1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trí của mạc phủ tokưgawa trong lịch sử phong kiến nhật bản

86 630 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 618 KB

Nội dung

Trờng Đại học Vinh khoa lịch sử ---------------------- Lê thị thu trang vị trí của mạc phủ tokgawa trong lịch sử phong kiến nhật bản khoá luận tốt nghiệp đại học ngành : lịch sử THế GIớI VInh - 2006 1 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo GVC-Th.S. Phan Hoàng Minh đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình chọn và thực hiện đề tài này. Trong quá trình tiến hành đề tài, còn đợc sự hớng dẫn, góp ý của qúy thầy cô giáo trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Lê Thị Thu Trang K42E 2 Lịch sử 2 Mục l ục Nội dung Tran g Lời cảm ơn 1 mở đầu 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5 4. Phơng pháp nghiên cứu 5 5. Bố cục của đề tài 6 Chơng 1. Tổng quan về lịch sử Nhật Bản 7 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, c dân và Nhật Bản thời cổ đại 7 1.2. Nhật Bản thời phong kiến 8 1.3. Thời kỳ Mạc phủ 25 1.3.1. Mạc phủ Kamacra 25 1.3.2. Mạc phủ Muromachi 32 1.3.3. Mạc phủ Tokgawa 40 Chơng 2. Vị trí của Mạc phủ Tokgawa trong lịch sử phong kiến Nhật Bản 53 2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội của Mạc phủ Tokgawa 53 2.2. Chính sách về ruộng đất 59 2.2.1. Những chuyển biến về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, th- ơng nghiệp và trang viên 61 2.3. Về hành chính 65 2.4. Những thành tựu chủ yếu của Mạc phủ Tokgawa 68 2.4.1. Về kinh tế 68 2.4.2. Về chính trị 76 2.4.3. Về văn hoá giáo dục khoa học kỹ thuật 79 2.4.4. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất t bản chủ nghĩa vào cuối thời kỳ Tokgawa 85 Kết luận 88 Tài liệu tham khảo 91 3 mở đầu 1 . Lý do chọn đề tài Nhật Bản ngày nay trong con mắt mọi ngời là biểu tợng Con rồng châu á, điều đó đợc thể hiện ngay trên nớc Nhật với một nền kinh tế vững chắc và một xã hội phát triển. Chính sự phát triển của nớc Nhật Bản nh vậy nên ngời ta không chỉ hớng tới tơng lai mà còn luôn nhìn về quá khứ để hiểu sâu sắc hơn cuội nguồn dân tộc Nhật, căn nguyên cả sự phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Ngay từ thế kỷ XVI Nhật Bản đã trở thành đối tợng thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới. Trong quá trình học tập, tìm hiểu xã hội trung đại Nhật Bản Các Mác đã bị thu hút, thôi thúc nghiên cứu quá khứ của Nhật Bản Nhật Bản với tổ chức chiến hữu ruộng đất thuần tuý phong kiến và nền kinh tế tiểu nông phát triển rộng rãi đã cho chúng ta một hình ảnh của châu Âu thời trung đại đúng đắn hơn nhiều so với tất cả các quyển sử của chúng ta vốn thấm quá sâu nặng nh- ng thiên kiến t sản [10, 722]. Nét khác biệt của Nhật Bản đối với các nớc đó là quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của chế độ phong kiến quân sự. Từ chính sách phân phong ruộng đất trong cải cách Tai ca, quá trình tập trung ruộng đất vào tay quý tộc địa chủ dẫn đến trang viên ra đời, tầng lớp Võ sĩ cùng bậc thang đẳng cấp phong kiến quân sự hình thành. tạo cơ sở kinh tế, xã hội cho sự ra đời Mạc phủNhật Bản. Nơi chính quyền phong kiến song song tồn tại với chính quyền Thiên hoàng làm cho xã hội phong kiến Nhật Bản hàm chứa những đặc trng chung của thế giới phơng Đông và phơng Tây. Đây là lý do tôi chọn đề tài Vị trí của Mạc phủ Tokgawa trong lịch sử phong kiến Nhật Bản Lựa chọn, thực hiện đề tài này chúng tôi không tham vọng phát hiện tìm hiểu cái gì mới mẻ mà xác định là bớc đầu tập dợt làm quen với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao hơn tri thức, nắm chắc hơn khoa học cơ bản, đồng thời 4 nhấn mạnh hơn những