Hồ Chí Minh giải thích nội dung của các mệnh đề:

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 32 - 34)

+ Cần: tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, lao động có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao…

Người siêng năng thì mau tiên bộ Cả nhà siêng thì chắc ấm no

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu

-> “Cần” không phải là làm xổi… nhưng không làm quá trớn, phải biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc cho lâu dài”

-> “Lười biếng” là kẻ địch của “cần”. Lười biếng cũng là kẻ địch của dân tộc -> Lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ quốc… (t.5, tr.633-634)

+ Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi. Người chỉ rõ cần phải tiết kiệm:

-> Sức lao động -> Tiết kiệm thì giờ -> Tiền của của nhân dân

-> Tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ…

Người còn chỉ rõ: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”, “khi không nên tiêu

xài thì 1 đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng…” (tập 5, tr.637)

Theo Người, muốn tiết kiệm có kết quả tốt thì phải khéo “tổ chức” -> hợp tác xã…

+ Liêm: là trong sạch, không tham lam

-> “Luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”

-> “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân” -> “Không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình…

-> Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” (t.5, tr.252) Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ “Liêm” như:

-> Cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư (tập 5, tr.640)

-> “Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị.

Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm không dám làm là tham vật uý lao.

Gặp giặc mà không rút ra, không dám đánh là tham sinh uý tử”

-> Người đã nhắc lại những ý hay của Khổng, Mạnh: “Cụ Khổng Tử nói:

Người mà không liêm, không bằng súc vật”.

Cụ Mạnh Tử nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy…” (tập 5, tr.641)

+ Chính: “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà” (t.5, tr.643)

Theo Người: làm việc chính là người thiện, làm việc tà là người ác

Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người

khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý” (tập 5,

tr.644)

Người chính trực là người:

Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, ccaauf tiến

bộ, luôn tự kiểm điểm mình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở

Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc

Đối với việc: để việc công lên trên việc riêng

Hồ Chí Minh yêu cầu, đã phụ trách việc gì, thì phải quyết làm cho kỳ được , cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công. Việc thiện dù nhỏ mấy thì cũng phải làm, việc ác thì nhỏ mấy cũng phải tránh.

Hồ Chí Minh khẳng định: Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích:

“Ai chẳng muốn cho tự mình thành một người tốt, Con cháu mình sung sướng,

Gia đình mình no ấm,

Làng xóm mình thịnh vượng Nòi giống mình vẻ vang; Nước nhà mình mạnh giàu

Mục đích ấy tuy to lớn, nhưng rất thiết thực. Thiết thực, vì chúng ta nhất định đạt được.

Chúng ta nhất định đạt được, vì mỗi người và tất cả dân ta đều thi đua: Cần, kiệm, liêm, chính” (tập 5, tr. 645)

+ Chí công vô tư:

-> Chí công: phải rất mực công minh, chính trực, công bằng, công tâm -> Vô tư: Không được thiên tư, thiên vị

-> Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất

cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”

-> Đối lập với “chí công vô tư” là “dĩ công vi tư” đòi hỏi phải chống lại.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 32 - 34)