1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu chinh sách cai trị của chính quyền mạc phủ trong lịch sử phong kiến nhật bản

64 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 177 KB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa lịch sử Cao thị trang Lớp 42E1 - sử Khoá luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ trong lịch sử phong kiến nhật bản Chuyên nghành lịch sử thế giới Giáo viên hớng dẫn: GVC THS: Phan hoàng minh Vinh, 2006 1 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GVC-Ths.Phan Hoàng Minh đã tận tình hớng dẫn ,giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình chọn và thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài ,tôi còn đợc tự hờng dẫn ,góp ý của thầy cô trong khoa cùng các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên: Cao Thị Trang K42E1 Khoa lịch sử. 2 MụC LụC A-Phần mở đầu. 4 1, Lý do chọn đề tài. 4 2, Lịch sử vấn đề . 5 3,Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 6 4,Phơng pháp nghiên cứu. 7 5,Bố cục của đề tài. 8 B phần nội dung 9 Chơng 1 : Tổng quan về lịch sử chế độ phong kiến Nhật Bản. 9 1.1 Thời kỳ xác lập quan hệ sản xuất phong kiếnNhật Bản. 9 1.1.2 - Sự tan rã của chế độ Ban điền và sự hình thành trang viên phong kiến. 12 1.2 Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến ( Thời kỳ Nara và Hâyan). 12 1.3 Thời kỳ phát triển cao của chế độ phong kiến Nhật Bản _ Thời kỳ Mạc phủ. 14 1.3.1 : Mạc phủ Kamakura. 14 1.3.2 : Mạc phủ Murômachi. 17 1.3.3 :Mạc phủ Tôkugawa. 19 3 Chơng 2: Chính sách các trị của chính quyền Mạc Phủ. 21 2.1 Sự ra đời và quá trình hình thành chế độ Mạc phủ. 21 2.1.1.Sự tan rã quân điền và hình thành kinh tế trang viên. 21 2.1.2.Sự ra đời của lực lợng Samurai. 25 2.2- Chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ. 31 2.2.1.Chính sách cai trị của Mạc phủ Kamakura. 31 2.2.2.Chính sách cai trị của Mạc phủ Muromachi. 41 2.2.3.Chính sách cai trị của Mạc phủ Tokugawa. 47 C kết luận 60 *Tài liệutham khảo. 63 4 A Phần mở đầu. 1,Lý do chọn đề tài. Sau vài thập kỷ từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Nhật Bản đã vơn lên phát triển mạnh mẽ tạo nên một Thần kỳ Nhật Bản, làm cho thế giới khâm phục. Ngày nay kinh tế Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển và có vai trò to lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay Việt Nam đang có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoáDo vậy tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về lịch sử Nhật Bản luôn có tính thời sự và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn Lịch sử cổ trung đại Nhật Bản là một phần quan trọng của nội dung ch- ơng trình lịch sử thế giới cổ trung đại đối với nghành lịch sử bậc đại học . Trong quá trình phát triển , chế độ phong kiến Nhật Bản có một đặc điểm nổi bật là xuất hiện chế độ Mạc phủ. Và đã tồn tại trong một thời gian dài 7 thế kỷ . Chế độ đó đã hình thành ra một trật tự phong kiến quân sự chặt chẽ do tớng quân đứng đầu khống chế nhiều mặt trong xã hội . Trật tự đó tồn tại song song với chế độ phong kiến dòng Thiên Hoàng và ngày càng lấn át quyền lực của Thiên Hoàng làm cho thế lực của Thiên Hoàng trở nên h vị . Chế độ Mạc phủ giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Nhật Bản . Cơ sở hình thành và tồn tại của chế độ Mạc phủ là nền kinh tế lãnh địa phong kiến ngày càng lớn và lực lợng của các tập đoàn môn phiệt mà hạt nhân là tầng lớp võ sĩ . Chúng tôi chọn đề tài Tìm hiểu chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ trong lịch sử phong kiến Nhật Bản làm đề tài khoá luận tốt nghiệp nhằm tìm hiểu sâu hơn về chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ. 