sức cần thiết.

1.2.1.2 Các cách phân loại TSCĐHH

1.2.1.2.1 Phân loại TSCĐHH căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật.

Căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật mà toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệpđược chia thành các nhóm tài sản chi tiết cụ thể sau:

- Nhà cửa vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, củahàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, cầu cống, đường xa.

- Máy móc thiết bị:gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị côngtác, máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh.

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.023

Trang 4

- Phương tiện vận tải truyền dẫn : ôtô , máy kéo, tàu thuyền ca nô dùngtrong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi oxy, khí nén, hệ thốngdây dẫn điện, hệ thống truyền thanh.

- Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị sử dụng trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm

- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm trong các doanh nghiệpnông nghiệp

- TSCĐHH khác: bao gồm các tài sản chưa được xếp vào các loại trên Cách phân loại này giúp cho người quản lý có một cách nhìn tổng quát về cơcấu đầu tư TSCĐHH Đây là một căn cứ quan trọng, để đưa ra các quyết định đầutư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cách phân loại này còn giúp doanh nghiệp có biện pháp quản lý tài sản, cụthể đối với TSCĐHH phải quản lý về hiện vật, về giá trị, mức khấu hao TSCĐHHthường được xác định căn cứ vào tính chất kỹ thuật, tính chất vật lý và điều kiệnsử dụng tài sản.

1.2.1.2.2.Phân loại TSCĐHH căn cứ vào quyền sở hữu:

Cách phân loại này căn cứ vào quyền sở hữu để sắp xếp TSCĐHH thànhTSCĐHH tự có và TSCĐHH thuê ngoài.

-TSCĐHH tự có là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.Đây là những TSCĐHH được xây dựng, mua sắm, hình thành từ nguồn vốnNSNN cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, …và nhữngTSCĐHH được biếu tặng.

-TSCĐHH thuê ngoài là những TSCĐHH không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp, doanh nghiệp đi thuê ngoài để sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh.

Riêng đối với TSCĐHH đi thuê, căn cứ vào tính chất của nghiệp vụ thuêtài sản(mức độ chuyển giao rủi ro, lợi ích) thì tiếp tục được phân loạithành:TSCĐHH thuê tài chính và TSCĐHH thuê hoạt động.Cần lưu ý là tính chấtcủa nghiệp vụ thuê tài sản được thể hiện thông qua những điều khoản của hợpđồng, dựa trên tính chất kinh tế của các điều khoản hợp đồng chứ không hoàntoàn dựa vào hình thức pháp lý của hợp đồng đó:

+ TSCĐHH thuê tài chính: Là các TSCĐHH đi thuê mà bên cho thuê có sựchuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản , cho bênđi thuê.Đặc điểm TSCĐHH thuê tài chính là doanh nghiệp có quyển sử dụng,kiểm soát lâu dài, doanh nghiệp đi thê nhận được hầu hết lợi ích và rủi ro gắn liềnvới việc sử dụng tài sản.Do vậy, nó cần được quản lý như những TSCĐHH của

Trang 5

doanh nghiệp.Về phương diện kế toán TSCĐHH thuê tài chính được ghi nhận vàtrình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

+ TSCĐHH thuê hoạt động: là những TSCĐHH đi thuê mà không thoảmãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính.

Cách phân loại theo quyền sở hữu có ý nghĩa rất lớn đối với công tác quảnlý tài sản.Đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì đơn vị phải cóbiện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng, định đoạt với tàisản.Đối với tài sản không thuộc quyền s hữu của đơn vị thì đơn vị phải dựa trênhợp đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện sử dụng quản lý tàisản.

Cách phân loại này còn là cơ sở cho công tác hạch kế toán TSCĐHH ở đơnvị, tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản.

1.2.1.2.3.Phân loại TSCĐHH theo công dụng kinh tế.

Căn cứ vào công dụng kinh tế TSCĐHH được chia thành hai loại sau:

-TSCĐHH đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: đây là TSCĐHHđang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị Nhữngtài sản này buộc phải trích khấu hao tính vào sản xuất kinh doanh.

-TSCĐHH dùng ngoài sản xuất kinh doanh như: phúc lợi, sự nghiệp, an ninhquốc phòng…Đó là những TSCĐHH do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho cáchoạt động phúc lợi sự nghiệp (như các công trình phúc lợi), các TSCĐHH sửdụng cho hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng của doanh nghiệp, các tài sảndoanh nghiệp giữ(cất) hộ hay bảo quản hộ….

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐHH củamình theo công dụng của nó Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐHH theo côngdụng sao cho có hiệu quả nhất.

1.2.1.2.4.Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng.

Căn cứ vào tình hình sử dụng người ta chia TSCĐHH của doanh nghiệpthành các loại sau:

-TSCĐHH đang sử dụng: đó là những TSCĐHH của doanh nghiệp đang sửdụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động phúc lơi, sự nghiệphay an ninh quốc phòng của doanh nghiệp.

-TSCĐHH chưa cần dùng: là những TSCĐHH cần thiết cho hoạt động kinhdoanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chưa cần dùng,đang được dự trữ để sử dụng sau này.

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.025

Trang 6

-TSCĐHH không cần dùng chờ thanh lý: là những TSCĐHH không cần thiếthay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cầnđược thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả TSCĐHH trongdoanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp hiệu quả hơn nữa hiệu quả sử dụngchúng.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép các đánh giá, xem xét kết cấuTSCĐHH của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau.Điều này giúp cho nhàquản lý xem xét sự biến động của TSCĐHH hiện có trong doanh nghiệp từ đónhận thức rõ thực trạng TSCĐHH hiện có của doanh nghiệp và có thông tin chínhxác để trả lời cho câu hỏi : kết cấu TSCĐHH của doanh nghiệp có hợp lý không?Phương hướng đầu tư trọng điểm đầu tư quản lý TSCĐHH của doanh nghiệp làgì? khả năng thu hút vốn đầu tư? Vì vậy, việc phân loại là một việc làm cần thiếtgiúp cho các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu sao cho có lợi nhất choviệc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp (kết cấu TSCĐHHlà tỷ trọng giữa nguyên giá của một TSCĐHH nào đó so với tổng nguyên giáTSCĐHH của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định).

1.2.2.Đánh giá TSCĐHH

Một trong những vấn đề cơ bản của công tác kế toán TSCĐHH là khi doanhnghiệp chi ra một khoản chi phí thì khoản chi phí đó có được ghi nhận là tài sảnhay không và nếu được thì giá trị tài sản hình thành là bao nhiêu.

Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐHH tạo điều kiện phản ánh chính xáctình hình biến động vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn.Điều chỉnh kịp thờigiá trị TSCĐHH để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không đểmất vốn cố định.

Đánh giá TSCĐHH là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trịcủa nó ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung.

