1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong công tác quản lý thuế hiện đại, thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quản lý rất quan trọng. Công tác kiểm tra đảm bảo tính tuân thủ của người nộp thuế, đảm công bằng trong nghĩa vụ thuế, thúc đẩy mọi thành viên trong xã hội sản xuất có hiệu quả, từ đó đảm bảo và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ở các nước trên thế giới, tỷ trọng trung bình cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chiếm khoảng 35% cán bộ lực lượng thuế. Lý do cần bố trí nhiều cán bộ làm công tác này đến vậy là xuất phát từ tầm quan trọng của nó như đã nêu trên. Kiểm tra thuế là một hoạt động mang tính chất đặc thù của ngành thuế. Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động khó lường như hiện nay thì công tác kiểm tra thuế lại càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, công tác kiểm tra thuế hiện nay còn có những điểm hạn chế cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để đổi mới, cải tiến hoàn thiện và phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế xã hội. Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương, em nhận thấy công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vì thế em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu, tìm hiều chuyên đề “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG” để làm luận văn tốt nghiệp.
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lương
Trang 3MỤC LỤC
Trang bìa
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 4
1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD) 4
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6
1.1.3 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 8
1.2 Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.2.1 Khái quát công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD 10
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm công tác kiểm tra thuế 10
1.2.1.2 Các nguyên tắc kiểm tra thuế 11
1.2.1.3 Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD .13
1.2.1.4 Quy trình kiểm tra thuế đối với DN NQD 15
1.2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế DN NQD 16
1.2.2 Sự cần thiết nâng cao công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD 18
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI
DƯƠNG THỜI GIAN QUA 20
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương 20
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 20
2.1.2 Tình hình phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương. .21
2.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua 25
2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hải Dương 25
2.2.2 Kết quả thu thuế từ các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương 27
2.2.3 Công tác kiểm tra thuế các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua 28
2.2.3.1 Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đối với DN NQD 29
2.2.3.2 Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 31
2.2.3.3 Công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp 34
2.2.4 Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế các DN NQD trên điạ bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian qua 38
2.2.4.1 Ưu điểm 38
2.2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 41
3.1 Mục tiêu hoạt động công tác kiểm tra các DN NQD trong thời gian tới tại Cục Thuế tỉnh Hải Dương 41
Trang 53.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD
trên địa bàn tỉnh Hải Dương 43
3.2.1 Một số giải pháp cụ thể 43
3.2.1.1 Giải pháp về phân loại doanh nghiệp trong hoạt động kiểm tra thuế .43
3.2.1.2 Giải pháp nâng cao trình độ và kỹ thuật kiểm tra cho cán bộ kiểm tra thuế 44
3.2.1.3 Cán bộ thuế phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước quy trình kiểm tra đã được Tổng Cục thuế ban hành 45
3.2.1.4 Nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế 47
3.2.1.5 Tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm tra chấp hành Pháp luật thuế của DN NQD 47
3.2.1.6 Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan hữu quan khác .48
3.3 Một số đề xuất kiến nghị 49
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô 49
3.3.2 Đối với Tổng cục thuế 51
3.33 Đối với UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chức năng: 52
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC : Cán bộ công chức
CPTM : Cổ phần thương mại
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HĐND : Hội đồng nhân dân
GTGT : Giá trị gia tăng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND : Ủy ban nhân dân
VLXD : Vật liệu xây dựng
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng
1.1
Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động SXKD tại thời
điểm 31/12 hàng năm theo loại hình doanh nghiệp 8Bảng
1.2
Số lượng doanh nghiệp của cả nước theo tình trạng hoạt
động theo kết quả rà soát của Tổng Cục Thống kê tính đến
Số lượng và cơ cấu phân theo loại hình doanh nghiệp trên
Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra các DN NQD trên
Bảng
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Thuế tỉnh Hải Dương 26
Trang 9MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong công tác quản lý thuế hiện đại, thanh tra, kiểm tra thuế là một trongnhững chức năng quản lý rất quan trọng Công tác kiểm tra đảm bảo tính tuânthủ của người nộp thuế, đảm công bằng trong nghĩa vụ thuế, thúc đẩy mọithành viên trong xã hội sản xuất có hiệu quả, từ đó đảm bảo và nuôi dưỡngnguồn thu cho ngân sách nhà nước
Ở các nước trên thế giới, tỷ trọng trung bình cán bộ làm công tác thanh tra,kiểm tra chiếm khoảng 35% cán bộ lực lượng thuế Lý do cần bố trí nhiều cán
bộ làm công tác này đến vậy là xuất phát từ tầm quan trọng của nó như đã nêutrên Kiểm tra thuế là một hoạt động mang tính chất đặc thù của ngành thuế.Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và biến động khó lường nhưhiện nay thì công tác kiểm tra thuế lại càng trở nên cần thiết Tuy nhiên, côngtác kiểm tra thuế hiện nay còn có những điểm hạn chế cần phải tìm hiểu,nghiên cứu để đổi mới, cải tiến hoàn thiện và phù hợp hơn với sự phát triểnkinh tế - xã hội Qua một thời gian tìm hiểu thực tế tại Cục Thuế tỉnh HảiDương, em nhận thấy công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế Vì thế em đã mạnh dạn
đi sâu nghiên cứu, tìm hiều chuyên đề “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG” để làm
luận văn tốt nghiệp
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận về kiểm tra doanh nghiệpngoài quốc doanh và thực trạng hoạt động kiểm tra thuế các DN NQD trên địabàn Tỉnh Hải Dương
Trang 10Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Thông qua đề tài nghiên cứu để góp phần hệ thống hóa những vấn đề lýluận về quản lý thuế, các luật thuế và kiểm tra thuế đối với DN NQD, từ đóvận dụng lý luận vào thực tiễn công tác kiểm tra thuế các DN NQD trên địabàn tỉnh Hải Dương
Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra thuế các DN NQD trên địa bànTỉnh Hải Dương
Tìm hiểu những nguyên nhân, hạn chế và đề xuất giải pháp để hoàn thiệncông tác kiểm tra thuế trên địa bàn Tỉnh Hải Dương
Đề tài có đề xuất những giải pháp thiết thực phù hợp với thực tiễn hoạtđộng kiểm tra tại Hải Dương hiện tại và trong thời gian tới, tạo cơ sở cho Cụcthuế Tỉnh Hải Dương có những định hướng và quyết định trong quản lý đemlại hiệu quả cao trong hoạt động Đồng thời đề tài cũng là tài liệu tham khảocho những ai quan tâm đến lĩnh vực thuế nói chung và lĩnh việc kiểm trachống thất thu thuế nói riêng
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác kiểm tra thuế các DN NQD trêntại địa bàn tỉnh Hải Dương những năm qua Trên cơ sở đó tìm kiếm, đề xuấtnhững giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp trênđịa bàn tỉnh Hải Dương
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử để tiếp cận và giải quyết vấn đề Phương pháp này được thực hiệnbởi các kỹ thuật, hệ thống hoá, khảo sát, thu thập số liệu và tình hình thực tế,phân tích, luận giải và suy đoán
Trang 115 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung được bố trí thành 3 chương:
Chương 1: Một số nhận thức chung về doanh nghiêp ngoài quốc doanh và
công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua
Trang 12CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Một số nhận thức chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD)
Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một bộ phận của thành phần kinh tếngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là những doanh nghiệp không thuộc
sở hữu 100% của nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chứcthành nhiều loại hình khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh xuấtphát từ những nhu cầu khách quan của nền kinh tế
Dưới đây là những cách hiểu khác nhau về DN NQD:
- DN NQD là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất
- DN NQD có thể được hiểu là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập đãđăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành và không nằm trong khuvực kinh tế nhà nước
- DN NQD là doanh nghiệp không thuộc sở hữu 100% của Nhà nướcnhưng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước
Trang 13Từ những cách hiểu trên về DN NQD, có thể rút ra khái niệm về DN NQDnhư sau:
DN NQD là các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính chất tư hữu về tư liệusản xuất, đã đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành (khôngbao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
DN NQD bao gồm các loại hình: Công ty TNHH, công ty cổ phần, công tyhợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, về phân bố DN NQD phát triển chủ yếu ở thành thị, đặc biệt là
những thành phố, thị xã lớn
Thứ hai, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số lượng nhiều, ngành nghề
kinh doanh phong phú, đa dạng và tồn tại dưới nhiếu hình thức khác nhau
Thứ ba, về chủ sở hữu Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu
của cá nhân, tập thể người sáng lập ra Do đó hoạt động của các doanh nghiệpnày do chủ doanh nghiệp quyết định
Thứ tư, về quy mô hoạt động của doanh nghiệp Các DN NQD bao gồm
các tập đoàn kinh tế lớn và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưngcác doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm số lượng lớn
Do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tổ chức kế toán trong hầuhết các doanh nghiệp hầu như chưa được chú trọng Trình độ kế toán củaphần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, việc tiếp cận vớichính sách mới của nhà nước hầu như còn khó khăn, việc áp dụng vi tínhtrong công tác kế toán chưa đồng bộ Tình trạng ghi sai hóa đơn, bỏ sót doanhthu còn phổ biến
Trang 14Thứ năm, về ý thức chấp hành pháp luật Các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh do các cá nhân, tổ chức thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất,kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận Chính vì vậy để tối đa hóa lợi nhuận họ sẵnsàng tiến hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực mà nhà nước cấm thậmchí còn buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái… Tỷ lệ vi phạm các quy định củapháp luật rất cao chủ yếu là gian lận trong khai báo hóa đơn, các khoản thuchi; hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký; đối với một sốmặt hàng kinh doanh có điều kiện còn hoạt động không có chứng nhận ngànhnghề; tình trạng trốn lậu thuế diễn ra phổ biến gây thất thu cho NSNN,…
1.1.2 Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DN NQD ra đời xuất phát từ những yêu cầu khách quan của nền kinh tế vàtrở thành một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế Từ khi rađời cho đến nay, bộ phận các DN NQD đã khẳng định được vai trò, tầm quantrọng của mình Vai trò của các DN NQD được thể hiện trên các khía cạnhsau:
Thứ nhất, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tạo điều kiện thu hút lao
động, tạo thêm nhiều công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong
xã hội
Thứ hai, kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, là động
lực phát triển của nền kinh tế
Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề sản xuất kinhdoanh đều do khu vực kinh tế quốc doanh đảm nhận Sự phát triển của DNngoài quốc doanh đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp Nhà nước, buộccác doanh nghiệp này phải đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinhdoanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường Như vậy, sự phát triểncủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng hình thành
Trang 15và xác lập vị trí của chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thịtrường, đẩy nhanh việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cảicách doanh nghiệp nhà nước, cải tổ cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mởcửa hợp tác với bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặt khác, các DN NQD còn đóng vai trò là “thanh chống giảm sốc” trongnền kinh tế Khi kinh tế gặp khó khăn thì các doanh nghiệp lớn khó có thểchuyển đổi hình thức, quy mô và lĩnh vực kinh doanh nhưng các doanhnghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do cóquy mô vốn không quá lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng nên dễ dàngchuyển đổi quy mô cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh đáp ứng được sựthay đổi trong nền kinh tế, từ đó góp phần ổn định nền kinh tế
Thứ ba, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển góp phần tăng thu ngân sách
Nhà nước
Sản xuất kinh doanh phát triển là tiền đề tạo ra nguồn thu NSNN Do vậy,
để tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quan trọng nhất là không ngừngphát triển kinh tế và đời sống xã hội Các DN NQD tồn tại và phát triển làphần đóng góp to lớn cho NSNN thông qua thuế và các khoản khác DN NQD
có vai trò điều hoà thu nhập cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước
Thứ tư, các DN NQD đã đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng hàng
hoá lớn, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Bằng việc sản xuất hàng hoá, DN NQD đã góp phần to lớn vào việc tạo ra
sự phong phú về chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, từngbước cải thiện nâng cao đời sống nhân dân Do đó, cơ hội lựa chọn hàng hoá
và dịch vụ của người dân tăng lên và các doanh nghiệp phải ra sức cạnh tranh
để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh nhất Để thắng lợi trong cạnh
Trang 16tranh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách nâng cao chất lượngsản phẩm, giảm chi phí để từ đó giảm giá thành.
1.1.3 Xu hướng phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Trước đổi mới (năm 1986), DN NQD không được khuyến khích phát triềnnhưng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhất là khi ban hành luật doanhnghiệp cũng như nhiều chỉ thị, nghị quyết và chính sách khuyến khích khác,các DN NQD mới phát triển nhanh chóng Các DN NQD đa số được thànhlập mới, phần ít là do chuyển đổi hình thức sở hữu từ các doanh nghiệp Nhànước và kinh tế tập thể sang do yêu cầu của kinh tế thị trường DN NQD tậptrung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đó mới là sản xuất côngnghiệp và sau cùng là sản xuất nông nghiệp
Trong những năm gần đây khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế toàn cầu,đặc biệt là gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO đã có sự ảnh hưởng đến sựphát triển của doanh nghiệp Các DN NQD tăng nhanh cả về số lượng, quy
mô hoạt động và ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn
Bảng 1.1 Số lượng doanh nghiêp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12
hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp.