nét đặc trng của Nhật Bản cổ trung đại trong vòng quay chung của lịch sử nhân loại, góp phần vào hành trang sự nghiệp mai sau. Do năng lực có hạn, lại là bớc đầu tiên tập dợt nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi hẳn có nhiều thiếu sót, mong đợc quý thầy cô, cùng các bạn đồng nghiệp chỉ bảo và trao đổi. 2 . Lịch sử vấn đề Lịch sử phong kiến Nhật Bản tồn tại và phát triển trong khoảng thời gian khá dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực với những đề tài hấp dẫn, có giá trị khoa học thực tiễn, mang ý nghĩa giáo dục. Nhng mỗi đề tài thể hiện những góc độ khác nhau. Phải nói rằng bộ sách Lịch sử Nhật Bản (gồm 3 tập) do Lê Năng An dịch - NXB KHXH - Hà Nội 1994, đã giới thiệu một cách tổng quát nhất toàn cảnh thời kỳ phong kiến Nhật Bản từ đầu đến khi dệt vong (1868). Bộ sách này đã giới thiệu mọi khía cạnh trong xã hội phong kiến với ph- ơng pháp thông sử song cha đi sâu, cụ thể về đặc điểm của chế độ phong kiến quân sự Nhật Bản nói chung. Nhng lại là đề tài cơ bản cho việc tham khảo, tìm hiểu về chế độ phong kiến Nhật Bản cổ trung đại. Bên cạnh đó, một dạng nghiên cứu khác cũng có đụng chạm đến kinh tế, xã hội của các thời kỳ Mạc phủ đó là cuốn Lịch sử kinh tế các nớc ngoài Liên Xô - NXB KHXH - Hà Nội 1978, tác giả chỉ nhắc đến kinh tế - xã hội thời kỳ phong kiến Nhật Bản để so sánh với các nớc khác, tiếp theo dạng lịch sử kinh tế. Không cung cấp những kiến thức cụ thể về cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ Mạc phủ mà chỉ đi sâu nghiên cứu sự biến đổi trong kinh tế, xã hội dới thời Tokgawa ta lại bắt gặp công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim Những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Nhật Bản thời kỳ Tokgawa, Vị thế kinh tế của tầng lớp samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tokgawa và một số công trình nghiên cứu khác nh: Lịch sử Nhật Bản - NXB VHTT Hà Nội 1995, Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia, NXB thông tin Hà Nội. 5 Có thể nói rằng các công trình nghiên cứu nói trên không những đạt trình độ khái quát cao, đặt ra nhiều vấn đề khoa học lý thú mà còn có giá trị dẫn dắt, định hớng cho các nhà khoa học trẻ tuổi sau có thể đi sâu vào những đề tài nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các học giả đi trớc, chúng tôi muốn tái hiện lại vị trí của Mạc phủ Tokugawa trong lịch sử phong kiến Nhật Bản, qua đó để hiểu sâu hơn về lịch sử Nhật Bản thuộc thời kỳ này. Với đề tài này tôi không có tham vọng là nêu lên một cách đầy đủ và trọn vẹn hay khám phá, phát hiện ra những nội dung gì mới mẻ về chế độ phong kiến Nhật Bản nói chung, chế độ phong kiến quân sự nói riêng mà chỉ tìm hiểu cơ sở kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời và quá trình tồn tại của chính quyền Mạc phủ (phong kiến quân sự) nhằm nâng cao tri thức chuẩn bị hành trang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến sau này. 3 . Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi của đề tài này là tập trung vào nghiên cứu lịch sử Nhật Bản thời kỳ Mạc phủ Tokugawa, thời kỳ phát triển cao nhất của chế độ phong kiến quân sự, đồng thời là thời kỳ cuối cùng của lịch sử phong kiến Nhật Bản( từ 1600 1867). 