Căn cứ vào đặc điểm vận động về mặt giá trị thường có các cách đánh giásau, ứng với quá trình hình thành và sử dụng TSCĐHH:

- Xác định giá trị ban đầu của TSCĐHH

- Xác định giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐHH

1.2.2.1.Xác định giá trị ban đầu của TSCĐHH

Giá trị ban đẩu của TSCĐ ghi trong sổ kế toán còn gọi là nguyên giá TSCĐ.TSCĐHH của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau.Với mỗi nguồn hình thành, các yếu tố cấu thành cũng như đặcđiểm cấu thành nguyên giá của TSCĐHH không giống nhau.

Trang 7

Theo CMKTVN số 03- TSCĐHH và TT89/002- hướng dẫn thi hành CM03;tuỳ theo từng loại TSCĐHH, nguyên giá của chúng được xác định với nội dungcụ thể như sau.

1.2.2.1.1.TS CĐ HH mua sắm:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản đượcchiết khấu thương mại, giảm giá) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuếđược hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạngthái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốcxếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm,phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

1.2.2.1.2.TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu:

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thứcgiao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phíliên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

1.2.2.1.3.TS CĐHH mua trả chậm :

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểmmua Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạchtoán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vàonguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực “Chi phí đivay”.

1.2.2.1.4.TS CĐHH tự xây dựng hoặc tự chế:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tựxây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợp doanhnghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giálà chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việcđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Trong các trường hợp trên, mọikhoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó Các chi phíkhông hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phíkhác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chếkhông được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

1.2.2.1.5 TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữuhình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý củaTSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khiđiều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.027

Trang 8

1.2.2.1.6 TS CĐHH được cấp, được điều chuyển đến…

Nguyên giá TSCĐHH được cấp được điều chuyển đến… là giá trị còn lạitrên sổ kế toán của TSCĐHH ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển…hoặc giá trịtheo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên giao nhậntài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụngnhư chi phí vận chuyển bốc dỡ…

Riêng nguyên giá TSCĐHH điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạchtoán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điềuchuyển phù hợp với bộ hồ sơ của bộ TSCĐ đó.Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vàonguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ củaTSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán Các chi phí có liên quan đến việc điềuchuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toántăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

1.2.2.1.7.TS CĐHH nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiệnthừa được tài trợ, biếu tặng…

Nguyên giá TSCĐHH được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liêndoanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…là giá trị theo đánh giá thực tế củaHội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểmđưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắpđặt chạy thử, lệ phí trước bạ…

1.2.2.2.Đánh giá TSCĐHH trong quá trình nắm giữ, sử dụng.1.2.2.2.1.Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu.

Theo CMKTVN số 03-TSCĐHH, các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầuTSCĐHH được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làmtăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó Các chi phí phát sinhkhông thoả mãn điều kiện trên phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanhtrong kỳ.

Cách đánh giá này giúp cho doanh nghiệp thấy được số vốn đầu tư vàoTSCĐHH thời điểm ban đầu, là căn cứ để xác định số tiền khấu hao phảitrích.Tuy nhiên do sự biến động của giá cả nên có thể dẫn đến sự khác nhau về giátrị ban đầu của cùng một loại TSCĐHH ở các thời kỳ khác nhau.

1.2.2.2.2.Giá trị còn lại của TSCĐ.

Giá trị còn lại của TSCĐHH là phần giá trị của TSCĐHH chưa chuyểndịch vào giá trịc của sản phẩm sản xuất ra.Giá trị còn lại của TSCĐHH được tínhnhư sau:

Giá trị còn lại = Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế

Trang 9

Trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị hao mòn luỹ kế ngày càng tăng lênvà giá trị còn lại được phản ánh trên sổ kế toán và trên báo cáo tài chính ngàycàng giảm đi.Điều đó phản ánh rõ giá trị của TSCĐHH chyển dịch dần dần, từngphần vào giá trị của sản phẩm được sản xuất ra.Kế toán theo dõi, ghi chép giá trịcòn lại nhằm cung cấp số liệu xác định phần vốn đầu tư còn lại ở TSCĐ cần phảiđược thu hồi Đồng thời thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại của TSCĐHH có thểđánh giá hiện trạng tài sản của đơn vị cũ hay mới để có cơ sở đề ra các quyết địnhđầu tư bổ sung, sửa chữa, đổi mới TSCĐHH…

1.2.2.2.3.Đánh giá lại TSCĐHH

TSCĐHH là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng lâu dài.Trongquá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân, giá trị ghi sổ ban đầu và giá trị còn lạicủa TSCĐHH trên tài liệu kế toán không phù hợp với giá trị thị trường củanó.Điều đó làm giảm chất lượng của thông tin kế toán.Để khắc phục vấn đề nàydoanh nghiệp phải đánh giá lại tài sản theo mặt bằng giá ở thời điểm đánh giá lạiTSCĐHH.Để đưa ra quyết định chính xác, doanh nghiệp phải theo dõi giá trị cònlại trên cả phương diện sổ sách lẫn thực tế Đánh giá lại TSCĐHH phải thực hiệnđúng quy định của Nhà nước và chỉ đánh giá lại trong các trường hợp sau:

- Nhà nước có quyết định đánh giá lại TSCĐHH - Cổ phần hoá doanh nghiệp

- Chia, tách, giải thể doanh nghiệp- Góp vốn liên doanh.

Giá trị còn lại của TSCĐHH sau khi đánh giá lại được điều chỉnh theocông thức sau:

Nguyên giá đánh giá lạiGiá trị còn lại của Giá trị còn lại của của TSCĐHH TSCĐHH sau khi = TSCĐHH được đánh X

đánh giá lại giá lại Nguyên giá cũ của TSCĐHH

1.3.TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐHH TRONG DOANH NGHIỆP.

1.3.1.Chứng từ sử dụng.

Kế toán TSCĐ nói chung và TSCĐHH nói riêng cũng như bất kỳ mộtnhiệm vụ kế toán, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng phải dựa trên cơ sở nhữngchứng từ gốc để ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán.Vì vậy, để vừa đảm bảo tínhkhoa học hợp lý, vừa đảm bảo tính có căn cứ hợp lý, các chứng từ kế toán phảihợp pháp, hợp lý, hợp lệ Đồng thời các chứng từ giúp các nhà quản lý kiểm tra,

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.029

Trang 10

kiểm soát các biến động của tài sản Để hạch toán TSCĐHH, kế toán cần sử dụngcác loại chứng từ kế toán chủ yếu sau:

- Chứng từ mang tính quyết định của giám đốc doanh nghiệp : Như lệnhđiều động tài sản, quyết định thanh lý, nhượng bán…

- Biên bản giao nhận TSCĐHH (mẫu số 01-TSCĐ)- Thẻ TSCĐ (mẫu số 02-TSCĐ)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03-TSCĐ)

- Biên bản giao nhận, sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04-TSCĐ)- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ)

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan

1.3.2.Tổ chức hạch toán kế toán chi tiết TSCĐHH

Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ sách kế toán chính thức theochế độ quy đinh.Sổ kế toán được mở khi bắt đầu niên độ kế toán và kết thúc (khoásổ) khi hết niên độ.Kế toán chi tiết TSCĐHH , sử dụng cả 2 loại thước đo làthước đo hiện vật và giá trị.

