1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi thanh hoá

25 640 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa...30 Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HÓA 2.1.. Những bài học thự

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

1 Lí do chọn đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4 Giả thuyết khoa học 7

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7

7 Phương pháp nghiên cứu 7

8 Cấu trúc luận văn 8

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

1.2 Các khái niệm cơ bản 12

1.2.1 Khái niệm xã hội hoá 12

1.2.2 Khái niệm xã hội hoá giáo dục 14

1.2.3 Quản lí việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục 15

1.3 Các yếu tố cơ bản của vấn đề xã hội hóa giáo dục 16

1.3.1 Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục 16

1.3.2 Nội dung của xã hội hoá giáo dục 17

1.3.3 Các giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục 20

1.4 Công tác xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hóa 25

1.4.1 Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục 25

1.4.2 Công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 30

Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HÓA 2.1 Vài nét về Địa lí - Kinh tế - Xã hội - Giáo dục khu vực miền núi Thanh Hóa 34

2.1.1 Khái quát về điều kiện địa lí, tự nhiên; tình hình kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa 34 2.1.2 Khái quát về thực trạng tình hình tổ chức và phát triển giáo dục

Trang 3

tại khu vực miền núi Thanh Hóa 35

2.2 Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hóa 37

2.2.1 Nhận thức của xã hội về chủ trương xã hội hoá giáo dục tại địa bàn khu vực miền núi Thanh Hóa 39

2.2.2 Vai trò và mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hoá 48

2.2.3 Nội dung quản lí, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 52

2.2.4 Các biện pháp và quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hóa 57

2.2.5 Kết quả quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hóa 59

2.3 Thuận lợi - Khó khăn 60

2.3.1 Thuận lợi 60

2.3.2 Khó khăn 61

2.3.3 Đánh giá chung 62

2.4 Những bài học thực tiễn về công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 62

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở KHU VỰC MIỀN NÚI THANH HÓA 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 65

3.1.1 Cơ sở lí luận đề xuất giải pháp - Các mục tiêu về xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 65

3.1.2 Căn cứ thực tiễn đề xuất giải pháp 67

3.2 Các giải pháp đề xuất để tăng cường thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 67

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục 68

3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng và qui mô giáo dục - đào tạo của các nhà trường phổ thông trên địa bàn 72 3.2.3 Giải pháp 3: Huy động tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của cộng

Trang 4

đồng xã hội tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục 77

3.2.4 Giải pháp 4: Hoàn thiện Cơ chế Quản lí - Thể chế - Chính sách của Nhà nước đối với công tác xã hội hóa giáo dục 86

3.2.5 Giải pháp 5: Tăng cường đổi mới công tác quản lí tài chính xã hội hoá giáo dục - Phát huy dân chủ hoá trường học 92

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại khu vực miền núi Thanh Hóa 95

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 96

3.4.1 Các nhóm đối tượng được khảo nghiệm 96

3.4.2 Nội dung và kết quả khảo nghiệm 97

3.4.3 Nhận xét kết quả khảo nghiệm 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

1 Kết luận 104

2 Kiến nghị 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

Giáo dục Thường xuyên & Dạy nghề: GDTX&DN

Trang 5

Kinh tế - Văn hóa - Xã hội: KT - VH - XH

XHHGD là qui luật tất yếu để phát triển GD cho mọi quốc gia C.Marx

đã khẳng định: “Con người là sự tổng hoà của các mối quan hệ xã hội”, vì vậy

nhân cách của người lao động phải được hình thành dưới tác động của cả nhàtrường, gia đình và XH Đó là cơ sở khoa học của quá trình XHHGD

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam khóa VIII đã nhấn mạnh: “Phát triển sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của

Trang 6

toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình trường lớp phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và toàn

xã hội” [7, 30] XHHGD cũng được khẳng định rõ trong Điều 12, Luật Giáo

dục (2005) của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [19, 14]