Trang 17(Nguồn Niên giám thống kê 2011)
Bảng 1.2 Số lượng doanh nghiệp của cả nước theo tình trạng hoạt động
theo kết quả rà soát của Tổng Cục Thống kê tính đến 1/1/2012
Tình trạng hoạt động
Tổng sốdoanhnghiệp
Chia ra
Doanhnghiệpnhà nước
Doanh nghiệpngoài quốc doanh
Doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Từ bảng trên có thể thấy số lượng DN NQD trên cả nước có sự tăng lên
rõ rệt Các DN NQD hiện nay tiến hành sản xuất kinh doanh trên tất cả cácngành nghề song hoạt động của các doanh nghiệp này trên một số lĩnh vựccòn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của Nhà nước Đặcbiệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chủ chốt như điện, nước,xăng dầu,… vẫn hầu hết là doanh nghiệp độc quyền Đây là các mặt hàngthiết yếu, có ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất vì vậy cần phải giảm độcquyền trong các lĩnh vực này Các DN NQD phần lớn có quy mô vừa và nhỏnên vốn cho sản xuất kinh doanh thường gặp nhiều khó khăn dẫn đến tìnhtrạng doanh nghiệp gian lận hay chây ỳ nộp tiền thuế cho Nhà nước Hiệnnay, vẫn còn tồn tại tình trạng số DN NQD đang hoạt động thấp hơn sốdoanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh Điều này đòi hỏi công tác quản lý đối
Trang 18với các DN NQD phải được tăng cường, công tác xử lý vi phạm phảinghiêm minh hơn nữa.
1.2 Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1 Khái quát công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD
1.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm công tác kiểm tra thuế
Theo Từ điển tiếng Việt, kiểm tra là “Xem xét tình hình thực tế để đánhgiá, nhận xét” Như vậy, nội hàm của hoạt động kiểm tra là xem xét tình hìnhthực tế
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế các cấp Cụ thể, hoạt độngkiểm tra thuế là chức năng, nhiệm vụ của bộ phận chuyên làm công tác kiểmtra thuế Ở cơ quan Cục thuế là các phòng kiểm tra thuế, ở các Chi cục thuế làcác đội kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động của các cơ quan thuế trong việc xem xéttình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm
vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá
về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra
Kiểm tra thuế là một hoạt động đặc thù của ngành thuế với các đặcđiểm cơ bản:
Thứ nhất, kiểm tra thuế có phạm vi rộng Đối tượng kiểm tra là các tổ
chức, cá nhân trong ngành Thuế; là các đối tượng nộp thuế bao gồm mọi tổchức, cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế
Thứ hai, kiểm tra thuế là công tác khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm
trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế Để che giấu các hành vitrốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích vật chất của mình, các đối tượng nộp thuế
Trang 19thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho công tác kiểm tra của cơquan thuế.
Thứ ba, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn
và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm trong lĩnh vực này Để xác địnhđúng nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ thuế khôngchỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất của các hoạtđộng kinh tế của đối tượng kiểm tra, tức là người cán bộ kiểm tra còn phải có
sự am hiểu sâu rộng về kinh tế, giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy logic,…Đồng thời, người cán bộ kiểm tra thuế cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bảnlĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ
về vật chất
1.2.1.2 Các nguyên tắc kiểm tra thuế
Mục đích của kiểm tra thuế là phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử
lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, củacác doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa Để đạt được những mục đích đó, công tác kiểm tra thuếphải tuân thủ những mục đích nhất định Đó là những nguyên tắc:
Thứ nhất là nguyên tắc tuân thủ pháp luật Cũng giống như thanh tra
thuế, kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật Pháp luật thể hiện ýchí của Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân Vì thế, kiểm tra thuế phải tuânthủ pháp luật Đây là nguyên tắc cần thiết đề cao trách nhiệm của chủ thểkiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra; ngăn chặn tình trạng làmtrái pháp luật, vô hiệu hóa hoạt động kiểm tra
