Về mặt thực tiễn: Thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm lực kinh tế và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non;
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Trang 3Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trường Đại học Vinh, Phòng Sau đại học, Khoa Giáo dục, các giảng viên và các nhà khoa học đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, Công đoàn Giáo dục Nghệ An, các trường mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hường, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này
Tuy có nhiều cố gắng và nỗ lực của bản thân, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả kính mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục cũng như bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghệ An, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Nhàn
Trang 4MỞ ĐẦU ………
1 Lý do chọn đề tài……….…
2 Mục đích nghiên cứu ………
3 Khách thể, đối tượng ………
4 Giả thuyết khoa học ………
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ………
6 Phạm vi nghiên cứu………
7 Các phương pháp nghiên cứu ………
8 Đóng góp của luận văn ………
9 Cấu trúc của luận văn ………
Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN……….
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ………
1.2 Một số khái niệm cơ bản ………
1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non…………
1.4 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục
Chương THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN……
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An………
2.2 Thực trạng giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
2.3 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
2.4 Đánh giá về thực trạng xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
1
1
2
3
3
3
3
3
4
4
5
5
7
15
23
27
27
33
38
61
Trang 5AN………
3.1 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ……… 3.2 Các giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ………
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục……… 3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp xã hội đối với xã hội hóa giáo dục mầm non ……… …………
3.2.3 Đa dạng hóa các loại hình trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất nhằm đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non ………
3.2.4 Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục ……… 3.2.5 Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục mầm non………
3.2.6 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra của Nhà nước và giám sát của cộng đồng đầu tư cho giáo dục MN………
3.3 Thăm dò sự cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất…………
Trang 6Ký hiệu chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt
BCHTW Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CBQL, GV, NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
GD - ĐT Giáo dục - đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
HSMNCL Học sinh mầm non công lập
HSMNDL Học sinh mầm non dân lập
HSMNTT Học sinh mầm non tư thục
LLXH Lực lượng xã hội
MGCL Mẫu giáo công lập
MGDL Mẫu giáo dân lập
MGTT Mẫu giáo tư thục
MGNCL Mẫu giáo ngoài công lập
NTCL Nhà trẻ công lập
NTDL Nhà trẻ dân lập
NTTT Nhà trẻ tư thục
NSNN Ngân sách nhà nước
Trang 7THPT Trung học phổ thông
XHHGD Xã hội hóa giáo dục
XHHGDMN Xã hội hóa giáo dục mầm non
Trang 8Trang Bảng 2.1 Số trường của các bậc học trên địa bàn thành phố Vinh 31 Bảng 2.2a Tình hình nhóm trẻ và các cháu nhà trẻ năm học 2013 -
Bảng 2.9 Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung XHHGDMN … 44 Bảng 2.10 Hiệu quả thực hiện XHHGDMN ……… 45 Bảng 2.11 Trẻ mầm non qua các năm học……… 51 Bảng 2.12 Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục mầm non… 54 Bảng 2.13 Mức thu học phí bậc học mầm non công lập theo Quyết
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Về mặt lý luận: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu” Đồng thời nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”
Xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thể hiện
ở hai nội dung chính: Một là phát triển giáo dục với đa dạng loại hình trường lớp,
đa dạng hình thức học tập để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người, nhằm giúp
họ có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và phục
vụ đời sống Hai là huy động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân tham gia vào quá trình giáo dục; đóng góp công sức, vật chất, tiền của cùng Nhà nước chăm lo xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho hoạt động giáo dục
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đề ra 8 giải pháp phát triển giáo dục, trong đó có giải pháp tăng cường nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục với yêu cầu tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, Đảng bộ và nhân dân thành phố Vinh đã và đang tập trung mọi nguồn lực, sức mạnh để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Vinh đến năm 2020 trở thành trung tâm vùng Bắc Trung Bộ trên tất cả các lĩnh vực
Trang 10Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục phải tăng tốc mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội Khi nguồn lực của Nhà nước đầu
tư cho giáo dục còn hạn chế thì việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết Đương nhiên vấn đề XHHGD không phải xuất phát từ khó khăn trước mắt mà từ bản chất của xã hội và giáo dục Xã hội sinh ra giáo dục, giáo dục thúc đẩy xã hội phát triển
- Về mặt thực tiễn: Những năm qua, xã hội hoá giáo dục ở Nghệ An nói chung, trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng đã thu được những kết quả to lớn: Đa dạng hoá được loại hình trường lớp và huy động được nhiều nguồn lực trong cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục Tuy vậy, công tác xã hội hóa giáo dục phát triển chưa được đồng đều, chưa thật sự có hiệu quả cao giữa các vùng miền; thậm chí giữa các đơn vị trường học trên cùng một địa bàn
Về xã hội hoá giáo dục đã có nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu Tuy nhiên, để tìm ra giải pháp hữu hiệu thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Vinh thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
