Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
330,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG VII TƯTƯỞNGHỒCHÍMINHVỀVĂNHÓA,ĐẠOĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI A. Mục đích, yêu cầu - Mục đích: Nghiên cứu làm rõ những nội dung trong tưtưởngHồChíMinhvềvănhóa,đạođức và xây dựng con người mới, từ đó thấy được giá trị to lớn và cần thiết học tập tưtưởngHồChíMinh - Yêu cầu: Người học cần nắm vững nội dung các vấnđề sau: + TưtưởngHồChíMinhvềvănhóa,đạođức và xây dựng con người mới + Nghiên cứu chuyênđềtưtưởngHồChíMinhvănhóa,đạođức và xây dựng con người mơi cần đứng vững trên lập trường và quan điểm mác xít, đường lối chỉđạo của Đảng ta + Sinh viên cần nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp B. Cấu trúc chương: gồm 4 phần I. TưtưởngHồChíMinhvềvăn hóa II. TưtưởngđạođứcHồChíMinh III. TưtưởngHồChíMinhvề xây dựng con người mới Kết luận C. Thời gian giảng: 5 tiết D. Phương pháp: - Phương pháp chủ yếu: thuyết trình, phát vấn - Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: thảo luận, xêmina, so sánh, lôgíc,… E. Tài liệu học tập: (dành cho người học) 1. Giáo trình của Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn, HN, 2009 2. Sách tham khảo: 2.1. Giáo trình TưtưởngHồChíMinh Hội đồng chỉđạo biên soạn TW 2.2. Nguyễn Thế Thắng, Tìm hiểu tưtưởngđạođức cách mạng HồChí Minh, Nxb. Lao động, H, 2002 2.3. Bùi Đình Phong, Đỉnh cao tưtưởngHồChíMinhvềvănhoá, Nxb. Lao động, H, 2001 2.4. Hoàng Trang - Phạm Ngọc Anh, Tưtưởng nhân vănHồChíMinh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, Đảng viên hiện nay, Nxb. CTQG, H, 2008 2.5. Ngoài ra, nếu có điều kiện có thể nghiên cứu nguồn tài liệu gốc: HồChíMinh Toàn tập (12 tập); Tìm hiểu các bài viết được đăng tải trên các tạp chíchuyên ngành… 1 CHƯƠNG VII TƯTƯỞNGHỒCHÍMINHVỀVĂNHÓA,ĐẠOĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI I. TƯTƯỞNGHỒCHÍMINHVỀVĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa theo tưtưởngHồChíMinh a. Định nghĩa vềvăn hóa - Văn hóa là một khái niệm rộng, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau vềvăn hóa. Tuy nhiên, vẫn có một điểm chung được mọi người thừa nhận: Văn hóa là một hệ thống các giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử ( Song Thành: HồChíMinh nhà Tưtưởng lỗi lạc, HN, 2005) - Năm 1943, HồChíMinh đã nêu lên định nghĩa vềvăn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vănhoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”(tập 3, tr.431) - Với định nghĩa này, HồChíMinh đã khác phục được tính phiến diện trong quan niệm vềvăn hóa trong lịch sử và hiện tại: + Văn hóa không chỉ là một hiện tượng tinh thần tách rời đời sống vật chất mà bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử + Văn hóa cũng không chỉ thu hẹp trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật mà văn hóa bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội + Văn hóa cũng không phải chỉ thu hẹp trong lĩnh vực giáo dục, không chỉ phản ánh trình độ học vấn của một người, mà là thước đo trình độ phát triển của toàn xã hội: về sản xuất, khoa học - kỹ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học – nghệ thuật, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán,… 2 b. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới Cùng với định nghĩa vềvănhóa,HồChíMinh đã đưa ra 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc: “1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường 2. Xây dựng lý luận: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có lien quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế” (tập 3, tr.431) Có thể thấy: từ rất sớm, HồChíMinh đã quan tâm tới văn hóa trong đời sống xã hội. Ta hiểu vì sao ngay sau khi giành được độc lập, Người đã đưa văn hóa vào chiến lược phát triển đất nước. 2. Quan điểm của HồChíMinhvề các vấnđề chung của văn hóa a. Quan điểm về vị trí, vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội - Một là, văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng, HồChíMinh xác định: văn hoá có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội, tạo