Chương 1:Lý luận chung về vốn lưu động và quản trịvốn lưu động trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long. Chương 3:Giải pháp chủ yếu quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long.
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -
Sinh viên: Trần Thị Thùy Lớp: CQ48/11.16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG”
Chuyên ngành : Tài chính doanh nghiệp
Mã số : 11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS PHẠM THỊ THANH HÒA
HÀ NỘI – 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Thùy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ VI DANH MỤC CÁC BẢNG VII DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIII
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1 NỘI DUNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG: 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động: 3
1.1.2 Phân loại VLĐ 3
1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn 4
1.1.2.2 Dựa vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh 5
1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của Doanh nghiệp: 6
1.2 QUẢN TRỊ VLĐ CỦA DOANH NGHIỆP: 7
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp: 7
1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp 8
1.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động 8
1.2.1.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động: 14
1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền 18
1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu: 19
1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ 21
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ: 24
1.2.3.1 So sánh tình hình thực tế với xác định nhu cầu: 24
1.2.3.3 Kết cấu vốn lưu động 26
1.2.3.4 Kết cấu vốn bằng tiền , Hệ số tạo tiền và hệ số khả năng thanh toán 27
1.2.3.5 Kết cấu các khoản phải thu, vòng quay, kỳ thu tiền trung bình 28
1.2.3.6 Kết cấu HTK, vòng quay, kỳ luân chuyển: 28
Trang 41.2.3.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 29
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị VLĐ: 31
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan 31
1.2.4.2 Các nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG 35
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 35
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty: 36
2.1.2.1 Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 36
2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: 39
2.1.3 Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của công ty 41
2.1.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty 41
2.1.3.2Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty trong những năm gần đây 42
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG 48
2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động 48
2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động 50
2.2.3Tình hình phân bổ và cơ cấu VLĐ của Công ty 53
2.2.4 Tình hình quản trị vốn bằng tiền 57
2.2.5 TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY .65 2.2.6 Tình hình quản lý vốn về hàng tồn kho 71
2.2.1.7 Đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long 77
2.2.3.1Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính của công ty 79
2.2.3.2 Một số kết quả đạt được 80
Trang 5Công ty 82
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊVỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG 84
3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 84
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội: 84
3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 87 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ THĂNG LONG 88
3.2.1Xác định lượng vốn bằng tiền tồn quỹ hợp lý, xây dựng kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cho năm tới và nâng cao khả năng thanh toán 88
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho 90
3.2.3Tìm các biện pháp tăng lợi nhuận, tạo đà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 92
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm 92
3.2.3.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ 93
3.2.3.3 Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm 93
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐÓ 96
3.2.1 Kiến nghị đối với Tổng công ty 96
3.2.2 Kiến nghị với nhà nước 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 100
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN 101
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình tài trợ thứ nhất 15
Hình 1.2 Mô hình tài trợ thứ hai 16
Hình 1.3 Mô hình tài trợ thứ ba 17
Hình 1.4: Mô hình tổng chi phí tối thiểu 22
Hình 1.5: Mức dự trữ tồn kho 23
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long 38
Sơ đồ 2.2: Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất Thuốc lá của công ty 39
DANH MỤC CÁC BẢN
Trang 7Bảng 2.1: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 và năm
2013 44
bảng 2.2: các chỉ tiêu tài chính cơ bản 45
bảng 2.3: sự biến động tài sản và nguồn vốn củacông ty năm 2013 46
bảng 2.4: nhu cầu vốn lưu động thục tế năm 2012 và năm 2013 48
bảng 2.5: nguồn tài trợ vốn lưu động của công ty trong 3 năm gần 51
bảng 2.6: cơ cấu vốn lưu động của công ty ttrong 3 năm gần đây 55