Kế toán chi tiết giúp cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý những chỉtiêu quan trọng về cơ cấu, tình hình phân bổ, số lượng, tình trạng chất lượng,đồng thời quy trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐHH cho các bộphận.

1.3.2.1.Xác định đối tượng ghi TSCĐHH

TSCĐHH của doanh nghiệp là các tài sản có giá trị lớn cần được quản lýđơn chiếc Để phục vụ cho công tác quản lý kế toán phải ghi sổ theo đối tượng ghiTSCĐHH

Đối tượng ghi TSCĐHH là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá,lắp và phụ tùng kèm theo.Đó có thể là một vật thể riêng biệt về mặt kết cấu có thểthực hiện được những chức năng độc lập nhất định hoặc một hệ thống gồm nhiềubộ phận tài sản liên kết với nhau không thể tách rời để cùng thực hiện một hoặcmột số chức năng nhất định.

Để tiện cho việc theo dõi, quản lý, phải tiến hành đánh số cho từng đốitượng ghi TSCĐHH Mỗi đối tượng ghi phải có số hiệu riêng Việc đánh số là dodoanh nghiệp quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp đó nhưng đảmbảo tính thuận tiện trong việc nhận biết TSCĐHH theo nhóm, theo loại và tuyệtđối không trùng lặp.

1.3.2.2.Nội dung kế toán chi tiết TSCĐHH

Trang 11

Kế toán chi tiết TSCĐHH gồm lập và thu thập các chứng từ ban đầu cóliên quan đến TSCĐHH ở doanh nghiệp; tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH ởphòng kế toán & tổ chức kế toán chi tiết ở các đơn vị sử dụng TSCĐHH

Kế toán chi tiết TSCĐHH phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng giảmhao mòn TSCĐHH trên phạm vi toàn doanh nghiệp và theo từng nơi bảo quản, sửdụng Kế toán chi tiết phải theo dõi tới từng đối tượng ghi TSCĐHH theo các chỉtiêu về giá trị như : Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại Đồng thời phảitheo dõi tất cả các chỉ tiêu về nguồn gốc, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu…

* Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH tại nơi sử dụng, bảo quản:

Việc theo dõi TSCĐHH tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắntrách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản với từng bộ phận góp phần nâng caotrách nhiệm và hiệu quả sử dụng

* Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH tại bộ phận kế toán:

Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp , kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và“sổ TSCĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm hao mònTSCĐHH

Trang 12

3332

(5)

133 33312

(6) 3338

(7)

(1) Khi đưa TSCĐHH vào sử dụng.(1a).Nếu mua về sử dụng ngay

(1b) Nếu mua về phải qua lắp đặt chạy thử.(2) Giá mua chi phí liên quan trực tiếp.(3) Thuế GTGT (nếu có)

(4) Thuế nhập khẩu phải nộp.(5) Thuế TTĐB phải nộp.

(6) Thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu có).(7) Lệ phí trước bạ.

(8) Chiết khấu thương mại, được giảm giá TSCĐHH Đồng thời ghi:

411 441

Mua TSCĐHH bằng nguồn vốn đầu tư XDCB

414

Mua TSCĐHH bằng quỹ đầu tư phát triển

Có TK liên quan.

Trang 13

1.3.3.2.2.Mua TSCĐHH theo phương thức trả chậm, trả góp:

111 331 211

(3)

(1)(2)

242 635

(1).Nguyên giá (ghi theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua)(2).Tổng số tiền phải thanh toán

(3).Định kì thanh toán cho người bán

(4).Số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả tiền ngay(lãi trả chậm)

(5).Định kì, phân bổ dần vào chi phí theo số lãi trả chậm phải trả từng kì(6).Thuế GTGT đầu vào

Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐHH mua về khôngchịu thuế GTGT thì không có phần ghi nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

1.3.3.2.3.Tài sản do đơn vị tự chế:

(4) 622

627

(1) (2) (3) Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh.

(4) Giá thành sản phẩm sản xuất ra không qua nhập kho mà chuyển sử dụngngay

(5) Giá thành sản phẩm nhập kho.

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0213

Trang 14

(6) Xuất kho sản phẩm để chuyển thành TSCĐHH sử dụng cho sản xuất kinhdoanh.

Đồng thời ghi:Nợ TK 211

Có TK 512 :Doanh thu bán hàng nội bộ ( theo giá sản xuất thực tế)Có TK 111, 152 :Chi phí lắp đặt chạy thử.

Có TK 411 :Nguồn vốn kinh doanh.

1.3.3.2.4 TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi:

*Trường hợp mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐHH tương tự:

Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐHH nhận về(Nguyên giá tính theo giá trị cònlại của tài sản đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn của TSCĐHH đưa đi trao đổi Có TK 211:Nguyên giá của TSCĐHH đưa đi trao đổi*Trường hợp trao đổi với một TSCĐHH không tương tự:

Trong trường hợp này cần chú ý lãi lỗ do trao đổi TSCĐHH không tương tựlà số chênh lệch giữa giá trị hợp lí của TSCĐHH nhận về với giá trị còn lại củaTSCĐHH đưa đi trao đổi.

Sơ đồ định khoản như sau:

(8)(1).Nguyên giá TSCĐHH đưa đi trao đổi

Trang 15

(1b)Giá trị đã khấu hao

(2)Giá trị hợp lý của TSCĐHH đưa đi trao đổi(3)Thuế GTGT phải nộp

(4)Tổng giá thanh toán

(5)Giá trị hợp lí của TSCĐHH nhận về(6)Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)(7)Chênh lệch phải thu thêm

(8)Chênh lệch phải trả thêm.

* Trường hợp TSCĐHH được Nhà nước cấp , nhận góp vốn liên doanh , ghi:Nợ TK 211 – nguyên giá TSCĐ.

Có TK 411 – nguồn vốn kinh doanh (nguyên giá).

* Tăng TSCĐHH do chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sởhữu: Nợ TK 211 – TSCĐHH

Có TK 217 – bất động sản đầu tư.Đồng thời ghi:

Nợ TK 2147 – hao mòn bất động sản cố địnhCó TK 2141 , 2143 hoặc 2142

* Nhận lại TSCĐHH góp vốn liên doanh:Nợ TK 211

Có TK 128Có TK 222, 223.

* Tăng TSCĐHH do chuyển công cụ dụng cụ thành TSCĐHH

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0215

Trang 16

Nợ TK 211 : giá trị vốn thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùngchuyển thành TSCĐHH

Có TK 214 – số đã phân bổ vào chi phíCó TK 1421 – số chưa phân bổ.