Thực hiện nguyên tắc này chủ thể kiểm tra khi thực hiện nhiệm vụ phải căn
cứ vào các quy định của pháp luật, kiến nghị những vấn đề kiểm tra, đưa ra kếtluận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận và kiến nghị của mình Đối
Trang 20tượng kiểm tra phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của chủ thể kiểm tra,cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và giải trình số liệu khi được yêu cầu
Thứ hai là nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan Đây là vấn đề
mang tính nguyên tắc cao trong công tác kiểm tra thuế Có trung thực, chínhxác, khách quan mới cho phép công tác kiểm tra đánh giá đúng thực trạng củađối tượng kiểm tra, xử lý đúng người đúng việc, đúng pháp luật
Tính chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng vấn đề,
nội dung thanh tra, kiểm tra, xác định, đánh giá chính xác bản chất của sựviệc để kết luận kiểm tra chính xác Tính chính xác bảo đảm cho hoạt độngkiểm tra thuế đạt hiệu quả cao Muốn đảm bảo tính chính xác, không chỉ đòihỏi quan điểm đúng đắn mà còn cần phải có kiến thức, năng lực mới có thểđem lại kết quả chính xác
Tính trung thực đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải tuân thủ các quy tắc về
đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế sự việc, không thiên lệch, bópméo sự việc dẫn đến kết luận không đúng thực tế
Tính khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra phải phản ánh đúng sự vật,
hiện tượng như nó vốn có, không được lồng ý kiến chủ quan khi mô tả sự vật,hiện tượng Tính khách quan và tính chính xác có mối quan hệ tác động qualại Tính khách quan tạo tiền đề cho việc kết luận chính xác và kết luận kiểmtra có tính chính xác mới thể hiện được tính khách quan của hoạt động kiểmtra
Thứ ba là nguyên tắc công khai, dân chủ Tính công khai trong kiểm tra
thuế tức là phải thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra” để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của nhân dân Việc công khaibao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: công khai quyết định thanh tra, kiểm tra,tiếp xúc công khai với các đối tượng có liên quan và công bố công khai kết
Trang 21luận thanh tra, kiểm tra Tuy nhiên, tuỳ trường hợp cụ thể mà xác định phạm
vi công khai và hình thức công khai cho phù hợp
Dân chủ trong hoạt động kiểm tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan,tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc nhằm lôi cuốn sự tham gia của đôngđảo quần chúng nhân dân, sử dụng quần chúng nhân dân như là tai mắt củalực lượng kiểm tra Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải coi trọng việc tiếpnhận, thu thập ý kiến của mọi đối tượng có liên quan, tạo điều kiện cho đốitượng kiểm tra được trình bày ý kiến của mình, nhất là khi giải quyết các vấn
đề khiếu nại, tố cáo của công dân
Thứ tư là nguyên tắc bảo vệ bí mật Cần quán triệt nguyên tắc này trong
kiểm tra thuế vì người làm công tác này tiếp cận với nhiều vấn đề, tài liệu bímật, bí quyết doanh nghiệp, bí mật quốc gia Nếu để lộ cho những đối tượngkhông được phép biết sẽ làm thiệt hại lợi ích của quốc gia và các doanhnghiệp Do vậy, họ chỉ được báo cho người có thẩm quyền biết
Thứ năm là nguyên tắc hiệu quả Thực hiện nguyên tắc này mới đảm
bảo cho công tác kiểm tra đạt được mục đích của nó Nguyên tắc này đòi hỏihoạt động kiểm tra phải có tác dụng đề phòng, ngăn ngừa những thiếu sót, viphạm, đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng quy định về thuế.Tính hiệu quả trong công tác kiểm tra còn đòi hỏi việc tiến hành kiểm tra saocho chi phí bỏ ra là thấp nhất, không gây trở ngại đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của đối tượng kiểm tra mà hiệu quả ngăn ngừa, phát hiện là cao nhất.1.2.1.3 Nội dung chủ yếu của công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác kiểm tra hồ sơkhai thuế gồm có hồ sơ, tài liệu, thông tin về doanh nghiệp trước, trong
Trang 22và sau khi kiểm tra; phân tích và xử lý thông tin bằng các chươngtrình, mẫu biểu phục vụ cho công tác kiểm tra.