4 . Phơng pháp nghiên cứu Tiến hành đề tài này tôi đã vận dụng phơng pháp logic, phơng pháp lịch sử, kết hợp với phơng pháp phân tích, tổng hợp đề tài xử lý tài liệu, hệ thống hoá các kiến thức có liên quan và kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá thời kỳ cổ trung ở Nhật Bản. Từ đó tái hiện lại những nét cơ bản của lịch sử Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Nhật Bản. 5 . Bố cục của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận chung, nội dung chính của đề tài gồm 2 chơng: Chơng 1: Tổng quan về lịch sử Nhật Bản. Chơng 2: Vị trí Mạc phủ Tokgawa trong lịch sử phong kiến Nhật Bản 6 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN 1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, cư dân và Nhật Bản thời cổ đại Nhật bản là một quốc đảo nằm ở phía đông bắc bờ Thái Bình Dương thuộc miền cực đông của lục địa Châu Á, trải theo một vòng cung hẹp, dài tới 3800 km 2 trên cùng độ 20 0 25' đến 45 0 53'. Tổng diện tích của nước Nhật là 378.815 Km 2 . Quốc đảo này có khoảng 4000 đảo lớn bé, trong đó có 4 đảo lớn là Hônsư (chiếm 61,1% diện tích nước Nhật). Hôkaiđô (21,1%), Kiusư (11,8%) và Sicôcư (5%). Bốn hòn đảo này là trung tâm của sự quần tụ dân cư, trung tâm kinh tế, xã hội Nhật Bản. Ngay từ khi quần đảo mới được hình thành, nơi đây đã là nơi tập trung sinh sống của nhiều thành phần dân cư thuộc vùng Châu Á ở những buổi đầu họ là những nhóm người độc lập, nhưng trải qua một quá trình sinh sống lâu dài trên cùng một mảnh đất những nhóm người này đã hoà đồng lại với nhau, dần dần họ trở thành dân cư của một dân tộc thống nhất. Như vậy, từ những thành phần cư dân khác nhau được hỗn chủng đã tạo nên cộng đồng dân cư trên đất nước Nhật và khi cộng đồng dân cư ấy đã hoà nhịp lại là một thì họ cũng bắt đầu xây dựng đất nước từ những buổi đầu như các nơi khác. Từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, trên cơ sở ra đời và phát triển của đồ đồng ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, cùng với quá trình tan rã ấy trong xã hội đã bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn và quá trình phân hoá tài sản, xã hội đã có giai cấp. Ở miền tây Nhật Bản, những hình thức sơ khai của nhà nước đã bắt đầu hình thành. Tuy nhiên những nhà nước này chỉ mang tính chất là những bộ lạc, liên minh bộ lạc. Từ thế kỷ thứ II, những cuộc xung đột giữa các bộ lạc diễn ra thường xuyên hơn, làm cho các bộ lạc mẹ hoặc là hoà nhập, hoặc là phụ thuộc lẫn nhau, thế đầu thế kỷ thứ III đã xuất hiện những nhà nước nước tương đối lớn trong đó nhất là nhà nước Yamatai do nữ vương Himicô thống trị. Trong quá trình đấu tranh để tồn tại và vươn lên dần dần các nước nhỏ đã đạt được 7 thống nhất, và vào thế kỷ thứ IV vương quốc Yamatô xuất hiện ở Tây nam đảo Hônsư. Người đứng đầu nhà nước này ngày càng phát triển thế lực ra xung quanh và trở thành Thiên hoàng. Đây chính là nguồn gốc của vua Nhật Bản ngày nay. Thiên hoàng đã tập hợp xung quang mình các tộc họ (gọi là "Thi") có thế lực, và biến các thủ lĩnh của các bộ tộc thành các quan lại thay mặt cho chính quyền trung ương ở các địa phương. Đến thế kỷ thứ V, nhà nước Yamatô đã thống nhất được cả Nhật Bản. Qua những điều ghi chép của nhà quan sát Trung Hoa thời Ngụy thì ngay ở thời kỳ này Nhật Bản đã thể hiện là một tổ chức xã hội có quy cũ, trong xã hội này tôn ti trật tự được coi trọng, hình phạt nghiêm khắc hơn, kỷ cương được bảo vệ chặt chẽ, trong xã hội thì có nhiều biến đổi, hình thành nhiều giai cấp lớn, dưới Thiên hoàng là các tầng lớp quý tộc thống trị và tầng lớp "hạ bộ" là thường dân, dân tự do. Ngoài ra trong xã hội còn có tầng lớp hộ dân, lao động nô lệ. Thời kỳ Yamatô thế lực giai cấp quý tộc ngày càng được củng cố và phát triển, đặc biệt từ thế kỷ thứ VI, tầng lớp quý tộc ngày càng chiếm nhiều đất công làm tài sản tư hữu và biến các thành viên tự do trong các công xã thành "bộ dân" hoặc "nô lệ" làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng phát triển, những cuộc phản kháng của quần chúng nhân dân nổ ra liên tiếp, buộc giai cấp thống trị phải tìm cách ứng phó. Trước sự phát triển của xã