1.3.3.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH.

1.3.3.3.1 Kế toán thanh lý, nhượng bán TSCĐHH

111, 112, 331 133 811 911 711 111,112,131 (1)

(9) (1)Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

(2)Chi phí thanh lí nhượng bán

(3)Kết chuyển chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐHH(4)Kết chuyển thu về thanh lí, nhượng bán TSCĐHH(5)Giá trị thu hồi về thanh lí, nhượng bán TSCĐHH(6)Giá trị còn lại của TSCĐHH

(7)Phần giá trị đã hao mòn TSCĐHH(8)Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi(9)Kết chuyển chênh lệch chi lớn hơn thu

1.3.3.3.2 Kế toán góp vốn bằng TSCĐHH thành lập cơ sở liên doanh đồngkiểm soát.

Chênh lệch giữa giá trị vốn góp được chấp nhận và giá trị còn lại củaTSCĐHH theo sổ kế toán của đơn vị hạch toán vào TK 811 – chi phí khác hoặcTK 711 – nhu nhập khác.

a.Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh theo giá trị vốn góp được hội đồng liêndoanh công nhận.

Nợ TK 811 – số chênh lệch đánh giá nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐHH Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐHH (giá trị hao mòn của TSCĐHH)

Có Tk 211 – Nguyên giá TSCĐHH

Trang 17

Có TK 711 – Số chênh lệch đánh giá lớn hơn giá trị còn lại củaTSCĐHH tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh.

Có TK 338(7) – Doanh thu chưa thực hiện (só chênh lệch giữa giáđánh lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐHH sẽ được hoàn lại tương ứng với lợiích của doanh nghiệp trong liên doanh)

b Định kỳ căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐHH mà cơ sở kinhdoanh đồng kiểm soát phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trongkỳ Nợ TK 338 (7)

Có TK 711 – Phần doanh thu thực hiện được phân bổ cho một kỳ.

1.3.3.3.3 Kế toán giảm TSCĐHH do góp vốn vào công ty liên kết :

Nợ TK 223 - Đầu tư vào công ty liên kết.Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐHH

Nợ TK 811 - Số chênh lệch giá trị tài sản đánh giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐHH.

Có TK 211- Nguyên giá TSCĐHH

Có TK 711 - Số chênh lệch tài sản đánh giá cao hơn giá trị còn lại.

1.3.3.3.4 Kế toán chuyển TSCĐHH thành công cụ, dụng cụ: Sơ đồ hạch toán:

TSCĐHH chuyểnthành CCDC(giátrị còn lại nhỏ)

214 142, 242

1.3.3.3.5 TSCĐHH dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc phúc lợi:

Sơ đồ hạch toán như sau:

TSCĐHH chuyểnThành CCDC(giá

trị còn lại lớn) Giá trịcòn lại định kỳ phân bổ dần

Nguyên giá

TSCĐHH TSCĐHH dùng cho hoạt động phúc lợi(giá trị còn lại)

Trang 18

- Giá trị phải khấu hao TSCĐHH :là nguyên giá của TSCĐHH ghi trênbáo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 – TSCĐHH :

Giá trị phải khấu hao của TSCĐHH được phân bổ một cách có hệ thốngtrong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm , hàng hoá ,dịch vụ được sáng tạo ra

- Mối quan hệ giữa hao mòn và khấu hao TSCĐHH

Hao mòn TSCĐHH là cơ sở để đánh giá tính trích khấu hao TSCĐHH.Trích khấu hao phải phù hợp mức độ hao mòn của TSCĐHH và phải phù hợp vớiquy định hiện hành về chế độ chính sách khấu hao TSCĐHH do Nhà nước quyđịnh.

1.4.2 Chế độ tài chính :

1.4.2.1 Phương pháp tính khấu hao đường thẳng :

Theo phương pháp này :

Giá trị phải khấu hao Mức khấu hao bình quân năm =

Số năm sử dụngƯu điểm : - Cách tính toán đơn giản , dễ hiểu

- Mức khấu hao ổn định

Nhược điểm : - Không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế củaTSCĐHH vào giá thành sản phẩm trong các thời kỳ sử dụng khác nhau.

- Khả năng thu hồi vốn đầu tư chậm

1.4.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần :

Theo phương pháp này ta có :

Mức khấu hao năm = giá trị phải khấu hao còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanhTrong đó :

TSCĐHH dùng cho hoạt động sự nghiệp, dựán (giá trị còn lại)

Trang 19

= = x 100 Thời gian sử dụng TSCĐHH Ưu điểm :

- Phản ánh chính xác hơn mức độ hao mòn TSCĐHH vào giá trị sảnphẩm

- Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCĐHH - Hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.

Nhược điểm :

- Tính toán phức tạp hơn

- Số tiền trích khấu hao cũng chưa đủ bù đắp toàn bộ giá trị đầu tư banđầu vào TSCĐHH của doanh nghiệp

1.4.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Giá trị phải khấu hao=

Sản lượng thiết kếCuối kỳ :

1.4.3 Tổ chức kế toán hao mòn TSCĐHH và khấu hao TSCĐHH

* TSCĐHH dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh :Nợ TK 627, 641, 642, 241, …

* Trường hợp vốn khấu hao huy động không hoàn lại :- Cấp dưới :

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0219

Tỷ lệ khấu haonhanh

Tỷ lệ khấu hao theophương pháp đườngthẳng

Tỷ lệ khấu hao theophương pháp đườngthẳng

Mức khấu hao TSCĐHHcho 1 đơn vị sản phẩm

Khấu hao TSCĐHH tính vàochi phí sản xuất hàng kỳ

Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

Số lượng sản phẩmSX trong kỳ

Trang 20

+ Khi nộp vốn khấu hao cho cấp trên:Nợ TK 411 – nguyên vốn kinh doanh

Có TK 136 - phải thu nội bộ (1361)

+ Khi cấp vốn khấu hao cho cấp dưới ghi ngược lại * Điều chỉnh mức khấu hao cuối năm tài chính :

- Nếu số khấu hao tăng lên so với số đã trích trong năm , ghi :Nợ TK 627, 641, 642 – chênh lệch tăng

Có TK 214 – hao mòn TSCĐHH - Nếu số khấu hao giảm thì ghi bút toán ngược lại

1.5 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐHH :

Trong quá trình sử dụng TSCĐHH bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận donhiều nguyên nhân khác nhau Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng củaTSCĐHH rất khác nhau nên tính chất và quy mô của công việc sửa chữaTSCĐHH cũng rất khác nhau.

Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐHH thì công việc sửa chữa được chithành hai loại :

- Sửa chữa thường xuyên: Là hoạt động sửa chữa nhỏ, hoạt động bảo trì, bảodưỡng theo yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo cho hoạt động của TSCĐHH đượcdiễn ra bình thường Công việc sửa chữa được tiến hành thường xuyên, thời giansửa chữa ngắn, chi phí sửa chữa không lớn do vậy không cần lập dự toán.