Để góp phần thúc đẩy chiến lược phát triển giáo dục, là người đang công tác trong ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An, tác giả lựa chọn đề tài
“Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
Trang 113 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Giả thuyết khoa học
Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính khoa học và tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài
5.3 Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác XHHGDMN ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
6 Phạm vi nghiên cứu:
Các trường mầm non công lập, ngoài công lập trên địa bàn thành phố Vinh trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vinh và Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến công tác XHHGD nhằm xác lập cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia… nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu thu được
Trang 128 Đóng góp của luận văn
8 Về mặt lý luận: Tìm giải pháp để thực hiện và phát huy hiệu quả
XHH cho giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Với những giải pháp này, hy vọng sẽ có những đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu mà Đảng bộ, HĐND, UBND thành phố Vinh và ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An đã đề ra trong những năm tới
8 Về mặt thực tiễn: Thực hiện xã hội hoá nhằm hai mục tiêu lớn:
Thứ nhất là phát huy tiềm lực kinh tế và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao
8.3 Đề xuất quan điểm và giải pháp thực hiện: Để tăng nguồn lực cho giáo dục mầm non, có nhiều giải pháp, như là: Đa dạng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đa dạng hóa loại hình trường lớp (công lập, dân lập, tư thục) chống lãng phí (một vấn đề được nhiều nhà giáo, nhà quản lý đặc biệt quan tâm) Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục chiếm tới 20% là nhiều, vấn đề là quản lý và sử dụng nguồn ngân sách như thế nào cho hiệu quả Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ trước khi tính đến phương án tăng học phí
9 Cấu trúc của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, bảng
ký hiệu các chữ viết tắt; danh mục các bảng biểu; tài liệu tham khảo và các phụ lục, gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non Chương 2 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Chương 3 Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trang 13Chương
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Người kêu gọi: “Toàn dân tham gia diệt giặc dốt” đồng thời vạch rõ phương thức tiến hành “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn là sự nghiệp của toàn dân Trong suốt quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn coi việc vận động lực lượng toàn dân, toàn xã hội xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo như việc thực hiện đường lối quần chúng của Đảng nhằm đạt đến mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) cũng đã khẳng định: “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước
và của toàn dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Mọi người chăm lo giáo dục Các cấp uỷ và tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục đào tạo” [23, tr17] Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 90/CP về “Phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa” Theo đó, xã hội hoá hoạt động giáo dục được hiểu như là một cuộc vận động quần chúng rộng rãi nhằm làm cho mỗi người được hưởng đầy đủ quyền lợi, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với hoạt động giáo dục - đào tạo
Trang 14Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, hàng loạt các đề án, đề tài
về xã hội hoá giáo dục đã được các nhà khoa học, quản lý, các tổ chức quan tâm nghiên cứu Bên cạnh những đề án lớn mang tầm cỡ quốc gia do Văn phòng Chính phủ chủ trì như “Cơ sở lí luận của xã hội hoá giáo dục”, “Kinh nghiệm thế giới trong việc xã hội hoá giáo dục” của Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, còn có nhiều tác giả viết về hoạt động này như: “Xã hội hoá giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta” của GS.TS Phạm Minh Hạc Trong
đó tác giả đã cung cấp nhiều thông tin cần thiết và bổ ích cho các cấp quản lý, các tổ chức và đoàn thể, nhà trường, gia đình về mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động, phương thức tiến hành công tác quản lý và những kinh nghiệm để nâng cao chất lượng xã hội hoá công tác giáo dục
Năm 1999 Viện Khoa học giáo dục cũng đã xuất bản tài liệu “Xã hội hoá công tác giáo dục - nhận thức và hành động” Nội dung tài liệu cụ thể hoá
và hoàn thiện những quan niệm cơ bản mà mọi người cần biết về xã hội hoá giáo dục, đồng thời chỉ ra vai trò và trách nhiệm của từng lực lượng trong xã hội hoá công tác giáo dục, những nét chính về cách tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương và cơ sở trường học
Các nhà nghiên cứu như: Thái Duy Tuyên, Nguyễn Mậu Bành; các tác giả Phạm Tất Dong, Phạm Minh Hạc đã có nhiều bài viết về XHHGD Viện Khoa học giáo dục nhiều năm qua đã tiến hành hệ thống các đề tài nghiên cứu
về XHHGD, đúc kết kinh nghiệm để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện nhận thức lý luận, ban hành một số văn bản hướng dẫn các địa phương, các đơn vị giáo dục thực hiện và xây dựng các đề án về công tác XHHGD
Năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã có đề tài khoa học cấp tỉnh nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục ở tỉnh Nghệ An Tuy
Trang 15nhiên để tăng cường công tác XHHGD ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh hiện nay còn đang nhiều vấn đề cần giải quyết để phát huy tính hiệu quả của nó Chính vì lẽ đó, đề tài của luận văn và những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ là những đóng góp thiết thực cho việc tăng cường công tác XHHGD mầm non trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và giáo dục mầm non tỉnh Nghệ An nói chung
Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo dục, giáo dục mầm non