- Nhận dạng rủi ro trên hồ sơ khai thuế Căn cứ vào thông tin đã xử lý ởbước trên, cán bộ kiểm tra sử dụng các phương pháp so sánh, đốichiếu, phân tích, để nhận dạng rủi ro trên hồ sơ khai thuế
- Xác định các sai phạm chủ yếu trên hồ sơ khai thuế Từ những dấuhiệu rủi ro đã tìm thấy, cần tập trung vào kiểm tra các chỉ tiêu trên hồ
sơ khai thuế, các tài khoản, nội dung kinh tế phát sinh có liên quan đểxác định cụ thể sai phạm
- Áp dụng các kỹ năng và phương pháp kiểm tra phát hiện sai phạm.Cán bộ thuế vận dụng các phương pháp như phương pháp cân đối;phân tích các nhân tố ảnh hưởng; phân tích tỷ suất; phân tích sự khácbiệt giữa chế độ kế toán và chính sách thuế, để phát hiện sai phạmtrên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp
- Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế Kết thúc kiểmtra mỗi hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khaithuế theo mẫu số 01/Ktra theo quy trình 528 do Tổng Cục Thuế banhành.Đối với hồ sơ khai thuế, số liệu khai phát hiện thấy chưa chínhxác hoặc có những chỉ tiêu cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp;
số tiền thuế được miễn, giảm thì thông báo người nộp thuế giải trìnhhoặc bổ sung thông tin tài liệu
Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra tại doanhnghiệp Ban hành quyết định kiểm tra theo đúng trình tự
- Nhận dạng rủi ro trên các báo cáo, hồ sơ của doanh nghiệp đặc biệt làtrên các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, các khoản chi phí khi xác định
Trang 23thuế thu nhập doanh nghiệp; hóa đơn mua vào, bán ra, bảng kê, khixác định thuế GTGT,
- Trên cơ sở nhận dạng rủi ro, xác định những vi phạm doanh nghiệpthường mắc phải
- Áp dụng các phương pháp, kỹ năng kiểm tra để đi sâu xem xét tính pháp lýcủa đăng ký thuế; tính chính xác, trung thực trong sổ sách, chứng từ liênquan đến việc tính và nộp thuế, trên cơ sở những rủi ro đó
1.2.1.4 Quy trình kiểm tra thuế đối với DN NQD
Quy trình kiểm tra thuế đối với DN NQD được ban hành kèm theoQuyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/05/2008 quyết định về việc ban hành quytrình kiểm tra thuế Theo quy trình này kiểm tra đối với DN NQD bao gồm cókiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ trở doanh nghiệp Các bướctrong từng quy trình cụ thể như sau:
Quy trình kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế Cán
bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của doanh nghiệp trong hệthống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin khác để kiểm tra tất
cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh córủi ro về việc kê khai thuế Ngoài ra còn phải thu thập thêm những thông tinkhác về doanh nghiệp thông qua các cơ quan khác như Ngân hàng, Kho bạc, Bước 2: Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khaithuế Trên cơ sở phân tích, đánh giá, lựa chọn những cơ sở kinh doanh có rủi
ro về thuế như có ý thức tuân thủ pháp luật thấp, có dấu hiệu không bìnhthường về khai thuế so với tháng trước, năm trước, để lập danh sách kiểmtra hồ sơ khai thuế
Trang 24Bước 3: Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế Căn cứ vàodanh sách số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủtrưởng cơ quan Thuế duyệt, trưởng phòng kiểm tra thuế hoặc đội trưởng kiểmtra thuế giao cụ thể số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từngcán bộ kiểm tra thuế.
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ khai thuế Cán bộ kiểm tra tiến hành kiểm traviệc ghi chép các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, các căn cứ xác định số thuếphải nộp, số thuế được hoàn, được miễn giảm,
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở của cơ quanthuế và tiến hành lưu trữ kết quả Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, cán
bộ kiểm tra phải nhận xét hồ sơ khai thuế theo mẫu và xử lý đúng quy định
Kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp
Bảng 1.3 Quy trình kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị kiểm
tra
-Soạn thảo và ban hành quyết định kiểm tra
-Thu thập thêm thông tin về đối tượng kiểm tra.-Chuẩn bị nhân sự và các tài liệu cần thiết cho kiểm tra
Bước 2: Tiến hành kiểm
tra
-Thông báo quyết định kiểm tra
-Tiến hành kiểm tra thực tế
-Đề nghị và công bố quyết định gia hạn kiểm tra (nếu cần thiết)
Bước 3: Tổng hợp kết
quả và kết thúc kiểm tra
tại trụ sở NNT
-Lập biên bản kiểm tra
-Công bố kết luận kiểm tra
Bước 4: Xử lý kết quả
kiểm tra
-Báo cáo kết quả kiểm tra với người ra quyết định-Soạn thảo và ban hành quyết định xử lý (hoặc chuyển sang bộ phận thanh tra)
Trang 251.2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế DN NQD