- Sửa chữa lớn TSCĐHH: Là hoạt động sửa chữa khi TSCĐHH bị hư hỏngnậng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật hoặc đảm bảo cho TSCĐHH duy trì được nănglực hoạt động bình thường.Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường kéo dài, chiphí sửa chữa lớn phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch dự toántheo từng công trình sửa chữa lớn.

* Phương pháp hạch toán :

- Đối với trường hợp sửa chữa thường xuyên việc hạch toán có thể tóm tắttheo sơ đồ sau :

Trang 21

111, 112, 152, 334 627, 641, 642Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐHH

1421

- Đối với trường hợp sửa chữa lớn TSCĐHH

Sửa chữa lớn TSCĐHH: Doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa theo haiphương thức:

+ Sửa chữa theo phương thức tự làm.

+ Sửa chữa TSCĐHH theo phương thức thuê ngoài.

Ta có thể tóm tắt trình tự kế toán SCL TSCĐHH theo hai sơ đồ sau:

Tự làm:

111, 112, 152 133 2413 622,627,641,642(5)

(2)Tổng số tiền phải thanh toán(3)Tính vào chi phí sửa chữa lớn

(4)Kết chuyển chi phí SCL TSCĐHH hoàn thành(5)Nếu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh(6)Nếu phân bổ dần chi phí SCL TSCĐHH(7)Nếu đã trích trước chi phí SCL TSCĐHH

(8)Nếu đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐHH

Chi phí SCL phát sinh một lần có thể làm ảnh hưởng đến chi phí kỳ phátsinh Để tránh sự biến động về giá, các doanh nghiệp có thể trích trước chi phíSCL theo kế hoạch

2413 335 627, 641, 642

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0221

Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐHH

Phân bổ chi phí thường xuyên vào CPSXKD

Trang 22

(2) (1)711

1.6.1.1 Kiểm kê phát hiện thiếu:

- Khi có quyết định xử lý ngay của cấp có thẩm quyền:Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐHH (nếu có)

Nợ TK 138(8) – Số bắt bồi thường.Nợ TK 811 – phần tính vào chi phí khác.

Nợ TK 411 – phần cho phép ghi giảm nguồn vốn kinh doanhCó TK 211 – nguyên giá.

- Trường hợp phải chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền:Nợ TK 214 – hao mòn TSCĐHH (nếu có)

Nợ TK 138 – giá trị còn lại TSCĐHHCó TK 211 – nguyên giá

- Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền:Nợ TK 1388, 811,

Có TK 138 – phải thu khác (1381)

1.6.1.2 Kiểm kê phát hiện thừa

- Nếu tài sản không thuộc sở hữu của doanh nghiệp : ghi đơn Nợ TK 002- Nếu tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp:

+ Thừa chưa rõ nguyên nhân, chờ quyết định xử lý.Nợ TK 211

Có TK 338(1)

+ Tuỳ theo nguyên nhân và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền:

Trang 23

Hoặc ghi Nợ TK 4313, 466 ( Đối với TSCĐ phúc lợi, sự nghiệp) Có TK 214 – hao mòn TSCĐHH

1.6.2 Kế toán nghiệp vụ đánh giá lại TSCĐHH.

Khi đánh giá lại TSCĐHH , các khoản chênh lệch phát sinh được hạch toánvào TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản.

- Kế toán xác định và ghi sổ phần nguyên giá TSCĐHH điều chỉnh tăng:Nợ TK 211

1.7 SỔ SÁCH VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN VỀ TSCĐHH:

TSCĐ được phản ánh trong báo cáo tổng hợp của đơn vị Ngoài ra còn có:- Sổ cái TK 211, Sổ chi tiết Tk 211

- Sổ cái TK 214, Sổ chi tiết TK 214

- Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 3, số 4 , số 5 khi mua TSCĐ và cáctrường hợp có liên quan (thanh lý, sửa chữa…)

- Nhật ký chứng từ số 10, khi đơn vị tham gia đầu tư bằng TSCĐ - Nhật ký chứng từ số 9: phản ánh só phát sinh bên có của Tk 211

- Bảng kê số 4: tổng hợp phát sinh có của TK214…đối ứng TK154,631…

- Bảng kê số 5: tổng hợp số phát sinh có của TK 214 đối ứng Nợ TK 641,TK642, TK241

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0223

Trang 25

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐHH.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương

Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam nation foreign trade for warding andwarehousing corporation, gọi tắt là Vietrans

Địa chỉ : 13 Lý Nam Đế, Hà Nội.Tel : 04.8457801, fax: 04.8455829.

Loại hình doanh nghiệp: Là doanh nghiệp Nhà nước.

Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương là tổ chức giao nhận được thành lậpđầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 554/BNT ngày 13/08/1970 của Bộ Ngoạithương Khi đó lấy tên là : Tổng công ty Giao nhận kho vận ngoại thương

Ngày 31/03/1993 thành lập lại theo quyết định số 337/TM/TCCB của BộThương mại, hiện nay tên chính thức của công ty là : Công ty Giao nhận kho vậnngoại thương.

Vietrans là một tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc Bộ thương mại, có con dấuriêng và có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng Công Thương.

Từ năm 1970 đến trước năm 1986, Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương,công ty là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoạithương, phục vụ cho tất cả các công ty xuất nhập khẩu hàng hoá trong cả nước.

Từ năm 1986 đến trước năm 2000 là giai đoạn Vietrans gặp muôn vàn khókhăn khi tách Vietran Sài Gòn khỏi công ty Trước tình trạng người đông việc ít,doanh thu ngày một thấp, trong khi chi phí làm hàng trực tiếp luôn luôn tăng nênlợi nhuận ngày càng giảm, ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập người lao động.Đồng thời phải đối mặt với những thách thức to lớn của nền kinh tế thị trường,có thể nói đây là giai đoạn khó khăn nhất của Vietrans.

Từ năm 2001 đến nay:Vietrans đã từng bước khôi phục và thiết lập các mốiquan hệ với các hãng tàu, với các đại lý, đến nay đã hình thành một mạng lướiđại lý mới trên toàn thế giới Công ty tiến hành đổi mới toàn diện, đưa công tácquản lý đi vào chiều sâu và có hiệu quả, giải tán các phòng ban làm ăn thua lỗ,

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0225

Trang 26

hiệu quả thấp, tổ chức theo hướng chuyên môn hoá, tránh chồng chéo nghiệp vụlẫn nhau, phát huy dân chủ, đoàn kết nội bộ, xây dựng văn hoá doanh nghiệp vàtác phong công nghiệp, xây dựng tinh thần đoàn kết từ văn phòng công ty tới cácchi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Hiện nay Vietrans là một công ty giao nhận quốc tế, là một trong những sánglập viên của hiệp hội giao nhận Việt Nam, hiệp hội vận chuyển hàng không quốctế (IATA) và là thành viên của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.Trong những năm gần đây công ty không ngừng phát triển lớn mạnh và đạt đượcmột số thành tựu đáng kể như: mở thêm một số dịch vụ ngoài loại hình kinhdoanh chủ yếu, tổ chức tốt khâu giao nhận vận chuyển Doanh thu qua các nămtương đối ổn định, mức lương của cán bộ công nhân viên được cải thiện qua từngnăm Hàng năm công ty đã đóng góp vào Ngân sách hàng tỷ đồng.

2.1.2 Tình hình tổ chức kinh doanh của công ty.

2.1.2.1 Tổng số lao động:

Tổng số lao động trong công ty 113 người, trong đó có 21 nhân viên quản lý.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Đứng đầu công ty là giám đốc công ty – người đại diện cao nhất của Vietrans.Giám đốc do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Giám đốcđiều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm các nhân trước phápluật và cơ quan quản lý của Nhà nước về mọi hoạt động của công ty Giám đốclàm việc theo chế độ thủ trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định của Nhànước tại Quyết định 217/QĐ-BT và quy định về phân cấp quản lý toàn diện côngty.

Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc, sẽ thay mặt giám đốc điều hành mọihoạt động của công ty khi Giám đốc vắng mặt.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, nhiệm vụ quyền hạn của đơn vị Các bộphận trực thuộc công ty cũng như mối quan hệ công tác giữa các đơn vị, bộphậndo giám đốc quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng năm,

Trang 27

từng giai đoạn nhất định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty Hiện naycông ty có các bộ phận sau:

- 4 phòng chức năng:+Phòng tổ chức cán bộ+Phòng kế toán tài vụ+Phòng kế toán tổng hợp+Phòng tổng hợp

- 6 phòng nghiệp vụ:+Phòng vận tải quốc tế+Phòng xúc tiến thương mại+Phòng xuất nhập khẩu tỏng hợp+Xí nghiệp xây dựng

+Đội xe+Kho

Mô hình quản lý nói trên chung cho cả Hà Nội và các chi nhánh, ở các chinhánh hoạt động của phòng chịu sự điều hành của giám đốc chi nhánh.

Có thể khái quát bộ máy của Vietrans theo sơ đồ sau:

2.1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh.

Vietrans là một công ty có quy mô hoạt động tương đối lớn với mạng lướikinh doanh khắp cả nước bao gồm các chi nhánh:

-Vietran Hải Phòng-Vietran Đà Nẵng-Vietran Sài Gòn-Vietran Quy Nhơn-Vietran Nha Trang-Vietran Bến Thuỷ-Xí nghiệp xây dựng-Liên doanh TNT-Liên doanh Lotus

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0227

Giám đốc Phó giám đốc

Các đại diệnnước ngoài

Các Vietranchi nhánhCác phòng

kinh doanh

Các phòngquản lý

Các chuyênviên trợ lý

Các đơn vịliên doanh

Trang 28

Ngoài ra công ty còn mở rộng quan hệ kinh doanh với tổ chức công ty nướcngoài thông qua hệ thống các văn phòng đại diện tại Nga, Thái Lan, Singapore.

2.1.2.4 Đặc điểm kinh doanh của công ty:

Công ty giao nhận kho vận ngoại thương là một doanh nghiệp Nhà nướcnên công ty phải chịu trách nhiệm trước bộ phận chủ quản của Bộ Thương mạicũng như các bên liên quan về toàn bộ hoạt động của công ty Với tư cách phápnhân của mình, công ty có thể đứng ra vay vốn ký hợp đồng kinh tế giữa công tyvà các đơn vị có nhu cầu giao thông vận tải và các dịch vụ phụ trợ.

Cùng với xu thế phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh của công tyđã được mở rộng cả ở tầm vĩ mô và vi mô với nhiều đại lý và liên doanh tạikhắpcác thành phố và trung tâm trong cả nước Hoạt động kinh doanh của công ty rấtđa dạng với lượng khách hàng đa dạng trong và cả nước Xuất phát từ nhu cầu thịtrường, các chi nhánh của Vietrans cung cấp đầy đủ các dịch vụ trừ dịch vụ xâydựng Công ty đứng ra tổ chức, phối hợp với các đối tác trong và ngoài ngước đểchuyên chở, giao nhận hàng ngoại thương, hàng nước ngoài quá cảnh qua ViệtNam, hàng hội chợ, triển lãm, tài liệu chứng từ phát nhanh…Phạm vi kinh doanhcủa công ty còn được mở rộng sang cả lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng chủ yếuvẫn là nhận uỷ thác dịch vụ về giao nhận kho vận, chuyên chở hàng hoá “ từ cửatới cửa” bằng các phương tiên vận tải: máy bay ôtô, xà lan, container…

Hoạt động kinh doanh của công ty được triển khai thực hiện tại các chinhánh trực thuộc công ty ở Hải Phòng, Đà Nẵng , TP Hồ Chí Minh…

Ngoài ra công ty còn mở rộng quan hệ kinh doanh với các tổ chức, công tybạn trong và cả nước, hoạt động vận chuyển hoặc làm đại lý cho công ty.

2.1.3 Kết quả hoạt động trong những năm gần đây.

1.Vốn kinh doanh 103, 081, 747, 271 120, 162, 256, 3842.Tổng doanh thu 17, 061, 659, 354 22, 680, 675, 8303.Tổng LN trước thuế 8, 554, 712, 850 11, 028, 038, 2524.Tổng LN sau thuế 8, 371, 208, 500 10, 887, 402, 3575.Tổng quỹ lương 1, 278, 957, 099 1, 564, 420, 7406.Thu nhập bình quân 5, 554, 383 6, 340, 600

Trang 29

Trong năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành Vietransnói chung và văn phòng Hà Nội nói riêng đã vượt qua nhiều thách thức lớn: dịchcúm gia cầm bùng phát, sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng chiến lược: sắt,xăng dầu… đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, kéotheo các dịch vụ giao nhận vận chuyển, lưu kho lưu bãi giảm đáng kể Trên thịtrường giao nhận vận tải, sự cạnh tranh gay gắt hơn ảnh hưởng không nhỏ đếnhoạt động kinh doanh của công ty Mặc dù như vậy nhưng kết quả đạt được là khácao Kết quả này cho thấy sự nỗ lực phấn đấu vì sức mạnh đoàn kết của công tydưới sự lãnh đạo sáng tạo, năng động của ban giám đốc và các tổ chức đoàn thểcông ty.