bảng 2.7: tình hình vốn bằng tiền của công ty năm 2013 58
bảng 2.8 bảng diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền 61
bảng 2.9: các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong 3 năm qua 63
bảng 2.10 cơ cấu và sự biến động nợ phải thu của công ty nhũng năm gần đây 67
bảng 2.11: tình hình công nợ của một số khách hàng chủ yếu của công ty trong 3 năm gần đây 69
bảng 2.12: tình hình quản trị nợ phải thu 70
bảng 2.13: so sánh các khoản nợ phải thu và nợ phải trả của công ty 71
bảng 2.14: cơ cấu và sự biến động hàng tồn kho của công ty trong những năm gần đây 73
bảng 2.15: tình hình luân chuyển vốn tồn kho của công ty năm 2012-2013 75
bảng 2.16: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng vlđ 77
bảng 2.17: so sánh các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty tnhh mtv thuốc lá thăng long với mức trung bình ngành thuốc lá năm 2013 79
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo
cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.Đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mởrộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức khôngnhỏ trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi đó.Đặc biệttrong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thì việc tổchức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu tố quyết địnhđến lợi nhuận doanh nghiệp
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũngkhông nằm ngoài yêu cầu đó VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinhdoanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quátrình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng
kỳ của doanh nghiệp
Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinhdoanh, qua thực tế tìm hiểu tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long,nhờ sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thanh Hòa và tập thể
cán bộ công nhân viên trong công ty, em đã chọn và nghiên cứu đề tài:“Giải
pháp tăng cường công tác quản trị vốn lưu động của công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long”.
2 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của em được trình bày theo 3chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trịvốn lưu động
trong doanh nghiệp
Trang 10Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV
Thuốc lá Thăng Long
Chương 3: Giải pháp chủ yếu quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH
MTV Thuốc lá Thăng Long
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Nội dung và nguồn hình thành vốn lưu động:
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động:
Khái niệm Vốn lưu động:
Khái niệm: “VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
các TSLĐ khác nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục VLĐ luân chuyển toàn bộ ngay trong một lần và thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.”
Đặc điểm vốn lưu động:
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bị chi phối bởicác đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động của doanh nghiệp có các đặcđiểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện
- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kì kinh doanh
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh
Trang 12nghiệp 1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn
Nếu dựa trên tiêu thức hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốnthì VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hai loại:
* Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền
đang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp cóthể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Dù vậy,trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượngtiền cần thiết nhất định
Các khoản phải thu (vốn trong thanh toán) bao gồm: Chủ yếu là các
khoản phải thu của khách hàng (thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợdoanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hìnhthức bán trước trả sau) Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khanhiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cungứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng
* Vốn về hàng tồn kho:
Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư
dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung
là vốn về hàng tồn kho Xem xét chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn khocủa doanh nghiệp gồm:
Vốn về nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ
cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm
Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật liệu phụ dự trữ cho sản xuất, giúp
cho việc hình thành sản phẩm, nhưng không hợp thành thực thể chính của sảnphẩm, chỉ làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặctạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh thực hiện thuận lợi
Trang 13Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh
Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa
chữa các tài sản cố định
Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các loại công cụ dụng cụ không đủ tiêu
chuẩn tài sản cố định dùng cho hoạt động kinh doanh
Vốn sản phẩm đang chế: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất
kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất (Giátrị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm)
Vốn về chi phí trả trước: Là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh
nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tínhhết vào giá thành sản phẩm trong kỳ này, mà được tính dần vào giá thành sảnphẩm các kỳ tiếp theo như chi phí cải tiến kỹ thuật, chi phí nghiên cứu thínghiệm…
Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho
1.1.2.2 Dựa vào vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại: VLĐtrong khâu dự trữ sản xuất,VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất và VLĐ trongkhâu lưu thông
+ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm : Vốn nguyên, vật liệu chính,
vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn công cụ dụng cụnhỏ dự trữ sản xuất
+ VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm: Vốn bán thành phẩm, sản
phẩm dở dang, vốn chi phí trả trước
+ VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm: Vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán (Gồm các khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước
Trang 14phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ), cáckhoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của Doanh nghiệp:
Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn, nguồn vốn được chia thành:Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổnđịnh và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên các TSLĐthường xuyên cần thiết
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xácđịnh như sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp ta xácđịnh được nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn ổn định có tínhchất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
-
-Giá trị còn lại củaTSCĐ và các tài sản dàihạn khác
-Hoặc = Tổng tài sản – Nợ ngắn hạn
=
=
_
Trang 15-Giá trị còn lại của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao lũy kế
- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới mộtnăm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoảnphải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…
Mỗi doanh nghiệp có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn VLĐthường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời trong công việc đảm bảo nhu cầuchung về VLĐ của doanh nghiệp
1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp:
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp:
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của DN là phải cómột lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng song việc quản lý và sửdụng đồng vốn đó như thế nào mới là yếu tố quyết định tạo ra sự khác biệtgiữa các DN Đó chính là lý do mà công tác quản trị vốn nói chung, quản trịvốn lưu động nói riêng là công tác được quan tâm hàng đầu trong quản trị tàichính
Có thế hiểu quản trị VLĐ là việc lựa chọn, đưa ra và tổ chức thực hiệncác quyết định liên quan tới VLĐ trong DN sao cho đạt được mục tiêu hoạtđộng của DN Cụ thể, quản trị VLĐ bao gồm các quyết định về đầu tư vàoTSLĐ, quyết định về chính sách tồn quỹ, chính sách dự trữ HTK, chínhsáchtín dụng với khách hàng, quyết định về cơ cấu TSLĐ, về nguồn tài chính đápứng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Cũng như các mảng quản trị khác trong quản trị tài chính DN, quản trịVLĐ cũng hướng tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp và giá trị doanh nghiệp Để hướng tới mục tiêu chung thì quản trị VLĐtrong phạm vi hẹp là với điều kiện hiện tại làm sao cho từng đồng vốn bỏ ra
Trang 16đầu tư vào TSLĐ tạo ra nhiều giá trị nhất và làm sao cho đồng vốn đó quayvòng nhanh nhất.Nói cách khác, mục tiêu quản trị VLĐ là tối đa hóa hiệu quả
và hiệu suất sử dụng VLĐ
1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp
1.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu vốn lưu động:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp được diễn ra thườngxuyên liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng VLĐ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắpchênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng,đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhbình thường, liên tục Đó chính là nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết củadoanh nghiệp
Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tốithiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục
Với quan điểm này thì nhu cầu VLĐ được xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp.
Trong đó
+ Nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữnguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm củadoanh nghiệp
+ Khoản phải thu từ khách hàng: là khoản mà đơn vị phải thu của ngườimua sản phẩm, khoản lao vụ và dịch vụ của người giao thầu, xây dựng cơbản về các khối lượng công tác xây dựng cơ bản đơn vị đã hoàn thành, bàngiao nhưng chưa được trả tiền
Trang 17+ Khoản phải trả nhà cung cấp: là những khoản phát sinh trong quá trìnhthanh toán, có tính chất tạm thời mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho cácbên do chưa đến hạn thanh toán hoặc trong thời hạn thanh toán theo hợpđồng ký kết.
Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động
Trong điều kiện ngày nay, mọi nhu cầu vốn lưu động cho hoạt độngkinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ Do đó, việc xác định đúngđắn và hợp lý nhu cầu vốn lưu động thường xuyên càng có ý nghĩa quantrọng bởi vì:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết được xác định đúng đắn
và hợp lý là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn tài trợ
- Đáp ứng kịp thời đầy đủ vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp tiến hành bình thường và liên tục
Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Nhu cầu VLĐ là một đại lượng không cố định và phụ thuộc vào nhiềuyếu tố Trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:
- Những nhân tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như:
Chu kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong côngviệc kinh doanh, những thay đổi về kĩ thuật công nghệ sản xuất vv…Cácnhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động mà doanh nghiệpphải ứng ra và thời gian ứng vốn
- Những nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Khoảng cáchgiữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp vật tư hàng hóa, sự biến động về giá
cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh…
Trang 18- Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổchức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanhnghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu.Việc tổ chức tiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanhtoán thu tiền bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động củadoanh nghiệp
Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệpxác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụng VLĐ một cáchtiết kiệm có hiệu quả
Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phươngpháp trực tiếp hoặc gián tiếp:
a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp:
Nội dung cơ bản của phương pháp này: xác định trực tiếp nhu cầu vốn
cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tậphợp lại thành tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Trình tự của phương pháp:
Bước 1: Xác định nhu cầu vốn tồn kho:
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dựu trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầuvốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thaythế.Công thức tổng quát:
V HTK = ∑
j=1 m
∑
i=1 n
(M ij × Nij¿ ) ¿
Trong đó:
VHKT: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho i
Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
Trang 19m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho
*) Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công
thức: Vnvlc = M nvlc x N nvlc
Trong đó:
Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính
Mnvlc: Chi phí nguyên vât liệu chính sử dụng bình quân mỗi ngày
Nnvlc: Số ngày dự trữ cần thiết về nguyên vật liệu chính
*) Đối với các khoản vật liệu phụ: do có rất nhiều loại khác nhau vàmức tiêu hao của mỗi loại cũng rất khác nhau nên nếu loại vật tư dùng nhiều
và thường xuyên có thể áp dụng phương pháp xác định nhu cầu vốn dự trữnhư đối với các loại nguyên vật liệu chính
- Nhu cầu VLĐ dự trữ trong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn đểhình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trảtrước
+ Nhu cầu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định như sau:
V sx = P n × CK sx × H sp
Trong đó,
Vsx: Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang
Pn: Chi phí sản xuất sản phầm bình quân một ngày
CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)
Hsp: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)
Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước:
Chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh có liên quan đến hoạtđộng kinh doanh của nhiều kỳ kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thànhsản phẩm kỳ này mà được phân bổ dần nhiều lần vào các kỳ tiếp theo, đòi hỏidoanh nghiệp phải ứng ra lượng vốn nhất định.Ví dụ như chi phí sửa chữa lớnTSCĐ, chi phí nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, chi phí thiệt hại ngừng sản
Trang 20xuất do thời vụ…Có thể xác định nhu cầu vốn chi phí trả trước theo công thứcsau: V tt = P đk + P ps - P pb
Trong đó:
Vtt: Nhu cầu vốn chi phí trả trước
Pđk: Số dư chi phí trả trước ở đầu kỳ
Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ
Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồmvốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả
+ Nhu cầu vốn thành phẩm: Là số vốn tối thiểu dùng để hình thànhlượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Có thể xác định nhu cầu vốn
dự trữ thành phẩm theo công thức sau:
Bước 2: Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị
khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóacho khách hàng Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sảnxuất kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm VLĐ vào sảnxuất.Công thức tính khoản phải thu như sau:
V pt = D tn x N pt
Trong đó:
Vpt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch
Dtn: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch
Trang 21Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày).
