Nói đi đôi với làm, Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 38 - 40)

xây dựng một nền đạo đức mới.

+ Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Người quan tâm đặc biệt, hàng đầu về vấn đề đạo đức. Người để lại nhiều bài viết, bài nói về đạo đức và quan trọng hơn là Người thực hiện trước hết, nhiều nhất những tư tưởng ấy

+ Ngay trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản, bàn về tư cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “nói thì phải làm”.

+ Nói đi đôi với làm hoàn toàn đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm

Ngay sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã chỉ ra thói đạo đức giả ở một số cán bộ, “vác mặt làm quan cách mạng”, nói mà không làm. Sau này Người đã bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, mệnh lệnh, Người đã chỉ rõ: “Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì theo lối quan chủ. Miệng thì nói phụng sự quần chúng nhưng họ làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ” (tập 6, tr.292-293), làm tổn hại uy tín của Đảng và Chính phủ trước nhân dân.

Chúng ta phải phấn đấu để làm sao trong xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả, càng không cho phép những kẻ đạo đức giả vẫn đi dạy dỗ những người khác về đạo đức. Lòng tin của nhân dân vào Đảng và Chính

phủ vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội một phần quan trọng phụ thuộc vào vấn đề này

Người còn làm nhiều hơn những điều Người nói. Mỗi việc làm, mỗi hành vi của Người đều tiềm ẩn những tư tưởng đạo đức sáng ngời. -> Bài học rút ra: khi nghiên cứu, tìm hiểu những tầng sâu bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở những bài viết, bài nói mà phải khám phá những hành vi đạo đức của Người…

- Nêu gương đạo đức là một nét đẹp của văn hoá phương Đông.

+ Có tác dụng thiết thực, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Nói chung thì các

dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (tập 1, tr.263)

+ Theo Hồ Chí Minh, hơn bất kỳ một lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng “đạo làm gương”.

Việc bồi dưỡng, nêu gương “người tốt việc tốt” là rất quan trọng và cần thiết. Trong xã hội, tấm gương các thế hệ trước đối với thế hệ sau càng đặc biệt quan trọng. Mỗi thế hệ đều có trách nhiệm của mình, nhưng thế hệ trước có trách nhiệm hết sức nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dục, bồi dưỡng, nhất là trong việc bồi dưỡng về đạo đức.

+ Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm quan trọng: “trước mặt quần chúng không phải cứ viết lên chán hai chữ

“cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu

gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với cán bộ, đảng viên

+ Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức chung cho cả dân tộc, cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau. nhưng còn rất nhiêu những tấm gương của các anh hung, chiến sĩ thi đua…rất gần gũi với cuộc sống đời thường, có ở mọi nơi, mọi lúc mà chúng ta không thể không học tập. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã nói: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước hợp lại mới

thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nề vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc

Người tốt việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” (tập 12, tr.549)

=> Như vậy, xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tới tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội.

* Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

- Làm cách mạng là một quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Để xây dựng đạo đức mới cần phải thực hiện xây đi đôi với chống. Muốn xây thì phải chống, đạo đức mới cần phải thực hiện xây đi đôi với chống. Muốn xây thì phải chống, chống nhằm mục đích xây

Trong đảng và mỗi con người, vì những lý do khác nhau, nên không phải “người người đều tốt, việc việc đều hay”. “Mỗi con người đều có cái

thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”. (tập 12, tr .558)

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 38 - 40)