5 Thực hiện đề tài này , chúng tôi không đặt ra mục đích tìm kiếm một điều gì mới mẻ có tính phát hiện, mà chỉ muốn thông qua đó để tập dợt nghiên cứu khoa học, đồng thời để cũng cố hiểu biết của mình về lịch sử Nhật Bản nói chung, và chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ trong lịch sử phong kiến của quốc gia này. Do trình độ và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, khả năng tiếp cận các nguồn t liệu còn non yếu, nên trong công trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, nhợc điểm. Rất mong đợc các thầy, cô chỉ bảo và các bạn đồng nghiệp và những ngời quan tâm góp ý trao đổi. 2 Lịch sử vấn đề. Những vấn đề liên quan đến lịch sử chế độ phong kiến quân sự Nhật Bản đã đợc giới nghiên cứu trong và ngoài nớc quan tâm và đã cho ra nhiều công trình có giá trị . Nhng mỗi đề tài , mỗi công trình nghiên cứu đều thể hiện ở những góc độ khác nhau. Đầu tiên phải kể đến đó là bộ sách Lịch sử Nhật Bản của George Sansom gồm ba tập do Lê Năng An dịch , nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1994 ; cuốn Lịch sử Nhật Bản do Phan Ngọc Liên (chủ hiên) Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin 1997đã giới thiệu một cách tổng quát toàn cảnh thời kỳ phong kiến Nhật Bản từ thời kỳ đầu cho đến khi diệt vong (1868) . Phải nói rằng hai bộ sách trên đã giới thiệu mọi khía cạnh trong xã hội phong kiến với phơng pháp thông sử song đi cha sâu , cụ thể về chính sách cai trị của chế độ Mạc phủ nói chung . Nhng lại là đề tài tham khảo cơ bản cho việc tìm hiểu về chính sách cai trị của chế độ Mạc phủ Nhật Bản thời kỳ trung đại . Bên cạnh đó những cuốn Những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, Vị thế của tầng lớp Samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa của Nguyễn Văn Kim Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, đã 6 đi sâu nghiên cứu sự biến đổi trong kinh tế , xã hội dới thời Tokugawa một cách rõ nét. Và thêm vào đó nữa là một số công trình nghiên cứu khác nh Lịch sử Nhật Bản Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội 1995 ; Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia nhà xuất bản Thông tin Hà Nội , đã cung cấp những kiến thức cụ thể về cơ sở kinh tế xã hội của chế độ Mạc phủ. Một dạng nghiên cứu khác cũng có đề cập đến kinh tế , xã hội thời kỳ Mạc phủ đó là cuốn Lịch sử kinh tế các nớc ngoài Liên Xô Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978 , tác giả nhắc đến kinh tế xã hội thời kỳ phong kiến Nhật Bản để so sánh với các nớc khác . Có thể nói các công trình nghiên cứu nói trên không những đạt trình độ khái quát cao , đặt ra nhiều vấn đề khoa học lý thú mà còn có giá trị định hớng cho các nhà khoa học trẻ tuổi có điều kiện đi sâu vào những đề tài cụ thể . Đây chính là cơ sở lý luận để tôi chọn đề tài Tìm hiểu chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ trong lịch sử phong kiến Nhật Bản. Với đề tài này chúng tôi không có tham vọng là nêu lên một cách đầy đủ hay, phát hiện ra những nội dung gì mới mẻ về chế độ phong kiến Nhật Bản nói chung , chế độ Mạc phủ nói riêng mà chỉ tìm hiểu chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ để chính quyền Mạc phủ tồn tại đợc hơn trong 7 thế kỷ, nhằm cũng cố thêm hiểu biết của mình về Lịch sử Nhật Bản thời trung đại. 3 - Đối tợng và phạm vi nghiên cứu. Lịch sử cổ trung Nhật Bản tồn tại và phát triển trong thời gian khá dài, từ lúc con ngời xuất hiện cho đến khi nổ ra cuộc Minh Trị duy tân 1868 . Nhng với đề tài Tìm hiểu chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ trong lịch sử phong kiến Nhật Bản chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ,tìm hiểu nét đặc trng của chế độ Mạc phủ .Chế độ phong kiến quân sự với sự tồn tại song song của hai chính quyền , một của Thiên Hoàng ,một của 7 Mạc phủ, trong suốt 7 thế kỷ với 3 thời kỳ Mạc phủ :Kamakura, Murômachi, Tokugawa. 4 Phơng pháp nghiên cứu . Để thực hiện đề tài này , tôi sử dụng phơng pháp logic lịch sử , kết hợp với phơng pháp phân tích ,tổng hợp để xử lý tài liệu ,hệ thống hoá các kiến thức có liên quan về kinh tế , chính trị, xã hội ,văn hoá thời kỳ cổ trung Nhật Bản, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn đối với thời kỳ lịch sử này . 5- Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu , kết luận và tài liệu tham khảo và tài liệu tham khảo, nội dung gồm có hai chơng . Chơng 1 : Tổng quan về lịch sử chế độ phong kiến Nhật Bản. 1.1 Thời kỳ xác lập quan hệ sản xuất phong kiếnNhật Bản. 1.1.2 - Sự tan rã của chế độ Ban điền và sự hình thành trang viên phong kiến. 1.2 Thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến (Thời kỳ Nara và Hâyan). 1.3 Thời kỳ phát triển cao của chế độ phong kiến Nhật Bản _ Thời kỳ Mạc phủ. 1.3.1 : Mạc phủ Kamakura. 1.3.2 : Mạc phủ Murômachi. 1.3.3 :Mạc phủ Tôkugawa. 8 Chơng 2 : Chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ. 2.1 Sự ra đời và quá trình hình thành chế độ Mạc phủ. 2.1.1.Sự tan rã quân điền và hình thành kinh tế trang viên. 2.1.2.Sự ra đời của lực lợng Samurai. 2.2- Chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ. 2.2.1.Chính sách cai trị của Mạc phủ Kamakura. 2.2.2.Chính sách cai trị của Mạc phủ Muromachi. 2.2.3.Chính sách cai trị của Mạc phủ Tokugawa. B. Phần nội dung 9 Chơng 1 Tổng quan về lịch sử chế độ phong kiến Nhật Bản. 1.1_Thời kỳ xác lập quan hệ sản xuất phong kiếnNhật Bản. ở Nhật Bản ,chế độ phong kiến đợc hình thành từ sự tan rã của chế độ thái ấp theo kiểu cũ và năm 646 cải cách Tai ca đã mở đờng cho chế độ phong kiến phát triển . Ngời đặt nền móng cho nhà nớc phong kiến Nhật Bản đó là thái tử Shotoku . Trớc cải cách Tai ca , Shotoku đã đa ra đạo luật 17 điều và nhiều chính sách tiến bộ .Trong đạo luật 17 điều đó Shotoku nói rằng : (nớc không thể có hai vua ,dân không thể có hai chúa ; vua là trời ; bề tôi là đất ). Cũng từ thế kỷ VII , các vua Nhật Bản đêù tự coi mình ngang hàng với hoàng đế Trung Quốc .Chính t tởng trung quân muốn xây dựng một nhà nớc trung ơng tập quyền vững mạnh theo mô hình Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến cả cách Tai ca. Năm 1645 , sau khi giành lại đợc quyền lực của mình từ tay dòng họ Soga Thiên Hoàng Kotoku lên ngôi ( hiệu là Tai Ca ). Năm 646 Thiên Hoàng chính thức ban chiếu cải cách, gọi là cải cách Tai Ca . Lý tởng của cải cách Tai Ca là xây dựng một xã hội công bằng nhằm tớc bỏ chế độ bất chính của thiểu số thợng lu . Cải cách Tai Ca đã tuyên bố huỷ bỏ tất cả chế độ chiếm hữu cá thể và ruộng đất đợc chuyển sang sở hữu của nhà nớc , tức là ruộng đất cho quý tộc, thị tộc chiếm hữu bị huỷ bỏ . Tất cả biến thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nớc phong kiến . Lực lợng lao động quan trọng :bộ dân , một hình thức bóc lột đặc thù của xã hội Nhật Bản thời cổ đại đợc giải phóng , trở thành nông dân lệ thuộc vào phong kiến . Trên cơ sở đó nhà nớc ban hành chế độ Ban điền phân phối ruộng đất bình quân và định kỳ cho nông dân cày cấy . Theo quy định của chế độ Ban 10 . quyền Mạc phủ. 2.2.1 .Chính sách cai trị của Mạc phủ Kamakura. 2.2.2 .Chính sách cai trị của Mạc phủ Muromachi. 2.2.3 .Chính sách cai trị của Mạc phủ Tokugawa đời của lực lợng Samurai. 25 2.2- Chính sách cai trị của chính quyền Mạc phủ. 31 2.2.1 .Chính sách cai trị của Mạc phủ Kamakura. 31 2.2.2 .Chính sách cai trị

