1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

139 733 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Xã hội hóa giáo dục đòi hỏi sự tham giacủa mọi tổ chức, mọi cá nhân với mục đích xây dựng một xã hội học tập màtrong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để phát triển sự nghiệp giáo dục theo

Trang 1

LÊ VĂN HOÀNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

VINH - 2010

Trang 3

LÊ VĂN HOÀNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

VINH - 2010

Trang 4

Trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn, tác giả

đã nhận được sự động viên giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo, nhiều thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình.

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Khoa Đào tạo Sau Đại học, Hội đồng khoa học trường Đại học vinh, các giảng viên của trường Đại học Vinh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu Cảm

ơn lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp huyện Tĩnh Gia; Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; các trường THPT trên địa bàn huyện Tĩnh Gia; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đông đảo các thầy cô giáo các nhà trường đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện về cơ sở thực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến cho việc nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thị Hường - Người đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, năng lực tư duy, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn, gúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, trao đổi của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và độc giả

để luận văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

Vinh, tháng 12 năm 2010.

Tác giả

Lê Văn Hoàng

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Đóng góp của luận văn 4

9 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản 12

1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục THPT 15

1.4 Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục 32

* Kết luận chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA 40

2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Tĩnh Gia 40

2.2 Khái quát tình hình giáo dục ở huyện Tĩnh Gia 40

2.3 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện huyện Tĩnh Gia 42

Trang 6

học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia 43

2.3.2 Vai trò và mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia 48

2.3.3 Nội dung quản lý, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia 51

2.3.4 Các biện pháp và quá trình thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục ở bậc trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia 55

2.3.5 Kết quả quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông tại địa bàn huyện Tĩnh Gia 58

2.3.6 Những bài học thực tiễn về công tác xã hội hoá giáo dục hệ trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia 64

* Kết luận chương 2 66

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TĨNH GIA 69

3.1 Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp 69

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 69

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích 69

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 69

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 70

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 70

3.2 Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia 70

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng về xã hội hóa giáo dục THPT 71

Trang 7

cường công tác quản lý tài chính XHHGD - phát huy dân chủ hoá

ở các trường trung học phổ thông 76

3.2.3 Nhóm giải pháp huy động tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của cộng đồng xã hội 85

3.2.4 Nhóm giải pháp tác động đến cơ chế quản lý, chính sách 94

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia 101

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp .104

3.4.1 Các nhóm đối tượng được khảo nghiệm 104

3.4.2 Nội dung và kết quả khảo nghiệm 104

3.5.3 Nhận xét kết quả khảo nghiệm 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

1 Kết luận 110

2 Kiến nghị 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC

Trang 8

TT Chữ viết tắt Nội dung

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục là sự

nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình

và mỗi công dân Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình trường lớp phù hợp với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và toàn xã hội” Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục được khẳng định

trong Điều 12 - Luật Giáo dục 2009 sửa đổi của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

Trong điều kiện xã hội hiện đại, XHHGD là vấn đề đặc biệt cấp thiết,nhà trường không thể tách rời xã hội, sự nghiệp giáo dục phải được thực hiệnbằng sức mạnh của cả cộng đồng Xã hội hóa giáo dục đòi hỏi sự tham giacủa mọi tổ chức, mọi cá nhân với mục đích xây dựng một xã hội học tập màtrong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để phát triển sự nghiệp giáo dục theo

hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.

Vấn đề xã hội hóa giáo dục đã được các tổ chức xã hội quan tâm thựchiện Nhưng tư tưởng bao cấp trong giáo dục vẫn còn ảnh hưởng đến tiềmthức của xã hội, của người dân Người dân, tổ chức, doanh nghiệp chưa quantâm đúng mực và trách nhiệm cộng đồng cùng với Ngành giáo dục nên cònchưa phát huy tối đa nguồn lực Nhận thức về xã hội hóa giáo dục chưa thật

đầy đủ, không ít người vẫn còn cho rằng xã hội hóa giáo dục chỉ là vận động

xã hội đóng góp công sức, tiền của cho giáo dục Từ đó tạo ra các khoản thu

không hợp lý làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngành giáo dục

Vì vậy, công tác xã hội hóa giáo dục hiện nay là kết hợp hài hòa giữa

kế hoạch phân bố tài lực, nhân lực của Nhà nước với sự vận dụng, khai thác

triệt để những nguồn lực to lớn sẵn có của xã hội để đẩy mạnh phát triển,

Trang 10

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm phục vụ có hiệu quả sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong điều kiện toàn cầu hóa và tiến hành hội nhập thành công.

Thực trạng công tác XHHGD ở các trường THPT huyện Tĩnh Gia trongnhững năm qua đã được các cơ quan Đảng, nhà nước quan tâm mở rộng loạihình trường, tăng được nguồn kinh phí cho giáo dục, giải quyết vấn đề họctập của con em Song chất lượng đào tạo, sự thu hút của xã hội cho giáo dụcTHPT vẫn còn nhiều điều bất cập

Xã hội hóa giáo dục là một đòi hỏi tất yếu khách quan của sự phát triển

giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài đã được chọn là: “Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”

Công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

4 Giả thuyết khoa học

Công tác XHHGD ở các trường THPT huyện Tĩnh Gia trong thời gianqua đã đạt được một số kết quả nhất định Song, qua thực tế vẫn còn nhiều bấtcập, hạn chế Nếu đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp phù

Trang 11

hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, GD địa phương thì sẽ góp phần nâng cao

hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thực hiện công tác xã hội hóa

giáo dục

5.2 Khảo sát và phân tích thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục bậc

trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia giai đoạn hiện nay

5.3 Đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao

chất lượng hoạt động xã hội hóa giáo dục, chất lượng giáo dục trung học phổthông ở địa phương trong thời gian tới; góp phần phát triển giáo dục của tỉnhThanh Hóa

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp thực hiện công tác xã hộihóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia hiện nay

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích và tổng hợp vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục

- Phân loại và hệ thống hóa lý luận

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra, khảo sát (phiếu hỏi, phiếu điều tra)

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu các sản phẩm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra, tài liệu,

số liệu đã thu thập, bằng trung bình cộng, phương sai, độ lệch chuẩn

Trang 12

8 Đóng góp của luận văn

8.1 Đề tài hệ thống hóa cơ sở lí luận về “công tác XHHGD ở các

trường THPT” và từ đó có cách nhìn khách quan, khoa học đúng đắn

8.2 Đánh giá đúng thực trạng về công tác XHHGD ở các trường THPT

huyện Tĩnh Gia - Thanh Hóa, từ đó rút ra những nguyên nhân sâu sắc

8.3 Đề ra được các giải pháp và vận dụng các giải pháp đó một cách

hợp lí vào thức tiễn

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm

ba chương:

Chương 1 Cơ sở l ý luận của việc tăng cường công tác xã hội hóa

giáo dục ở trường THPT

Chương 2 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT

huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3 Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

ở trường THPT

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới từ những nước có nền kinh tế kém phát triểnđến những quốc gia hung mạnh nhất đều chú trọng đến giáo dục Trong mộtthời gian dài, giáo dục được xem như thuộc về lĩnh vực phi sản xuất, là bộphận của kiến trúc thượng tang, là lĩnh vực phúc lợi nên không được đàu tưquan tâm đúng mức Ngày nay, trong xu thế đổi mới, giáo dục trên thế giớiđược xem “là lực lượng sản xuất xã hội, một bộ phận của hạ tầng cơ sở” Giáodục đang được trở lại đúng vị ví quan trọng vốn có của nó