1.2.1.1 Giáo dục
Giáo dục được hiểu là quá trình nhằm hình thành, phát triển nhân cách con người, được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người dạy học và người học nhằm để người học lĩnh hội những tri thức và kinh nghiệm mà loài người đã tích luỹ trong lịch sử
* Cấu trúc của hệ thống giáo dục quốc dân: Hệ thống giáo dục quốc dân được thiết lập nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu đào tạo con người của đất nước, tập hợp các ngành học, bậc học, cấp học, từ nhà trẻ đến sau đại học một cách liên tục, thống nhất
Lịch sử phát triển và tiến bộ của xã hội loài người cho thấy: Xã hội muốn duy trì và phát triển thì con người trong xã hội cần được giáo dục liên tục để tiếp thu, cập nhật và phát triển kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích luỹ được Giáo dục là hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội
Trong đó giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
1 Nhà, nhóm trẻ nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi
2 Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi
Trang 163 Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều 21-Luật Giáo dục, 2005)
1.2.1.2 Giáo dục mầm non
Thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi với mục tiêu là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ
em vào học lớp một Như ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục gọi cấp học mầm non là cấp học “Nuôi dưỡng tâm hồn” hay còn gọi là “Khai tâm”
* Các loại hình nhà trường mầm non bao gồm trường công lập và trường ngoài công lập
- Trường công lập: Trường thuộc sở hữu Nhà nước, do cơ quan nhà nước cấp Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận huyện quản lý Mọi chi phí hoạt động của nhà trường do NSNN cấp và một phần chi phí do cha mẹ các cháu đóng góp
- Trường ngoài công lập: Là loại hình nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, tự trang trải chi phí hoạt động Có 2 loại hình trường, gồm: Trường dân lập và tư thục
Tất cả các loại hình nhà trường này đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Nhà nước Trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở trường ngoài công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội Nhà trường được thành lập khi đảm bảo các điều kiện về cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất và năng lực tài chính theo quy định của Chính phủ
Trang 171.2.2 Xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục, XHH giáo dục mầm non
1.2.2.1 Xã hội hoá: Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2000 của Nhà xuất bản Đà Nẵng thì xã hội hoá là làm cho trở thành của chung của xã hội (xã hội hoá tư liệu sản xuất…)
Xã hội hoá là một trong những vấn đề cơ bản của xã hội học,
xã hội hoá được hiểu theo hai góc độ: Xã hội hoá cá nhân và xã hội hoá hoạt động
* Xã hội hoá cá nhân:
Xã hội hoá cá nhân là quá trình con người tiếp thu nền văn hóa của
xã hội, trong đó con người được sinh ra, quá trình mà nhờ nó con người đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội
Xã hội hoá cá nhân là quá trình tiếp thu và tái tạo những kinh nghiệm
xã hội của cá nhân thông qua hoạt động và giao lưu Xã hội hoá cho phép con người nhận thức toàn diện hiện thực xã hội xung quanh, chiếm lĩnh những kỹ năng hoạt động của cá nhân và tập thể
Xã hội hóa cá nhân là quá trình liên tục, quá trình đó còn gọi là quá trình học hỏi xã hội, tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội [48, tr18]
Xã hội hoá theo nghĩa này thường được dùng một cách thông dụng trong xã hội Đây chính là quá trình phối hợp hoạt động một cách có kế hoạch của các lực lượng trong xã hội theo một định hướng, một chiến lược quốc gia
để giải quyết một vấn đề nào đó của xã hội
Xã hội hoá hoạt động cần được coi là một tư tưởng chiến lược có tính lâu dài toàn diện, là một giải pháp xã hội có tính liên ngành nhằm huy động các lực lượng xã hội tham gia một cách tích cực để giải quyết một vấn đề xã hội nào đó
Trang 18Xã hội hoá hoạt động dưới góc nhìn của các nhà lãnh đạo, quản lý là một quá trình tổ chức, quản lý và huy động nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia để giải quyết một vấn đề của xã hội theo một chiến lược xác định và có kế hoạch
Đối với từng lực lượng xã hội, xã hội hoá được hiểu là một quá trình phối hợp, lồng ghép các hoạt động của mình với hoạt động của các lực lượng khác trong xã hội có liên quan để tạo ra hoạt động có tính liên ngành cao, trong đó có sự phân công rõ trách nhiệm của từng lực lượng
Đối với mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, mỗi người dân, xã hội hoá hoạt động được hiểu là một quá trình trong đó cần huy động sự tham gia hưởng ứng của nhiều người, của cộng đồng vào các cuộc vận động nhằm động viên, thúc đẩy họ hành động một cách chủ động, tích cực vì mục đích mở rộng và nâng cao chất lượng một hoạt động xã hội nào đó
Xã hội hoá hoạt động còn được hiểu như là việc biến một nhiệm vụ, một công việc thuộc trách nhiệm của một chủ thể thành nhiệm vụ, công việc của một số chủ thể, của nhiều chủ thể hay của toàn bộ xã hội Xã hội hoá với nghĩa này tương đồng với việc huy động sức lực, trí tuệ (nguồn lực) của cả cộng đồng cho việc hoàn thành một nhiệm vụ xã hội nào đó Ở đây, huy động sức người, sức của, tài chính, phương tiện, vật chất, là những cái cần huy động, tổng hợp, phân bổ và sử dụng cho việc hoàn thành nhiệm vụ Xã hội hoá theo nghĩa này như một phương thức huy động xã hội, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động xã hội là chính Mà trong nhiều trường hợp xã hội hoá theo cách này đã huy động được không nhỏ sức lực, trí tuệ của cả xã hội cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ xã hội
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, xã hội hoá các hoạt động không chỉ nghĩa là tăng cường huy động cộng đồng mà coi nhẹ trách nhiệm Nhà nước hoặc trách nhiệm các chủ thể chính mà ngược lại, đây chính là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan chủ quản với
Trang 19cộng đồng, làm cho các nguồn lực được huy động đến mức tối đa và sử dụng