Bước 3: Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là
khoản vốn doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng.Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả theo công thức:
V pt = D mc × N mc
Trong đó:
Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch
Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoảnphải thu và khoản phải trả Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo côngthức ở trên
♦ Ưu điểm: Phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư hàng hóa vàtrong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanhnghiệp
♦ Nhược điểm: tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác địnhnhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinh doanh
và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch
Các phương pháp cụ thể như sau:
Trang 22+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so vớinăm báo cáo: Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐnăm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch Công thức tính toán như sau:
V KH = V´BC × × (1+ t%)
Trong đó:
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
´
VBC: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo
MKH: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
MBC: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch: Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được căn
cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ ( hay doanh thu thuần) và tốc độ luânchuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch Công thức tính như sau:
V KH =
Trong đó:
LKH: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
Nội dung phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanhthu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác địnhnhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch
M KH
M BC
M KH
L KH
Trang 23TSLĐ thường xuyên Tiền
1.2.1.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động:
a Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên đảmbảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảobằng nguồn vốn tạm thời Mô hình này được minh họa qua hình 1
Mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán,mức độ an toàn cao hơn, giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Tuynhiên chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nàonguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn
Hình 1.1 Mô hình tài trợ thứ nhất
b Mô hình tại trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và mộtphần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, vàmột phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Trang 24TSLĐ thường xuyên Tiền
Mô hình này được minh họa qua hình2
Hình 1.2 Mô hình tài trợ thứ hai
Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuynhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nêndoanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn nhiều cho việc sử dụng vốn
c Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thườngxuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐthường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời
Trang 25TSLĐ thường xuyên Tiền
1.2.1.3 Phân bổ vốn vào các hình thái:
VLĐ được phân bổ vào các hình thái chủ yếu là vốn bằng tiền, khoảnphải thu và các khoản phải trả Trong đó
+ Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản
có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên nó không tự sinh lời, nó chỉ tự sinh lời khi được đầu
tư sử dụng vào một mục đích nhất định, dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng
Trang 26dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện choquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hàng liên tục và
ổn định
1.2.2.4 Quản trị vốn bằng tiền
Khái niệm quản trị vốn bằng tiền:
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp
Tầm quan trọng quản trị vốn bằng tiền:
- Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như thanhtoán tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộpthuế… của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinhdoanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận
- Từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi ro bất ngờ có thể xảy raảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung chủ yếu quản lý vốn bằng tiền:
+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ
Trang 27Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dungtiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Hoặc có thểvận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ đểxác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.
QE = √2 × (c2 × Qn)
c1
Trong đó,
QE : Mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu
Qn : Lượng tiền mặt chi tiêu hàng năm của doanh nghiệp
c1: chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt
c2: chi phí giao dịch khi chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanhkhoản thấp hơn thành tiền mặt
+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt: Doanh nghiệp cần quản
lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lợi dụng Phânđịnh rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ.Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trìnhthanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ởngân hàng
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện dự báo
và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ
để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn
1.2.2.5 Quản trị các khoản phải thu:
Khái niệm quản trị các khoản phải thu:
Trang 28Quản trị các khoản phải thu làquản lý số tiền khách hàng nợ doanhnghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ và thực hiện việc thu hồi cáckhoản này tránh thất thoát cho công ty
Tầm quan trọng quản trị các khoản phải thu trong doanh nghiệp.Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phảithu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phải thu quá lớn,tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thếquản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chínhcủa doanh nghiệp
Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi
ro trong quá trình bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa,dịch vụ doanh nghiệp mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi cơhội thu lợi nhuận Song bán chịu quá mức sẽ làm tăng chi phí quản trị khoảnphải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồiđược nợ Do đó doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng các biện pháp quản trịkhoản phải thu từ hàng hóa, dịch vụ
Nội dung chủ yếu quản trị các khoản phải thu:
Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thựchiện các biện pháp sau đây:
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Trước hết là xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giới hạn tối thiểu vềmặt uy tín của khách hàng để có thể chấp nhận bán chịu cho khách hàng vớichính sách nới lỏng hay thắt chặt Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn cácđiều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bánchịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thờihạn bán chịu theo hợp đồng
Trang 29+ Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán
Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phảithực hiện qua các bước: Thu thập thong tin về khách hàng; đánh giá uy tínkhách hàng theo thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng haythắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu
1.2.2.6 Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Khái niệm quản trị vốn tồn kho dự trữ:
Quản trị vốn tồn kho dự trữ là quản lý và sử dụng những tài sản màdoanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này
Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho
- Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản củadoanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanhnghiệp
- Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuậnlợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh: trách được rủi ro trong việc chậm chễhoặc ngừng hoạt động sản xuất do thiếu vật tư hay trách được việc phải trả giácao cho việc đặt hàng nhiều lần với số lượng nhỏ
- Tránh được tình trạng ứa đọng về vật tư, hàng hóa hoặc là căng thẳng
do thiếu hụt vật tư Từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển vốn
- Hiệu quả quản lý sử dụng vốn về hàng tồn kho ảnh hưởng và tác độngtrực tiếp đến hiệu quả sử dụng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho: Qui mô vốn tồnkho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh
Trang 30tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
+ Đối với tồn kho thành phẩm, chịu ảnh hưởng do số lượng sản phẩmtiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sứcmua của thị trường
Mô hình quản lý hàng tồn kho:
Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chiphí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung chủyếu của quản lý hàng tồn kho là phải xác định được mức tồn kho tối ưu ( còngọi là lượng đặt hàng kinh tế)
Mô hình EOQ mô tả như sau:
Trang 31Hình 1.4: Mô hình tổng chi phí tối thiểu
Theo mô hình này, ta giả định mỗi lần đặt hàng bằng nhau, lượng hàng sử dụng mỗi ngày là như nhau, biểu diễn như sau:
QE : Lượng đặt hàng kinh tế (lượng đặt hàng tối ưu)
Qn : tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ
c1 : chi phí lưu trữ,bảo quản cho một đơn vị hàng hoá tồn kho
c2: chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thểxác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ (Lc) theo QE
L c =
Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là:
Q n
Q E
Trang 32Qđh = n ×
Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị VLĐ:
1.2.3.1 So sánh tình hình thực tế với xác định nhu cầu:
*) Tình hình nhu cầu VLĐ thực tế được xác định dựa vào công thức:
Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp.
*) Dự báo nhu cầu VLĐ sử dụng dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanhthu Phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của cácyếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầuVLĐ theo doanh thu năm kế hoạch và được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối
kế toán kỳ thực hiện.
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn
chiếm dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan
hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
Q n
360
Trang 33Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu
để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu
dự kiến năm kế hoạch.
+ Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu.
+ Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch - Doanh thu kỳ báo cáo + Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu
Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ tăng thêm của công
ty và thực hiện điều chỉnh kế hoạch tài chính nhằm đạt được mục tiêu của công ty.
*) So sánh chênh lệch nhu cầu VLĐ thực tế và dự báo
1.2.3.2 Tính NWC để đánh giá tổ chức đảm bảo nguồn vốn.
Vốn lưu động của DN thường được đảm bảo từ hai nguồn: nguồn vốnlưu động thường xuyên(NWC) và nguồn vốn lưu động tạm thời
+ NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
= (VCSH + Nợ dài hạn) – Tài sản dài hạn
Trang 34Xem xét NWC cho phép đánh giá được tình hình tài trợ TSLĐ của
DN, trên cơ sở đó nhà quản trị có những điều chỉnh và lựa chọn chính sáchtài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp
1.2.3.3 Kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng loại vốn hay từng bộ phận vốntrong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.Ta có thể xét kết cấu VLĐ tạimột thời điểm thông qua các chỉ tiêu về tỷ trọng các thành phần TSLĐ trongtổng TSLĐ :
Tỷ trọng tiền và các khoản thương đương tiền = Tiền và các khoản tương đương tiền x100%
Tài sản ngắn hạn
Tỷ trọng hàng tồn kho =H à ngt ồ nkho x 100 % T àis ả nng ắ nh ạ n
Trang 35Tỷ trọng các khoản phải thu =C á ckho ả nph ả ithu x 100 % T àis ả nng ắ nh ạ n
1.2.3.4 Kết cấu vốn bằng tiền , Hệ số tạo tiền và hệ số khả năng thanh toán
*) Kết cấu vốn bằng tiền