Từ năm 1947, Nhật Bản đã đặt GD vào “vị trí hàng đầu của các chínhsách quốc gia”, các nước EU xem “giáo dục là nhân tố phát triển kinh tế - xãhội và lấy giáo dục làm đòn bẩy tạo ra lực lượng lao động đủ khả năng đảmnhận sự phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng sáng tạo khoa học” Các nhàlãnh đạo Hoa Kỳ cho rằng “Muốn nước Mỹ không thua kém ai, phải quan tâmđến giáo dục Giáo dục là nền an ninh quốc gia tối quan trọng đối với tươnglai nước Mỹ”

Khác hẳn với nền kinh tế sức người và nền kinh tế tài nguyên trong xãhội nông nghiệp và công nghiệp, nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI là nềnkinh tế dựa trên công nghệ cao, đấy là nét đặc trưng tiêu biểu của nền vănminh hậu công nghiệp, sản phẩm của cuộc cách mạng thông tin, cách mạng trithức, giáo dục càng có vai trò quan trọng hơn Trên thế giới đã có những thayđổi căn bản về đối tượng giáo dục và mục tiêu giáo dục Trước đây đối tượnggiáo dục chỉ giới hạn ở trẻ em trong độ tuổi đi học, bây giờ đã mở rộng ra đối

Trang 14

với tất cả mọi người Từ năm 1972, UNESCO đã đề ra quan điểm “giáo dụcsuốt đời”, “giáo dục phải hướng mục tiêu đào tạo ra những người có đủ trithức và kỹ năng, năng lực và phẩm chất với tinh thần trách nhiệm đầu đủ củangười công dân tham gia vào cuộc sống lao động” Vì vậy các phương hướngphát triển giáo dục của các nước trên thế giới trong thế kỷ XXI là:

Tích cực chuyển nền giáo dục sang hệ thống học tập suốt đời;

Phát triển các chương trình giáo dục hướng mạnh vào tính cá nhân;Làm cho hệ thống giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại (đadạng, mềm dẻo, liên thông)

Tựu trung lại tất cả đều hướng vào phát triển mục tiêu chung là: Thôngqua phát triển GD-ĐT, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hộicủa đất nước mình Vì vậy phát triển sự nghiệp GD-ĐT không chỉ riêng củaNhà nước và của ngành giáo dục mà là nhiệm vụ chung của mọi lực lượng xãhội Mỗi quốc gia tuỳ thuộc đặc điểm riêng của mình có những hình thức làmgiáo dục theo một cách riêng

Dưới đây là một vài nét về cách làm giáo dục của một số nước trênthế giới

Singapore: Duy trì tham gia mạnh mẽ của chính phủ vào hoạt động và

tài trợ cho giáo dục ở tất cả các cấp học Các trường tư thục có tổng chi phícho các hoạt động giáo dục thấp hơn hệ thống trường công Chính phủ đưa

ra một loạt các chương trình đào tạo, ví dụ: Chương trình giáo dục cơ bảnđào tạo kỹ năng triển khai năm 1983; chương trình đào tạo kỹ năng theo họcphần triển khai năm 1987, Vào những năm 1990, Singapo thành lập các cơ

sở đào tạo có tính chuyên môn hoá và cơ sở liên doanh với các doanh nghiệp

tư nhân

Nước Mỹ: Năm 1991 đã đưa ra một số nét lớn của chiến lược phát triển

giáo dục Đến năm 2010, toàn nước Mỹ sẽ xây dựng các cộng đồng tiến hành

Trang 15

giáo dục ngoài phạm vi nhà trường Với trường học, các nhà thiết kế nhàtrường kiểu mới phải xoá bỏ những khuôn mặt cũ, xây dựng nhà trường chothế kỷ mới Vị trí đặc biệt trong việc thiết kế nhà trường kiểu mới thuộc vềtập thể cộng đồng, giới doanh nghiệp và lao động Nhà trường Mỹ đang và sẽbiến đổi từng thành viên trong xã hội Mỹ thành người đi học Nhà trường làtrung tâm đời sống cộng đồng Mặt khác phải tạo điều kiện cho việc học tậpkhông chỉ ở nhà trường mà còn ở gia đình Tổng thống Bill Clintơn đã cóthông điệp nói đến hiện đại hoá nền giáo dục, mục tiêu học tập suốt đời và đềcao việc học để đạt trình độ học vấn cao Clintơn nói đến việc mở rộng cácbiên giới của việc học suốt đời để người Mỹ ở độ tuổi nào cũng có cơ hội họctập, yêu cầu khấu trừ thuế lên tới 10.000 USD/năm cho toàn bộ học phí ở caođẳng và đại học để mọi gia đình không phải đóng thuế với khoản tiền mà họtiết kiệm để dành đóng học phí vào đại học và cao đẳng.

Tuy phải đối phó với nhiều vấn đề nhưng trong chiến lược phát triểngiáo dục của mình, nước Mỹ đặc biệt quan tâm đến yêu cầu một nền giáo dụcđược xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và xã hội tri thức để đónđầu sự phát triển của nền kinh tế Mỹ trong thế kỷ XXI

Trung Quốc: Cuộc cải cách giáo dục ở Trung Quốc hiện nay nhằm vào

mục tiêu kinh tế sau đây:

- Tăng 4 lần tổng sản lượng để đạt thu nhập quốc dân lên 1.000 tỷ USD(800 USD/người - tương đương mức bình quan thế giới năm 1980);

- Dự kiến năm 2049 sẽ sát gần trình độ các nước phát triển hiện nay,tức là có tổng sản lượng trên 4000 tỷ USD (4000 USD/người)

- Thực hiện ngay việc đào tạo 34 triệu chuyên gia (trong đó có 700.000người TN trên ĐH), 17 triệu TN các trường nghề và phổ cập giáo dục bắt buộc

Đặng Tiểu Bình đã có lần tuyên bố: Một đất nước có trên 1 tỷ dân, khigiáo dục phát triển thì ưu thế to lớn về nguồn nhân lực của nó sẽ không có

Trang 16

nước nào sánh nổi Theo tư tưởng này, hiện Trung Quốc đang thể hiện cáchành động sau:

Đẩy mạnh tốc độ phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp Phát triểnmạnh giáo dục CĐ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ sau trung học

Mở hệ thống giáo dục người lớn từ tiểu học đến ĐH (bên cạnh hệ thống giáodục chính quy cho thế hệ trẻ) Trung Quốc hy vọng rằng, đến năm 2010, kinh

tế Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật (mặc dù năm 1980, kinh tế Trung Quốc mớibằng 1/2 của Nhật)

Đầu năm học 2003 - 2004, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành mộtquyết định hỗ trợ học sinh sinh viên nghèo, gọi là Lối Xanh Theo quy địnhnày các trường đại học có những công việc sau:

Hướng dẫn sinh viên nghèo vay nợ để đóng học phí; tháng 8 hàng năm,các trường đại học gửi danh sách vay nợ tới mỗi sinh viên cùng với giấy báonhập học; không một trường đại học nào được từ chối sinh viên nghèo Nếubáo chí phát hiện những vi phạm thì hiệu trưởng bị cách chức ngay lập tức

Từ đó chúng ta thấy mỗi nước có một đặc điểm riêng về kinh tế xã hộinhưng đều có điểm chung trong phương thức XHHGD là huy động mọi tiềmlực của cộng đồn cho giáo dục Và vấn đề XHHGD ở mỗi quốc gia là sự lựachọn có tính chất quyết định cho các mô hình phát triển độc đáo của mình

Trong giai đoạn hiện tại và tương lai các quan điểm giáo dục mở rộng

ra đối với tất cả mọi người, giáo dục suốt đời, “giáo dục hướng tới mục tiêugiúp cho con người học cách chung sống với nhau”, đã và đang trở thànhcác quan điểm chủ đạo chi phối phương hướng, chiến lược của các nước Vấn

đề XHHGD trở thành quan điểm chỉ đạo của các lãnh đạo, hơn thế nó cònđược thể hiện trong Luật, trong Hiến pháp Có thể nói rằng XHHGD là mộtquy luật để làm giáo dục cho mọi quốc gia Tuy vậy, quá trình vận động choquy luật này phát triển ở mức độ nào còn tùy thuộc ở điều kiện kinh tế - xãhội và chính thể ở mỗi quốc gia