thành bốn vấnđề chủ yếu của đời sống xã hội và vănhoá, quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội + Trong quan hệ với chính trị, xã hội -> Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển. Người nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy… Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. -> Theo HồChí Minh, phải tiến hành cách mạng chính trị trước mà cụ thể ở Việt Nam là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng vănhoá, mở đường cho văn hoá phát triển. (Quan điểm này của Người đã được thực tiễn cách mạng tháng 8/1945 chứng minh là hoàn toàn đúng đắn) 3 + Trong quan hệ với kinh tế Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá. Người chỉ rõ: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng vănhoá, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Người cho rằng “Cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được”. Như vậy, vấnđề đặt ra là kinh tế phải đi trước một bước. - Hai là, Văn hoá không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế. HồChíMinhchỉ rõ “Kinh tế có kiến thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được”, nhưng điều đó không có nghĩa là văn hoá “thụ động” chờ cho kinh tế phát triển xong rồi mới đến lượt mình phát triển. Văn hoá có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn, thúc đẩy kinh tế và chính trị phát triển như một động lực. “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (tập 8, tr.281) + Văn hoá phải ở trong kinh tế và chính trị -> Văn hoá ở trong chính trị tức văn hoá phải tham gia vào nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. HồChíMinh nêu rõ: “Văn hoá hoá kháng chiến, kháng chiến hoá văn hoá”, hoặc đường lối “kháng chiến toàn diện”, thi đua trên mọi lĩnh vực… là với ý nghĩa như vậy. -> Văn hoá ở trong kinh tế, tức là văn hoá phải phục vụ, thúc đẩy việc xây dựng và phát triển kinh tế. 4 + Kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị, cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có “tính văn hoá”. Đây là một đòi hỏi chính đáng của văn hoá hiện đại. Làm chính trị, làm kinh tế phải có văn hoá… Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch HồChíMinh đã đề ra khẩu hiệu “kháng chiến hóa vănhóa,văn hóa hóa kháng chiến”. cũng là theo tinh thần ấy. Ngày nay, đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng đòi hỏi văn hóa phải thâm nhập sâu vào kinh tế và chính trị. Hiện nay, chúng ta đang nói đến văn hóa kinh doanh, văn hóa tiếp thị, văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo,v.v…đều theo nghĩa ấy. Từ đó, HồChíMinh đòi hỏi: “trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có 4 vấnđề phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” (Báo cứu quốc, số ra ngày 8-10-1945). Trong mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển chúng ta cần phải quán triệt đầy đủ quan điểm nay. Năm 1988, mở đầu “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa”, Tổng giám độc UNESCO đã phát biểu: “Văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau…Hễ nước nào tự đặt mục tiêu phát triển mà tách ròi môi trường văn hóa thì sẽ xẩy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu nhiều”… “Văn hóa cần coi mình là nguồn cổ vũ trực tiếp cho phát triển và ngược lại, phát triển cần thiết nhận văn hóa giữ vị trí trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội” (Tạp chí Thông tin UNESCO, tháng 11 -1988, tr.5) Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, tưtưởng đó cảu HồChíMinh đã được thực tế chứng minh là sáng suốt. Đại hội VIII, Đảng ta cũng khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội” b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa Trong Đề cương văn hóa phát biểu năm 1943, lần đầu tiên Đảng nêu lên ba tính chất 5 Của cuộc vận động xây dựng nền văn hóa mới: dân tộc, khoa học, đại chúng. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch HồChíMinh đã nhiều lần nhắc lại ba tính chất này. Ngày 7/9/1945, khi tiếp các đại biểu của Uỷ ban văn hoá lâm thời các Bộ, HồChíMinh nói: “Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hoá nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn gây dựng cho đất nước một nền văn hoá mới. Bổn phận của các ngài là lãnh đạotưtưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một nền văn hoá mới. Cái văn hoá mới này cần phải có tính khoa học, tính đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hoá của tưtưởng hiện đại. Nay nước ta có độc lập, tinh thần được giải phóng cần phải có một nền văn hoá hợp với khoa học và hợp với cả nguyện vọng của nhân dân” Trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội II (1951), Người khẳng định phải “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng” (tập 6, tr.173) Ba tính chất của nền văn hóa mới do Đảng và Chủ tịch HồChíMinh nêu lên đã trở thành tưtưởngchỉđạo và định hướng phấn đấu của các nhà văn hóa – nghệ thật phấn đấu gần 2/3 thế kỷ qua. * Tính dân tộc của văn hóa - Văn hóa dân tộc phải có đặc điểm, bản sắc riêng Văn hóa là cái “cốt”, cái tinh túy bên trong đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác. “Cốt cách dân tộc phải “nhất thành bất biến”. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 1946, HồChíMinh nhấn mạnh phải “trau dồi cho văn hóa văn nghệ có tinh thần thuần túy Việt Nam”, phải “lột cho hết tinh thần dân tộc”. “Nếu dân tộc hóa phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được địa vị ngang với các nền văn hóa thế giới” (Báo cứu quốc, số ra ngày 9-10-1945) 6 - Tính dân tộc của văn hóa được biểu hiện: + Ở chủ nghĩa yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc. Văn hóa phải thể hiện ở nội dung tuyên truyền cho “lý tưởngtự chủ, độc lập, tự do” và tinh thần “vì nước quên mình” + Tính dân tộc của văn hóa đòi hỏi phải thể hiện được cốt cách và tâm hồn con người Việt Nam, đó là truyền thống yêu nước, cần cù, dũng cảm, đoàn kết, thương người,…tóm lại là tất cả những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn và tính cách Việt Nam đã được hun đúc qua hang ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước Muốn thực hiện được yêu cầu này, Người đòi hỏi các nhà văn hóa – văn nghệ phải đi sâu vào quần chúng nhân dân. Có như vậy mới phát hiện, mô tả được chiều sâu của tính cách và tâm hồn quần chúng. Người yêu cầu phải học lịch sử và hiểu truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa – nghệ thuật. Người căn dặn văn nghệ sĩ: “Nghệ thuật của ông cha hay lắm, tốt lắm, cố gắng mà giữ gìn”, “Làm công tác văn nghệ mà không tìm hiểu sâu vốn của dân tộc thì không làm được đâu” + Tính dân tộc của văn hóa còn được thể hiện ở hình thức và phương diện diễn đạt. Mỗi dân tộc có nếp cảm, nếp nghĩ riêng, có hình thức diễn đạt riêng đi thẳng vào long người, lay động sâu xa tâm hồn họ. Người nhắc nhở: “Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn và có duyên. Cácchus phải học cách kể chuyện của nhân dân” (tập 12, tr.553) Về mặt ngôn ngữ, Người căn dặn: “Tiếng nói là một thứ của cả rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi” Quan điểm của HồChíMinhvề tính dân tộc của vănhóa, rất toàn diện và sâu sắc, từ nội dung đến hình thức diễn đạt. Bản thân Người là nhà văn hóa kiệt xuất, là biểu tượng cao đẹp của bản sắc, tính cách, tâm hồn dân tộc, là tấm gương cho các nhà văn hóa – văn nghệ noi theo 7 * Tính khoa học của văn hóa - Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hoá của tưtưởng hiện đại: hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. + Để đảm bảo tính khoa học của văn hóa dòi hỏi đội ngũ những người làm công tác văn hoá: có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến, có lý luận và xây dựng được một chiến lược văn hoá… + Tính khoa học của nền văn hóa đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khao học, phản tiến bộ; phải truyền bá tưtưởng triết học mácxít, chống chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan - Phải kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Để làm tốt được điều này, Người nhắc nhở ngành văn hóa: trong việc khôi phục vốn cũ, “chỉ nên khôi phục cái tốt, cái gì không tốt thì phải loại dần ra”, không