Trước yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay đòi hỏi công tác kiểmtra thuế nói chung và công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD nói riêng phảiđổi mới hơn nữa phương thức hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu chức năng,nhiệm vụ được giao Để thực hiện được yêu cầu này, công tác kiểm tra thuếphải có những giải pháp toàn diện và đồng bộ trong tổ chức thực hiện cũngnhư tiến hành hoạt động kiểm tra thuế; đồng thời khắc phục những khó khăn,vướng mắc đặt ra trong công tác kiểm tra thuế Thực tiễn cho thấy công táckiểm tra đối với DN NQD chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Các yếu tố mang tính khách quan
+ Cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra đối với DN NQD
Để tiến hành hoạt động kiểm tra, cơ quan thuế phải căn cứ vào nhữngtrình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đồng thời căn cứ vào yêu cầu công tácquản lý, các quy định của pháp luật để đưa ra những kiến nghị hoặc xử lý cáchành vi vi phạm Ngoài những quy định liên quan đến kiểm tra thuế thì cácquy định của pháp luật liên quan đến tài chính, ngân hàng cũng có ảnh hưởngđến hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế đối với DN NQD Việc quản lý Nhànước đối với khu vực này còn nhiều khó khăn, hệ thống pháp luật đối với khuvực này chưa hoàn chỉnh, đồng bộ gây khó khăn cho công tác kiểm tra thuế
Như vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra thuế, những quy định vềpháp luật nói chung đóng vai trò quan trọng và là yếu tố có ảnh hưởng lớn tớihiệu quả hoạt động kiểm tra thuế đối với DN NQD
+ Sự phối hợp của đối tượng kiểm tra, các cơ quan hữu quan có liênquan trong quá trình tiến hành và xử lý kết quả
Sự phối hợp của các DN NQD trong quá trình kiểm tra thuế tại bàncũng như tại trụ sở của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đến kết
Trang 26quả kiểm tra thuế Nếu như, bản thân các doanh nghiệp sẵn sàng giải trình cácvướng mắc, cung cấp số liệu cần thiết phục vụ việc xác minh tính chính xác,trung thực trong hồ sơ khai thuế cũng như các tài liệu khác có liên quan khikiểm tra tại cơ sở sản xuất kinh doanh thì công tác kiểm tra thuế đối với DNNQD sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn lực và đạt hiệu quả cao Ngược lại,công tác kiểm tra thuế sẽ gặp nhiều khó khăn, phải tiến hành nhiều thủ tụckhác dẫn đến hao tốn thời gian, nhân lực, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra.
Hơn nữa, việc xử lý vi phạm sau công tác kiểm tra cũng cần có sự phốikết hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhằm nâng cao hiệu quả công táckiểm tra thuế Cơ quan thuế cần tăng cường phối hợp với công an kinh tế đểphát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật
về thuế như buôn bán hóa đơn bất hợp pháp, hoàn khống thuế…Ngoài ra cơquan công an cũng cần phải khẩn trương điều tra làm rõ những vụ mà cơ quanthuế đã chuyển hồ sơ sang Với các doanh nghiệp lập hồ sơ khống để hoànthuế với số tiền lớn cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và có hình thức xửphạt thật nghiêm
+ Các tiêu cực trong xã hội
Các tiêu cực xã hội luôn tồn tại trong các cơ quan Nhà nước, trong đó
có cơ quan thuế từ đó gây ra những tác động không nhỏ, giảm sút lòng tin đếnđội ngũ cán bộ cơ quan thuế Nếu như tiêu cực xã hội xảy ra thì kết quả kiểmtra thuế không thể chính xác, khách quan và công bằng Vì thế chúng ta cần
có những biện pháp cụ thể để ngăn cản tác hại của tiêu cực xã hội
- Nhân tố chủ quan liên quan đến ý thức và trình độ của cán bộ làm côngtác kiểm tra thuế Kiểm tra thuế là công tác đòi hỏi rất cao về năng lựcchuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm công tác kiểmtra; đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải giỏi chuyên môn, am hiểu sâu rộng vềkinh tế - xã hội và có bản lĩnh vững vàng
Trang 271.2.2 Sự cần thiết nâng cao công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD
Bắt nhịp xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều
tổ chức trong khu vực và trên thế giới Việc mở cửa nền kinh tế đòi hỏi Nhànước phải tăng cường quản lý về kinh tế để phát huy những ưu điểm và hạnchế những tồn tại, mặt trái của nền kinh tế thị trường Do đó đặt ra yêu cầuđối với hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp đặc biệt là DN NQDphải đổi mới và hoàn thiện hơn để nhanh chóng bắt kịp và phù hợp với nhữngthay đổi của nền kinh tế
Khu vực DN NQD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì thếcông tác kiểm tra cần phải được đổi mới nội dung, hình thức, phương pháptiến hành để xác định một cách chính xác, trung thực, khách quan tình hình,kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó hướng dẫn bộ phận DNNQD phát triển theo định hướng của Nhà nước DN NQD có vai trò quantrọng trong đóng góp số thu cuả NSNN nên cần phải tăng cường quản lý, nuôidưỡng nguồn thu nhất là khi các doanh nghiệp này đang có sự phát triểnnhanh chóng như hiện nay thì công tác quản lý càng trở nên cần thiết