Trang 17

1.1.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu trong nước

Lịch sử của mỗi quốc gia cũng như toàn thể nhân loại ngày đã khẳngđịnh vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển Giáo dục chính là trụ cộtcủa một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội Bởi vậy,giáo dục có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc

Trong quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra sâu sắc, nhiều quốc gia càngchú trọng phát triển giáo dục Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu là phải huy độngđược sức mạnh của toàn xã hội, trong đó công tác xã hội hóa giáo dục đượccoi là một trong những chìa khóa có thể mở cánh cửa để giáo dục phát triểnxứng tầm với vị thế vốn có của nó và đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đổimới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong giai đoạn đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, nền giáo dục Việt Nam đang phấn đấu theo hướng xây dựng cảnước thành một xã hội học tập Nhìn từ bản chất, xã hội hóa giáo dục khôngphải là vấn đề hoàn toàn mới, mà đây là chủ trương đã được thực thi trongsuốt tiến trình xây dựng nền giáo dục cách mạng của nước ta, trên nền tảngcủa quan điểm “lấy dân làm gốc”, "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng"

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, diệt "giặc dốt" cho hơn95% người Việt Nam mù chữ là một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhànước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnhthành lập Nha Bình dân học vụ, phong trào xóa nạn mù chữ đã được phátđộng khắp các miền đất nước: "Toàn dân diệt giặc dốt"; phong trào học tậpsôi nổi, rộng khắp mọi nơi với khẩu hiệu: "Người người đi học, nhà nhà đihọc, đâu cũng là trường, đâu cũng là lớp học xóa nạn mù chữ"

Trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp và chống Mỹ, sựnghiệp giáo dục vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ Từ khi đất nước hoàn toànthống nhất (1975), sự nghiệp giáo dục Việt Nam có điều kiện phát triển thuậnlợi, đã thống nhất được hệ thống giáo dục của hai miền Nam - Bắc Từ Đại

Trang 18

hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986), đất nước bước vào thời kỳđổi mới toàn diện; yêu cầu cấp thiết được đặt ra là giáo dục phải được chấnhưng mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Bài học “lấydân làm gốc” lại được vận dụng trong phát triển giáo dục theo phương châm

đa dạng hóa, đa phương hóa, khơi dậy và phát huy các nguồn lực phục vụphát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo ở tầm tư duy mới

Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) của nước ta khẳng định rõ “giáo dục vàđào tạo là quốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồidưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân” (Điều 35); “học tập làquyền và nghĩa vụ của công dân” (Điều 59)

Hội nghị lần thứ 4 của BCH Trung ương Đảng khóa VII (1991) về tiếptục đổi mới sự nghiệp giáo dục-đào tạo, đặt dấu mốc quan trọng trong lịch sửxây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (6/1996) khẳng định

"Xã hội hóa" là một trong những quan điểm cơ bản để hoạch đinh hệ thống

các chính sách xã hội

Ngày 21/8/1997, Chính phủ ra Nghị quyết 90/CP về "Phương hướng

và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa" Ngày

18/4/2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về đẩy mạnh xãhội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao Năm 2005,

xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đã được qui thành luật tại điều 12 Chương I

-Luật Giáo dục 2005: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sựnghiệp của Nhà nước và của Nhân dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trongphát triển giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hìnhthức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhântham gia phát triển sự nghiệp giáo dục

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệpgiáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh và an toàn”

Trang 19

Trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến nay, xã hội hóa giáo dục là một đềtài được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục bàn luận, nghiên cứu

nhiều Trong cuốn "Xã hội hóa công tác giáo dục" xuất bản năm 1997 do Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ biên, đã khẳng định: "Xã hội hóa công

tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục nước ta".

Tác giả Phạm Tất Dong trong cuốn "Xã hội hóa công tác giáo dục" đã

làm rõ nội hàm khái niệm Xã hội hóa công tác giáo dục và coi xã hội hóa làmột khái niệm đã vận động trong thực tiễn đấu tranh cách mạng ở Việt Nam,qua mỗi giai đoạn, khái niệm đó lại được phát triển thêm, nội hàm phong phú

hơn Ông đã nhấn mạnh: "Với tư cách là nhân tố mới của sự phát triển giáo

dục, tư tưởng "Xã hội hóa" công tác giáo dục lại tạo ra những điều kiện để xuất hiện những nhân tố mới trong các quá trình vận động đi lên của phong trào giáo dục".

Năm 1999, cuốn sách "Xã hội hóa công tác giáo dục - Nhận thức và

hành động" của Viện khoa học Giáo dục do tập thể tác giả Bùi Gia Thịnh, Võ

Tấn Quang, Nguyễn Thanh Bình là một bước đi hoàn thiện về nhận thức lý

luận và hướng dẫn thực tiễn "Đề án xã hội hóa giáo dục" của Bộ GD&ĐT đã

đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp xã hội hóa giáo dục ở tầm vĩ

mô, nhằm tạo ra những chuyển biến cơ bản trong GD&ĐT Chuyên khảo "Xã

hội hóa giáo dục" của viện Khoa học giáo dục xuất bản (2001) do Phó Giáo

sư Võ Tấn Quang chủ biên lần đầu tiên đề cập đến đặc trưng của xã hội hóagiáo dục ở các cấp học, bậc học ở địa bàn nông thôn, vấn đề quản lý nhà nướctrong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục để có sự định hướng đúng đắn hoạtđộng xã hội hóa giáo dục ở các nhà trường và địa phương

Như vậy, xã hội hóa giáo dục là một hệ thống định hướng hoạt độngcủa mọi lực lượng xã hội, của mọi người nhằm nhận thức hành động đúngbản chất xã hội hóa giáo dục

Trang 20

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Xã hội hóa

Xã hội hóa là một khái niệm xuất hiện khá sớm Khái niệm "Xã hộihóa" chủ yếu được xem xét ở bình diện xã hội học Nhà xã hội học ngườiPháp, Emile Durkheim (1858 - 1917) cho rằng: Giáo dục có chức năng phânhóa vừa có chức năng xã hội hóa [44] Năm 1988, khái niệm xã hội hóa đãđược nhà xã hội người Nga G.Andreeva chú ý tới cả hai mặt của quá trình xãhội hóa: "Xã hội hóa là một quá trình hai mặt Một mặt, cá nhân tiếp nhậnkinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ thốngcác quan hệ xã hội Mặt khác cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệthống các mối quan hệ xã hội thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động

và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội" [44]

Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay mộttrong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học tập các chuẩn mực và cácgiá trị xã hội Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực,khuôn mẫu hành động mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trìđược năng lực hành động xã hội

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọngphát huy lực lượng toàn xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trịtrong từng thời kỳ cách mạng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

VIII (06/1996) đã khẳng định: "Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thời động viên

mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá nhân và tổ chứcnước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội" [7 ]

Với những quan điểm về xã hội hóa đã nêu trên, ta có thể hiểu xã hộihóa có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiềunguồn lực đa dạng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa,

Trang 21

giáo dục, y tế, thể thao làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, dodân, vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Trên thực tế hiện nay, vẫn còn không ít người nhận thức chưa đầy đủ

về bản chất và nội dung xã hội hóa, vẫn còn quan niệm xã hội hóa chủ yếu làhuy động tiền của trong nhân dân để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhànước Chính do quan điểm này cùng với sự buông lỏng trong công tác quản lý

đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho người dân hiểu lệch đi xãhội hóa chỉ đồng nhất với việc thu tiền, đóng góp của cải từ đó làm giảm đitâm huyết của xã hội với giáo dục Thực chất nội dung xã hội hóa là quá trìnhvận động quần chúng nâng cao tích cực, tự giác; phát huy sức mạnh quầnchúng vì sự nghiệp của toàn xã hội trong đó có sự nghiệp giáo dục Đây cũng

là quá trình đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và cơ chế quản lý Nhà nước đểthực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay

1.2.2 Xã hội hóa giáo dục

XHHGD được xem như là quá trình giáo dục gia nhập và hòa nhập vào

xã hội, đồng thời xã hội tiếp nhận giáo dục như là một thành tố xã hội Cơ sở

tư duy của xã hội hóa giáo dục là đặt giáo dục vào đúng vị trí của nó Giáodục là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống xã hội, có quan hệ biệnchứng với các lĩnh vực khác trong xã hội Như vậy, xã hội hóa giáo dục làthực hiện mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật giữa giáo dục và cộng đồng

xã hội Thiết lập được mối quan hệ này là làm cho giáo dục phù hợp với sự

phát triển của xã hội; nghĩa là: "Mọi người làm giáo dục để giáo dục phục vụ

cho mọi người" Xã hội hóa giáo dục phải gồm hai vế: mọi người có nghĩa vụ chăm lo cho giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người Hai vế trên đã nêu

rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là phải xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa

vụ đối với giáo dục và phải xã hội hóa quyền lợi về giáo dục đối với mọingười Hai yêu cầu đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau,

Trang 22

thực hiện kết hợp, đồng thời Yêu cầu thứ hai là hệ quả của yêu cầu thứ nhất

và cũng là biện pháp thúc đẩy yêu cầu thứ nhất Yêu cầu thứ hai chính là mụcđích cao nhất của xã hội hóa giáo dục

Từ sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII,

xã hội hóa giáo dục là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Văn kiệnHội nghị này nêu rõ xã hội hóa giáo dục là “huy động toàn xã hội làm giáodục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốcdân dưới sự quản lý của nhà nước” Như vây, đây là một khái niệm rất rõrang, nhưng thực tế với khá đông người dân và không ít cán bộ, xã hội hóagiáo dục được hiểu một cách đơn giản và phiến diện là huy động sự đóng gópbằng tiền của dân vào sự nghiệp giáo dục, là tăng mức học phí ở các cấp học,bậc học, là đa dạng hoá loại hình trường, ! Điều này đã khiến cho nhiềucuộc vận động góp sức cho sự nghiệp giáo dục đã bị lệch hướng Vì vậy việctrình bày lại một cách có hệ thống và toàn diện nội dung của thuật ngữ thường

bị hiểu sai lệch này là cần thiết

Nghị quyết 90-CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 đãxác định khái niệm XHHGD như sau, đó là:

 Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn

xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;

 Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân vàđảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địaphương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trườngkinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;

 Là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực,vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài); phát huy và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực này

Trang 23

Nghị quyết 05/2005 NQ-CP của Chính phủ đã khẳng định: "Thực hiện

xã hội hóa nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ vàvật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp giáo dục ;Thứ hai là tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách,người nghèo được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao"

Như vậy có thể hiểu: XHHGD là làm cho giáo dục trở thành một công

việc của toàn xã hội.

1.2.3 Giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

Giáo dục Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tích đáng tự hào.Tuy nhiên vẫn còn những yếu kém bất cập, tụt hậu, khỏang cách xa với cácnền GD tiên tién cũng đang đổi mới và phát triển GD đang có sự mất cân đốigiữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô với gấp rút nâng cao chất lượng; Giữatạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện với giữ được ổn định tương đối của hệthống GD Những điểm yếu kém thể hiện rõ như: Nhận thức chưa đầy đủ,phiến diện của cán bộ và nhân dân về XHHGD; chưa tạo cơ hội cho ngườidân tham gia toàn diện công tác GD; Tư tưởng thỏa mãn tự bằng lòng, vì vậykết quả công tác XHHGD chưa đồng đều giữa các trường, các vùng Do vậycần phải có giải pháp tăng cường XHHGD

Giải pháp tăng cường công tác XHHGD là hệ thống các biện phápđồng bộ, căn bản nhằm đẩy mạnh công tác XHHGD đưa sự nghiệp GD pháttriển mạnh mẽ đúng hướng và hiệu quả

1.3 Một số vấn đề về công tác xã hội hóa giáo dục THPT

1.3.1 Mục tiêu, đặc điểm của GDTHPT

Về mục tiêu của giáo dục phổ thông, Điều 27 của Luật giáo dục năm

2005 đã ghi: “Giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh củng cố vàphát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổthông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có

Trang 24

điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tụchọc đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.

Đặc điểm của giáo dục THPT:

- Chuẩn bị cho học sinh những tri thức và kĩ năng về khoa học xã hội,nhân văn, toán học, khoa học tự nhiên, kĩ thuật để họ có thể tiếp tục đào tạo ởbậc học tiếp theo Hình thành và phát triển cho họ những hiểu biết về nghềphổ thông cần thiết cho cuộc sống, tham gia lao động sản xuất, xây dựng xãhội và khi có điều kiện tiếp tục học lên Từ trên nền tảng đó mà phát triển các

hệ thống phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nướctrong giai đoạn mới

- Chú trọng tới phân hoá trong giáo dục, do đặc điểm phát triển tâm,sinh lí của học sinh với khả năng nguyện vọng đa dạng

- Giáo dục THPT mang tính hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp ởnhà trường sẽ góp phần giúp học sinh sau khi học xong có khả năng tìm vàthích ứng nhanh với những nghề thích hợp

1.3.2 Ý nghĩa của xã hội hóa giáo dục THPT

Công tác XHHGD là việc làm cần thiết, có tầm quan trọng và ý nghĩa

to lớn, vì XHHGD sẽ tạo ra một xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội

XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tạo nênnhững điều kiện vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục

XHHGD tạo điều kiện cho mục đích của giáo dục phù hợp với mụcđích của từng cá nhân tham gia giáo dục Tạo điều kiện là phong phú hơn nộidung và phương pháp giáo dục

XHHGD góp phần làm cho giáo dục thực sự phục vụ đắc lực cho sựphát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phục vụ trực tiếp cho từng cá nhân

XHHGD sẽ thực hiện công bằng xã hội và dân chủ hoá giáo dục

Trang 25

XHHGD còn làm cho mọi người hiểu được giáo dục không chỉ là tráchnhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình,từng cá nhân người đi học.

XHHGD thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đadạng của giáo dục, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển giáo dục

XHHGD THPT có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo ra nguồn lực lớnphục vụ cho việc hoàn thiện học vấn phổ thông tạo điều kiện cho học sinh cónhững hiểu biết cơ bản thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp

XHHGD THPT tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa năng lực cánhân để học sinh lựa chọn hướng phát triển trong tương lai của mình

XHHGD THPT hiệu quả và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh giúpcác em thích ứng nhanh với cuộc sống và nghề nghiệp

1.3.3 Mục tiêu của xã hội hóa giáo dục THPT

Giáo dục là một hoạt động xã hội, đóng vai trò quan trọng nhất, là hạtnhân thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội XHHGD tạo ra phong trào học tậpsâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết

là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việctốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội trởthành xã hội học tập

XHHGD cũng chính là cuộc vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo

môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhàtrường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm củacấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng,các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục

Thông qua xã hội hóa giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm và sựtham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quảcủa hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân

Trang 26

Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của xã hội hóa giáo dục thống nhất vớimục tiêu giáo dục, đã được khẳng định trong Điều 2 của Luật giáo dục năm

2005, đó là hướng tới “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, cóđạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”

Thực hiện được định hướng phát triển quan trọng đó về xã hội hóa giáodục, trước hết làm cho xã hội nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của giáo dục

và đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung, cũngnhư trong phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, mỗi gia đình và toàncộng đồng Trên cơ sở đó xác định những biện pháp đúng đắn, phù hợp nhằmphát huy mọi nguồn lực tập trung phát triển có hiệu quả giáo dục, đáp ứngyêu cầu phát triển đất nước qua từng giai đoạn

Mục tiêu cơ bản và xuyên suốt của xã hội hóa giáo dục được khẳng

định tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa VIII, ngày 14/01/1993: “Huy động toàn

xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước”; làm cho xã hội nhận thức

đúng đắn vị trí, vai trò của Giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển đấtnước nói chung, cũng như phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, mỗigia đình và toàn cộng đồng Trên cơ sở đó hình thành hệ tư tưởng xã hội về

Giáo dục và Đào tạo theo quan điểm, đường lối của Đảng, coi “Giáo dục là

quốc sách hàng đầu, đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển”.