Trong nhiều năm qua, công tác XHHGD đã được các ngành, các cấp tậptrung thực hiện, tạo nhiều quan hệ tốt, thiết thực hỗ trợ học sinh, nhà trườngđạt mục tiêu, nhiệm vụ GD Tuy nhiên, ở những địa phương hay khu vực khácnhau, cần phải có những cách làm riêng, phù hợp thì mới mong đạt được hiệuquả như mong muốn Đối với những khu vực mặt bằng dân trí thấp, điều kiện

KT - XH còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, tỉ lệ đóinghèo cao như ở khu vực miền núi Thanh Hóa thì việc thực hiện chủ trương

XHHGD là một việc vô cùng khó khăn Vậy có những giải pháp nào để giải

quyết thực trạng này?

Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích tương đối rộng, dân số đông Đặcbiệt, Thanh Hoá có 11 huyện miền núi (trong tổng số 27 huyện, thị xã), chiếmkhoảng 3/4 diện tích và gần 1/4 dân số của tỉnh Ở vùng này, đời sống KT -

XH gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí còn thấp Thực trạng công tácXHHGD ở khu vực miền núi Thanh Hóa vẫn còn tồn tại những vấn đề cơ bảncần được xem xét giải quyết:

- GD chưa được xã hội quan tâm đúng mức; đội ngũ cán bộ giáo viênkhông ổn định, một số không nhiệt huyết với nghề; học sinh bỏ học nhiều… đãdẫn đến kết quả chất lượng GD đang còn thấp

- Tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề trong tiềm thức của đồng bào cácdân tộc vùng miền núi Người dân chưa quen với trách nhiệm cộng đồng cùngtham gia làm GD, phó mặc trách nhiệm GD cho các nhà trường

- Nhận thức về XHHGD chưa thật đầy đủ, không ít người vẫn còn chorằng XHHGD chỉ là vận động xã hội đóng góp tiền của, công sức cho GD

Trang 7

Vì vậy, cần có những giải pháp khả thi để thực hiện tốt công tácXHHGD nhằm nâng cao chất lượng GD - ĐT ở khu vực miền núi Thanh Hóa.

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài đã được chọn là:

“Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục ở khu vực miền núi Thanh Hoá”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu thực trạng các hoạt động XHHGD ở khu vực miền núi

Thanh Hoá

2.2 Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường công tác XHHGD nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả GD - ĐT ở khu vực miền núi Thanh Hoá

3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Công tác XHHGD ở khu vực miền núi Thanh Hóa

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Giải pháp tăng cường công tác XHHGD ở khu vực miền núi Thanh Hoá

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Công tác XHHGD ở khu vực miền núi Thanh Hoá sẽ được tăng cường,chất lượng GD - ĐT sẽ được nâng cao nếu xây dựng và thực hiện được các giải

pháp khả thi, phù hợp, có khả năng kích thích nhu cầu, lợi ích của nhân dân và

các LLXH tại địa bàn

5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thực hiện công tác XHHGD 5.2 Khảo sát thực trạng công tác XHHGD tại khu vực miền núi Thanh

Hoá

5.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác XHHGD ở khu vực

miền núi Thanh Hoá nhằm nâng cao chất lượng GD - ĐT, đáp ứng mục tiêu:nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

Trang 8

6 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số giải pháp tăng cường côngtác XHHGD ở khu vực miền núi Thanh Hóa

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Phân tích và tổng hợp vấn đề lí luận về xã hội hóa giáo dục

- Phân loại và hệ thống hóa lí luận

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp khảo sát, điều tra (phiếu hỏi - phiếu điều tra)

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

7.3 Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng toán học thống kê để xử lí các kết quả điều tra, các tài liệu, sốliệu đã thu thập được

8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

• Chương 1: Cơ sở lí luận của công tác xã hội hóa giáo dục

• Chương 2: Thực trạng của việc thực hiện công tác xã hội hóa giáodục ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa

• Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

ở khu vực miền núi Thanh Hóa

• Danh mục tài liệu tham khảo

• Phụ lục

Trang 9

hệ trẻ Từ đó có sự chăm lo vật chất và tinh thần cho người dạy và người học,

đó là sự quan tâm của XH đối với GD Hay có thể nói: XHHGD có nguồn gốc

từ truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

Như vậy, XHHGD không là vấn đề hoàn toàn mới Đây là một chủ

trương GD đã và đang được thực thi: GD là sự nghiệp của quần chúng Từ xa xưa, vai trò của quần chúng nhân dân đã được khẳng định, tư tưởng “lấy dân

làm gốc” đã thể hiện sâu sắc trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc Đảng ta

đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong

quan điểm: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.

• Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc, giai cấp thống trị và thực dân chỉ

mở và duy trì một số ít trường dành cho con em giai cấp thống trị và địa chủgiàu có, nhằm đào tạo lớp người phục vụ đắc lực cho XH phong kiến và thựcdân Việc học hành của con em người dân lao động nghèo thì tự lo liệu dướihình thức: Thầy (đồ) tự mở trường lớp (trường tư), hoặc do dân tự tổ chứctrường lớp rồi mời thầy dạy (trường dân lập), việc đóng góp để xây dựngtrường lớp và trả công thầy là do tự nguyện của người dân Các bậc cha mẹđều muốn con cái học hành để thành người Người học đỗ đạt được tôn vinh và

Trang 10

ưu tiên về vật chất, tinh thần, được XH tôn trọng Điều đó cho thấy, cho dù cókhó khăn, nhưng mọi người trong XH đều rất quan tâm đến GD.

• Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945), một trong nhữngnhiệm vụ cấp bách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tiêu

diệt “giặc dốt” nâng cao dân trí và xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và

vì dân Ở thời điểm đó, nước ta có hơn 95% số người là mù chữ Chủ tịch HồChí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ và phát động chiếndịch chống nạn mù chữ trong toàn dân Phong trào học tập sôi nổi, rộng khắpmọi nơi với khẩu hiệu: Người người đi học, nhà nhà đi học, đâu cũng là

trường, đâu cũng có thể là lớp học xoá nạn mù chữ, “Người biết chữ dạy cho

người chưa biết chữ, chồng dạy vợ, cha dạy con” Và đã thành công, bài học

rút ra là biết huy động sức mạnh toàn dân tộc: “Toàn dân diệt giặc dốt”.

• Trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp và chống Mỹ, sựnghiệp GD vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ Ý Đảng, lòng dân hội tụ ở nền

tảng truyền thống hiếu học đã tạo nên sức mạnh vượt qua mọi thử thách để “ai

cũng được học hành”

• Từ khi đất nước được hoàn toàn thống nhất (1975), sự nghiệp GD ViệtNam có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, đã thống nhất được hệ thống GDcủa hai miền Nam - Bắc Song do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, GD chưaphát huy được tiềm năng sẵn có để phát triển Có một thời kì, chúng ta đã thựchiện “Nhà nước hóa GD”, dẫn đến GD rơi vào thế đơn độc

• Từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đất nước bắtđầu chuyển sang thời kỳ đổi mới, GD đứng trước thử thách buộc phải pháttriển với một trình độ mới để đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH Bài học lịch

sử của sự phát triển GD là đa dạng hoá, đa phương hoá được khơi dậy và nâng

cao trên tầm tư duy mới

Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khoá VII (1991) về tiếp tụcđổi mới sự nghiệp GD - ĐT đã đặt dấu mốc quan trọng lịch sử xây dựng và

phát triển nền GD Việt Nam; Đảng ta khẳng định: Khoa học cùng với Giáo dục

- Đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển nguồn nhân lực nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của Thế giới.

