+ Tư tưởng này có từ rất sớm (ở phương Đông và ở Việt Nam), cả Nho, Phật, Lão đều coi trọng đạo đức, đều nêu cao lý tưởng vua sáng, tôi hiền (nêu cao tấm gương đạo đức của người cầm quyền)
-> Trong lịch sử nước ta, những lãnh tụ dân tộc muốn tập hợp được nhân dân chống ngoại xâm đều phải là những người có uy tín đạo đức rất cao.
-> Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Đối với các dân tộc phương Đông, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (tập 1, tr.263).
+ Từ sau năm 1945, khi đã giành được chính quyền, đảng ta trở thành đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ đảng viên và kiên trì đấu tranh chống lại nguy cơ xa rời cuộc sống, xa rời quần chúng nhân dân, rơi vào thoái hoá biến chất của một đảng cầm quyền.
Người nói: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo
đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” (tập 5, tr.552)
Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tiên tri, tiên lượng về những căn bệnh của những người có chức, có quyền và đã sớm chỉ ra những biện pháp cần đề phòng, khắc phục, trong đó Người đặt lên hàng đầu việc thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên.
+ Nhận thức được vai trò và “sức mạnh của sự nêu gương”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời nhắc nhở, giáo dục cán bộ, đảng viên đồng thời cũng suốt đời không ngừng tu dưỡng, tự rèn luyện mình về đạo đức để trở thành tấm gương tuyệt vời về
con người mới, thành hình ảnh mẫu mực về “người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, có sức lôi cuốn, cảm hoá mãnh liệt đối với toàn thể dân tộc.
- Mặc dù, luôn coi đạo đức là “gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng nhưng Người không tuyệt đối hoá đạo đức mà Hồ Chí Minh luôn đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tài năng
+ Trong đức phải có tài
+ Tài càng lớn thì đức càng phải cao
-> Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng
-> Trong tác phẩm “Di chúc”, Người căn dặn: “đào tạo họ thành
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên” (BCHTWĐCSVN: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, H, 1989,
tr.48)
+ Trong mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng thì “đức” là gốc của “tài”, “hồng” là gốc của “chuyên”, phẩm chất là gốc của năng lực
- Đạo đức là nhân tố làm nên sức mạnh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
+ Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở mức sống vật chất cao mà trước hết là ở giá trị đạo đức của nó, phẩm chất đạo đức của những người cộng sản.
Người đã phát biểu quan điểm này khi nói về tấm gương đạo đức của Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của Người mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim họ hướng về Người không gì ngăn cản nổi” (tập 1, tr.295)
-> Như vậy, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải ở lý tưởng cao xa mà trước hết, cụ thể và trực tiếp, là ở những
người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
Củng cố hay làm suy giảm niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không phải ở những sai lầm và thất bại tạm thời, khó tránh khỏi trên con đường mới khai phá mà chủ yếu lại là ở sự sa sút, thoái hoá của những người được mệnh danh là “những chiến sỹ tiên phong” trước thắng lợi hoặc khó khăn của cách mạng.
Chính vì vậy, Người đã viết: “Phong trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh loài người chẳng những là do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sức mạnh vô địch”.
Cũng như Lênin, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh chẳng những có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với toàn thể nhân dân Việt Nam mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới.
Thực tiễn, nhờ biết nêu cao và phát huy giá trị, tác dụng của đạo đức theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cách mạng, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi rực rỡ.
Ngày nay, nếu chúng ta để những giá trị đó bị suy yếu hoặc mất đi thì sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, của đảng cộng sản cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
+ Ngoài ra, đạo đức cách mạng còn là mẫu số chung, là thước đo lòng cao thượng của mỗi con người: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác
nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” (tập 7, tr.568)
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản. Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo…
=> Như vậy, chúng ta thấy khi đề cập tới vị trí, vai trò của đạo đức, Hồ Chí Minh đã chỉ rất rõ đó là “gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng, nó đồng thời là “thước đo” lòng cao thượng của mỗi con người. Tuy nhiên, đề cao vai trò quan trọng hàng đầu của đạo đức song Người không tuyệt đối hoá
vai trò ấy mà luôn đặt nó trong mối quan hệ biện chứng, thống nhất với tài năng của con người.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
* Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối những phẩm chất khác. Vì: có phẩm chất này người cách mạng mới vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, thậm chí sẵn sàng hy sinh vì dân vì nước