- XHHGD là tạo nhiều nguồn lực xây dựng và phát triển giáo dục,trước hết là nguồn lực con người Giáo dục không còn bó hẹp trong phạm vinhà trường mà có sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt tronggiáo dục đạo đức và rèn luyện ý thức công dân cho học sinh

Trang 27

- XHHGD là nhằm thực hiện phương châm giáo dục cho mọi người.

Trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các điều kiện và khả năng đáp ứng của

xã hội cho giáo dục, thông qua xã hội hóa giáo dục để vận động mọi thànhviên trong cộng đồng, không phân biệt thành phần, lứa tuổi, vùng miền tham gia học tập; học ở nhà trường, học ở gia đình, học ở ngoài xã hội, thôngqua các hình thức chính quy, không chính quy nhằm đáp ứng nhu cầu học tậpnâng cao tri thức, sự hiểu biết nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- XHHGD đồng thời nhằm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động dânchủ hóa trong giáo dục - đào tạo Khi mà giáo dục không còn bó hẹp tronggiới hạn nhà trường, thì sự tham gia quản lý, giám sát, phản biện đối với cáchoạt động giáo dục của các đoàn thể quần chúng, các lực lượng xã hội sẽ tạođiều kiện đẩy mạnh không khí dân chủ trong giáo dục, tạo thêm động lực đểnâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường; hạn chế những khiếm khuyết,yếu kém có thể nảy sinh trong giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lànhmạnh và trong sạch hơn

Việc thực hiện xã hội hóa giáo dục cũng chính là nhằm mục tiêu bảođảm tính chất và nguyên lý giáo dục Việt Nam đã được ghi trong Điều 3, Luậtgiáo dục năm 2005, đó là:

“1 Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tínhnhân dân, tính dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh làm nền tảng

2 Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôivới hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thựctiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”

Như vậy Xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáodục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnhđạo của Đảng và quản lý của nhà nước Xã hội hóa giáo dục không phải là

Trang 28

một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục cònhạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược Xã hội hóa giáodục nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm chokhông chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáodục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi

tổ chức chính trị-kinh tế-văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm vànăng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục

Mục tiêu XHHGD THPT nhằm tạo ra nguồn lực hoàn thiện kiến thứckhoa học tự nhiên, xã hội, để HS có thể trở thành công dân hoà nhập cuộcsống một cách thuận lợi

Mục tiêu XHHGD THPT nhằm tạo ra nguồn lực để phục vụ tốt chocông tác GD phát huy tốt năng lực cá nhân, tăng cường GD hướng nghiệpgiúp HS sau khi học xong có khả năng tìm và thích ứng nhanh với nhữngnghề nghiệp thích hợp

Mục tiêu XHHGD THPT nhằm tạo ra nguồn lực để hoàn thiện học vấnphổ thông, có điều kiện phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, thực hiệnước mơ hoài bảo của mình

1.3.4 Nội dung của xã hội hóa giáo dục

Như vậy có thể thấy, XHHGD nói chung và XHHGD THPT nói riêng

là huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng để thúcđẩy sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục, làm cho lĩnh vực này thực sựgắn bó với dân, do dân, vì dân để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Thực chất nội dung XHHGD nói chung và XHHGD THPT nói riêng làquá trình vận động quần chúng nâng cao tính tích cực, tự giác, phát huy sứcmạnh quần chúng trong phát triển sự nghiệp giáo dục Đây cũng là quá trìnhđổi mới sự lãnh đạo của Đảng và cơ chế quản lý Nhà nước để thực hiện tốtchủ trương huy động hiệu quả các nguồn lực của toàn xã hội trong thực hiệnmục tiêu phát triển nhanh và bền vững, giai đoạn hiện nay

Trang 29

XHHGD gồm nhiều nội dung, được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức,

có thể khái quát bằng những nội dung cơ bản sau:

a) Giáo dục cho mọi người:

Là các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền vận động toàn dântham gia học tập; học thường xuyên, học suốt đời, học bằng mọi hình thức,học để trang bị những tri thức cần thiết cho cuộc sống, để làm việc tốt hơn,tạo khả năng thu nhập cao hơn, đảm bảo có cuộc sống tốt đẹp hơn và tham giavào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đất nước Như vậy giáo dụccho mọi người là tạo lập phong trào học tập sâu rộng trong cộng đồng xã hội,

làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập.

b) Huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục:

Là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, mỗi người đều tự ý thức

và xác định trách nhiệm của mình trong việc tham gia, chăm sóc, giáo dục thế

hệ tương lai của đất nước; xóa bỏ quan niệm cho rằng việc đào tạo con người

là thuộc trách nhiệm của nhà trường, của đội ngũ những người thầy Một khixác định rõ mục đích xây dựng xã hội học tập, thì hoạt động giáo dục khôngcòn bó hẹp trong phạm vi nhà trường, của đội ngũ người thày, không còn làtrách nhiệm của riêng nhà trường nữa, mà là trách nhiệm của toàn thể cộngđồng Xã hội hóa giáo dục chính là một bảo đảm thực hiện tốt nhất việc gắn

kết 3 môi trường giáo dục: Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo

dục xã hội, tạo lập một chu trình khép kín trong hoạt động giáo dục, mà mỗi

khâu trong chu trình đó đều có vai trò rất quan trọng, không thể khu biệt hoặccoi nhẹ môi trường nào

c) Đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức học tập:

Là mở rộng các loại hình trường lớp, các hình thức đào tạo, hình thứchọc tập

Bên cạnh hệ thống trường học công lập được xây dựng và phát triển ổnđịnh nửa thế kỷ qua, phát triển thêm các loại hình trường dân lập, tư thục ở tất

Trang 30

cả các ngành học, bậc học, từ giáo dục mầm non đến cao đẳng và đại học(trường tư thục - do một cá nhân hoặc một nhóm nhóm công dân đứng ra mởtrường, đầu tư cho trường hoạt động; trường dân lập - do một nhóm công dânhay do tổ chức trong hoặc ngoài nước hoặc cùng kết hợp với nhau đứng ra mởtrường và đầu tư cho trường hoạt động)

Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, đadạng hóa loại hình trường lớp còn là việc hình thành hệ thống các trung tâm,bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuậttổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng theo

chuyên ngành (ngoại ngữ, tin học )

Đa dạng hóa loại hình trường lớp cũng có nghĩa là đa dạng hóa cáchình thức học tập của người học: học theo hình thức chính quy, tập trung,không tập trung, học bổ túc, tại chức, học từ xa

d) Đa phương hóa nguồn lực:

Là việc mở rộng nguồn đầu tư cho phát triển giáo dục Bên cạnh nguồnngân sách chủ yếu của nhà nước, Giáo dục có thể tranh thủ sự đầu tư hỗ trợcủa các cơ quan kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, cá nhân và

cả cộng đồng về nhân lực, vật lực, tài lực, góp phần xây dựng cơ sở vật chấttrường lớp, cung cấp trang thiết bị dạy và học Mặt khác, đa phương hóanguồn lực còn là việc thu hút sự tham gia công tác, quản lý của một bộ phậnlao động không nhỏ bao gồm các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đãnghỉ hưu, các nhà đầu tư Xây dựng bầu không khí dân chủ, năng động vàhiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục Nguồn lực tài chính theohướng đa dạng hóa có thể phân loại như sau:

- Nguồn ngân sách nhà nước

- Nguồn ngân sách của địa phương

- Nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh và người học

Trang 31

- Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất.