được “khôi phục cả đồng bóng, rước sách thần thánh”. Phải tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, bổ sung làm phong phú thêm đời sống văn hóa của dân tộc Người cũng yêu cầu ngành giáo dục phải: “dạy cho các cháu thiếu niên về khoa học, kỹ thuật, làm cho các cháu ngay từ thủa nhỏ đã biết yêu khoa học để mai sau các cháu trở thành những người có thói quen sinh hoạt, làm việc theo khoa học” (tập 11, tr.80) HồChíMinh đã viết tác phẩm Đời sống mới, Sửa đổi lối làm việc, nhằm tổ chức lại các quan hệ văn hóa từ trong một nhà, một làng, một trường học đến một cơ quan, đơn vị bộ đội,…sao cho việc làm, ăn, ở, học tập, lao động,…phải tuân theo đời sống mới, bài trừ các phong tục, tập quán cổ hủ, làm cho nếp sống xã hội ngày một tiến bộ hơn, hợp với khoa học và vănminh 8 * Tính đại chúng của văn hóa - Tính đại chúng của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên. HồChíMinh đặt vấn đề: Văn hóa phục vụ ai? Và Người khẳng định dứt khoát: văn hóa phải pục vụ đại đa số nhân dân, phải hướng về đại chúng, phải phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân. Người thường xuyên nhắc nhở người cầm bút: “Phải đặt câu hỏi: Viết cho ai? – Viết cho đại đa số công – nông – binh Viết để làm gì? - Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình - Để phục vụ quần chúng Tại Hội nghị những người tích cực làm công tác văn hóa quần chúng (2-1960), Người nói: “Văn hóa phải thiết thực phục vụ nhân dân, góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tươi, lành mạnh của quần chúng”. - Văn hóa là trình độ phát triển của con người, do con người làm ra, nó phải trở về phục vụ con người. Chủ tịch HồChíMinh đã đấu tranh giải phóng dân tộc để đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, trong đó có văn hóa. Đó là tính nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Người c. Quan điểm về chức năng của văn hóa - Bồi dưỡng tưtưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người – Đây là chức năng cao quý nhất của văn hóa + Bồi dưỡng tưtưởng đúng đắn Văn hoá thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Tưtưởng và tình cảm là vấnđề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, theo HồChí Minh, văn hoá phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng, nâng cao tưtưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tưtưởng sai lầm, tình cảm thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi người 9 + Bồi dưỡng lý tưởng cho một Đảng, một dân tộc Đối với nhân dân Việt Nam, lý tưởng đó là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Một khi con người đã phai nhạt lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì không còn ý nghĩa gì đối với cuộc sống cách mạng. Văn hóa phải “làm cho mọi người đều có lý tưởng, tự chủ, độc lập, tự do” và “có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng” + Bồi dưỡng tình cảm lớn HồChíMinh yêu cầu: phải đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm lớn như: lòng yêu nước, thương yêu con người, đề cao cái chân, thiện, mỹ… sống thẳng thắn, thuỷ chung, ghét thói hư tật xấu, căm thù mọi thứ giặc nội xâm (quan liêu, lãng phí, tham ô…) Tình cảm đó được thể hiện trong nhiều mối quan hệ tốt đẹp: gia đình, quê hương; với bạn bè, an hem, đồng chí… Văn hoá còn góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng. - Mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí + Dân trí là trình độ hiểu biết, vốn kiến thức của người dân Nâng cao dân trí phải biết bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết viết để có hiểu biết các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, như: kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học – kỹ thuật, thực tiễn lịch sử Việt Nam và thế giới…Nâng cao dân trí chỉ có thể thực hiện được khi chính trị được giải phóng. Bác nêu rõ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (tập4, tr.8) “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” (t.4, tr.8) 10 [...]