+ Tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của quần chúng
+ Tu dưỡng đạo đức mới phải gắn với thực tiễn bền bỉ, mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.
+ Tu dưỡng đạo đức mới theo tư tưởng của Người phải thường xuyên chống lại chủ nghĩa cá nhân
Người viết: “Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với
cỏ dại. Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ” (tập 1, tr.263). Vì vậy, “gột rửa chủ nghĩa cá nhân” ví như rửa mặt thì
phải rửa hàng ngày.
Nếu không chú ý điều này, sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân.
“Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại và có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngượi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu xa vào chủ nghĩa cá nhân” (tập 12, tr.557-558)
Điều này cũng đúng như Lênin đã nhận định: Cái chết về đạo đức nhất
định sẽ dẫn đến cái chết về chính trị
- Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong thực tiễn, trong đời tư cũng như đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong
mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn – gia đình, nhà trường, xã hội… Trong cuộc sống, mỗi người có nhiều cương vị, nhiều vai trò khác nhau đòi hỏi phải điều chỉnh hành vi của mình, và phẩm chất đạo đức của mỗi người được thể hiện rất phong phú, đa dạng. Có rèn luyện công phu như vậy, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao
3. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh