Chiến lược trồng người là một trong tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 50 - 53)

vừa nằm trong chiền lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp.

+ Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con ngnười xã hội chủ nghĩa.

-> Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người xã hội chủ nghĩa làm gương, lôi cuốn xã hội.

-> Công việc này là 1 quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người.

+ Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người XHCN”

+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau

-> Một là, kế thừ những giá trị tôt sđẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông)

-> Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: Có tư tưởng XHCN, đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh để là chủ, có tác phong XHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

Hồ Chí Minh quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì

lợi ích trăm năm thì phải trồng người”

- Chiến lược trồng người là một trong tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội triển kinh tế - xã hội

Để thực hiện sự nghiệp trồng người, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng nhất.

+ Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện: đức, trí thể, mỹ. Phải đặt

đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Đức, tài thống nhất với nhau, trong đó “Đạo đức” là “gốc”, là nền tảng co tài năng phát triển

+ Phải kiên trì, bền bỉ, lâu dài, không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục.

“Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội, “một sớm một chiều”, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Hồ Chí Minh cho rằng “việc học không bao giờ cùng, còn

sống còn phải học”

KẾT LUẬN

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là di sản quý giá để lại cho toàn Đảng và toàn dân ta.

* Trong lĩnh lực văn hóa

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa và chiến lược phát triển đất nước.

Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới, đời sống mới, xây dựng thuần phong mỹ tục, đưa các giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như là sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu…trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội

Phát triển quan điểm của C. Mác: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: Văn hóa cũng là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

UNESCO đánh giá: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dânn tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biêt lẫn nhau”

* Trong lĩnh vực đạo đức

Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đọa đức học Mácxít. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi lạc được thế giới thừa nhận

Cả Mác, Ăngghen và Lênin đã bàn và nói nhiều về vấn đề đạo đức, song các ông chưa có điều kiện bàn nhiều về vai trò của đạo đức ttrong đời sống xã hội. Hồ Chí Minh đã phát triển, hoàn thiện tư tưởng đạo đức học mácxít về vai trò và sức mạnh của đạo đức, về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nên đạo đức mới phù hợp với Việt Nam. Nhờ đó, đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam

* Về xây dựng con người mới, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc

- Về lý luận, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo con người Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt quan điểm giáo dục đạo lý làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Đảng ta đã xác định giáo dục là quốc sách hang đầu

Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và vănn hóa. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ ưu việt nhưng phải hiểu sự ưu việt trên hai mặt gắn bó với nhau:

Một là, nó là kết quả của những nỗ lực vượt bậc và bền bỉ của toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân ta, với những con người phát triển cả về trí lực và khả năng lao động, về tính tích cực, chính trị - xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng.

Hai là, đó là xã hội do những con người mới làm chủ, một xã hội

không chỉ do con người mà còn vì con người

- Về mặt thực tiễn, sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Năm 1990, Chương trình phát triển của LHQ (UNDP) đã đưa ra nhằm đánh giá tiến bộ kinh tế và xã hội của một nước, không chỉ ở tổng sản phẩm quốc dân như trước đây, mà dựa trên cơ sở của ba chỉ tiêu cơ bản: thu nhập, trình độ giáo dục và tuổi thọ

Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chă lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Phấn đấu cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, làm cho “nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc”

Xét cho đến cùng, đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con ngưoif, của dân tộc và nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trong trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ lâu, tư tưởng đó đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và là ngọn đèn pha soi đường cho công cuộc xây dựng nền văn hóa mới hiện nay

Một phần của tài liệu Luan van chuyen de tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về văn hóa, đạo đức chuan (Trang 50 - 53)