Con người vừa là mục tiêu, vừa là đông lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con ngườ

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 47 - 49)

phát huy nhân tố con người

Con người vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng, là nội dung cực kỳ quan trọng trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Đây chính là nội dung quan điểm của Người về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển của lịch sử.

+ Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng

Đứng trên lập trường quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, kế thừa một cách trung thành và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa yêu nước, dân tộc truyền thống về vai trò của con người trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định rõ mục tiêu giải

phóng dân tộc, giải phóng con người, công cuộc phấn đấu cho tự do, hạnh phúc của con người phải do chính bản thân con người thực hiện.

-> Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trên hết, trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do.

-> Khi đã giành được chính quyền thì phải chú ý đến việc chăm lo cho lợi ích của người dân được ưu tiên hơn…

Trong “Di chúc”, Người viết: “ đầu tiên là công việc đối với con

người”

=> Khẳng định con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạnh thì một điều quan trọng là mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, lợi ích cả dân tộc và lợi ích một bộ phận, giai cấp, tâng lớp và cá nhân.

-> Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng

Niềm tin vào sức mạnh của nhân dân được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo để nhân dân làm chủ. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết.

=> Nhận thức như vậy để hiểu rằng tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức manh vô địch. Bởi vì sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo cảu hàng chục triệu quần chúng nhân dân.

-> Tin dân ở Hồ Chí Minh còn xuất phát từ niềm tin vào tính người Theo Người, con người có tốt, có xấu nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình” (tập 7, tr 60)

Con người luôn có xu hướng vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ. Hồ Chí Minh xem xét con người trong tình đa dạng của nó, nên dù “có thế này thế khác” nhưng vẫn tin ở họ. Đã là người cộng sản thì phải biết tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh cho người cộng sản

Giữ vững niềm tin vào dân thì phải chống các bệnh “xa nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân; không tin cậy nhân dân; không hiểu biết nhân dân; không thương yêu nhân dân”

=> Không yêu thương và tin tưởng nhân dân là nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm - bệnh quan liêu, mệnh lệnh. Bệnh này sẽ dẫn đến kết quả là “hỏng việc” như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 47 - 49)