Bên cạnh việc chỉ rõ những mệnh đề, chuẩn mực xây dựng đạo đức mới: cần, kiệm,

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 34 - 37)

liêm, chính, chí công vô tư, Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở giải thích những nội

+ Cần với kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.

Cần và kiệm phải luôn đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì: “làm chừng nào xào chừng ấy, kiệm mà không cần thì

không tăng thêm, không phát triển lên được”, “Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”

+ Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần

“Có kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam” (tập 5, tr.640

+ Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành,

lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn

Các đức tính trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính

là bốn đức cơ bản của con người, không thể thiếu đức nào “Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức không thành người”

Cần, kiệm, liêm, chính nhất định sẽ đi đến chí công vô tư và ngược lại Người có đủ những đức tính này sẽ vững vàng trước mọi thử thách, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó

* Yêu thương con người

Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của con người vì phải có phẩm chất này thì mới có quyết tâm làm cách mạng để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

- Xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng, trên đời này có nhiều người, nhiều

công việc nhưng có thể chia thành hai hạng người: người thiện và người ác, và hai thứ việc: việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác.

Người kết luận: những người bị áp bức, bị bóc lột, những người làm điều thiện thì dù

màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo có khác nhau vẫn có thể thực hành chữ “bác ái”, coi nhau như anh em một nhà.

Hồ Chí Minh cho rằng: “ở đời và làm người phải biết thương nước, thương dân, thương

nhân loại bị khổ đau, áp bức” - Yêu thương con người thể hiện:

+ Có tình cảm rộng lớn dành cho những người lao động, người bị áp bức, bóc lột, người cùng khổ

Đối với đồng bào mình, Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc

là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

+ Có thái độ tôn trọng con người

-> Đối với mình: nghiêm khắc

-> Đối với người: không độ lượng, khoan dung

+ Có thái độ bao dung tha thứ với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã nhận thức được và sửa chữa

Người khuyên mọi người lấy thẳng thắn, chân thành để đối xử, lấy tin yêu giúp đỡ để cảm hóa lẫn nhau. Người chân trọng, phát huy những yếu tố tích cực trong mỗi người đẻ hạn chế, đẩy lùi những yếu tố tiêu cực, giúp cho mỗi người đều tiến bộ và trưởng thành, đóng góp có hiệu quả và tốt nhất vào sự nghiệp chung

Người chỉ rõ: “Ở đời, ai cũng có chỗ tốt chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. “Đảng phải thương yêu cán bộ. Nhưng không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc: thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”

Đối với kẻ thù khi đã bị thương, bị bắt, Người luôn dùng chính sách khoan hồng để giáo dục, giúp họ nhân ra chân lý. Chính lòng nhân đạo của Người đã đánh thức 1.997 lính Pháp và những lính lê dương thuộc nhiều quốc tịch đã chạy sang hang ngũ Việt Minh, sát cánh cùng nhân dân Việt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nam chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong những năm 1946 -1954

Trong “Di chúc”, Người căn dặn: Đảng “phải có tình đồng chí thương

yêu lẫn nhau”. Điều đó cũng có nghĩa là cán bộ phải luôn luôn chú ý đến

phẩm chất yêu thương con người.

* Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung

Đây là phẩm chất đạo đức không thể thiếu của con người Việt Nam trong thời đại mới

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 34 - 37)