Trang 11

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam

(6/1996) đã khẳng định: “Xã hội hoá” là một trong những quan điểm cơ bản để

hoạch định hệ thống các chính sách XH Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 củaBCH Trung ương Đảng khóa VIII đã chính thức đề cập đến nội dung của côngtác XHHGD: Đảng và Nhà nước cần tập trung mọi cố gắng, dành những ưutiên cao nhất cho phát triển GD - ĐT và khoa học công nghệ coi GD là sựnghiệp của toàn XH Phải coi đầu tư cho GD là một trong những hướng chínhtạo điều kiện cho GD đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT - XH

Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Nghị quyết 90/CP về “Phương hướng và

chủ trương XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá” Ngày 18/4/2005,

Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh XHH các hoạt

động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao Năm 2005, Xã hội hoá sự

nghiệp Giáo dục đã được qui thành Luật tại Điều 12 - Chương I - Luật Giáo

dục 2005

Trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến nay, XHHGD là một đề tài được

nhiều nhà khoa học, nhà QLGD bàn luận, nghiên cứu nhiều Trong cuốn “Xã

hội hoá sự nghiệp Giáo dục” xuất bản năm 1997 do Giáo sư - Viện sĩ Phạm

Minh Hạc làm chủ biên, đã khẳng định: “Xã hội hoá công tác giáo dục là một

tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta” [9, 16] Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn “Xã hội hoá công tác giáo dục” đã làm rõ nội hàm khái niệm "xã hội hóa giáo dục" và

coi XHH là một khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ởViệt Nam, qua mỗi giai đoạn, khái niệm đó lại được phát triển thêm, nội hàm

phong phú hơn Ông đã nhấn mạnh: “Với tư cách là nhân tố mới của sự phát

triển giáo dục, tư tưởng Xã hội hoá công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện những nhân tố mới khác trong quá trình vận động đi lên của các phong trào giáo dục Những điều kiện đó chính là kinh nghiệm rút ra từ thực tế sinh động của giáo dục, trên cơ sở đó tư duy giáo dục trở nên sâu sắc; nhờ đó, nhiều bài toán Giáo dục - Đào tạo đã được giải một cách hợp lí”.

Năm 1999, cuốn sách “Xã hội hoá công tác giáo dục - Nhận thức và

hành động” của Viện khoa học Giáo dục do tập thể tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ

Trang 12

Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình, là một bước hoàn thiện về nhận thức lí luận

và hướng dẫn thực tiễn Đề án XHHGD của Bộ GD - ĐT đã đánh giá thựctrạng và đưa ra những giải pháp XHHGD ở tầm vĩ mô, nhằm tạo ra những

chuyển biến cơ bản trong GD - ĐT Chuyên khảo “Xã hội hoá giáo dục” của

Viện Khoa học Giáo dục xuất bản (2001) do Phó Giáo sư Võ Tấn Quang chủbiên, lần đầu tiên đã đề cập đến đặc trưng của XHHGD ở các cấp học, bậc học

và ở địa bàn nông thôn, vấn đề quản lí Nhà nước trong việc thực hiện XHHGD

để có sự định hướng đúng đắn hoạt động XHHGD ở các nhà trường và địaphương

Như vậy, XHHGD là một hệ thống định hướng hoạt động của mọiLLXH, của mọi người nhằm nhận thức hành động đúng bản chất XH của GD

Từ đó xây dựng nhiệm vụ XH cho GD để GD xứng đáng ngang tầm vị trítrong XH, nhằm xây dựng một XH cùng chăm lo, quan tâm tới GD, một XHhọc tập, học tập suốt đời để học tập và phát triển

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm xã hội hoá:

Khái niệm “Xã hội hoá” chủ yếu được xem xét ở bình diện xã hội học.Nhà xã hội học người Pháp, Emile Durkheim (1858 - 1917) cho rằng: GD vừa

có chức năng phân hoá vừa có chức năng XHH Năm 1988, khái niệm "xã hộihoá" đã được nhà xã hội học người Nga G.Andreeva chú ý tới cả hai mặt của

quá trình XHH: Xã hội hoá là một quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp

nhận kinh nghiệm XH bằng cách thâm nhập vào môi trường XH, vào hệ thốngcác quan hệ XH Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thốngcác mối quan hệ, XH thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâmnhập vào các mối quan hệ XH

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn vận dụng

và phát triển chủ trương XHH, coi trọng việc phát huy lực lượng toàn XH vàoquá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị như một đường lối vận động quần chúngtrong từng thời kỳ cách mạng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

(06/1996) đã khẳng định: “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w