Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối những phẩm chất khác. Vì: có phẩm chất này người cách mạng mới vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, thậm chí sẵn sàng hy sinh vì dân vì nước
- Theo quan niệm truyền thống
“Trung” và “hiếu”, trong khái niệm đạo đức cũ chứa đựng nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Nó phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ.
- Kế thừa quan niệm truyền thống Hồ Chí Minh đã đưa vào đây những nội dung mới, mang tính cách mạng. mới, mang tính cách mạng.
Theo anh (chị) những nội dung mới, mang tính cách mạng được Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm “Trung” và “Hiếu” là những nội dung gì?
+ Trung với nước: trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của đất nước nhưng bây giờ là nước của dân, do dân làm chủ
+ Hiếu với dân: phải gần dân, gắn bó với nhân dân, lấy dân làm gốc, phải “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”, phải “nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí
Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức Trung với nước, Hiếu với dân: “cả cuộc đời vì nước vì non”
- Trung với nước, hiếu với dân trong giai đoạn mới là:
+ Đặt lợi ích của cách mạng, của tổ quốc lên trên hết
+ Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước + Lấy dân làm gốc
* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Đây là những khái niệm đạo đức cũ, được Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới
Người khẳng định: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước, cho dân” (tập 6, tr.321)
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”
Tháng 6/1949, với bút danh Lê Quyết Thắng, Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”. Sau đó Người thường xuyên đề cập đến các phạm trù đạo đức này