Tình hình phát triển của các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 29 - 33)

Trong những năm gần đây, các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng nhanh về lượng cũng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh và đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN.

Hầu hết các DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương có quy mô vừa và nhỏ.

Bảng 2.1 Số lượng và cơ cấu phân theo loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương (năm 2008 – 2012)

Loại hình doanh nghiệp

2009 2010 2011 2012

SL trọngTỷ SL trọngTỷ SL trọngTỷ SL trọngTỷ

Tổng số 3061 100% 3551 100% 3799 100% 3748 100%

Doanh nghiệp nhà nước 35 1,2% 33 1,2% 33 0,87% 30 0,80%

Doanh nghiệp NQD 2899 94,7% 3380 95,2% 3617 95,2% 3499 93,36%

Tập thể 585 19,1% 554 15,6% 543 15,01% 546 15,6%

Tư nhân 614 20,1% 695 19,6% 714 19,74% 720 20,5%

Công ty hợp danh 1 0,03% 8 0,23% 12 0,33% 11 0,31% Công ty TNHH tư nhân 1.043 34,1% 1.327 37,4% 1.453 40,17% 1.320 37,72% Cty cổ phần có vốn NN ≤

50% 16 0,5% 12 0,3% 12 0,33% 10 0,29%

Cty cổ phần không có

vốn NN 640 20,9% 784 22,1% 883 33,74% 892 25,58%

DN có vốn đầu tư nước

ngoài 127 4,1% 138 3,9% 182 3,93% 219 5,84%

(Nguồn Cục Thuế tỉnh Hải Dương)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy số lượng DN NQD trên địa bàn tỉnh Hải Dương tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2011, năm 2009 mới chỉ có 2.899 DN NQD (chiếm 94,7 %) nhưng đến năm 2011 đã có 3.617 doanh nghiệp (chiếm 95,2%). Số lượng DN NQD luôn chiếm trên 90% số lượng doanh nghiệp của toàn tỉnh.

Từ năm 2009 đến 2011,các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà Cục Thuế quản lý cũng tăng lên về số lượng. Trong đó tăng nhiều nhất là công tyTNHH tư nhân (năm 2009 có1.043 doanh nghiệp tương đương 34,1%

nhưng năm 2011 đã tăng lên đến 1.453 doanh nghiệp, chiếm 40,17%), tiếp đến là công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy số lượng cũng như tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng giảm đi từ năm 2011 đến 2012. Cụ thể: năm 2011 số lượng DN NQD là 3617 doanh nghiệp, chiếm 95,2% số lượng doanh nghiệp của toàn tỉnh nhưng đến năm 2012 chỉ còn 3.499 doanh nghiệp, chiếm 93,36%. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động xấu của nền kinh tế, sức mua giảm, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vẫn nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho lớn, khả năng thanh toán của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn nên đã có nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp này tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: sản xuất, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ….và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giữ vị trí then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Hằng năm, các DN NQD tiếp cận nhiều lao động mới và tạo ra hơn 50% GDP của cả tỉnh.

Bảng 2.2 Cơ cấu GDP theo loại hình kinh tế của tỉnh Hải Dương trong 2 năm 2010 và 2011

Năm

Loại hình kinh tế Năm 2010 Năm 2011

Kinh tế Nhà nước 25,7% 25,5%

Kinh tế ngoài quốc doanh 56,7% 56,8%

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 17,6% 17,7%

Tổng 100% 100%

(Nguồn Cục thống kê Hải Dương)

Nhìn vào bảng trên ta thấy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra trên 50% GDP của cả tỉnh và tăng lên trong 2 năm 2010 và 2011. Năm 2010 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra 56,7% GDP, năm 2011 đã tăng lên chiếm 56,8%. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của các DN NQD. Do đó, các cơ quan quản lý tỉnh Hải Dương cần có những biện pháp hỗ trợ cũng như quản lý có hiệu quả để bộ phận này ngày càng phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh Hải Dương cũng như của cả nước.

Trong những năm qua, việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ của các DN NQD trên địa bàn tỉnh đã có tiến bộ nhất định tạo điều kiện cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành kiểm tra với khu vực kinh tế này. Nhìn chung, các DN NQD đã chấp hành tốt chính sách chế độ và pháp luật thuế; việc thực hiện các luật thuế đã đi vào nề nếp, ý thức trách nhiệm của các DN, các báo cáo tài chính đã phản ánh sát với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán thuế đã chính xác, trung thực hơn.

Bên cạnh đó vẫn còn một số các doanh nghiệp do kém hiểu biết về pháp luật và vì mục đích lợi nhuận nên vẫn có những hành vi vi phạm pháp luật như khai man trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng thuế,... Thực trạng đó đòi hỏi công tác quản lý thuế đối với khu vực DN NQD cần phải tăng cường hơn nữa để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của doanh nghiệp giúp môi trường kinh doanh của tỉnh Hải Dương ngày càng được cải thiện nhiều hơn, tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp và chống thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w