Xuất phát từ thực tế, việc vi phạm pháp luật thuế của DN NQD càngnhiều và ngày càng tinh vi, phức tạp gây thất thu lớn cho NSNN; đồng thời từthực tiễn công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp này trong thời gianqua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắcphục Vì vậy cần phải đổi mới, tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với các
DN NQD để từ đó chống thất thu NSNN và hoàn thiện công tác quản lý đốivới đối tượng này
Hơn nữa để góp phần thúc đẩy sự đổi mới nhanh chóng của nền kinh tế,đặc biệt là khu vực DN NQD, chính sách, chế độ thuế cũng cần có sự thay đổi
Trang 28để ngày càng phù hợp hơn Để làm được điều đó thanh tra, kiểm tra nói chung
và kiểm tra thuế nói riêng phải tích cực đổi mới để đáp ứng được yêu cầu đó
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
THỜI GIAN QUA
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế HảiDương nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, tỉnh có 2 tuyến quốc lộ lớn chạyqua là quốc lộ 5A nối liền Hà Nội với Hải Phòng và quốc lộ 18 nối Bắc Ninhvới Quảng Ninh Nằm trên hành lang Hà Nội – Hải Phòng, Hải Dương có vịtrí quan trọng trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc Với đặc điểm vị trívậy, Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu, quan hệthị trường, tiếp thu khoa học công nghệ Đặc điểm về địa lý này còn tạo thuậnlợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm
Khí hậu của Hải Dương không quá khắc nghiệt, khá ổn định, ít xảy rabão lụt, hạn hán, Đây là một trong những lợi thế để Hải Dương thu hút cácnhà đầu tư Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn có những khu vựcchứa đựng nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn như đá vôi, cao lanh, boxit ởKinh Môn, sét chịu lửa ở Chí Linh, Tuy nguồn tài nguyên không đa dạng
Trang 29nhưng trữ lượng lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanhtrong các lĩnh vực gốm sứ, gạch chịu lửa, xi măng, vật liệu xây dựng pháttriển
Theo số liệu của Cục Thống kê Hải Dương, dân số tỉnh Hải Dươngnăm 2010 là trên 1.718.895 triệu người Lao động trong độ tuổi lao động liêntục tăng Năm 2009 là 1.091.295, năm 2010 là 1.106.865, năm 2011 là1.120.557 người và có trình độ khá cao Như vậy, nguồn nhân lực của tỉnhHải Dương dồi dào, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tốt, là lợi thếtrong việc cung ứng lao động trong sản xuất Tuy nhiên, dân số trong độ tuổilao động của toàn tỉnh những năm qua liên tục tăng là sức ép về việc làmtrong thời điểm hiện tại và tương lai Vì vậy, tỉnh Hải Dương cần có nhữngchính sách phát triển hợp lý đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp đanghoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh và khuyến khích thành lập thêmnhiều doanh nghiệp mới để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trongtỉnh
Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diệntích 2.719 ha Với chính sách thông thoáng, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, HảiDương đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư vào các khu công nghiệp và trênđịa bàn toàn tỉnh
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh có tốc độ phát triển cao và nhanh chóngcủa miền bắc và của cả nước, đóng vị trí quan trọng trong sự tăng trưởngvùng kinh tế Bắc Bộ Hòa nhịp với công cuộc đổi mới của cả nước, HảiDương đã có những nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường đầu tư, kíchthích nhu cầu đầu tư của mọi thành phần trong xã hội cho sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế của cả tỉnh
Trang 302.1.2 Tình hình phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Trong những năm gần đây, các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dươngtăng nhanh về lượng cũng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao độngtrong tỉnh và đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN
Hầu hết các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương có quy mô vừa
và nhỏ
Trang 31Bảng 2.1 Số lượng và cơ cấu phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương (năm 2008 – 2012)
Loại hình doanh nghiệp
trọng SL
Tỷ trọng SL
Tỷ trọng SL
Tỷ trọng
(Nguồn Cục Thuế tỉnh Hải Dương)
Nhìn vào bảng trên có thể thấy số lượng DN NQD trên địa bàn tỉnh HảiDương tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011, năm 2009 mới chỉ có 2.899
DN NQD (chiếm 94,7 %) nhưng đến năm 2011 đã có 3.617 doanh nghiệp(chiếm 95,2%) Số lượng DN NQD luôn chiếm trên 90% số lượng doanhnghiệp của toàn tỉnh
Từ năm 2009 đến 2011,các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh
mà Cục Thuế quản lý cũng tăng lên về số lượng Trong đó tăng nhiều nhất làcông tyTNHH tư nhân (năm 2009 có1.043 doanh nghiệp tương đương 34,1%