Tỷ trọng tiền mặt (%) =Tiền mặt x 100%
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tỷ trọng tiền gửi ngân hàng (%) =Tiền gửi ngân hàng x 100%
Tiền và các khoản tương đương tiền
*) Hệ số khả năng thanh toán:
-Chỉ tiêu hệ số thanh toán hiện thời:
Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh =Tổng tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, hệ sốnày càng cao thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng cao vàngược lại
- Chỉ tiêu hệ số thanh toán tức thời:
Hệ số thanh tức thời = Tiền + Các khoản t ương đương ti ền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho phép đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Lãi vay
Trang 36nghiệp 1.2.3.5 Kết cấu các khoản phải thu, vòng quay, kỳ thu tiền trung bình
*) Kết cấu các khoản phải thu:
Tỷ trọng Phải thu khách hàng (%) =Phải thu khách hàng x100
C ác kh oản phải thu
Tỷ trọng Trả trước cho người bán (%) =Trả trước cho người bán x 100
C ác khoản phải thu
Tỷ trọng Các khoản phải thu khác (%) =Các khoản phải thu khác x 100
C ác kh oản phải thu
Tỷ trọng Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (%) =
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi x 100
Các kh oản phải thu
*) Vòng quay các khoản phải thu:
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) =Doanh thu thuần trong kỳ
Số d ư bình quân các khoản phải thu
*) Kỳ thu tiền trung bình
Chỉ tiêu này cho biết độ dài thời gian để thu các khoản tiền bán hàng phảithu, từ khi bán hàng đến khi thu được tiền
1.2.3.6 Kết cấu HTK, vòng quay, kỳ luân chuyển:
Trang 37Tỷ trọng Hàng hóa(%) = Hàng hóa x 100
Hàng tồn kho
*) Vòng quay HTK:
Vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bán
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
*) Kỳ luân chuyển HTK:
Kỳ luân chuyển HTK=Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho cho biết sự luân chuyển của hàng hóa dự trữ ,
số vòng quay hàng tồn kho cao, cho thấy việc tổ chức và quản lý dự trữ củadoanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh vàgiảm được vốn bỏ vào hàng hóa tồn kho Nếu số vòng quay hàng tồn khothấp, doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hóa quá nhiều, dẫn đến bị ứ đọng vốnlưu động, tiền
1.2.3.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ của một doanh nghiệp người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh mức độ luân chuyển VLĐnhanh hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quayVLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
- Số lần luân chuyển VLĐ (hay số vòng quay VLĐ)
Số lần luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân
Hiện nay tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằngdoanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ Số VLĐ bình quân
sử dụng ở trong kỳ được xác định bằng phương pháp bình quân số học
- Kỳ luân chuyển của VLĐ
Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Trang 38Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thựchiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của vốnlưu động ở trong kỳ Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càngnhanh và ngược lại
- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Mức tiết kiệm
VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nêndoanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dung cho các hoạt động khác
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ = Lợi nhuận (tr ư ớc, sau ) thuế
Vốn l ưu đ ộng bình quân × 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ
sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế Chỉ tiêu này cànglớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cao
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị VLĐ:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vậnđộng liên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó
Mức luân chuyển vốnbình quân 1 ngày kỳ KH
x
x
luân chuyển VLĐ
Trang 39tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trình vận động đó VLĐchịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Chính vì vậy, trong hoạt động kinhdoanh của mình, để tăng cường công tác sử dụng vốn các doanh nghiệpphải đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra được các giảipháp hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệuquả sản xuất kinh doanh của mình Xét một cách tổng quát, có một sốnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp nhưsau:
1.2.4.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có :
* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Việc xác định cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp càng được tối ưu hóa bấy nhiêu Nếu bố trí cơ cấuvốn không hợp lý, làm mất cân đối giữa VCĐ và VLĐ dẫn đến làm thiếuhoặc thừa một loại vốn nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Trang 40* Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫnđến thừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất kinhdoanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân viên không phải làm việc màvẫn được hưởng lương theo quy định, còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí,làm tăng chi phí kinh doanh Như vậy thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảmhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Việc sử dụng vốn
Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụtnhiều trong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, khôngtận dụng được các phế phẩm, phế liệu loại ra Điều này gây ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp
Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết địnhbởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy các doanh nghiệpphải luôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu,tiêu thụ ở đâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động cácnguồn lực hợp lý, nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa Có như vậy, sảnphẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệuquả kinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp