+ Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên. Một trong những bài giảng đầu tiên cho lớp thanh niên trí thức yêu nước đầu tiên của Việt Nam từ những năm 1920 là bài giảng về “tư cách của một người cách mệnh”. Đến khi viết “Di chúc”, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đảng phải luôn chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho Đoàn viên, thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là “nền tảng” của người cách mạng, cũng giống như “gốc” của cây, “ngọn nguồn” của sông suối.
Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (tập 5, tr.252-
253)
+ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng. vì:
-> Có đạo đức cách mạng mới có quyết tâm làm cách mạng
-> Có đạo đức cách mạng mới có thể biến quyết tâm thành hành động thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
Người nói: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội thành xã hội mới là một
sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có “đạo đức cách mạng” làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” (tập 9,
tr.283)