2.1.4 Tình hình tổ chức hạch toán tại công ty.

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh, bộ máy kế toán Vietrans được tổ chứcvừa tập trung vừa phân tán Nghĩa là, ở mỗi chi nhánh tuỳ theo quy mô và mứcđộ phân cấp quản lý sẽ tổ chức hạch toán cho phù hợp Hầu hết các chi nhánh củaVietrans đều có tư cách pháp nhân được ký kết hợp đồng kinh doanh và tổ chứckế toán cho chi nhánh của mình Hàng quý, các chi nhánh phải lập báo cáo tàichính nộp về trụ sở chính của công ty Toàn công ty có ban giao nhận ngoạithương Bến Thuỷ và chi nhánh Tp Hồ Chí Minh là không có tổ chức kế toánriêng, chỉ thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, lập chứng từ rồi gửi bản gốc về HàNội để hạch toán ghi sổ.

Trụ sở chính 13 Lý Nam Đế có hai phòng kế toán: phòng kế toán tài vụ vàphòng kế toán tổng hợp Phòng kế toán tài vụ có nhiệm vụ hạch toán và lập báocáo tổng hợp cho Vietrans Hà Nội và các tổ chức không có bộ máy kế toán riêng.Phòng kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp và lập báo cáo cho toàn công tytrên cơ sở báo cáo được gửi đến từ các chi nhánh và báo cáo do phòng tài vụ cungcấp.

Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại phòng kế toán tài vụ:

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0229

Kế toán trưởng

Kếtoán tổng hợp TSCĐ,phíQlý

Kế toán tiền lương và CCDC

Kế toán quỹ và thuế

Kế toán tạm ứng, PThu,PTrả

Kế toán ngân hàng

Kế toán thanh toánKế

toán kho và đội xe

Trang 30

Phòng kế toán tài vụ có 8 kế toán được tổ chức như sau:

- Kế toán trưởng: phụ trách chung công việc của phòng kế toán, chịu tráchnhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của công ty như tổ chức côngtác kế toán gọn nhẹ phù hợp với tính chất kinh doanh, lập đầy đủ và nộp đúnghạn báo cáo tư, tiền vốn của công ty.

- Kế toán chịu trách nhiệm về phần kế toán tài sản cố định, phí quản lý,vào sổ chữ T, lập bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính và các báocáo giải trình khác theo yêu cầu quản lý.

- Kế toán tiền lương và công cụ dụng cụ: hạch toán tiền lương, tiền thưởng,BHXH, các khoản khấu trừ vào lương, các khoản thu nhập khác, theo dõi tìnhhình nhập xuất và sử dụng công cụ dụng cụ của các phòng, tính và phân bổ giá trịCCDC vào phí quản lý và chi phí của các phòng.

- Kế toán ngân hàng: hạch toán tiền gửi ngân hàng, hoàn chỉnh các bộchứng từ, thanh toán và gửi ra ngân hàng kịp thời, đôn đốc việc thanh toán củangân hàng.

- Kế toán thanh toán: hạch toán các khoản phải thu, phải trả, viết phiếu thu,phiếu chi.

- Kế toán quỹ và thuế: quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, phảnánh số hiện có, tình hình tăng giảm quỹ tiền mặt Kiểm tra tính hợp pháp của cácchứng từ thanh toán bảo quản và lưu trữ theo quy định, kê khai và hạch toán thuế,nộp thuế.

-Kế toán kho và đội xe: Phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến kho và độixe.

Ngoài ra mỗi kế toán đều phải chịu trách nhiệm tập hợp chi phí, theo dõidoanh thu và xác định kết quả kinh doanh của các phòng nghiệp vụ do kế toánphần hành cung cấp Sau đó kết quả kinh doanh của các phòng nghiệp vụ do kếtoán phần hành cung cấp được kế toán sử dụng để tổng hợp kết quả kinh doanhcủa cả công ty lên báo cáo tài chính.

Trang 31

2.1.4.2 Tổ chức hạch toán kế toán tại Vietrans.2.1.4.2.1 Tổ chức chứng từ kế toán.

Để hạch toán ban đầu các nghiệp vụ, Vietrans sử dụng hệ thống mẫuchứng từ do Bộ tài chính ban hành Ngoài ra công ty còn sử dụng một số chứng từkhác như:

- Giấy thanh toán: là chứng từ dùng để yêu cầu được thanh toán đối với cácnghiệp vụ đã chi.

- Phiếu kế toán: là chứng từ dùng để ghi lại các nghiệp vụ không có chứngtừ riêng, ghi chép các nghiệp vụ kết chuyển.

- Giấy báo nợ: là chứng từ được sử dụng để đôn đốc các phòng nghiệp vụthu và nộp các khoản tạm ứng, thu từ các nghiệp vụ đã thực hiện.

- Giấy đề nghị thu tiền: là chứng từ do các phòng nghiệp vụ lập đề nghịphòng kế toán lập phiếu thu để nộp tiền vào quỹ công ty.

2.1.4.2.2.Tổ chức tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trongchế độ kế toán hiện hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, trừ một số tài khoảnnhư 128, 129, 155, 157, 212, …Sở dĩ như vậy là vì đặc trưng của công ty là cónhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đương với các phòng ban trong công tynên việc sử dụng tài khoản này là không phù hợp với việc hạch toán đồng thờilàm cho hệ thống tài khoản mà công ty đang sử dụng trở nên dài dòng hơn, phứctạp hơn.

2.1.4.2.3.Tổ chức sổ sách kế toán:

Vietrans hiện đang áp dụng hình thức “Chứng từ ghi sổ” để hạch toán tổnghợp,tuy nhiên có cải tiến đôi chút sang hình thức Nhật ký chung vì công tác kếtoán hiện tại ở công ty vẫn áp dụng theo các phương pháp ghi chép thủ công đơngiản Vì vậy, để kiểm tra, đối chiếu số liệu dễ dàng, thuận tiện trong phân cônglao động kế toán phù hợp thì sổ kế toán mở như sau:

* Sổ kế toán chi tiết

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0231

Trang 32

“Sổ theo dõi TK”… là sổ kế toán chi tiết do kế toán phần hành lập theo yêucầu quản lý và hạch toán chi tiết Sổ được mở riêng cho từng tài khoản được lậptrên cơ sở chứng từ gốc.

Kế toán phần hành cũng có thể mở thêm một số cột theo nhu cầu theo dõichi tiết phần hành mà mình phụ trách.

Số liệu trên sổ kế toán chi tiết sau đó được dùng để đối chiếu với Nhật biênvà sổ cái

- Nhật biên TSCĐ: ghi Nợ/Có TK211, đối ứng với Có/Nợ các TK liên quan- Nhật biên chi phí và giá thành.

Kế toán phần hành cũng có thể thêm vào các cột vào Nhật biên cho phùhợp với yêu cầu của từng loại Nhật biên.

Nhật biên được lập hàng ngày trên cơ sở phiếu kế toán Cuối quý, kế toáncộng Nhật biên, tính tổng quát phát sinh nợ có của từng tài khoản.

Sổ chữ T: là sổ tổng hợp được lập vào cuối mỗi quý để tổng hợp phát sinhcủa tất cả các tài khoản.