... => TưtưởngHồChíMinhvề đời sống mới nói riêng và văn hoá đời sống nói chung là một hình thức quan điểm, phương pháp thiết thực, rất cần thiết đối với quá trình xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá hiện nay của chúng ta Cần xem xét, nghiên cứu và quán triệt tốt hơn nữa vào quá trình đổi mới của ta trong giai đoạn hiện nay II TƯTƯỞNGHỒCHÍMINHVỀĐẠOĐỨC 1 Nguồn gốc tưtưởngđạođứcHồ Chí. .. tư ng đạođức truyền thống 2 Nội dung cơ bản của tưtưởng Hồ ChíMinhvềđạođức 26 a Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạođức - Đạođức cách mạng là “gốc” của người cách mạng + Theo HồChí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng HồChíMinh luôn quan tâm đến vấnđềđạođức và... từđạođức của giai cấp vô sản, đạođức cộng sản chủ nghĩa sẽ phát triển phong phú, trở thành nền đạođức chính thống, phổ biến trong toàn xã hội - C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin cũng là những tấm gương sáng vềđạođức cộng sản “Các dân tộc phương Đông yêu mến Người không chỉ vì thiên tài của Người mà là tính coi khinh sự xa hoa…” => TưtưởngđạođứcHồChíMinh có bước phát triển mới so với tưtưởng đạo. .. những quan điểm của Hồ ChíMinhvềvăn hoá, văn nghệ rất thiết thực và đúng đắn, chúng ta cần nghiên cứu và phát triển tốt vào công tác vănhoá,văn nghệ hiện nay 16 * Vềvăn hoá đời sống Theo HồChí Minh, xây dựng văn hoá đời sống tức là xây dựng đời sống mới Đây là điều HồChíMinh quan tâm rất sớm Ngay từ khi mới giành được chính quyền, bắt đầu xây dựng đời sống mới, HồChíMinh đã quan tâm đến... thần và đạođức làm người => Đạođức truyền thống góp phần quan trọng vào việc hình thành tưtưởng đạo đứcHồChíMinh b Tinh hoa đạođức nhân loại * Tinh hoa đạođức phương Đông - Nho giáo: Vấnđềđạođức là vấnđề cơ bản nhất, bao quát nhất của Nho giáo, của học thuyết Khổng – Mạnh Về vũ trụ quan, nói đến trời, đất, muôn vật thế nào đi chăng nữa, chung quy quan trọng hơn cả cũng là chuyệnđạo và đức. .. 1927, HồChíMinh từng khẳng định: “Chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì đọc các tác phẩm của Lênin” (tập 2, tr 454) => Nho giáo quan niệm: Đạođức là nhân nghĩa” 21 - Phật giáo: Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong phong tục, tín ngưỡng, tâm lý, đạođức và lối sống của nhân dân ta HồChíMinh đánh giá rất cao tưtưởngđạo đức. .. quan điểm phi mác xít vềđạođưc Cũng như Mác, Ăngghen, Lênin bác bỏ những luận điệu duy tâm của giai cấp tư sản vềđạo đức, sự xuyên tạc của giai cấp tư sản đối với vấnđềđạođức của giai cấp vô sản và người cộng sản, vạch rõ bản chất giai cấp của đạođức nói chung và đạođức cộng sản nói riêng Lênin là người đầu tiên nêu lên khái niệm đạođức cộng sản” và những nguyên tắc của đạođức cộng sản Đồng... mà còn do những phẩm chất đạođức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sức mạnh vô địch” Cũng như Lênin, tấm gương đạođức của HồChíMinh chẳng những có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới Thực tiễn, nhờ biết nêu cao và phát huy giá trị, tác dụng của đạođức theo tưtưởng và tấm gương đạođứcHồChíMinh mà cách mạng, kháng... Theo HồChí Minh, đạođức mới chính là đạođức cách mạng, là “gốc” của người cách mạng, là “nền tảng của người cách mạng” Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới -> là cơ sở của lối sống mới và nếp sống mới => Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạođức cách mạng + Lối sống mới -> Là lối sống có lý tư ng, có đạo đức; kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn. .. đẹp vềđạođức cộng sản mà sau này HồChíMinh hết lòng ngưỡng mộ và noi theo HồChíMinh nhận định: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạođức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao đến các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim cúa họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” (Hồ . vấn đề sau: + Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới + Nghiên cứu chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh văn hóa, đạo đức và xây dựng. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1. Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh a. Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc: - Truyền thống coi trọng đạo đức