- Nguồn đóng góp của các tổ chức phi chính phủ

- Nguồn tài chính của cá nhân đầu tư cho giáo dục

- Nguồn đóng góp của các nhà từ thiện, nhà hảo tâm, các tôn giáo

- Nguồn đóng góp từ các hiệp hội thông qua quỹ học bổng

e) Thể chế hóa chính sách:

Hoạt động xã hội hóa giáo dục được hình thành trên cơ sở nhu cầu nộitại của giáo dục và của nền kinh tế -xã hội của đất nước, của các địa phương.Song để nhu cầu đó được giải quyết hiệu quả, đúng định hướng, đáp ứngđược mục tiêu, chiến lược phát triển cả trước mắt và lâu dài thì đòi hỏi chủthể lãnh đạo, quản lý phải xác định đúng đường lối, chủ trương, chính sách;xây dựng được hệ thống pháp luật tạo cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động

xã hội hóa giáo dục được triển khai đúng định hướng và mang lại hiệu quảnhư sự mong đợi của toàn xã hội

Thể chế hóa chính sách là xây dựng các hệ thống văn bản pháp quy vềmọi lĩnh vực liên quan đến giáo dục và đào tạo, bao gồm các nghị quyết, chỉthị, nghị định, điều lệ, quy chế, quyết định của Đảng và Nhà nước, của cấp

ủy, chính quyền địa phương Hệ thống văn bản này chính là hành lang pháp

lý, là những trụ cột để Giáo dục và Đào tạo phát triển Hệ thống chính sáchphải mang tính đồng bộ, khoa học, tránh chồng chéo giữa văn bản trước vớivăn bản sau, giữa chính sách của Nhà nước với chính sách của địa phương.Chính sách về xã hội hóa giáo dục cũng cần thiết phải có quy định cụ thể củaNhà nước nhằm tránh những cách làm tùy tiện, lợi dụng dẫn đến những viphạm, nhất là trong việc huy động các nguồn lực tài chính

1.3.5 Biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục thực chất là nhằm xóa bỏ mọi hình thức áp đặt của

cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hoạt động giáo dục, khơi dậy tính

Trang 32

năng động sáng tạo, khơi dậy nguồn lực to lớn tiềm tàng trong mọi tầng lớpnhân dân để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới Vìvậy, con đường của xã hội hóa giáo dục là con đường rộng mở, linh hoạt vàsáng tạo Có các hướng đi cơ bản sau:

a) Dân chủ hóa trong quá trình tổ chức và quản lý:

Đây là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hóa nhằm biến hệ thốnggiáo dục và trường học như một thiết chế hành chính thành một thiết chế giáodục hoàn toàn là của dân, do dân và vì dân, trên quan điểm, triết lý giáo dục

Hồ Chí Minh: “Cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan

hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường với nhân dân Thầy trò phải thật thà đoàn kết và dùng cách dân chủ, thật thà phê bình và tự phê bình dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò”.

Dân chủ hóa là xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nói chung

và hệ thống trường học nói riêng, tạo điều kiện để tất cả mọi người có cơ hộinắm bắt những thông tin trong giáo dục, tham gia ý kiến, đóng góp công sức,tiền của vào sự nghiệp xây dựng và phát triển giáo dục Dân chủ hóa giáo dụctrước hết phải được thể hiện trong việc hoạch định đường lối, chính sách pháttriển giáo dục Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cũng như hệ thống lãnhđạo quản lý từ Trung ương đến địa phương phải thực sự phát huy dân chủ, tậptrung trí tuệ để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo Trên cơ sở

đó hình thành các bước đi cho phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, từng giaiđoạn lịch sử cụ thể

Dân chủ hóa giáo dục ở các nhà trường thể hiện trong quá trình côngkhai hóa các mục tiêu, chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị;

là quá trình thu hút sự tham gia quản lý và thực hiện các nội dung công táccủa các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể, Hội Cha mẹ học sinh và cáclực lượng xã hội khác đối với sự phát triển của mỗi trường học Dân chủ hóa

Trang 33

còn thể hiện ngay trong việc thực hiện và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ củangười học Học sinh không chỉ là đối tượng đánh giá, xếp loại của giáo dục

mà thường xuyên được tham gia vào các hoạt động quản lý, nhất là hoạt động

tự quản, được tham gia đóng góp ý kiến với người dạy bằng nhiều hình thức,nhằm tác động trở lại để góp phần hoàn chỉnh chu kỳ dạy và học

b) Đa dạng hóa Giáo dục và Đào tạo:

Từ khi xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chấp nhận mộtnền giáo dục mà sản phẩm mang tính đồng loạt Những sản phẩm ấy khôngđáp ứng được tính năng động, linh hoạt của nền kinh tế thị trường Vì vậy đadạng hóa giáo dục trước hết là đa dạng hóa mục tiêu đào tạo nhằm nâng caodân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn nhân lựcphong phú và đa dạng cho các loại hình kinh tế

Đa dạng hóa giáo dục là đa dạng hóa loại hình trường lớp, hình thứcđào tạo mà bản chất của nó là đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục Mụctiêu của lĩnh vực này là vừa mở rộng cánh cửa của trường học, tạo nhiều cơhội học tập cho nhân dân, vừa huy động được nhiều nguồn lực tham gia vàoquá trình đẩy nhanh sự phát triển giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế-xã hội trong thời kỳ mới Mô hình trường lớp hiện nay không chỉ thuhẹp trong một kiểu trường công lập như trước đây mà được bổ sung nhiềuloại trường như dân lập, tư thực, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Giáo dục

kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề Đặc biệt mô hình trung tâm họctập cộng đồng đang hình thành và phát triển ở các địa phương, tạo mọi điềukiện để người lao động được học tập Hình thức đào tạo hiện nay cũng rất đadạng, linh hoạt Tùy theo khả năng và điều kiện của người học, họ có thểtham gia theo các chương trình đào tạo chính quy, tại chức, đào tạo từ xa,chương trình ngắn hạn, dài hạn

Trang 34

c) Xây dựng và phát triển các tổ chức khuyến học:

Khuyến học là một con đường khá hiệu quả của xã hội hóa giáo dục.thông qua các hình thức khuyến học, người học được động viên bằng cả tinhthần và vật chất, từ đó cũng cố thêm ý chí, động cơ học tập Khuyến học trướchết là hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về học hành của nhân dân

Khuyến học là hình thức huy động sự đóng góp của toàn thể xã hội vào

sự nghiệp phát triển giáo dục Sự hình thành các loại quỹ như Quỹ Giáo dục,Quỹ Hỗ trợ Giáo dục, Quỹ Bảo trợ học đường, Quỹ Tài năng trẻ, Quỹ Họcbổng Lê Quý Đôn, là kết quả của phong trào khuyến học ở nhiều địaphương, trong đó vai trò của hội khuyến học, của các doanh nghiệp, các nhàhảo tâm, các tổ chức xã hội vả từng dòng họ là vô cùng to lớn Phong tràohiến đất xây trường của các tỉnh phía Nam, phong trào quyên góp xây dựng

và ghi tên, gắn biển công trình trường học ở các tỉnh phía Bắc, các hình thứcphân công tổ chức đoàn thể xã hội đỡ đầu, chăm lo xây dựng cảnh quan môitrường sư phạm, vận động con em nhân dân đi học để thực hiện phổ cập, xóa

mù chữ ở nhiều địa phương là hình thức khuyến học rất hiệu quả

d) Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của 3 môi trường giáo dục (Nhà trường - Gia đình - Xã hội):

Muốn phát triển giáo dục phải xây dựng và phát huy hiệu quả hoạtđộng của 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội

Môi trường giáo dục nhà trường là môi trường trung tâm, chính yếu đểxây dựng và phát triển nhân cách con người Sự tác động và chi phối toàndiện của nhà trường từ môi trường cảnh quan, nề nếp kỷ cương, không khí vuichơi đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng cũng như các hành vi ứng xử, quan

hệ, tình cảm thầy trò, bạn bè thường để lại trong cuộc đời học trò những dấu

ấn đậm nét, khó phai nhạt Tạo được môi trường giáo dục nhà trường tốt, họcsinh sẽ được thụ hưởng những giá trị văn hóa đẹp đẽ, giàu tính nhân văn, tạo

Trang 35

nền tảng cho quá trình định hình nhân cách về sau Trong đó, trách nhiệm củaNhà trường là “chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục

tiêu, nguyên lý giáo dục” (Điều 93, Luật giáo dục năm 2005).