hội và các mâu thuẫn trong xã hội, tầng lớp quý tộc Nhật Bản đã nghĩ đến việc nhanh chóng tạo nên một chính quyền nhà nước vững mạnh và thay đổi phương thức bóc lột. Vào thế kỷ thứ VI đầu thế kỷ thứ VII Nhật Bản chuyển mình sang chế độ phong kiến. 1.2. Nhật Bản thời phong kiến 1.2.1. Sự hình thành quan hệ sản xuất phong kiếnNhật BảnNhật Bản, chế độ phong kiến được hình thành từ sự tan rã của chế độ thái ấp theo kiểu cũ, và cải cách Taica (646) đã mở đường cho chế độ phong kiến phát triển. Người đặt nền móng cho nhà nước phong kiến Nhật Bản là thái tử Sôtôcư. Trước cải cách Taica, Sôtôcư đã đưa ra đạo luật 17 điều và 8 nhiều chính sách tiến bộ. Đạo luật 17 điều viết: "nước không thể có hai vua, dân không thể có hai chúa, khắp nơi triệu dân lấy vua làm chủ", "vua tức là trời, bề tôi tức là đất". Cũng từ thế kỷ VII, các vua Nhật Bản đều coi mình ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc. Trong thư gửi nhà Tuỳ (607) Sôtôcư viết "Thiên tử mặt trời mọc gửi thiên tử mặt trời lặn, chúc sức khoẻ". Chính tư tưởng trung quân muốn xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh theo mô hình Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn tới cải cách Taica. Sau khi giành lại được quyền lực của mình từ tay dòng họ Sôga năm 645. Thiên hoàng Sôtôcư lên ngôi (hiệu Taica) một năm sau (646) Thiên hoàng chính thức ban chiếu cải cách - gọi là cải cách Taica. Lí tưởng của cải cách Taica là xây dựng một xã hội công bằng nhằm tước bỏ chế độ bất chính của thiểu số thượng lưu, cải cách Taica đã tuyên bố: tất cả các quyền chiếm hữu cá thể bị huỷ bỏ và ruộng đất được chuyển sang sở hữu của nhà nước, tức ruộng đất do quý tộc, thị tộc chiếm hữu bị huỷ bỏ, tất cả biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến. Bộ dân một lực lượng lao động quan trọng, một hình thức bót lột đặc thù của xã hội cổ đại ở Nhật Bản được giải phóng, trở thành nông dân lệ thuộc vào phong kiến. Trên cơ sở đó nhà nước ban hành chế độ "ban điền" phân phối ruộng đất bình quân và định kỳ cho nông dân cày cấy. Theo quy định của chế độ "ban điền" thì nông dân từ 6 tuổi trở lên đều được cấp ruộng khẩu phần, nam được cấp 2 đoạn (mỗi đoạn ≈ 0,1 ha) nữ được cấp 2/3 suất của nam, nô tì tư gia từ 12 tuổi trở lên được cấp bằng 1/3 suất của người tự do. Ruộng đất cứ 6 năm chia lại một lần, sau khi chết phải trả lại cho nhà nước, đất nhà, đất vườn được công nhận là của tư có thể truyền cho con cháu, rừng núi, ao hồ mọi người đều được tự do sử dụng. Những người được cấp ruộng đất có nghĩa vụ phải nộp "tô, dung, điệu", "tô" nộp bằng lúa, "điệu" nộp bằng tơ, lụa, bông, vải hoặc thổ sản của địa 9 phương, "dung" là một thứ thuế thay lao dịch. Đàn ông từ 21 đến 60 tuổi hàng năm phải làm lao dịch từ 60 - 100 ngày. Người nông dân với thuế tô và nghĩa vụ gắn liền với ruộng đất được chia từ đó thì trên thực tế họ đã bị trói buộc vào ruộng đất và trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của các chúa phong kiến. Bên cạch chính sách "ban điền" cho nông dân theo luật pháp quy định thì bọn thống trị cũng được nhận ruộng đất của nhà nước, được chia theo 3 loại: - Tứ điền ban theo phẩm cấp ở mức độ thấp nhất là 80 đoạn, mức cao nhất là 800 đoạn. - Chức điền ban theo chức vụ, mức thấp nhất là 60 đoạn, mức cao nhất tới 600 đoạn. - Công điền được ban theo công lao người đó, riêng Thiên hoàng được nhận tới 2500 đoạn. Cùng với ruộng đất được ban cấp, bọn quý tộc, quan lại phong kiến còn được nhận một số hộ nông dân phụ thuộc để bóc lột. Theo phẩm cấp mỗi quý tộc phong kiến có thể nhận từ 100 đến 500 hộ, theo chức vụ mỗi quý tộc phong kiến có thể nhận tới 3000 hộ nông dân, các hộ nông dân phụ thuộc phải