có hiệu quả nhất Đây mới là mục tiêu thực chất của xã hội hoá các hoạt động
Như vậy, xã hội hoá hoạt động được đề cập ở đây chính là biến nhiệm
vụ của một ngành, một chủ thể thành nhiệm vụ của nhiều ngành, nhiều chủ thể
xã hội hay của toàn xã hội bằng cách thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của từng đối tượng,
sự điều hành quản lý của các nhà lãnh đạo nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội để thực hiện nhiệm vụ xã hội đang đặt ra
Xã hội hoá hoạt động con người rõ ràng khác biệt với xã hội hoá cá nhân Bởi lẽ nếu xã hội hoá cá nhân là nhằm biến con người cá nhân thành con người xã hội thì xã hội hoá hoạt động là quá trình biến một hay một số nhiệm vụ của một chủ thể thành nhiệm vụ của nhiều chủ thể hay của toàn xã hội [42], [48]
1.2.2.2 Xã hội hoá giáo dục: Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII nêu rõ: Xã hội hoá công tác giáo dục “Là huy động xã hội làm giáo dục, động viên mọi tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”[44]
Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21/8/1997 đã xác định khái niệm xã hội hoá giáo dục như sau:
- Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn
xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục
- Là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước
- Là sự thể hiện tư tương chiến lược, coi sức mạnh của toàn dân là điều kiện không thể thiếu để phát triển có chất lượng và hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục, có giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài
Cuộc vận động xã hội hoá giáo dục có 3 nội dung chủ yếu:
Trang 20Một là, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập
Hai là, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng, HĐND, UBND, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp… đối với sự nghiệp giáo dục
Ba là, nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân
Xã hội ngày một phát triển, cũng như giáo dục qua các thời đại lịch
sử ngày càng tiến xa bản chất xã hội vốn có từ ban đầu Trải qua các quá trình thay đổi về mối quan hệ sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá, giai cấp hoá, nhà nước hoá đi đến độc quyền và đơn độc Chất lượng giáo dục thấp, cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều bất cập, có nhiều nguyên nhân từ những vấn đề này Những vấn đề còn tồn tại của giáo dục sẽ dần được khắc phục khi giải quyết tốt bản chất xã hội liên quan mật thiết tới giáo dục Đảng
ta đã khẳng định quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” Hội nghị lần thứ VI BCHTW Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Toàn Đảng, toàn dân, toàn ngành giáo dục cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt những định hướng chiến lược về giáo dục trong Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) Đẩy mạnh XHHGD nhằm tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [24]
Qua đó chúng ta thấy rằng, XHHGD không chỉ đơn thuần là huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp vào sự phát triển sự nghiệp giáo
Trang 21dục mà còn có chiều ngược lại: Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực có số lượng
và chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ mới
1.2.2.3 Xã hội hóa giáo dục mầm non
XHHGDMN được hiểu theo hai nghĩa:
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước tổ chức quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều có trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em Có thế thì trẻ em hôm nay mới trở thành người lao động xây dựng và bảo vệ tổ quốc mai sau Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực của xã hội như nhân lực, vật lực, trí lực và tài lực để làm công tác giáo dục mầm non
Trẻ em không chỉ được quyền nhận sự chăm sóc, giáo dục của toàn xã hội mà còn biến sự chăm sóc giáo dục của toàn xã hội thành chất lượng giáo dục của chính mình, phải có nghĩa vụ với xã hội mà trước hết là đối với mình
là trở thành bé khoẻ, bé ngoan, có như vậy sau này mới trở thành người công dân tốt cho đất nước
Từ đó ta hiểu XHHGDMN nhằm huy động các nguồn lực của xã hội chăm lo cho phát triển giáo dục mầm non
1.2.3 Tăng cường, tăng cường công tác XHHGD
1.2.3.1 Tăng cường
Tăng cường theo Từ điển Tiếng Việt là một động từ có ý nghĩa “mạnh thêm, nhiều thêm”
1.2.3.2 Tăng cường công tác XHHGD
Tăng cường XHHGD gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện cho giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi những tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục
Trang 22Giải pháp, giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Để hiểu rõ hơn khái niệm về giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp Điểm giống nhau của các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một công việc, một vấn đề Còn điểm khác nhau ở chỗ, biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành công việc có mục đích
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển Tiếng Việt, đó là “Cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [35, tr64]
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm trên nhưng nó cũng có điểm riêng Điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này
là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất định Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp
1.2.4.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả xã hội hóa giáo dục mầm non Giải pháp tăng cường XHHGD mầm non là hệ thống các cách thức tăng cường sự huy động các nguồn lực chăm lo cho sự phát triển giáo dục mầm non và làm cho toàn thể xã hội cùng tham gia một cách có hiệu quả vào
sự nghiệp giáo dục mầm non và tổ chức các lực lượng tham gia vào quá trình
Trang 23giáo dục mầm non, phối hợp cùng trường mầm non nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các cháu mầm non
3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
3 Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non
1.3.1.1 Vị trí
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường mầm non là cơ sở giáo dục nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi
Giáo dục mầm non là cấp học đặt nền móng cho sự phát triển về ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ Do vậy, giáo dục mầm non là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới Nhưng việc được hưởng sự chăm sóc, giáo dục và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ
Trang 24buổi/ngày Tăng cường đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tăng cường hiệu quả quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáo Thực hiện nội dung giáo dục toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trẻ và các cháu mẫu giáo theo mục tiêu kế hoạch đào tạo
Tuyên truyền và hướng dẫn công tác nuôi dạy trẻ nhà trẻ và mẫu giáo theo khoa học cho các bậc cha mẹ, bài trừ những tập quán phản khoa học trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, góp phần cùng các lực lượng xã hội khác quan tâm đến thế hệ trẻ đặc biệt là trẻ em thiệt thòi
Phát huy ảnh hưởng của giáo dục mầm non thông qua việc tác động vào các công tác nuôi dạy trẻ mầm non với phương pháp chăm sóc và nuôi dạy trẻ mầm non dưới nhiều hình thức chơi mà học nhằm bảo đảm sức khỏe, phát triển thể lực, hình thành những thói quen giữ gìn vệ sinh chung, đồng thời chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng và hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông
3 Vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.2.1 Vai trò của công tác XHHGD mầm non
Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ
sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ
Từ vai trò của giáo dục mầm non, ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc huy động các nguồn lực để tạo các điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển Công tác XHHGD mầm non nhằm thực hiện các vai trò sau:
Đầu tư, đóng góp phát triển các loại hình trường, lớp mầm non;
Trang 25- Đóng góp xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất, trường lớp theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá;
- Tăng cường trang thiết bị nuôi dạy cho các nhà trường;
- Nâng cao chất lượng lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ mầm non, chăm
lo cho các cháu, nhất là trẻ em nghèo, diện chính sách và khó khăn khác; đồng thời phát hiện, khuyến khích những trẻ em có năng khiếu để phát triển tài năng của trẻ;
- Chăm lo cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, giúp các cô hoàn thành tốt trách nhiệm vẻ vang của mình và đáp ứng mong mỏi của trẻ em, CMCC và xã hội
1.3.2.2 Ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Công tác XHHGD là việc làm cần thiết, có tầm quan trọng và ý nghĩa
to lớn vì XHHGD sẽ tạo ra một xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội
XHHGD mầm non góp phần tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ
XHHGD mầm non tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mục đích của từng cá nhân tham gia giáo dục; tạo điều kiện làm phong phú hơn cho công tác nuôi dạy trẻ mầm non
XHHGD sẽ thực hiện công bằng xã hội
+ Xã hội hoá và dân chủ hoá giáo dục
XHHGD còn làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình, của từng cá nhân
XHHGD mầm non thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đa dạng của giáo dục mầm non, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục mầm non
Trang 263.3 Bản chất, đặc điểm của xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.3.1 Bản chất của xã hội hóa giáo dục mầm non
Bản chất của xã hội hoá giáo dục là tăng cường sự tham gia của các cá nhân, các gia đình, các nhóm, các tổ chức và cộng đồng xã hội vào thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục
Xã hội hoá là quá trình trong đó cá nhân nhờ hoạt động, tiếp thu giáo dục, giao lưu… mà học hỏi được cách sống trong cộng đồng, trong đời sống
xã hội và phát triển được khả năng đảm nhiệm các vai trò xã hội với tư cách vừa là cá thể, vừa là một thành viên của xã hội
Trong hoạt động giáo dục, do bản chất của nó, giáo dục là một thiết chế
xã hội, hoạt động của nó vốn có tính chất là một hoạt động xã hội rõ rệt Bản chất của xã hội hoá giáo dục tuy không đối lập với tính xã hội của giáo dục nhưng cũng không đồng nhất Bởi vì XHHGD là “nhằm huy động toàn bộ xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”
Sự tham gia của các thành phần ngoài Nhà nước vào giáo dục không chỉ đơn thuần ở khía cạnh đóng góp tài chính, mà phải ở toàn bộ nội dung và phương thức giáo dục
Gia đình phải phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em cả về tri thức lẫn đạo đức, chứ không thể giao khoán cho nhà trường mọi việc Do đó, gia đình cần phải được tham gia việc hình thành và điều chỉnh nội dung giáo dục trong nhà trường thông qua những cơ chế hợp lý, như Ban Đại diện cha
mẹ các cháu chẳng hạn
Thị trường phải tham gia tư vấn và thiết kế một phần nội dung giáo dục, nhất là với giáo dục mầm non Với tư cách là người sử dụng các sản phẩm tri thức và kỹ năng của sản phẩm giáo dục Nếu không chương trình
dễ lạc hậu và xa rời thực tế
Trang 27Các tổ chức dân sự, hội nghề nghiệp tham gia giáo dục với chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ, tư vấn chương trình sao cho nội dung giáo dục đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống thực bên ngoài nhà trường, phù hợp với tình hình thực tế
XHHGD là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, nhằm tạo ra chuyển biến sâu sắc, có “tính cách mạng” trong hoạt động thực tiễn giáo dục, biến hoạt động giáo dục vốn mang tính chuyên biệt trong một lĩnh vực, một thiết chế xã hội trở thành một hoạt động xã hội rộng lớn, sâu sắc, bắt rễ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của xã hội
Nhờ xây dựng và phát triển xã hội theo hướng XHH, mọi tiềm năng của xã hội về vật chất, về trí tuệ, về khoa học và kinh tế sẽ được khơi dậy, huy động, tham gia vào tất cả các hoạt động giáo dục, với các mức độ khác nhau, giúp cho giáo dục đạt tới quy mô rộng, tốc độ lớn, đảm bảo được chất lượng, đáp ứng các nhu cầu phát triển và tiến bộ xã hội
Nghiên cứu XHHGD là nghiên cứu một trong những vấn đề cơ bản nhất của giáo dục, giúp cho giáo dục phát huy mọi tiềm năng của chính mình, dựa vào sức mạnh của xã hội để phát triển lành mạnh, vững chắc, không chỉ
có các nước nghèo mới thực hiện XHHGD; mà XHHGD là con đường tổ chức, phát triển giáo dục có hiệu quả Vì thế, mang tính khái quát đối với sự nghiệp giáo dục chung có tính toàn cầu
1.3.3.2 Đặc điểm của xã hội hóa giáo dục mầm non
Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục mầm non
Các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hoá các hình thức học tập Các lực lượng xã hội tham gia vào việc đa dạng hoá các loại hình trường lớp Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non
Trang 28Thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của các trường mầm non
Các đặc điểm trên cho chúng ta thấy XHHGD sẽ làm cho giáo dục càng gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của cộng đồng, của người dân như Bác Hồ đã từng dạy: “Khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
3 Nội dung tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Xã hội hoá giáo dục là: “Huy động toàn xã hội tham gia giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục thể hiện tư tưởng chiến lược, coi sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện không thể thiếu để phát triển chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục, có giá trị chỉ đạo quá trình phát triển giáo dục một cách lâu dài
Nội dung cụ thể việc thực hiện XHHGDMN:
Đa dạng hóa loại hình,huy động các lực lượng tham gia vào quá trình đa dạng hoá các hình thức học tập và các loại hình trường lớp mầm non Các loại hình trường lớp ngoài công lập sẽ góp phần làm giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước, tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển mạnh mẽ hơn, mở rộng quy
mô giáo dục mầm non để thỏa mãn nhu cầu đến trường của trẻ em
+ Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trường mầm non để nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ mầm non Tổ chức các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục mầm non Các tổ chức tuỳ theo vị trí của mình, tham gia góp ý kế hoạch phát triển giáo dục mầm non của Thành phố, của phường xã, của trường mầm non; tham gia trực tiếp vào một số hoạt động của trường mầm non; phối hợp cùng trường mầm non chăm sóc, nuôi dạy các cháu mầm non;…
Trang 29Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục mầm non Các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường lớp, tăng cường đồ dùng, đồ chơi cho các trường mầm non, giúp các cháu có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, khen thưởng các cháu có thành tích
“Bé khỏe, bé ngoan”, giáo viên giỏi, chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho CBQL, GV, NV,
Huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục mầm non Môi trường đề cập ở đây là môi trường nhà trường, gia đình và xã hội Phải đảm bảo cho các môi trường được lành mạnh, có tính thống nhất trong việc tác động hình thành nhân cách của trẻ nhà trẻ và mẫu giáo
Đây chính là việc tăng cường tính xã hội của giáo dục nói chung cũng như tính xã hội hóa giáo dục mầm non nói riêng, làm cho mối quan hệ giữa cơ
sở giáo dục mầm non và cộng đồng xã hội phát huy tối đa vai trò của mình
Xã hội hoá giáo dục mầm non đồng thời là quá trình nhằm nâng cao trách nhiệm của cả hai phía: Cơ sở giáo dục và cộng đồng với nhau; tạo điều kiện khẳng định vai trò của giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng xã hội và khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn trong cộng đồng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục mầm non
3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hoá giáo dục
Thứ nhất, hội nhập quốc tế
Giáo dục nước ta trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi và phức tạp Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục, cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, xã hội điện tử, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của nền giáo dục nước ta Sự tác động này cần được xem xét dưới hai góc độ sau:
- Thời cơ: Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra
ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức
Trang 30mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục
- Thách thức: Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới; Nguy cơ xâm nhập của văn hoá và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch
vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục
Thứ hai, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội trong nước và vùng miền
- Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội Những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội trong 10 năm qua và Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi
to lớn, đồng thời cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục
- Vấn đề về dân số và mức sống của nhân dân cũng ảnh hưởng nhiều đến xã hội hoá giáo dục
Thứ ba, cơ chế chính sách của Nhà nước, của địa phương
Cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển giáo dục nói riêng Do đó cần phải trải thảm đỏ để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; cải cách thủ tục hành chính, tránh các thủ tục rườm rà gây mất cơ hội thu hút đầu tư
Thứ tư, hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục
Trang 31Cần phải quy hoạch mạng lưới trường lớp trong từng địa phương hợp
lý để đầu tư, sử dụng các nguồn có hiệu quả Phải có sự chỉ đạo sát sao của Nhà nước, chính quyền các cấp Chống lãng phí trong việc sử dụng nguồn lực đầu tư vào giáo dục
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục
Xã hội hoá giáo dục là một quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta
để làm giáo dục Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta về chỉ đạo sự nghiệp giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”
Sắc lệnh số 146/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10/8/1946 đã khẳng định 3 nguyên tắc căn bản của nền giáo dục nước nhà là: “Đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá và theo tôn chỉ phụng sự lí tưởng quốc gia và dân chủ”
Đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất được Hội đồng Chính phủ thông qua tháng 7/1950 khẳng định: “Tính chất nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, được xây dựng trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng”
Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 11/1/1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã khẳng định: “Phối hợp những cố gắng đầu tư của Nhà nước với
sự đóng góp của nhân dân, của các ngành, các cơ sở sản xuất và sức lao động của thầy trò trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường, ”
Quan điểm của Đảng, Nhà nước về XHHGD được chỉ rõ hơn tại Đại hội lần thứ VII (tháng 1-1991): “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục đào tạo một mặt Nhà nước tăng cường đầu tư, mặt khác có chính sách để toàn dân, các thành phần kinh tế làm và đóng góp vào sự nghiệp này” [19, tr 121]
Trang 32Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH Trung ương khoá VII đã nhấn mạnh: “Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề rất quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành tốt việc xã hội hoá các nguồn đầu
tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội” [20]
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ “Các vấn đề về chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia và giải quyết những vấn đề xã hội” Đây là giải pháp để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội, trong đó có chính sách phát triển giáo dục đào tạo
Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) khẳng định: “Thực hiện xã hội hoá giáo dục Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo
sự nghiệp giáo dục Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội” [25]
Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong
đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt"; và ngày 04/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) về đổi mới toàn diện giáo dục
và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá của
Trang 33chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 Quan điểm của Đảng được thể hiện bằng pháp luật của Nhà nước, cơ sở pháp lý để thực hiện XHHGD, đó là Luật Giáo dục Điều 12 của Luật Giáo dục (năm 2005) quy định: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục
Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [37, tr14]
Như vậy, XHHGD là một tư tưởng chiến lược của Đảng, đây là một con đường, một biện pháp tiên quyết để xây dựng hệ thống giáo dục lành mạnh, “coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển”
Kết luận Chương
Xã hội hoá giáo dục là xu hướng tất yếu phù hợp quá trình xã hội hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thị trường, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thực hiện xã hội hoá giáo dục bảo đảm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội, bảo đảm huy động được mọi lực lượng của
xã hội để giáo dục phát triển mạnh mẽ
Trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, yêu cầu phát triển của cấp học mầm non và chuẩn hoá nhà trường ngày càng cao; đầu tư của Nhà nước chưa thể đáp ứng yêu cầu phát triển của cấp học mầm non thì sự đầu tư của toàn xã hội là rất cần thiết cho giáo dục mầm non
Mặt khác, giáo dục nói chung, GDMN nói riêng liên quan đến từng gia đình, gắn chặt với cộng đồng địa phương, vì vậy không thể giải quyết theo kiểu “tập trung hoá” mà nên theo hướng “xã hội hoá” để nâng cao hiệu quả
Trang 34đầu tư cho giáo dục mầm non Đúng như phương hướng, nhiệm vụ cơ bản phát triển giáo dục những năm đầu của thế kỷ XXI: “Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập xuốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, khuyến khích và huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục”
Trang 35Chương THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA
GIÁO DỤC MẦM NON Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Thành phố Vinh là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh Nghệ An
và đã được Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía Bắc và Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Hưng Nguyên
Thành phố Vinh có tổng diện tích là 104,96 km² (40mi2) với 16 phường là: Lê Mao, Lê Lợi, Hà Huy Tập, Đội Cung, Quang Trung, Cửa Nam, Trường Thi, Hồng Sơn, Trung Đô, Bến Thủy, Đông Vĩnh, Hưng Bình, Hưng Phúc, Hưng Dũng, Vinh Tân, Quán Bàu và 9 xã là: Hưng Đông, Hưng Lộc, Hưng Hòa, Hưng Chính, Nghi Phú, Nghi Ân, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Đức Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố Vinh thuận lợi nhất so với các huyện, thị xã của tỉnh Nghệ An
Dân số của thành phố Vinh là 480.000 người, mật độ dân số trung bình
là 4.573 người/km² (11,8/mi2), cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của tỉnh Nghệ An là 188 người/km²
Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Nghệ An
Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có
sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác
Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 43.1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C Độ ẩm trung bình 85-90% Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ
Trang 36Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển
Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam (gió khô), xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc mang theo mưa phùn, lạnh, ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội
Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An)
Năm 2013, mặc dù tình trạng lạm phát, suy giảm kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân, nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng sản xuất, thị trường bất động sản đóng băng, tuy nhiên tình hình kinh tế của thành phố Vinh vẫn có bước phát triển khá tốt Tốc độ tăng trưởng đạt 6,9% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 9.700 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái Thu ngân sách gần 730 tỷ đồng, đạt 58% dự toán Tuy nguồn thu ngân sách không đạt kế hoạch nhưng đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chi nên vẫn đảm bảo các khoản chi thường xuyên, chi cho an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh
Thành phố Vinh cũng được biết đến là một thành phố trẻ năng động, có nhiều tòa nhà cao tầng Hiện có rất nhiều dự án phát triển đô thị tại đây Trong tương lai không xa, Vinh sẽ là một thành phố hiện đại xứng tầm là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ Nghị quyết 26-NQ/TƯ như một luồng gió mới thổi vào nền kinh tế Nghệ An; Đảng bộ, nhân dân thành phố Vinh phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết này chính là thực hiện được di nguyện của Hồ Chủ tịch kính yêu
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Vinh còn có một số hạn chế, đó
là mức tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững, chuyển dịch cơ cấu còn chậm,
Trang 37chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng
và yêu cầu phát triển của một đô thị loại I
Là thành phố trực thuộc một tỉnh còn nghèo, NSNN chi cho giáo dục
và đào tạo còn hạn hẹp, trong khi yêu cầu về kinh phí cho các trường học ngày càng lớn, khả năng huy động các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo còn hạn chế
Thành phố Vinh nói riêng và xứ Nghệ nói chung được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt Ở những mức độ khác nhau và qua các thời kỳ lịch sử, tinh thần hiếu học dường như đã ăn sâu vào những người dân xứ Nghệ nói chung
và con người thành phố Vinh nói riêng Ở thành phố Vinh, hiếu học đã trở thành khổ học Từ xưa tới nay, thành phố Vinh luôn luôn có một đội ngũ trí thức đông đảo Đặc điểm dễ nhận thấy ở cộng đồng dân cư thành phố Vinh là
có tiềm năng trí tuệ Và khi có điều kiện "đi ra" tiếp cận với văn minh, một phần trong số họ trở thành những chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, những nhà văn hoá lớn tiêu biểu của cả nước Truyền thống quý báu đó cần được khơi dậy, cần phải trở thành niềm tự hào chính đáng của người dân thành phố Vinh
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống, lịch sử, văn hoá của thành phố Vinh nói trên vừa tạo những thuận lợi, đồng thời vừa đặt thành phố Vinh trước những khó khăn thách thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung, trong công tác XHHGD nói riêng
2.1.3 Tình hình giáo dục thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo thành phố Vinh là một trong những đơn vị dẫn đầu của Nghệ An, phát triển đồng đều cả về số lượng, chất lượng, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị của tỉnh Đến nay, ngành giáo dục và đào tạo Nghệ An đã khẩn trương hoàn thành và triển khai thực hiện các đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện
Trang 38chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị đối với tỉnh Nghệ An
2.1.3.1 Quy hoạch mạng lưới các trường của thành phố Vinh
Quy hoạch mạng lưới: Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và giai đoạn 2016
- 2020, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020:
+ Mầm non: Mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường công lập (không
kể trường, lớp dân lập và tư thục)
+ Tiểu học: mỗi xã, phường có ít nhất 01 trường công lập
Các xã, phường có trường mầm non, tiểu học quy mô quá lớn (trên 30 lớp) có thể vẫn để 02 trường mầm non hoặc 02 trường tiểu học
+ Trung học cơ sở: Mỗi xã, phường tối đa có 01 trường Những trường
có quy mô dưới 16 lớp phải sát nhập theo cụm xã, phường Quy mô các trường THCS được tính toán đến năm 2015 và các năm tiếp theo dựa vào số học sinh tiểu học và dân số từng độ tuổi hiện nay trên địa bàn
+ Trung học phổ thông: Đã thành lập thêm trường phổ thông dân tộc nội trú THPT số 02 của tỉnh (đặt tại Vinh) và chuyển đổi xong loại hình trường THPT dân lập sang loại hình trường tư thục theo quy định của Luật Giáo dục (năm 2005)
Khuyến khích phát triển các trường mầm non tư thục, trường phổ thông
tư thục
Mạng lưới các trườngmầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh tính đến năm 2015 (Bảng 2.1)
Trang 39Bảng Số trường của các cấp học trên địa bàn thành phố Vinh (không kể các trường cao đẳng, trung cấp nghề; trung tâm dạy nghề và trung tâm học
Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An
2.1.3.2 Thực trạng mạng lưới các trường lớp của thành phố Vinh
+ Cấp tiểu học có 29 trường (trong đó có: 28 trường công lập, 1 trường
tư thục, so với năm học 2010 - 2011 không thay đổi
+ Cấp trung học cơ sở có 23 trường công lập, so với năm học
2010-2011 không thay đổi
Trang 40+ Cấp trung học phổ thông có 12 trường (trong đó có 6 trường công lập,
6 trường dân lập; Trường Phổ thông Herman Gmeiner Vinh là trường gồm 3 cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông)
+ Giáo dục thường xuyên có 2 trung tâm (trong đó có 01 TTGDTX tỉnh) + Giáo dục chuyên nghiệp: Có 3 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 5 trường TCCN, so với năm học 2010 - 2011 không thay đổi
* Năm học 2 - 2013:
+ Giáo dục mầm non có 44 trường (trong đó có: 28 trường công lập, 5 dân lập, 11 trường tư thục, kể cả Trường Mầm non Hoa Sen trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, so với năm học 2011 - 2012 tăng 02 trường
+ Cấp tiểu học có 29 trường (trong đó có: 28 trường công lập, 01 trường tư thục), so với năm học 2011 - 2012 không thay đổi
+ Cấp trung học cơ sở có 23 trường công lập, so với năm học 2011 - 2012 không thay đổi
+ Cấp trung học phổ thông có 12 trường (trong đó có: 6 trường công lập,
6 trường ngoài công lập; Trường Phổ thông Herman Gmeiner Vinh là trường gồm 3 cấp học (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông), so với năm học 2011 - 2012 không thay đổi
+ Giáo dục thường xuyên có 02 trung tâm (trong đó có một TTGDTX tỉnh) + Giáo dục chuyên nghiệp: Có 03 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 5 trường TCCN, so với năm học 2011 - 2012 không thay đổi
* Năm học 3 - 2014:
+ Giáo dục mầm non có 47 trường (trong đó có: 28 trường công lập, 5 trường dân lập, 14 trường tư thục; kể cả Trường Mầm non Hoa sen trực thuộc Sở), so với năm học 2012 - 2013 tăng 03 trường
+ Cấp tiểu học có 29 trường (trong đó có 28 trường công lâp, 01 trường trường tư thục), so với năm học 2012 - 2013 không thay đổi