Môi trường giáo dục gia đình là nhân tố quan trọng, trực tiếp tác độngtới hành vi đạo đức của học sinh Nếp sống gia đình, tình cảm giữa các thànhviên trong gia đình cũng như giữa gia đình và cộng đồng có sự ảnh hưởnglớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Môi trường giáodục gia đình tốt là cơ sở giúp cho học sinh khi tiếp xúc với môi trường xã hội

sẽ nhanh chóng hòa nhập và nắm bắt tri thức một cách có hiệu quả Giáo dụcnhà trường và giáo dục gia đình là hai môi trường giáo dục gần nhau, có mốiquan hệ hữu cơ, tương tác và ảnh hưởng trực tiếp, tích cực đến chất lượng

giáo dục Trách nhiệm của gia đình là “ nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc,

tạo điều kiện cho con được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động củanhà trường Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình vănhoá, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làmgương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”

(Điều 93, Luật giáo dục năm 2005).

Để nâng cao “Trách nhiệm của xã hội” trong công tác xã hội hóa giáo

dục, Điều 97 Luật giáo dục năm 2005 quy định:

“1 Các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội,

tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghềnghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân vàcông dân có trách nhiệm sau đây:

a, Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoahọc; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứukhoa học;

Trang 36

b, Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lànhmạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên,thiếu niên và nhi đồng;

c, Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thểdục thể thao lành mạnh;

d, Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khảnăng của mình

2 Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặttrận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

3 Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp vớinhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên,thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sựnghiệp giáo dục”

Ba môi trường giáo dục nêu trên là ba nhân tố cơ bản hoàn thiện nhâncách người học theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục Giải quyết tốt mối quan hệhữu cơ giữa các nhân tố Gia đình - Nhà trường - Xã hội trong hoạt động giáodục chính là đã định ra con đường chủ đạo của xã hội hóa giáo dục, một trong

những “chìa khóa” quan trọng tạo điều kiện để phát triển giáo dục một cách

nhanh chóng, bền vững

e) Tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp:

Tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp là chủ trương của Bộ GD&ĐT vàCông đoàn Giáo dục Việt Nam khởi xướng từ tháng 10/1999 bằng Thông tư

liên tịch số 35/TTLT, đã nêu rõ “Đại hội Giáo dục tổ chức theo nhiệm kỳ của

Hội đồng nhân dân và tổ chức vào năm học đầu tiên của nhiệm kỳ đó Đại hội Giáo dục ở một địa phương do cấp ủy và chính quyền ở đó chủ trì và tổ chức, nhưng các đồng chí thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục và Chủ tịch Công đoàn giáo dục cùng cấp phải tích cực, chủ động tham mưu để Đại hội Giáo dục đạt kết quả cao”.

Trang 37

Đại hội Giáo dục nhằm đặt ra 3 yêu cầu cơ bản:

- Cụ thể hóa mục tiêu đào tạo, nguyên lý giáo dục của Đảng và kếhoạch phát triển giáo dục của Nhà nước vào mục tiêu, nhiệm vụ giáo dụctrong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng

kế hoạch của các trường trên địa bàn; động viên sức mạnh tổng hợp của Nhàtrường - Gia đình - Xã hội để chăm lo việc học tập, giáo dục đạo đức, laođộng, hướng nghiệp cho học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quanmôi trường sư phạm, chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên

- Tạo động lực kích thích tinh thần lao động của đội ngũ trí thức ngànhGiáo dục, khuyến khích tính hiếu học, động viên học sinh chăm ngoan họcgiỏi, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương

Đại hội Giáo dục chính là một diễn đàn quan trọng của mọi thành phần,mọi tầng lớp xã hội bàn về những giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển củagiáo dục Thông qua Đại hội Giáo dục, nhiều địa phương đã xây dựng đượcnhững cơ chế chính sách mới như cơ chế vay vốn ngân hàng để xây dựng cơ

sở vật chất trường học, các chính sách ưu đãi đối với giáo viên vùng sâu,vùng xa, giáo viên mầm non, dân lập Đại hội Giáo dục là kết quả của quá

trình thực hiện phương châm “Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra”

trong giáo dục, phù hợp với cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhândân là chủ ngay trong xây dựng và phát triển giáo dục

g) Củng cố hoạt động của Hội Cha mẹ học sinh trường học:

Hội Cha mẹ học sinh là một tổ chức quần chúng đặc biệt quan trọngtrong hệ thống tổ chức của các nhà trường Trong hoạt động xã hội hóa giáodục, Luật giáo dục năm 2005 quy định về hoạt động của Ban đại diện cha mẹhọc sinh: Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ởgiáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học

Trang 38

sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện cáchoạt động giáo dục

Thông qua hoạt động của Hội, các trường học không chỉ nhận được sựtham gia vào các lĩnh vực giáo dục của cha mẹ học sinh, đặc biệt là việc giáodục đạo đức, xây dựng và hoàn thiện nhân cách học sinh mà còn được HộiCha mẹ học sinh tham gia vào công tác quản lý nhà trường, cùng chia sẻ gánhnặng với nhà trường trong việc đầu tư trang bị thêm cơ sở vật chất và các điềukiện phục vụ dạy và học Có nhiều hình thức và biện pháp củng cố hoạt độngcủa Hội Cha mẹ học sinh, nhưng hình thức tổ chức Đại hội Cha mẹ học sinh

có thể được coi là con đường của xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục thông qua con đường tổ chức Đại hội Cha mẹ họcsinh tuy mới được triển khai thành phong trào ở các địa phương, nhưng bướcđầu đã mang lại kết quả tích cực Đại hội cha mẹ học sinh là một biện pháptăng cường truyên truyền giúp cha mẹ học sinh nhận thức đầy đủ hơn mụctiêu của Giáo dục và Đào tạo, hiểu rõ hơn thực trạng và nhu cầu phát triển củanhà trường, đồng thời cùng nhà trường bàn các biện pháp nâng cao chất lượnggiáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, đề phòng tệ nạn xã hộithâm nhập vào nhà trường

1.3.6 Điều kiện thực hiện xã hội hóa giáo dục THPT

Để XHH một hoạt động xã hội, cần có những điều kiện đảm bảo Đốivới công tác XHHGD nói chung và công tác XHHGD THPT nói riêng, nhữngđiều kiện để đảm bảo thành công cần được chú trọng

Trước hết, cần tạo được môi trường chính trị thuận lợi Các cấp uỷ

Đảng, phải thống nhất được những quan điểm, nguyên tắc, xây dựng cơ chếchính sách để triển khai XHHGD THPT Luôn tạo sự đồng thuận trong cáchoạt động XHHGD THPT của các nhà lãnh đạo Đảng các cấp

Trang 39

Thứ hai, phải xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của các cấp chính

quyền với việc xác định rõ rang các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch thời gian,phương pháp hành động, lực lượng huy động