Ngày đăng: 18/12/2013, 22:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1-Đặng đức An (1978) Lịch sử thế giới trung đại (quyển 1,2) NXB Giáo dục – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới trung đại
Nhà XB: NXB Giáo dục– Hà Nội
2-Mai Ngọc Cờng (1999) Lịch sử các học thuyết kinh tế. NXB Thống kê - Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử các học thuyết kinh tế
Nhà XB: NXB Thống kê - HàNéi
3-F.Enghen (1960) Về sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự hng thịnh của giai đoạn t sản trong chủ nghĩa Mác Lênin bàn về lịch sử – (quyÓn 1 tËp 2) NXB sự thật Hà Nội 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự hng thịnh củagiai đoạn t sản trong chủ nghĩa Mác Lênin bàn về lịch sử
Nhà XB: NXB sự thật Hà Nội 1960
4-Nguyễn Văn Kim (2001) Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. NXB Đại học quốc gia Hà Nội – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Nhật Bảnthời kỳ Tokugawa
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội – Hà Nội
5- Nguyễn Văn Kim (1994) Chính sách đóng cửa của Tokugawa thời kỳ Tokugawa. Nguyên nhân và hệ quả. NXB Đại học quốc gia Hà Nội – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đóng cửa của Tokugawa thời kỳTokugawa. Nguyên nhân và hệ quả
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội – Hà Nội
6- Nguyễn Văn Kim (1997) Vị thế cảu tầng lớp Samurai ở Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị thế cảu tầng lớp Samurai ở Nhật Bản thời kỳTokugawa
7- Nguyễn Hải Linh (1998) Trang viên Nhật Bản thời kỳ từ (VIII-XVI) tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang viên Nhật Bản thời kỳ từ (VIII-XVI)
8- Phan Ngọc Liên (1995) Lịch sử Nhật Bản NXB Văn hoá thông tin - Hà Nội . 9-R.H.P Masonj.G.Caiger (1994) Lịch sử Nhật Bản do Văn Sỹ dịch. NXBLao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản "NXB Văn hoá thông tin - Hà Nội .9-R.H.P Masonj.G.Caiger (1994) "Lịch sử Nhật Bản do Văn Sỹ dịch
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin - Hà Nội .9-R.H.P Masonj.G.Caiger (1994) "Lịch sử Nhật Bản do Văn Sỹ dịch." NXBLao động
10-GeorgeSanSom (1994) Lịch sử Nhật Bản (Tập 1,2,3) do Lê Năng An dịch, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
11- C.Mac (1960) T bản tập 1,2 NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T bản tập 1,2
Nhà XB: NXB Sự thật
12-Vũ Dơng Ninh (2002) Một số chuyên đề lịch sử thế giới. NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề lịch sử thế giới
Nhà XB: NXB Đại họcquốc gia Hà Nội
13-F.Lapôlianxki (1978) Lịch sử kinh tế các nớc ngoài Liên Xô Tập 1,2. NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kinh tế các nớc ngoài Liên Xô Tập 1,2
Nhà XB: NXBKhoa học xã hội Hà Nội
14-Nguyễn Gia Phu (1998) Lịch sử thế giới trung đại. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới trung đại
Nhà XB: NXB Giáo dục
15-Chiêm Tế (1970) Lịch sử thế giới cổ đại (Tập 1,2). NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cổ đại (Tập 1,2)
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w