Sổ chữ T do kế toán tổng hợp lập trên cơ sở Nhật biên Cuối quý, cộng sổchữ T để đảm bảo phát sinh Nợ bằng tổng phát sinh Có, sau đó sử dụng để lên sổCái các tài khoản.

Sổ cái các tài khoản mới đưa vào sử dụng ở bộ phận kế toán để khắc phụcnhược điểm của sổ chữ T là không theo dõi được số dư đầu kì và cuối kì mà chỉtheo dõi được số phát sinh trong kì của tài khoản.

Trang 33

Chứng từ gốcPhiếu kế toán

Nhật biênSổ chữ T

Bảng cân đối số PS

Sổ kế toán chi tiết

Báo cáo tài chính

Cuối quý, kế toán căn cứ vào sổ cái so sánh với sổ chi tiết để lập bảng cânđối số phát sinh và lên báo cáo tài chính

* Trình tự ghi sổ:

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, phiếu kế toán… kế toán ghi sổ chi tiếtvà các nhật biên Cuối mỗi quý khoá sổ, tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinhtế phát sinh trên Nhật biên từ đó đưa số liệu vào sổ cái các tài khoản Sau khikhớp đúng số liệu với sổ chi tiết, số liệu trên Nhật biên được sử dụng để vào sổchữ T và sổ cái các tài khoản.

Trình tự ghi sổ được thể hiện trên sơ đồ sau:

2.2.1.1 Đặc điểm, phân loại TSCĐHH.

TSCĐHH là một bộ phận quan trọng của vốn cố định, là yếu tố đầu tiêncần thiết cho hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Đặc biệt, đốivới Vietrans là một đơn vị chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải và giao nhận vớimạng lưới chi nhánh và các đơn vị cơ sở rộng khắp nên hơn bao giờ hết TSCĐHHlà yếu tố sống còn đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TSCĐHHcủa công ty đa dạng về chủng loại với tính năng kỹ thuật và công suất thiết kếkhác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng bộ phận.

SV: Hoàng Thị Thu Trang Lớp:K41/21.0233

Sổ cái tài khoản

Trang 34

- TSCĐHH dùng cho bộ phận văn phòng bao gồm: Máy vi tính, máy in,máy Fax, máy điều hoà…

- TSCĐHH dùng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm: Kho bãi,phương tiện vận tải, phương tiện bốc dỡ…

Những TSCĐHH này được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.Vì vậy,để tạo thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán, kế toán phân chiaTSCĐHH theo các đặc thù dựa vào một số tiêu thức cụ thể sau:

* Phân loại theo nguồn hình thành: Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐHHcủa công ty được chia thành 2 loại:

- TSCĐHH thuộc nguồn ngân sách chiếm 12% trên tổng tài sản.

- TSCĐHH thuộc nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp chiếm 88% trêntổng tài sản.

Cách phân loại này chỉ rõ nguồn hình thành từ đó có kế hoạch bù đắp, bảotoàn nguồn vốn bằng các phương pháp thích hợp, đồng thời là căn cứ để phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp là vững chắc hay phụ thuộc vào các đơnvị khác Giúp công ty cân nhắc tính toán khấu hao thu hồi vốn để đảm bảo cónguồn trang trải vốn vay đồng thời thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

* Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật: theo cách phân loại này TSCĐHHđược chia thành những loại sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: chiếm 68% trên tổng tài sản.- Phương tiện vận tải: Chiếm 19% trên tổng tài sản.- Dụng cụ quản lý: Chiếm 13% trên tổng tài sản.

Cách phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc quản lý, hạch toán chi tiết,cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐHH và có phương pháp khấu hao thíchhợp với từng loại.

2.2.1.2 Tổ chức quản lý TSCĐHH tại Công ty GNKV ngoại thương.

Là công ty chuyên kinh doanh các dịch vụ về giao nhận vận tải nên quy môTSCĐHH rất lớn cả về số lượng và chủng loại Do đó, việc tổ chức quản lý, sửdụng TSCĐHH một cách khoa học là yêu cầu thiết yếu để Công ty nâng cao hơnnữa hiệu quả sử dụng TSCĐHH.

TSCĐHH ở Vietrans được tổ chức theo từng đối tượng ghi TSCĐHH ở bộphận kế toán và ở các đơn vị, bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐHH theo các chỉtiêu giá trị và hiện vật.

Từng TSCĐHH trước khi điều chuyển đến các bộ phận để sử dụng đềuđược phân định trách nhiệm rõ ràng Người được phân công quản lý trực tiếp phảichịu trách nhiệm toàn bộ về tình hình tài sản, đồng thời có chế độ khen thưởng

Ngày đăng: 15/11/2012, 11:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ định khoản như sau: - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
nh khoản như sau: (Trang 14)
Sơ đồ hạch toán như sau: - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Sơ đồ h ạch toán như sau: (Trang 17)
Bảng cõn đối số PS - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Bảng c õn đối số PS (Trang 33)
Bảng cân đối số PS - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Bảng c ân đối số PS (Trang 33)
Qua bảng phõn tớch trờn ta thấ y: nguyờn giỏ TSCĐHH năm 2006 so với năm   2005   tăng   3,874,508,012đ,   chứng   tỏ   cụng   ty   chỳ   trọng   đầu   tư   đổi   mới  TSCĐHH - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
ua bảng phõn tớch trờn ta thấ y: nguyờn giỏ TSCĐHH năm 2006 so với năm 2005 tăng 3,874,508,012đ, chứng tỏ cụng ty chỳ trọng đầu tư đổi mới TSCĐHH (Trang 36)
Hình thức thanh toán: - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
Hình th ức thanh toán: (Trang 47)
BẢNG PHÂN BỔ KHTSCĐHH QUí4 /2006 - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
4 2006 (Trang 53)
BẢNG PHÂN BỔ KHTSCĐHH QUÝ4 /2006 - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
4 2006 (Trang 53)
Qua bảng trờn ta thấy giỏ trị khấu hao tập trung ở tàikhoản 21112 – Nhà cửa nguồn vốn tự bổ sung, tài khoản 21132- Phương tiện vận tải nguồn tự bổ sung,  tài khoản 2114- Dụng cụ quản lý tự bổ sung cho thấy cụng ty đó quan tõm đầu tư  xõy dựng và đổi mới T - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
ua bảng trờn ta thấy giỏ trị khấu hao tập trung ở tàikhoản 21112 – Nhà cửa nguồn vốn tự bổ sung, tài khoản 21132- Phương tiện vận tải nguồn tự bổ sung, tài khoản 2114- Dụng cụ quản lý tự bổ sung cho thấy cụng ty đó quan tõm đầu tư xõy dựng và đổi mới T (Trang 54)
mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết theo như quy định của Bộ Tài chớnh - Trạng tổ chức kế toán tscđhh ở công ty giao nhận kho vận ngoại thương
m ở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, bảng tổng hợp chi tiết theo như quy định của Bộ Tài chớnh (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w