nộp 1/2 số thuế lương thực cho nhà nước, nửa còn lại phải nộp cho chủ phong kiến, ngoài ra họ còn phải nộp sản phẩm thủ công nghiệp và đi lao dịch cho chủ. Chưa tìm được tư liệu thống kê để chứng minh số đất nhà nước ban cấp cho quý tộc là bao nhiêu nhưng cứ tính ra mỗi phần ruộng ban theo phẩm cấp thấp nhất của chế độ phong kiến gấp 40 lần phần ruộng của nông dân. Phần ruộng tối đa của phong kiến gấp 1250 của nông dân. Có thể nói ruộng đất ban cấp chiếm một tỉ lệ rất lớn. Một đặc điểm rất Nhật Bản đó là chế độ phong kiến ruộng đất có liên quan đến chế độ thị tính. Thiên hoàng phong cấp hay ban tặng ruộng đất thường là cho cả một dòng họ, chứ không ban cho cá nhân. 10

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Nguyễn Văn Kim (2001)- Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Nguyên nhân và hệ quả. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: )- Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Nguyên nhân và hệ quả
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Năm: 2001
[3]. Nguyễn Văn Kim (2001) – Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Nhật – Bản thời kỳ Tokugawa – Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Nhật"–"Bản thời kỳ Tokugawa
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
[4]. Nguyễn Văn Kim (1997) – Vị thế kinh tế của tầng lớp samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. TCNC Nhật Bản, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế kinh tế của tầng lớp samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa
[5] Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Nghiêm Đình Vỳ, Đinh Ngọc Bảo - Lịch sử Nhật Bản. Nxb VH-TT- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Nhà XB: Nxb VH-TT- Hà Nội
[6] Nguyễn Hải Linh (1998)- Trang viên Nhật Bản thời kỳ từ (XIII-XV). Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: )- Trang viên Nhật Bản thời kỳ từ (XIII-XV)
Tác giả: Nguyễn Hải Linh
Năm: 1998
[7]. C.Mac (1960) – Hình thức sản xuất có trớc thời kỳ t bản chủ nghĩa – thông tin KHLS, số 1, Viện sử học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thức sản xuất có trớc thời kỳ t bản chủ nghĩa "–"thông tin KHLS
[8] C.Mác (1960) - T bản, tập 1,2. Nxb Sự thật – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T bản
Nhà XB: Nxb Sự thật – Hà Nội
[9] Vũ Dơng Ninh - Một số chuyên đề lịch sử thế giới. Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Một số chuyên đề lịch sử thế giới
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
[10] Nguyễn Da Phu (1998) - Lịch sử thế giới Trung Đại. Nxb GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Lịch sử thế giới Trung Đại
Nhà XB: Nxb GD
[11]. Geopge san som (1994)- Lịch sử Nhật Bản tập (1, 2, 3), do Lê Năng An dịch. Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: Geopge san som
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1994
[12] R.H.P Ma sơn và J.G. Cai GeR- Lịch sử Nhật Bản. Nxb Lao động Hà Nội. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Lịch sử Nhật Bản
Nhà XB: Nxb Lao động Hà Nội. 2003
[13] Chiêm Tế (1970) - Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 1, 2. Nxb GD- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Lịch sử thế giới cổ đại
Nhà XB: Nxb GD- Hà Nội
[14]. Yoshihara kunio - Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản. Nxb KHXH Hà Néi-1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản
Nhà XB: Nxb KHXH Hà Néi-1991
[15] Furuzawa yukichi- Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh Trị. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Nhật Bản cách tân giáo dục thời Minh Trị
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w