Một trong những mục đích của XHHGD THPT là nhằm cho mọi ngườiđược cơ hội tham gia học tập Việc huy động nguồn từ đóng học phí nhằm đạtmục đích đó với nhưng với những gia đình nghèo không tiền đóng học phí,thiếu phương tiện sẽ khó tham gia học tập được Chính vì vậy, nếu các nguồnlực cũng như công tác XHHGD THPT được huy động, tuy đang tạo ra nhữngđộng lực để phát triển giáo dục, nhưng nếu thiếu sự quả lý của Nhà nước thìcác yếu tố kinh tế thị trường sẽ không khỏi ảnh hưởng đến chất lượng và hoạtđộng của các nhà trường

Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân, làm cho

các tầng lớp nhân dân được quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, nội dung

và biện pháp của công tác XHHGD THPT; giúp mỗi người dân coi đó vừa làquyền lợi, vừa là nghĩa vụ, tạo được môi trường cho nhân dân làm chủ thực

sự sự nghiệp GD-ĐT

Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể phải tích cực tham gia XHHGD Tiềmnăng và vai trò của các tổ chức này rất lớn Luật giáo dục đã nêu: “Uỷ banMặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có tráchnhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”

Thứ tư, tăng cường dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường, tạo

điều kiện để nhân dân tích cực tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể củagiáo dục như: Nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng thói quen hành vi đạođức cho thế hệ trẻ, xây dựng cảnh quan môi trường giáo dục, XHHGDTHPT phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thông qua tổ chứccủa mình là Hội đồng giáo dục Phân đinh rõ quyền và nghĩa vụ của các đốitượng tham gia vào quá trình giáo dục, tạo môi trường dân chủ để thu hút sự

Trang 40

chú ý, quan tâm và tự giác tham gia việc quản lý giáo dục Tăng cường tínhpháp chế trong quản lý giáo dục, dân chủ hoát nhà trường dựa trên cơ sở phápluật, các văn bản có tính pháp quy về nhà trường.

Thứ năm, Ngành Giáo dục phải chú trọng tìm mọi giải pháp nâng cao

chất lượng GDTHPT phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, nhu cầu đòihỏi của đất nước trong thời kỳ đổi mới Năng động, sáng tạo thể hiện vai trònòng cốt của mình trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, các tổ chức

xã hội, để mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo

1.4 Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là một thuật ngữ mới phổ biến cách nay vài bathập niên, nhưng nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục thì trên thực tế đãđược triển khai từ rất sớm trong tiến trình lịch sử cách mạng cũng như tronglịch sử giáo dục Việt Nam

Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, để xây dựng một nền giáo dụcmới của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quantâm đến việc huy động sức mạnh của toàn dân tộc Chỉ một ngày sau Tuyênngôn độc lập, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (ngày 3-9-1945),trong những nhiệm vụ cấp bách do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra, có nhiệm vụ

“diệt giặc dốt”, với nội dung “mở chiến dịch chống nạn mù chữ” và “mởphong trào giáo dục ” Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một dân tộc dốt là mộtdân tộc yếu” Bởi vậy, Người đã khẩn thiết kêu gọi toàn dân tham gia côngcuộc chống mù chữ, xây nền giáo dục cách mạng Ngày 8-9-1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã ký 3 Sắc lệnh về “bình dân học vụ”. Người xác định ba

nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà là: “Đại hội hóa, dân tộc hóa,

khoa học hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân chủ” Đó là cơ sở

Ngày đăng: 20/12/2013, 22:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Phạm Minh Hạc (1997): Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hoá công tác giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1997
15. Lê Quốc Hùng (2004): Xã hội hoá giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hoá giáo dục nhìn từ góc độ pháp luật
Tác giả: Lê Quốc Hùng
Nhà XB: NXB Tư pháp
Năm: 2004
16. Hội Khuyến học Việt Nam (2002): Các mô hình hoạt động khuyến học góp phần xây dựng xã hội học tập. Hà Nội, tháng 5-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình hoạt động khuyến học góp phần xây dựng xã hội học tập
Tác giả: Hội Khuyến học Việt Nam
Năm: 2002
18. Huyện ủy huyện Tĩnh Gia: Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm 2010 19. Trần Kiểm (2005): Khoa học Quản lý Giáo dục - Một số vấn đề lý luậnvà thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm 2010"19. Trần Kiểm (2005): "Khoa học Quản lý Giáo dục - Một số vấn đề lý luận "và thực tiễn
Tác giả: Huyện ủy huyện Tĩnh Gia: Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm 2010 19. Trần Kiểm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
20. Lê Ngọc Lan (2005): Giáo trình Xã hội học Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học Giáo dục
Tác giả: Lê Ngọc Lan
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
21. Nguyễn Thế Long (2006): Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam trong kinh tế thị trường
Tác giả: Nguyễn Thế Long
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2006
22. Một số quy định mới về giáo dục-đào tạo (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số quy định mới về giáo dục-đào tạo
Tác giả: Một số quy định mới về giáo dục-đào tạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
38. Thái Duy Tuyên (1999): Sự phát triển của chính sách giáo dục Việt Nam (Tài liệu dùng cho học viên cao học quản lý giáo dục) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển của chính sách giáo dục Việt Nam
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Năm: 1999
39. Thái Duy Tuyên (1998): Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại
Tác giả: Thái Duy Tuyên
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
17. Hội Khuyến học huyện Tĩnh Gia (2009): Báo cáo Tổng kết thi đua khuyến học từ năm 2000-2009 tại Đại hội thi đua khuyến học huyện Tĩnh Gia lần thứ hai, tháng 7-2009 Khác
24. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 (2009): Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009-2010 Khác
25. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 (2010): Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 Khác
27. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 2 (2010): Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 Khác
28. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3 (2009): Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009-2010 Khác
29. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3 (2010): Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 Khác
30. Trường trung học phổ thông Bán Công 1 Tĩnh Gia (2009): Báo cáo tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009-2010 Khác
31. Trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 5 (2010): Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010-2011 Khác
32. Trường trung học phổ thông Bán Công 1 Tĩnh Gia (2009): Báo cáo chuyên môn cấp trung học phổ thông năm học 2008-2009 Khác
37. Phòng Giáo dục huyện Tĩnh Gia: Báo cáo tổng kết từ năm 2005 đến năm 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Nhận thức của XH về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.1 Nhận thức của XH về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác (Trang 52)
Bảng 2.2. Nhận thức của cộng đồng về chủ thể thực hiện xã hội hóa  giáo dục ở các trường trung học phổ thông - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.2. Nhận thức của cộng đồng về chủ thể thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông (Trang 54)
Bảng 2.3. Nhận thức của cộng đồng về mục tiêu chính của xã hội hóa  giáo dục bậc trung học phổ thông - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.3. Nhận thức của cộng đồng về mục tiêu chính của xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông (Trang 55)
Bảng 2.4. Vai trò của các lực lượng xã hội trong thực hiện công tác  xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.4. Vai trò của các lực lượng xã hội trong thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông tại huyện Tĩnh Gia (Trang 58)
Bảng 2.5. Mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác  xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.5. Mức độ tham gia của các lực lượng xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Tĩnh Gia (Trang 59)
Bảng 2.6. Mức độ tham gia nội dung xã hội hóa giáo dục ở các trường  trung học phổ thông tại địa bàn huyện Tĩnh Gia - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.6. Mức độ tham gia nội dung xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông tại địa bàn huyện Tĩnh Gia (Trang 61)
Bảng 2.7. Hiệu quả tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các THPT  tại địa bàn của các đối tượng đã khảo sát - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.7. Hiệu quả tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục ở các THPT tại địa bàn của các đối tượng đã khảo sát (Trang 62)
Hình giáo dục - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Hình gi áo dục (Trang 63)
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục  bậc trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bậc trung học phổ thông ở huyện Tĩnh Gia (Trang 63)
Bảng điều tra cơ sở vật chất các trường THPT trên địa bàn  huyện Tĩnh Gia - Một số giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
ng điều tra cơ sở vật chất các trường THPT trên địa bàn huyện Tĩnh Gia (Trang 135)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w